Bước tới nội dung

Sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc năm 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc năm 2023
Khí cầu được chụp trên bầu trời Billings, Montana, vào ngày 1 tháng 2[1][2][3][4]
Thời điểm28 tháng 1 năm 2023 (2023-01-28) – 4 tháng 2 năm 2023 (2023-02-04)
Địa điểmKhông phận của Hoa Kỳ, Canada, và Mỹ Latinh, và các vùng lãnh hải
Loại hình
Nguyên nhânKhinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc xâm phạm không phận của các quốc gia khác
Động cơHoa Kỳ và Canada cáo buộc Trung Quốc đang trinh sát; Trung Quốc nói là bóng thám khôngforce majeure do gió Tây ôn đới
Hệ quảKhí cầu bị bắn hạ bởi tên lửa Sidewinder phóng từ tiêm kích F-22 của Không quân Hoa Kỳ từ Căn cứ Không quân Langley. Hoa Kỳ sau đó đã thu gom mảnh vỡ của nó.[5]

Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2 năm 2023, một khinh khí cầu tầm cao lớn màu trắng do Trung Quốc vận hành đã được quan sát thấy trên không phận Bắc Mỹ, bay trên bầu trời Alaska, miền tây Canada, và Hoa Kỳ lục địa.[6] Quân đội Mỹ và Canada khẳng định khinh khí cầu là một thiết bị giám sát, trong khi chính phủ Trung Quốc nói rằng nó là một phi thuyền dân sự được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu khí tượng đã bị lệch hướng do gió.[7] Các nhà phân tích nói rằng quỹ đạo của khí cầu và những đặc điểm về cấu trúc của nó khác với những bóng thám không thường được sử dụng để nghiên cứu khí tượng.[8][9][10] Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng khí cầu có khả năng định vị các thiết bị liên lạc điện tử, bao gồm điện thoại di động và radio, và nói rằng những máy bay trinh sát U-2 của Mỹ được triển khai để theo dõi khí cầu trong không trung đã tiết lộ rằng khí cầu mang theo ăng-ten và các thiết bị khác "rõ ràng để do thám tình báo và không nhất quán với các thiết bị trên khinh khí cầu thời tiết."[11] Bộ Ngoại giao cho biết khinh khí cầu do thám là một phần của chiến dịch giám sát toàn cầu do quân đội Trung Quốc tiến hành, trong đó các khí cầu do thám Trung Quốc đã bay qua hơn bốn mươi quốc gia ở năm châu lục.[11]

Vào ngày 4 tháng 2, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã bắn hạ quả khí cầu trên lãnh hải ngoài khơi bờ biển tiểu bang Nam Carolina, theo lệnh của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.[12][13][14][15][16][17] Các mảnh vỡ từ khinh khí cầu đã được thu hồi và gửi đến Phòng thí nghiệm FBIQuantico, Virginia để được phân tích.[5]

Sự kiện này đã làm căng thẳng quan hệ Hoa Kỳ–Trung Quốc, khiến cho một chuyến công du ngoại giao tới Bắc Kinh—chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2018—của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, bị huỷ.[18][19][20][21][22] Sự kiện cũng đã làm căng thẳng quan hệ Canada–Trung Quốc; do bị khí cầu xâm phạm không phận nên Canada đã triệu tập đại sứ Trung Quốc.[23] Các quan chức Hoa Kỳ cũng cáo buộc rằng các khinh khí cầu do thám khác của Trung Quốc đã đi vào không phận Hoa Kỳ trong những năm gần đây,[24] và nhận dạng thêm một khinh khí cầu khác của Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ Latinh vào ngày 3 tháng 2 mà Trung Quốc đã xác nhận là thuộc về nước này.[25][26][27] Vào ngày 10 tháng 2, Lực lượng Không quân đã bắn hạ một vật thể trên không khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Biden.[28]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khinh khí cầu giám sát, một trong những công nghệ quân sự trên không xuất hiện sớm nhất, đã được nhiều quân đội sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ thứ 19 và 20, bao gồm cả Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.[29] Vào thời điểm xảy ra sự kiện, chúng hầu như đã bị thay thế bởi sự ra đời của vệ tinh giám sátmáy bay không người lái tàng hình và có thể điều khiển, tuy chúng vẫn có một số lợi thế, chẳng hạn như ít tốn kém khi sản xuất và triển khai hơn nhiều.[30][31] Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào việc sử dụng khí cầu trong quân đội vào năm 2019 theo chương trình COLD STAR (Covert Long Dwell Stratospheric Architecture).[a][32][33][34]

Công nghệ của Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí cầu được cho là do một nhà thầu quân sự Trung Quốc sản xuất theo thông tin lấy từ cổng thông tin mua sắm của Quân Giải phóng Nhân dân.[35] Một phân tích của Reuters về một bài báo trên tạp chí công nghệ quốc phòng của Trung Quốc do nhà nước kiểm soát xuất bản vào tháng 4 năm 2022 cho thấy sự quan tâm ngày càng gia tăng đối với công nghệ khinh khí cầu quân sự, ám chỉ rằng Trung Quốc nên "kích động và huy động hệ thống phòng không của kẻ thù, tạo điều kiện cho việc thực hiện trinh sát điện tử [và] đánh giá khả năng phát hiện cảnh báo sớm và khả năng đáp ứng của các hệ thống phòng không".[36] Sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đăng một bài báo của một giáo sư ở Đại học Beihang kiêm đại tá cấp cao đã nghỉ hưu của Lực lượng Phòng không của Quân Giải phóng Nhân dân tuyên bố rằng cuộc xâm nhập đã đáp ứng một đề xuất chiến lược trong bài luận năm 2014 của ông có tiêu đề "Đổi mới Hệ thống Phòng không: Tồn tại Lâu dài Trên không và Không kích Bất thình lình", (创新空防体系:持久留空与即时打击; Hán-Việt: Sang tân Không phòng Thể hệ: Trì cửu Lưu không Dữ Tức thời Kích) trong đó ông nói khí cầu là "lựa chọn tốt nhất để Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng không nội địa của mình".[37]

Căng thẳng Mỹ–Trung

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện khí cầu năm 2023 diễn ra khi quan hệ Mỹ–Trung đang ở mức thấp nhất trong hàng thập kỷ,[38] trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa hai siêu cường quốc này, bao gồm cả hoạt động gián điệp và trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự quan trọng, bao gồm chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khoa học sự sống, viễn thông 5G, và điện toán lượng tử.[39] Sự cố khí cầu xảy ra sau các hành động trước đây của chính phủ Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ, bao gồm việc Trung Quốc đánh cắp các thiết kế của máy bay F-35 khoảng mười lăm năm trước đó và các cuộc tấn công mạng thành công do chính phủ Trung Quốc tài trợ nhắm vào các hồ sơ xác nhận an ninh của Văn phòng Quản lý Nhân sự (2015), bộ phận chăm sóc sức khỏe công ty Anthem (2015), và hệ thống Marriott International (2018).[39] Vào năm 2022, Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt đối với buôn bán "công nghệ nền tảng" (bao gồm chip bán dẫn tiên tiến và các công nghệ liên quan) cho Trung Quốc, với mục đích ngăn chặn sự phát triển quân sự của Trung Quốc.[38] Chính quyền Biden cũng đã tìm cách duy trì những chuỗi cung ứng không bao gồm Trung Quốc các lĩnh vực quan trọng.[38]

