Phương diện quân Dự bị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phương diện quân Dự bị
Pháo binh Liên Xô trong chiến dịch phòng ngự - phản công Moskva, ngày 3 tháng 12 năm 1941
Hoạt động29 tháng 7 - 10 tháng 10, 1941
12 tháng 3 - 23 tháng 3, 1943
6 tháng 4 - 13 tháng 4, 1943
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnPhòng thủ Moskva
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Georgy Zhukov
Semyon Budyonny

Phương diện quân Dự bị (tiếng Nga: Резервный фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, tác chiến phòng thủ trên hướng Tây Moskva trong giai đoạn đầu chiến tranh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập lần thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Dự bị thành lập ngày 30 tháng 7 năm 1941 theo chỉ lệnh số 003334 của Bộ tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ra ngày ngày 14 tháng 7 về việc tổ chức lại Mặt trận Các tập đoàn quân dự bị đang triển khai trên tuyến phòng thủ Rzhev-Vyazma. Biên chế phương diện quân gồm các tập đoàn quân 24, 28, 29, 30, 31, 32.[1]

Sau đó bổ sung thêm các tập đoàn quân 43, 49, các sư đoàn tăng cường ở Rzhev-Vyazemsky và Spas-Demyansk. Tháng 8-9 năm 1941, các đơn vị của phương diện quân đã loại bỏ chỗ lồi Elninskaya.

Ngày 2 tháng 10 năm 1941, các đơn vị xung kích Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tấn công trên hướng Moskva chống lại lực lượng của phương diện quân (tiếp theo Chiến dịch Typhoon, tiến hành ở hướng Phương diện quân Bryansk hai ngày trước đó, ngày 30 tháng 9). Tuyến phòng thủ của Liên Xô, trước sức mạnh của quân Đức, đã bị phá vỡ đến mức gần như tan rã. Hầu hết lực lượng của phương diện quân Dự bị thiệt hại nặng nề, bị bao vây "cái túi Vyazma".

Ngày 10 tháng 10 năm 1941, theo quyến định của Đại bản doanh, phương diện quân Dự bị bị giải thể.[2] Các đơn vị còn lại của phương diện quân thoát được vây, đã rút lui theo hướng Rzhev, Medyn và Kaluga được sáp nhập vào Phương diện quân Tây dưới sự chỉ huy của Zhukov.

Thành lập lần thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Dự bị được tái thành lập vào ngày 12 tháng 3 năm 1943 dựa trên chỉ lệnh số số 30071 của STAVKA ra ngày 11 tháng 3 năm 1943. Biên chế phương diện quân thanh lập trên cơ sở Phương diện quân Bryansk cũ, gồm tập đoàn quân dự bị thứ 2, các tập đoàn quân 2466, và ba quân đoàn xe tăng: Cận vệ 4, 10 và 3.

Tuy nhiên, đến ngày 23 tháng 3 năm 1943, theo chỉ lệnh số 30077 của STAVKA ra ngày 19 tháng 3 năm 1943, phương diện quân Dự bị đổi tên thành Phương diện quân Kursk.

Thành lập lần thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 4 năm 1943, Phương diện quân Dự bị lại được tái thành lập theo chỉ thị số 46100 của Bộ Tổng tư lệnh tối cao.[3] Biên chế phương diện quân chủ yếu hình thành từ các đơn vị dự bị trên hướng Voronezh-Kursk, gồm tập đoàn quân dự bị số 2, các tập đoàn quân 24, 46, 47, 5366, tập đoàn quân xe tăng Cận vệ số 5, 6 quân đoàn xe tăng (Cận vệ 1, Cận vệ 2, Cận vệ 4, 3, 8 và 10) và 2 quân đoàn cơ giới (1 và 5).[3]

Ngày 15 tháng 4 năm 1943, theo chỉ thị số 46101 ngày 13 tháng 4 năm 1943 của Đại bản doanh, phương diện quân được chuyển thành Quân khu Thảo nguyên (không lâu sau thì đổi thành Phương diện quân Thảo nguyên).

Lãnh đạo phương diện quân[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1 G.K. Zhukov 1896–1974 tháng 7, 1941 – tháng 9, 1941 Đại tướng (1940) Nguyên soái Liên Xô (1943), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
2 Tập tin:Будённый 1943.jpg S.M. Budyonny 1883–1973 tháng 9, 1941 – tháng 10, 1941 Nguyên soái Liên Xô (1935)
3 M.A. Reyter 1886–1950 tháng 3, 1943 Thượng tướng (1943)
4 M.M. Popov 1902–1969 tháng 4, 1943 Trung tướng (1940) Đại tướng (1943). Bị giáng cấp Thượng tướng năm 1944, thăng Đại tướng lần 2 năm 1953.

Ủy viên Hội đồng quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1 Tập tin:Sergei Kruglov (politician).jpg S.N. Kruglov 1907–1977 tháng 7, 1941 – tháng 10, 1941 Ủy viên An ninh nhà nước bậc 3 (1939) Thượng tướng An ninh (1945).
2 I.Z. Susaykov 1903–1962 tháng 3, 1943 Trung tướng xe tăng (1943) Thượng tướng xe tăng (1944).
3 L.Z. Mekhlis 1889–1953 tháng 4, 1943 Trung tướng (1942) Thượng tướng (1944).

Tham mưu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1 Tập tin:Ляпин, Пётр Иванович.jpg P.I. Lyapin 1894–1954 tháng 7, 1941 – tháng 8, 1941 Thiếu tướng (1940) Trung tướng (1944)
2 A.F. Anisov 1899–1942 tháng 8, 1941 – tháng 10, 1941 Thiếu tướng (1940) Tự sát ngày 25 tháng 5 năm 1942.
3 L.M. Sandalov 1900–1987 tháng 3, 1943 Trung tướng (1943) Thượng tướng (1944)
4 M.V. Zakharov 1898–1972 tháng 4, 1943 Trung tướng (1942) Nguyên soái Liên Xô (1959). Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng

Các chiến dịch lớn đã tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Các chiến dịch chiến lược[sửa | sửa mã nguồn]

Các chiến dịch của phương diện quân[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần biên chế[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 10 năm 1941[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tập đoàn quân 24
  • Tập đoàn quân 31
  • Tập đoàn quân 32
  • Tập đoàn quân 33
  • Tập đoàn quân 43
  • Tập đoàn quân 49

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ STAVKA Order 003334, Collection of Combat Documents of the Great Patriotic War, ('SBDVOV'), Moscow, Voenizdat, 1958(?), Issue 37, p.13, cited in Glantz, Stumbling Colossus, p.215
  2. ^ Zhukov, Georgy (1974). Marshal of Victory, Volume II. Pen and Sword Books Ltd. tr. 19. ISBN 9781781592915.
  3. ^ a b Директива Ставки ВГК № 46100 от 6 апреля 1943 г.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]