Bước tới nội dung

Phân ngành Sống đầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phân ngành Sống đầu
Thời điểm hóa thạch: Ordovician–Gần đây
Lưỡng tiêm (Branchiostoma lanceolatum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Cephalochordata
Owen, 1846
Lớp, bộ, các họ

Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) bao gồm các động vật có dây sống chạy từ mút đầu tới mút đuôi, tồn tại suốt đời.

Sống đầu là một phân ngành nhỏ chỉ còn khoảng 30-33 loài sống ở biển, chuyển hóa theo lối sống ít vận động, cơ thể tuy có nhiều nét biến đổi thích nghi nhưng còn giữ được những nét điển hình chung của ngành. Các loài đại diện điển hình là lưỡng tiêm hay cá văn xương (Branchiostoma belcheri). Một số hệ phân loại còn liệt kê lớp Tim hẹp (Leptocardii) với bộ Amphioxiformes[1].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ phát sinh loài của động vật có dây sống[3][4] dưới đây là cây phát sinh loài hiện tại được nhiều người chấp nhận hơn cả.

Deuterostomia

Hemichordata

Echinodermata

Chordata

Tunicata (Urochordata)

Cephalochordata

Craniata

Cấu tạo chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ xương, hệ cơ và cơ quan vận động phát triển hơn sống đuôi.
  • Hệ tuần hoàn kín và có cấu tạo mách đặc trưng cho động vật có xương sống thấp ở nước.
  • Có dây sống và ống thần kinh tồn tại suốt đời.
  • Tổ chức cơ thể vẫn ở mức rất nguyên thủy.

Nói chung phân ngành Sống đầu không phát triển.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Cephalochordata thường phân bố ở vùng biển nông nhiệt đớiôn đới. Từ lâu, người ta tin rằng cephalochordata thích điều kiện hiếu khí, nhưng đã có một loại cephalochordata mới (Asymmetronerence) được phát hiện ở vùng đáy kỵ khí và giàu sulfide.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Amphioxiformes[liên kết hỏng] trên ITIS.
  2. ^ Kon, T. et al. 2007: Phylogenetic position of a whale-fall lancelet (Cephalochordata) inferred from whole mitochondrial genome sequences. BMC evolutionary biology 2007, 7:127. doi:10.1186/1471-2148-7-127
  3. ^ Ruppert, E. (2005). “Key characters uniting hemichordates and chordates: homologies or homoplasies?”. Canadian Journal of Zoology. 83: 8–23. doi:10.1139/Z04-158. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008.
  4. ^ Perseke M., Hankeln T., Weich B., Fritzsch G., Stadler P. F., Israelsson O., Bernhard D., Schlegel M. (2007) "The mitochondrial DNA of Xenoturbella bocki: genomic architecture and phylogenetic analysis". Theory Biosci. 126(1):35–42. Có trực tuyến tại đây Lưu trữ 2019-04-24 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)

(tiếng Việt)