Sự kiện trước đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 9 tháng 2 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã giải mật thông tin tình báo về khinh khí cầu này, tiết lộ rằng khinh khí cầu bị bắn hạ trên Đại Tây Dương là một phần của cả một phi đội khinh khí cầu giám sát quân sự của Trung Quốc bay qua hơn bốn mươi quốc gia và qua năm châu lục, bao gồm Mỹ Latinh và Châu Âu, với các nỗ lực giám sát bao quát hơn nhằm vào các nước lân cận bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan, và Philippines.[40][41][42]

Đây là khinh khí cầu thứ năm của Trung Quốc được phát hiện là bay trên lục địa Hoa Kỳ kể từ năm 2017.[43] Khinh khí cầu của Trung Quốc bị tình nghi là có hoạt động do thám cũng đã xâm phạm không phận Hoa Kỳ ở Florida, Guam, và Hawaii.[44][45][46] Trong những lần đó, Trung Quốc đã thu hồi được khí cầu. Không có lần xâm phạm nào kéo dài như sự kiện năm 2023.[47] Trong số các sự kiện trước đó, một vụ xảy ra vào hồi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Biden (2021–nay)[46][48] và ba vụ xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump (2017–2021), theo một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Hoa Kỳ.[46][48][49] Hoa Kỳ đã không phát hiện ra những trường hợp trước đó vào thời điểm xảy ra vụ việc; chúng chỉ được phát hiện sau đó bởi các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.[50][51][52] Các cuộc xâm nhập khác trước năm 2023 đã được phát hiện nhưng vẫn chưa giải thích được, được các nhà chức trách Hoa Kỳ phân loại là hiện tượng dị thường không xác định; nhiều sự cố chưa được xác định trước đây đã được giao cho lực lượng đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm điều tra các sự kiện như thế.[53] Trong hai năm trước sự cố năm 2023, các quan chức Hoa Kỳ đã xác định một số vụ xâm nhập là do thám bóng bay của Trung Quốc.[53][54] Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Bắc Hoa Kỳ (USNORTHCOM), Tướng Glen VanHerck nói rằng việc Hoa Kỳ không phát hiện và xác định các cuộc xâm nhập trước đó là "lỗ hổng về nhận thức an ninh mà chúng tôi phải điều tra thêm"; VanHerck đã thúc đẩy việc tăng cường sử dụng các cảm biến và radar vượt đường chân trời để phát hiện các mối đe dọa.[55][56][57]

Trump gọi các báo cáo về những vụ khí cầu xâm nhập trong chính quyền của mình là "phản thông tin giả mạo".[58] Cựu tổng thống Trump và một số cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu trong chính quyền của ông cho biết họ không biết về bất kỳ vụ xâm nhập khí cầu nào trong nhiệm kỳ của họ.[59] Cố vấn an ninh quốc gia của Biden, Jake Sullivan, sau đó nói rằng việc cải thiện giám sát không phận theo lệnh của Biden sau khi ông nhậm chức đã phát hiện ra các vụ xâm phạm trước đó và "nâng cao khả năng của chúng tôi để có thể phát hiện ra những thứ mà chính quyền Trump không thể phát hiện ra".[60]

Vào năm 2020, một khinh khí cầu tương tự đã được quan sát thấy ở Sendai, Nhật Bản; vào thời điểm đó, nó không được xác nhận là khí cầu từ Trung Quốc.[61][62] Tương tự, vào tháng tháng 9 năm 2021, một khinh khí cầu khác có đặc điểm tương tự đã được quan sát thấy ở Hachinohe, Nhật Bản, mặc dù vào thời điểm đó nó cũng không được xác định là có nguồn gốc từ Trung Quốc.[63][64] Vào tháng 2 năm 2022, một vài quả khí cầu cũng được phát hiện ngoài khơi Đài Loan, nhưng Bộ Quốc Phòng Đài Loan nói rằng chúng có khả năng cao là để quan sát khí tượng cho Chiến khu Đông của Quân đội Trung Quốc và không có nguy cơ an ninh tức thời nào.[65]

Sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
So sánh kích thước khí cầu với những vật thể khác
Sơ đồ của khí cầu

Kích thước, trọng tải, và động cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khinh khí cầu chở một trọng tải bên dưới được mô tả là một "buồng công nghệ" ước tính có kích thước bằng "hai hoặc ba chiếc xe buýt đưa đón học sinh" và được cung cấp năng lượng bởi mười sáu tấm pin mặt trời gắn trên trọng tải; bán kính của thân khí cầu lớn hơn rất nhiều.[b][67] Tổng tư lệnh USNORTHCOMNORAD, Glen VanHerck, ước tính trọng tải nặng hơn 2.000 pound (910 kg).[68]

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia, Đô đốc John Kirby, cho biết phi thuyền có một cánh quạt và có thể được điều khiển.[69] Các quan chức Mỹ nói với các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh rằng chiếc tàu có cánh quạt và chân vịt.[70] Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nó có "khả năng tự điều khiển hạn chế".[71]

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết khinh khí cầu không gây ra mối đe dọa nào đối với những người trên mặt đất, và việc bắn hạ nó trên mặt nước sẽ an toàn hơn và tăng khả năng nghiên cứu mảnh vỡ cho mục đích tình báo.[72][73][74][75][76]

Khả năng tình báo tín hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh từ các máy bay U-2 bay gần với khí cầu để phân tích pháp y cho thấy trọng tải có chứa ăng-ten có khả năng được sử dụng cho mục đích tình báo tín hiệu.[77][78] Một tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được công bố công khai, sau khi khinh khí cầu bị bắn rơi và các mảnh vỡ đã được thu gom, nói rằng các tấm năng lượng mặt trời của khí cầu tạo ra đủ năng lượng để chạy "nhiều cảm biến thu thập thông tin tình báo đang hoạt động" và ăng-ten trên khinh khí cầu có thể thu thập và định vị địa lý các thông tin liên lạc, bao gồm cả radio và các tín hiệu điện thoại di động, nhưng không rõ mục tiêu của khí cầu là thiết bị cụ thể nào.[79] Các nhà chức trách Hoa Kỳ xác định nhà sản xuất khinh khí cầu với độ tin cậy cao là một công ty có quan hệ trực tiếp với Quân Giải phóng Nhân dân. Các quan chức Hoa Kỳ coi đây là một ví dụ về sự hoà kết quân–dân sự, trong đó các doanh nghiệp dân sự được hợp nhất chặt chẽ vào quân đội.[79]

Các chuyên gia đã ghi nhận sự khác biệt giữa khí cầu Trung Quốc và các khí cầu thời tiết thông thường.[80][81] Khinh khí cầu thời tiết tiêu chuẩn thường rộng khoảng 20 foot (6 m), nhỏ một phần tư đường kính của khinh khí cầu Trung Quốc.[82] Mặc dù các cảm biến thời tiết đã trở nên phức tạp hơn theo thời gian, nhưng chúng về cơ bản vẫn không được thay đổi kể từ những năm 1970 hoặc 1980, và nhất quán trên toàn cầu.[82] Khi được hỏi khinh khí cầu có thể thu thập thông tin tình báo nào mà vệ tinh không thể thu thập được, lúc nó được quan sát là đang bay lảng vảng trên Căn cứ Không quân Malmstrom—nơi đặt các tên lửa hạt nhân của Mỹ, chuyên gia kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis nói: "Bạn có thể dò xem liệu các tháp vô tuyến có đang truyền tín hiệu hay không. Nhưng [...] bạn [cũng] có thể lấy một máy dò RF và lái vòng quanh Montana và đến gần các silo hơn khí cầu [mà]."[83] Các chuyên gia được BBC phỏng vấn cho biết việc bóng bay thời tiết tồn tại lâu như quả khí cầu trong sự kiện này là điều bất thường và quả khí cầu "có thể tinh vi hơn những gì Trung Quốc nói".[84]

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Video
Chuẩn tướng Không Quân Hoa Kỳ Patrick Ryder trong cuộc họp báo
Họp báo Bộ Quốc Phòng, 3 tháng 2 năm 2023, C-SPAN[85]

Các khí cầu tầm cao (ở tầng bình lưu) rất khó có thể phát hiện. Một nghiên cứu của Đại học Không của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ năm 2005 cho biết các khinh khí cầu giám sát thường có tiết diện radar rất nhỏ, "vào khoảng một phần một trăm mét vuông, tương đương với một con chim nhỏ", và về cơ bản không có tín hiệu hồng ngoại, làm phức tạp việc sử dụng vũ khí phòng không.[86][87] Một bài báo nghiên cứu năm 2009 của một sĩ quan Không lực Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những chiếc phi thuyền như vậy "vốn dĩ có tính tàng hình" do có một tín hiệu hồng ngoại nhỏ ở độ cao lớn (do khí trơ và lượng nhiệt tỏa ra rất thấp của khí cầu) và do radar khó phát hiện (bóng bay thiếu các cạnh sắc nhọn và cấu trúc kim loại).[88]

Khinh khí cầu lần đầu tiên được công chúng chú ý vào ngày 1 tháng 2 năm 2023, khi cựu biên tập viên của tờ Billings Gazette, Chase Doak,[89] phát hiện ra vật thể phía trên bầu trời Billings, Montana, sau khi thấy các báo cáo đưa tin rằng không phận xung quanh Billings đã bị đóng. Ban đầu anh cho rằng đó là một ngôi sao hoặc một vật thể bay không xác định.[4] Doak đã liên lạc với bạn của mình và nhiếp ảnh gia Larry Mayer của Billings Gazette,[90] và cả hai đã chụp ảnh quả khí cầu bằng ống kính tele. Mayer cũng đã gửi những hình ảnh này đến một loạt các cơ quan chính phủ khác nhau.[90] Sau khi các bức ảnh được đăng tải trên Billings Gazette và nhận được sự đưa tin rộng rãi của truyền thông, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Canada đã thông báo vào ngày 2 tháng 2 rằng NORAD biết về một khinh khí cầu giám sát tầm cao được tin là của Trung Quốc và đã theo dõi nó trong "vài" ngày.[91][92] Khinh khí cầu đã bay ở độ cao 60.000 foot (18.000 m) trên Billings vào thời điểm đó.[93]

Các quan chức quốc phòng Mỹ đã cân nhắc bắn hạ quả khí cầu nhưng ban đầu quyết định không làm như vậy do nguy cơ các mảnh vỡ làm thương dân thường trên mặt đất.[94] Một cuộc họp đã được triệu tập trong đó Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin; Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đại tướng Mark Milley; Tư lệnh NORTHCOM/NORAD, Tướng VanHerck; và các chỉ huy quân sự khác tham dự.[95] Biden được các quan chức khuyến nghị không nên bắn hạ nó vì các mảnh vỡ có thể đe dọa dân thường hoặc gây thiệt hại về tài sản.[95]

Đường đi

[sửa | sửa mã nguồn]
Một quỹ đạo xấp xỉ của khí cầu[96]

Khinh khí cầu đã đi vào không phận Mỹ vào ngày 28 tháng 1, bắt đầu từ quần đảo Aleut, bay qua Alaska, và đi vào không phận Canada vào ngày 30 tháng 1 tại YukonCác Lãnh thổ Tây Bắc.[97] Khinh khí cầu sau đó đi vào Hoa Kỳ qua miền bắc Idaho vào ngày 31 tháng 1, và Montana vào ngày 1 tháng 2;[97] tại đó nó được quan sát thấy trên bầu trời Billings.[98][99] Montana là nơi toạ lạc nhiều cơ sở tên lửa hạt nhân, bao gồm Căn cứ Không quân (AFB) Malmstrom, một trong ba căn cứ của Không lực Mỹ vận hành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, làm dấy lên cáo buộc rằng khí cầu được thả để do thám những cơ sở này.[98] Một nhà nghiên cứu khí tượng đã sử dụng mô hình khí quyển HYSPLIT để tính toán một lộ trình khả thi dọc theo quỹ đạo của khinh khí cầu, phù hợp với dữ liệu về gió Tây ôn đới từ Trung Quốc đến Montana.[96] Quả khí cầu được quan sát thấy trên bầu trời phía tây bắc tiểu bang Missouri, gần Kansas City, vào ngày 3 tháng 2.[99]

Một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ giấu tên nói với The Washington Post rằng khinh khí cầu không phải là một vật thể vô chủ vì nó thường bay theo dòng tia nhưng lảng vảng khi ở gần các địa điểm nhạy cảm như Căn cứ Không quân Malmstrom.[100] Tờ Post nói rằng việc đó đã làm suy yếu những khẳng định của Trung Quốc rằng khinh khí cầu là một thiết bị không thể điều khiển được.[100] Kho vũ khí hạt nhân xuyên lục địa dưới mặt đất của Hoa Kỳ bao gồm khoảng bốn trăm tên lửa LGM-30 Minuteman III được triển khai trong các hầm chứa tên lửa xung quanh AFB Malstrom, Montana; AFB Minot, Bắc Dakota; và AFB Francis E. Warren, Wyoming.[101] Các chuyên gia được Time phỏng vấn cho biết khinh khí cầu đã đi được một khoảng cách xa hơn nhiều so với quãng đường dự kiến của một bóng thám không thời tiết tiêu chuẩn và nói rằng các quan chức Trung Quốc không nên ngạc nhiên rằng khinh khí cầu cuối cùng cũng đã bay qua Mỹ hoặc bị phát hiện.[102]

Khinh khí cầu đã bay ở độ cao 60.000 foot (18.000 m). Trong khi đó, Concorde là máy bay thương mại duy nhất bay ở độ cao 60.000 foot (18.000 m), máy bay phản lực thương gia có thể đạt tới 51.000 foot (16.000 m), các máy bay chở khách thương mại hiện tại có thể đạt tới 45.000 foot (14.000 m), và SR-71 đã đạt tới 90.000 foot (27.000 m).[103] Máy bay trinh sát tầm cao U-2S được sử dụng để theo dõi khinh khí cầu này là máy bay quân sự duy nhất đang hoạt động của Hoa Kỳ có giới hạn bay tối đa tương đương, có thể hoạt động ở độ cao trên 70.000 foot (21.000 m),[104] nhưng không mang theo vũ khí.

Theo dõi và phản gián

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự kiện, một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố rằng quả khí cầu có "giá trị bổ sung hạn chế từ góc độ thu thập thông tin tình báo". Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã thực hiện các biện pháp để khỏi rò rỉ thông tin nhạy cảm cho khinh khí cầu.[105] Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết quân đội Hoa Kỳ đã có thể thu thập thông tin tình báo có giá trị về khinh khí cầu khi nó bay qua Bắc Mỹ.[106][107] VanHerck nói rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xin được cấp phép đặc biệt để thu thập thông tin tình báo trên lãnh thổ Hoa Kỳ.[108]

Một chiếc máy bay trinh sát Boeing RC-135U Combat Sent, từ Căn cứ Không Quân Offutt, theo dõi khí cầu trước khi bay vòng quanh nhà máy điện hạt nhân Callaway.

Khinh khí cầu được theo dõi bởi các máy bay có phi hành đoàn do NORAD triển khai, bao gồm một máy bay Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo Sớm Trên không (AWACS) Boeing E-3 Sentry, một máy bay trinh sát Boeing RC-135 từ Căn cứ Không quân Nellis,[109] và một chiếc F-22 Raptor từ Căn cứ Không quân Langley.[110] Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong quá trình khinh khí cầu bay qua nước Mỹ, họ đã chặn không cho khinh khí cầu thu thập thông tin tình báo và đã nghiên cứu được khinh khí cầu cũng như các thiết bị của nó.[111][112]

Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết ít nhất hai máy bay trinh sát U-2S đã được sử dụng để thu thập dữ liệu về khinh khí cầu khi nó bay qua miền trung tây nước Mỹ, mặc dù không rõ U-2S đã theo dõi chuyến bay của khinh khí cầu vào lúc nào.[113] War Zone nhận xét rằng giới hạn bay cao của U-2S hơn 70.000 foot (21.000 m) đã cho phép nó quan sát được khinh khí cầu từ khoảng cách tương đối gần (kể cả từ phía trên) và thiết bị tác chiến điện tử của nó cho phép gây nhiễu hoặc theo dõi phát xạ vô tuyến từ khinh khí cầu, bao gồm các dữ liệu phát thanh hướng lên các vệ tinh liên lạc của Trung Quốc.[113]

Bắn hạ

[sửa | sửa mã nguồn]
Khí cầu ở trên bầu trời Myrtle Beach, Nam Carolina, ít phút trước khi được bắn hạ

Vào ngày 4 tháng 2, khinh khí cầu bay đến các tiểu bang BắcNam Carolina.[114] Cục Hàng không Liên bang đã đóng cửa không phận trong khu vực này trong vụ hạn chế hàng không lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, lớn hơn năm hần vùng không phận xung quanh Washington, D.C., và gần gấp đôi tiểu bang Massachusetts[115] Sân bay Quốc tế Myrtle Beach, Sân bay Quốc tế Charleston, và Sân bay Quốc tế Wilmington đã ra lệnh những máy bay đến các sân bay này không cất cánh.[116][117][118] Máy bay quân sự được báo cáo là đã bay trên hai bang Carolina.[119] Các nhà chức trách Hoa Kỳ sau đó tuyên bố rằng điều này là để chuẩn bị cho việc bắn hạ khinh khí cầu trên Đại Tây Dương.[120]

Theo Quân đội Hoa Kỳ, quả khí cầu bị bắn hạ thành công ở độ cao 58,000 foot (17,678 m) bằng một tên lửa không-đối-không AIM-9X duy nhất, được bắn từ một chiếc F-22 Raptor ngoài khơi bờ biển Surfside Beach, Hạt Horry, Nam Carolina, lúc 2:39 chiều giờ địa phương.[121][122][123] Vụ bắn hạ là vụ việc đầu tiên được ghi nhận là đã tiến hành bằng một chiếc máy bay F-22, và là vụ bắn hạ đầu tiên bao gồm máy bay trên lãnh thổ Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.[124]

Video ngoài Wikipedia
Video HD quay cảnh bắn hạ

Thu gom mảnh vỡ

[sửa | sửa mã nguồn]
Các thủy thủ thuộc Nhóm Xử lý Vật liệu Nổ 2 thu hồi một phần khinh khí cầu từ Đại Tây Dương

Các mảnh vỡ từ khinh khí cầu đã phân tán trên diện tích 2,25 kilômét vuông (0,87 dặm vuông Anh),[125] rơi xuống đại dương sâu 47 foot (14 m), và những nỗ lực thu gom mảnh vỡ đã bắt đầu để điều tra thêm.[126][127] VanHerck cho biết Hải quân Hoa Kỳ đang tiến hành các hoạt động thu hồi mảnh vỡ trong khi Tuần duyên Hoa Kỳ đang thắt chặt an ninh khu vực nơi các mảnh vỡ rơi xuống.[128] Tàu khu trục được trang bị tên lửa có điều khiển, USS Oscar Austin (DDG-79); tàu tuần dương trang bị tên lửa có điều khiển, USS Philippine Sea (CG-58); và tàu chiến đổ bộ USS Carter Hall (LSD-50) được giao nhiệm vụ thu hồi mảnh vỡ của khinh khí cầu cùng với sự hỗ trợ từ tàu hải quan và trực thăng của Tuần duyên Hoa Kỳ, thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ, và các nhân viên phản gián của Cục Điều tra Liên bang.[129][130][131] Tướng VanHerck tuyên bố rằng các phương tiện không người lái dưới nước được điều khiển từ những chiếc thuyền rắn bơm hơi sử dụng sonar quét sườn để xác định vị trí các mảnh vỡ bị chìm. Các phương tiện không người lái đã phân tích mảnh vỡ để xác định các mối đe dọa tiềm tàng đối với các thợ lặn phục hồi, chẳng hạn như chất nổ hoặc pin có vật liệu nguy hiểm.[132] Trọng tải bị chìm được ước tính nặng hơn 2.000 pound (910 kg).[132]

Đặc vụ FBI thuộc Nhóm Phản hồi Bằng chứng xử lý vật liệu được thu hồi từ khinh khí cầu.[133]

Vào ngày 6 tháng 2, một phần trọng tải bị bắn rơi đã được gửi đến Phòng thí nghiệm của FBIQuantico, Virginia, để Phòng Công nghệ Vận hành của Cục Điều tra phân tích.[134][135] Các mảnh vỡ có thể là của khí cầu đã được phát hiện trên bờ biển Nam Carolina, nơi cảnh sát đang yêu cầu cư dân báo cáo những mảnh vỡ được phát hiện khác.[136] Trung Quốc nói rằng họ muốn Hoa Kỳ trả lại mảnh vỡ,[137][138] nhưng Hoa Kỳ cho biết họ không có kế hoạch làm vậy.[134]

Khí cầu thứ hai trên Mỹ Latinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 3 tháng 2, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo rằng một khí cầu giám sát thứ hai của Trung Quốc đang bay qua Mỹ Latinh.[139][140] Tổng cục Hàng không Dân dụng Costa Rica đã xác nhận sự xâm phạm của một vật thể "không có nguồn gốc từ Costa Rica" mà người dân địa phương lần đầu tiên nhìn thấy vào ngày 2 tháng 2.[141] Lực lượng Không quân Colombia cho biết vào sáng ngày 3 tháng 2, họ đã phát hiện một vật thể "giống như một quả khí cầu" ở độ cao 55.000 foot (17.000 m) và di chuyển với tốc độ 25 hải lý trên giờ (46 kilômét trên giờ; 29 dặm Anh trên giờ) và đã tiếp tục theo dõi nó cho đến khi nó rời khỏi không phận Colombia sau khi xác định rằng nó không đe doạ an ninh quốc gia hay an toàn hàng không.[142][143] Những vụ bắt gặp khí cầu chưa được xác nhận cũng được báo cáo ở Venezuela.[144][145][146] Vào ngày 6 tháng 2, Mao Ninh, người phát ngôn cho chính phủ Trung Quốc, đã xác nhận rằng khinh khí cầu này là của Trung Quốc, nhưng nói rằng nó được sử dụng để "bay thử nghiệm" và nói rằng nó đã bị gió thổi lệch hướng cũng giống như quả khí cầu được phát hiện trên bầu trời Bắc Mỹ.[147][148]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ liên bang

[sửa | sửa mã nguồn]

Đáp lại, Ngoại trưởng Blinken đã huỷ chuyến công du ngoại giao được lên kế hoạch trước tới Trung Quốc; đây là chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc kể từ năm 2018.[149][150][151][152] Nhà Trắng không muốn thông báo về sự xâm nhập của khí cầu để bảo vệ chuyến đi của Blinken, nhưng sự quan tâm của báo chí và mạng xã hội đã khiến các quan chức Lầu Năm Góc phải bình luận về vấn đề này.[153]

Một chiếc F-22 Raptor cất cánh từ Căn cứ chung Langley-Eustis trong sự kiện khí cầu

Trước những câu hỏi liên quan đến sự kiện này, ngày 4 tháng 2, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ "xử lý nó".[154] Cuối ngày hôm đó, các quan chức Hoa Kỳ tiết lộ rằng ba ngày trước đó ông đã cho phép bắn hạ khinh khí cầu.[155]

Các quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố rằng không thể bắn hạ quả khí cầu sớm hơn, trừ khi nó ở trên mặt nước, phản bác lại Trump và các đảng viên Cộng hòa khác đã chỉ trích chính quyền Biden vì đã không bắn hạ khinh khí cầu sớm hơn.[156][157] Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói thêm: "Bắn hạ quả khí cầu trên mặt nước không chỉ là lựa chọn an toàn nhất, mà còn là lựa chọn tối đa hóa khả năng thu thập thông tin tình báo [từ quả khí cầu] của chúng ta."[158]

Vào ngày 6 tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã thông báo cho 150 nhà ngoại giao từ khoảng bốn mươi đại sứ quán về chương trình giám sát bằng khí cầu của Trung Quốc,[159] được các quan chức Hoa Kỳ cáo buộc là đã được điều hành trong nhiều năm bởi Quân Giải phóng Nhân dân từ tỉnh Hải Nam trên bờ biển phía nam của Trung Quốc.[160] Các quan chức đã liên hệ riêng với các quốc gia mà họ cho biết là đã có ít nhất hai tá chuyến bay như vậy kể từ năm 2018, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan, và Philippines, cũng như Bắc và Nam Mỹ.[160][161]

Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần vào ngày 7 tháng 2 về các mối đe dọa tình báo và quân sự quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm cả các vụ xâm nhập bằng khí cầu.[162] Chủ tịch ủy ban, đảng viên Cộng hòa Mike Rogers, đã mô tả quả khí cầu là một màn biểu dương quyền lực được tính toán có chủ đích.[163] Một quan chức Mỹ nói với The Washington Post rằng không có lý do gì mà khí cầu lại là một hành động khiêu khích có chủ ý, vì nó là một phần của một chương trình do thám toàn cầu đang diễn ra.[164] Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hoà kiểm soát lúc bấy giờ đã thông qua một nghị quyết (419–0) lên án Trung Quốc về vụ việc.[165][166]

Phân tích

[sửa | sửa mã nguồn]

James Andrew Lewis từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết khinh khí cầu "không phải là nền tảng lý tưởng để do thám", rằng Trung Quốc "chưa từng sử dụng khinh khí cầu để do thám trước đây" và "lời giải thích có nhiều khả năng là đúng nhất là đây là một bóng thám không thời tiết đã đi lạc hướng".[167] Tom Karako, cũng từ CSIS, cho biết so với các công cụ thu thập thông tin tình báo thay thế như vệ tinh, một lợi ích của việc sử dụng khí cầu là chúng có thể "lơ lửng gần mặt đất hơn và có thể thu chặn các tín hiệu liên lạc hoặc điện tử mà các hệ thống quay quanh [Trái Đất] khác không thể làm được".[168] Quan điểm này được lặp lại bởi Bryan Clark từ Viện Hudson, người cho biết khí cầu cũng cung cấp "phạm vi bao phủ lâu dài hơn, khó dự đoán hơn đối với một khu vực quan tâm".[168] Về vụ bắn khí cầu, Christopher Twomey, một học giả an ninh, nói rằng bất kỳ phản ứng nào của Trung Quốc sẽ là kiềm chế và Trung Quốc sẽ muốn "cho vụ này chìm xuồng" và khuyến khích các chuyến thăm cấp cao chỉ trong vòng vài tháng.[169] Nhà báo Ishaan Tharoor của tờ The Washington Post đã bối cảnh hóa vụ việc như một phần của Chiến tranh Lạnh II.[170]

Châm biếm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ việc đã được châm biếm vào phần mở đầu của chương trình Saturday Night Live vào buổi tối sau khi quả khí cầu bị bắn hạ. Trong vở kịch, nghệ sĩ biểu diễn Bowen Yang đã đóng vai một quả bóng bay bị bắn rơi được nhân hoá đang được phỏng vấn bởi nhà báo Katy Tur của MSNBC; cô này do Chloe Fineman thủ vai. Một số nguồn đặc biệt chú ý đến một lời của Yang trong vở kịch: "Xin chúc mừng! Bạn đã bắn một quả bóng bay!", với tờ USA Today sử dụng nó trong dòng tít của mình.[171][172][173][174][175]

Quả bóng bay cũng là chủ đề của nhiều trò đùa khác trên truyền hình, báo chí, của những người nổi tiếng, và trên mạng xã hội.[176][177][178][179]

Các quan chức Canada đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Canada, Tùng Bồi Vũ, tới Ottawa trong khi Bộ Quốc phòng Canada thông báo họ sẽ theo dõi tình hình cùng với Hoa Kỳ thông qua NORAD.[180][181] Khinh khí cầu lần đầu tiên được các nhà chức trách quốc phòng phát hiện khi nó đi vào không phận Canada từ hướng tây bắc.[182][183] Một tuyên bố của Lực lượng Vũ trang Canada nhấn mạnh rằng không có mối đe dọa nào đối với người dân Canada,[184]Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mélanie Joly vẫn giữ liên lạc với Ngoại trưởng Antony Blinken.[185]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói rằng khinh khí cầu là "phi thuyền dân sự được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, chủ yếu là mục đích khí tượng. Bị ảnh hưởng bởi gió Tây ôn đới và với khả năng tự lái hạn chế, phi thuyền đã đi chệch hướng quá xa so với hành trình định trước của nó."[186] Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố này.[186] Bà cũng nói rằng Trung Quốc lấy sự kiện làm tiếc, và lấy lý do là force majeure.[187] Vào ngày 6 tháng 2, Mao nói rằng Hoa Kỳ "cố ý thổi phồng vụ việc và thậm chí sử dụng vũ lực để tấn công", và gọi vụ bắn hạ là "một hành động vô trách nhiệm không thể chấp nhận được".[188]

China Daily, một tờ báo do Ban Tuyên truyền Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, đã phủ nhận sự dính líu của Trung Quốc vào ngày 3 tháng 2, nói rằng "Để do thám nước Mỹ bằng khinh khí cầu, một người phải vừa thụt lùi về phía sau để sử dụng công nghệ của những năm 1940 và vừa phải đủ tiên tiến để điều khiển đường bay của nó trên đại dương. Những người bịa đặt lời nói dối này chỉ bày tỏ sự thiếu hiểu biết của mình mà thôi."[189] Ngày 5 tháng 2, China Daily đăng một bài quan điểm gọi vụ bắn hạ "phi thuyền dân sự" là một "sự khiêu khích trắng trợn" trước chuyến thăm Bắc Kinh của Blinken; bài báo còn cho rằng "Mỹ đã nhiều lần xâm phạm vùng biển và vùng trời Trung Quốc nhân danh quyền tự do hàng hải và hàng không"—đề cập đến những chuyến tàu và chuyến bay trong Biển Đông của Hoa Kỳ để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định rằng đây là vùng biển quốc tế.[190]

Vào ngày 5 tháng 2, Giám đốc Cục Khí tượng Trung Quốc, Trang Quốc Thái, đã bị cách chức.[191][192][193] Điều này đã được dự đoán trước, ngay cả trước khi sự kiện khí cầu xảy ra, vì ông đã được thăng chức lên Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Cam Túc (甘肅省政協主席; Hán-Việt: Cam Túc tỉnh Hiệp Chính Chủ tịch) vào ngày 18 tháng 1.[194]

Sau vụ bắn hạ vào ngày 5 tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong cho biết ông đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Đại sứ quán Hoa Kỳ để phản hồi về vụ việc. Ông Tạ cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã sử dụng vũ lực một cách bừa bãi đối với "phi thuyền dân sự sắp rời khỏi không phận Hoa Kỳ" và vi phạm "tinh thần của luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế" và nói rằng chính phủ Trung Quốc có quyền "thực hiện các hành đồng cần thiết tiếp theo".[195][196] Vào ngày 6 tháng 2, một nhà ngoại giao Trung Quốc đã nói trong một cuộc phỏng vấn với mạng lưới tin tức LCI của Pháp rằng Hoa Kỳ nên trả lại mảnh vỡ khinh khí cầu thu được cho Trung Quốc.[197]

Vụ việc xảy ra trùng hợp với thời điểm phát hành bộ phim khoa học viễn tưởng Địa Cầu lưu lạc 2 ở Trung Quốc đại lục, khiến một số cư dân mạng và giới truyền thông gọi đùa vụ việc là "Khí cầu lưu lạc".[198]

Các quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Úc–Trung đang diễn ra, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong cho biết: "Tôi tin rằng Hoa Kỳ đã giải quyết vấn đề này một cách cẩn thận nhất có thể. Họ đã hạ khí cầu xuống vùng lãnh hải của chính mình."[199][200][201]

Bộ Ngoại giao Venezuela, một nước đồng minh của Nga, đã chỉ trích Hoa Kỳ vì đã bắn hạ "một máy bay dân sự không người lái [...] mà không gây ra mối đe dọa nào".[202][203]

  1. ^ Tạm dịch: Kiến Trúc Ẩn Dật Tồn tại Lâu Dài ở Tầng Bình Lưu.
  2. ^ Các nguồn dẫn lời quan chức quốc phòng đưa ra ước tính này không nói rõ kích thước của chiếc xe buýt được nói đến. Độ dài của những xe buýt đưa đón học sinh của Mỹ khác nhau nhưng thường là 45 foot (14 m) theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc gia về Giao thông Trường học.[66]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Doak, Chase. “I thought it was a UFO. Turns out, it was a Chinese spy balloon” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023 – qua YouTube.
  2. ^ Szpaller, Keila (6 tháng 2 năm 2023). “Billings photojournalists recall seeing balloon before it was identified, shot down”. Daily Montanan. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ “Chase Doak” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023 – qua Twitter. Former journalist. Beer connoisseur. Collector of cheap synthesizers. Amateur Chinese spy balloon photographer.
  4. ^ a b Nur-Azna, Sanusi (3 tháng 2 năm 2023). “Spy balloon witness thought it might have been a star or UFO”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ a b Sevastopulo, Demetri (7 tháng 2 năm 2023). “US says it does not plan to return spy balloon debris to China”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Chinese spy balloon over US is weather device says Beijing”. BBC News. 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ Lee, Matthew (4 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloon soars across US; Blinken scraps Beijing trip”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ Bushwick, Sophie (3 tháng 2 năm 2023). “Chinese Spy Balloon Has Unexpected Maneuverability”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023. This maneuverability is beyond the capabilities of most high-altitude balloons, says John Villasenor, director of the Institute for Technology, Law and Policy and a professor of electrical engineering, law, public policy and management at the University of California, Los Angeles.
  9. ^ Kohli, Anisha (4 tháng 2 năm 2023). “The Chinese Balloon Looks Nothing Like a Weather Balloon”. Time (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “China balloon: Could it have been blown off course as Beijing claims?”. BBC News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ a b Wong, Edward; Barnes, Julian E. (9 tháng 2 năm 2023). “Chinese Balloon Had Tools to Collect Electronic Communications, U.S. Says”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ Brown, Matthew; Pollard, James (5 tháng 2 năm 2023). “Eyes on the sky as Chinese balloon shot down over Atlantic”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ “Senior Defense Official and Senior Military Official Hold an Off-Camera, On-Background Press Briefing Update on the High-Altitude Surveillance Balloon”. U.S. Department of Defense. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  14. ^ “Suspected Chinese spy balloon shot down off South Carolina coast”. CBS News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  15. ^ Baldor, Lolita C.; Copp, Tara (4 tháng 2 năm 2023). “China balloon: Many questions about suspected spy in the sky”. AP News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ Garamone, Jim (4 tháng 2 năm 2023). “F-22 Safely Shoots Down Chinese Spy Balloon Off South Carolina Coast”. U.S. Department of Defense (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  17. ^ Hill, Randall; Stewart, Phil; Mason, Jeff (4 tháng 2 năm 2023). “U.S. fighter jet shoots down suspected Chinese spy balloon”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  18. ^ Lee, Matthew (4 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloon soars across US; Blinken scraps Beijing trip”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  19. ^ Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  20. ^ Cadell, Cate; Hudson, John; Abutaleb, Yasmeen. “Blinken postpones China trip as suspected spy balloon detected over U.S.”. The Washington Post. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  21. ^ Hansler, Jennifer; Liptak, Kevin; Herb, Jeremy; Atwood, Kylie; Sciutto, Kylie; Liebermann, Oren (3 tháng 2 năm 2023). “Blinken postpones trip to Beijing after Chinese spy balloon spotted over US, officials say”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  22. ^ McDonell, Stephen (7 tháng 2 năm 2023). “Balloon saga deflates efforts to mend US-China relations”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ “Ottawa tight-lipped on details as Canada, U.S. call out China over balloon”. CTV News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  24. ^ Zeke Miller; Michael Balsamo; Colleen Long; Aamer Madhani; Lolita C. Baldor (4 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, a flashpoint in US-China tensions”. Associated Press.
  25. ^ “Second balloon over Latin America is ours - China”. BBC News (bằng tiếng Anh). 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  26. ^ “Pentagon: Another Chinese Balloon Spotted Over Latin America”. Voice of America (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  27. ^ Gregorian, Dareh; Kube, Courtney; Gains, Mosheh; Richards, Zoë. “Another Chinese 'surveillance balloon' is flying over Latin America, Pentagon says”. NBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  28. ^ Cooper, Helene; Barnes, Julian E.; Wong, Edward (10 tháng 2 năm 2023). “Pentagon Shot Down Object Over Alaska, U.S. Officials Say”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  29. ^ De Guzman, Chad (3 tháng 2 năm 2023). “Why Is China Allegedly Using a Spy Balloon When It Has a Global Satellite Network?”. Time.
  30. ^ De Guzman, Chad (3 tháng 2 năm 2023). “Why Is China Allegedly Using a Spy Balloon When It Has a Global Satellite Network?”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  31. ^ Ng, Kelly (3 tháng 2 năm 2023). “Why would China use a spy balloon when it has satellites?”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  32. ^ Hudson, Lee (5 tháng 7 năm 2022). “U.S. military's newest weapon against China and Russia: Hot air”. Politico. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  33. ^ Hambling, David (11 tháng 11 năm 2021). “Why These Badass Balloons Are the Pentagon's New Secret Weapon”. Popular Mechanics. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  34. ^ Department of Defense Fiscal Year (FY) 2021 Budget Estimates Lưu trữ tháng 12 20, 2022 tại Wayback Machine. United States Department of Defense. Retrieved February 6, 2023.
  35. ^ Lee, Matthew; Tucker, Eric (9 tháng 2 năm 2023). “US says Chinese military behind vast aerial spy program”. AP News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  36. ^ Baptista, Eduardo; Torode, Greg (6 tháng 2 năm 2023). “China's military has shown growing interest in high-altitude balloons”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  37. ^ “April 2022 Paper By China's People's Liberation Army: Military Can Use Balloons To Test Enemy Air Defenses; Following U.S. Downing Of Spy Balloon, Chinese Government Media Confirmed This” (bằng tiếng Anh) (10471). Middle East Media Research Institute. 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  38. ^ a b c Wong, Edward; Barnes, Julian E. (9 tháng 2 năm 2023). “Chinese Balloon Had Tools to Collect Electronic Communications, U.S. Says”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  39. ^ a b Sanger, David E. (5 tháng 2 năm 2023). “Balloon Incident Reveals More Than Spying as Competition With China Intensifies”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  40. ^ Wong, Edward; Barnes, Julian E. (9 tháng 2 năm 2023). “Chinese Balloon Had Tools to Collect Communications Signals, U.S. Says”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  41. ^ Hudson, John; Nakashima, Ellen; Lamothe, Dan (9 tháng 2 năm 2023). “U.S. declassifies balloon intelligence, calls out China for spying”. Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  42. ^ Bredemeier, Ken; Farivar, Masood (9 tháng 2 năm 2023). “US: Chinese Military Likely at Center of Balloon-Spying Operation”. VOA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  43. ^ Wilkie, Christina (6 tháng 2 năm 2023). “Chinese spy balloon fallout roils Washington and Beijing” (bằng tiếng Anh). CNBC. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  44. ^ “Biden says U.S. will "take care of" suspected Chinese spy balloon”. CBS News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  45. ^ Raddatz, Martha; Martinez, Luis; Yiu, Karson. “Large Chinese reconnaissance balloon spotted over the US, officials say”. ABC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  46. ^ a b c Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  47. ^ Baldor, Lolita C.; Copp, Tara (4 tháng 2 năm 2023). “China balloon: Many questions about suspected spy in the sky”. AP News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  48. ^ a b Baldor, Lolita C.; Copp, Tara (4 tháng 2 năm 2023). “China balloon: Many questions about suspected spy in the sky”. AP News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  49. ^ Neukam, Stephen (5 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloons flew over US three times during Trump administration: officials”. The Hill (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  50. ^ Stewart, Phil; Ali, Idrees; Stewart, Phil; Ali, Idrees (6 tháng 2 năm 2023). “U.S. failed to detect past Chinese spy balloons, Air Force general says”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  51. ^ Trevithick, Joseph; Rogoway, Tyler (6 tháng 2 năm 2023). “U-2 Spy Planes Snooped On Chinese Surveillance Balloon”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  52. ^ “Gen. Glen VanHerck, Commander, North American Aerospace Defense Command and United States Northern Command, Holds an Off-Camera, On-The-Record Briefing on the High-Altitude Surveillance Balloon Recovery Efforts”. U.S. Department of Defense. 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  53. ^ a b Barnes, Julian E.; Cooper, Helene; Wong, Edward (7 tháng 2 năm 2023). “Previous Chinese Balloon Incursions Initially Went Undetected”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  54. ^ Stewart, Phil; Ali, Idrees; Stewart, Phil; Ali, Idrees (6 tháng 2 năm 2023). “U.S. failed to detect past Chinese spy balloons, Air Force general says”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  55. ^ Ashley Roque, Other Chinese balloons slipped through 'domain awareness gap' in US defenses: General Lưu trữ tháng 2 9, 2023 tại Wayback Machine, Breaking Defense (February 6, 2023).
  56. ^ Trevithick, Joseph; Rogoway, Tyler (6 tháng 2 năm 2023). “U-2 Spy Planes Snooped On Chinese Surveillance Balloon”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  57. ^ “Gen. Glen VanHerck, Commander, North American Aerospace Defense Command and United States Northern Command, Holds an Off-Camera, On-The-Record Briefing on the High-Altitude Surveillance Balloon Recovery Efforts”. U.S. Department of Defense. 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  58. ^ Previous Chinese Balloon Incursions Initially Went Undetected
  59. ^ Singman, Brooke (5 tháng 2 năm 2023). “Trump, top national security officials refute claim that Chinese spy balloons transited US under last admin”. Fox News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  60. ^ Miller, Zeke; Baldor, Lolita C.; Madhani, Aamer (6 tháng 2 năm 2023). “White House: Improved surveillance caught Chinese balloon”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  61. ^ “Mysterious balloon-like object spotted above Sendai”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). 17 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  62. ^ “Balloon-like object in Japanese sky sets Twitter afire with talk of UFOs, Godzilla”. Reuters (bằng tiếng Anh). 17 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  63. ^ “八戸上空に謎の白い球体 昨年宮城で目撃の物体と酷似”. デーリー東北デジタル (bằng tiếng Nhật). 5 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  64. ^ “正体不明の"飛行物体"、今度は青森の上空で目撃。東北に限って出現?→気象台に聞いてみた【画像】”. ハフポスト (bằng tiếng Nhật). 6 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  65. ^ “Chinese weather balloons no reason for alarm: MND”. Taipei Times. CNA. 28 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  66. ^ “National School Transportation Specifications & Procedures” (PDF). 20 tháng 5 năm 2010. tr. 47. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  67. ^ “Biden says U.S. will "take care of" suspected Chinese spy balloon”. CBS News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  68. ^ “Gen. Glen VanHerck, Commander, North American Aerospace Defense Command and United States Northern Command, Holds an Off-Camera, On-The-Record Briefing on the High-Altitude Surveillance Balloon Recovery Efforts”. U.S. Department of Defense. 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  69. ^ Spoehel, Jay (3 tháng 2 năm 2023). “China spy flight: What to know”. Fox Business. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  70. ^ “US: Chinese Balloon Is part of Large Spying Program”. Voice of America (bằng tiếng Anh). 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  71. ^ “Foreign Ministry Spokesperson's Remarks on US Annoucement of the Postponement of Secretary of State Blinken's Visit to China”. Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  72. ^ Mansoor, Sanya (3 tháng 2 năm 2023). “The Alleged Chinese Spy Balloon Is Now Over Missouri. Here's What We Know About Its Path”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  73. ^ Helfrich, Emma; Trevithick, Joseph; Rogoway, Tyler (4 tháng 2 năm 2023). “Why Shooting Down China's Spy Balloon Over The U.S. Is More Complicated Than It Seems”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  74. ^ “Senior Defense Official and Senior Military Official Hold an Off-Camera, On-Background Press Briefing Update on the High-Altitude Surveillance Balloon”. U.S. Department of Defense. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  75. ^ Sullivan, Helen (3 tháng 2 năm 2023). “Spy balloons: What are they and why are they still being used?”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  76. ^ Miller, Zeke; Baldor, Lolita C.; Madhani, Aamer (6 tháng 2 năm 2023). “White House: Improved surveillance caught Chinese balloon”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  77. ^ Salama, Vivian; Gordon, Michael R. (9 tháng 2 năm 2023). “Chinese Balloon Carried Antennas, Other Equipment to Gather Intelligence, U.S. Says”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  78. ^ Williams, Abigail (9 tháng 2 năm 2023). “Chinese spy balloon carried 'multiple antennas' for collecting signals intelligence, State Dept. says”. NBC News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  79. ^ a b Wong, Edward; Barnes, Julian E. (9 tháng 2 năm 2023). “Chinese Balloon Had Tools to Collect Electronic Communications, U.S. Says”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  80. ^ Bushwick, Sophie (3 tháng 2 năm 2023). “Chinese Spy Balloon Has Unexpected Maneuverability”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023. This maneuverability is beyond the capabilities of most high-altitude balloons, says John Villasenor, director of the Institute for Technology, Law and Policy and a professor of electrical engineering, law, public policy and management at the University of California, Los Angeles.
  81. ^ Kohli, Anisha (4 tháng 2 năm 2023). “The Chinese Balloon Looks Nothing Like a Weather Balloon”. Time (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  82. ^ a b Kohli, Anisha (4 tháng 2 năm 2023). “The Chinese Balloon Looks Nothing Like a Weather Balloon”. Time (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  83. ^ Stieb, Matt (3 tháng 2 năm 2023). “What Could a Chinese Spy Balloon Over the U.S. Do, Exactly?”. Intelligencer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  84. ^ “China balloon: Could it have been blown off course as Beijing claims?”. BBC News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  85. ^ “Transcript: Pentagon Press Secretary Brig. Gen. Pat Ryder Holds an On-Camera Press Briefing”. U.S. Department of Defense. 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  86. ^ Helfrich, Emma; Trevithick, Joseph; Rogoway, Tyler (4 tháng 2 năm 2023). “Why Shooting Down China's Spy Balloon Over The U.S. Is More Complicated Than It Seems”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  87. ^ Tomme, Lt. Col. Edward B. (2005). “The Paradigm Shift to Effects-Based Space: Near-Space as a Combat Space Effects Enabler” (PDF). College of Aerospace Doctrine, Research and Education, Air University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  88. ^ Phillips, Aleks (3 tháng 2 năm 2023). “Shooting down Chinese spy balloon a lot harder than it seems”. Newsweek (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  89. ^ “Gazette's spy balloon photos play role in White House's response to China”. Billings Gazette (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  90. ^ a b Szpaller, Keila (6 tháng 2 năm 2023). “Billings photojournalists recall seeing balloon before it was identified, shot down”. Daily Montanan. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  91. ^ Kube, Courtney; Lee, Carol E. (3 tháng 2 năm 2023). “Suspected Chinese spy balloon found over northern U.S.”. NBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  92. ^ Cooper, Helene (3 tháng 2 năm 2023). “Pentagon Says It Detected a Chinese Spy Balloon Hovering Over Montana”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  93. ^ Mansoor, Sanya (3 tháng 2 năm 2023). “The Alleged Chinese Spy Balloon Is Now Over Missouri. Here's What We Know About Its Path”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  94. ^ Borger, Julian (3 tháng 2 năm 2023). “Pentagon says it is monitoring Chinese spy balloon spotted flying over US”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  95. ^ a b Kube, Courtney; Lee, Carol E. (3 tháng 2 năm 2023). “Suspected Chinese spy balloon found over northern U.S.”. NBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  96. ^ a b * Palumbo, Daniele; Howells, Jeremy; Rivault, Erwan (3 tháng 2 năm 2023). “China balloon: Could it have been blown off course as Beijing claims?”. BBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.* Petras, George (3 tháng 2 năm 2023). “US tracked suspected Chinese spy balloon for 5 days before shooting it down over the Atlantic”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  97. ^ a b Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  98. ^ a b Cooper, Helene (3 tháng 2 năm 2023). “Pentagon Says It Detected a Chinese Spy Balloon Hovering Over Montana”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  99. ^ a b Mansoor, Sanya (3 tháng 2 năm 2023). “The Alleged Chinese Spy Balloon Is Now Over Missouri. Here's What We Know About Its Path”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  100. ^ a b “Suspected Chinese spy balloon sightings reported across U.S. as Pentagon tracks it”. The Washington Post. 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  101. ^ Norris, Robert S.; Kristensen, Hans M. (27 tháng 11 năm 2015). “U.S. Nuclear Forces, 2009”. Bulletin of the Atomic Scientists (bằng tiếng Anh). Taylor & Francis. 65 (2): 59–69. doi:10.2968/065002008. eISSN 1938-3282. ISSN 0096-3402. LCCN 48034039. OCLC 470268256.
  102. ^ Kohli, Anisha (4 tháng 2 năm 2023). “The Chinese Balloon Looks Nothing Like a Weather Balloon”. Time (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  103. ^ Cox, John (30 tháng 5 năm 2017). “Ask the Captain: Highest altitudes for planes”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  104. ^ Trevithick, Joseph; Rogoway, Tyler (6 tháng 2 năm 2023). “U-2 Spy Planes Snooped On Chinese Surveillance Balloon”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  105. ^ “Why stratospheric balloons are used in era of space-based intelligence”. Defense News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  106. ^ De Guzman, Chad (3 tháng 2 năm 2023). “Why Is China Allegedly Using a Spy Balloon When It Has a Global Satellite Network?”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  107. ^ Lawder, David (5 tháng 2 năm 2023). “Republicans criticize Biden for waiting to shoot down Chinese balloon”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  108. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên thedrive/u-2-snooped4
  109. ^ Borger, Julian (3 tháng 2 năm 2023). “Pentagon says it is monitoring Chinese spy balloon spotted flying over US”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  110. ^ Cooper, Helene; Wong, Edward (4 tháng 2 năm 2023). “U.S. Shoots Down Chinese Spy Balloon Off the Coast of the Carolinas”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  111. ^ “Senior Defense Official and Senior Military Official Hold an Off-Camera, On-Background Press Briefing Update on the High-Altitude Surveillance Balloon”. U.S. Department of Defense. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  112. ^ Danner, Chas (5 tháng 2 năm 2023). “Did China's Alleged Spy Balloon Mission Backfire? Updates”. Intelligencer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  113. ^ a b Trevithick, Joseph; Rogoway, Tyler (6 tháng 2 năm 2023). “U-2 Spy Planes Snooped On Chinese Surveillance Balloon”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  114. ^ Moore, Stephanie. “Pictures: 'Chinese Spy Balloon' spotted over South Carolina, North Carolina”. WYFF. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  115. ^ Liptak, Kevin; Mattingly, Phil; Bertrand, Natasha; Muntean, Pete; Liebermann, Oren (5 tháng 2 năm 2023). “Inside Biden's decision to 'take care of' the Chinese spy balloon that triggered a diplomatic crisis”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  116. ^ Stanton, Andrew (4 tháng 2 năm 2023). “Chinese Spy Balloon Shot Down Over Atlantic”. Newsweek. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  117. ^ Accettulla, Kevin. “Ground stop issued at Myrtle Beach International Airport due to suspected Chinese spy balloon”. WBTW. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  118. ^ “Ground stop issued along Carolina coast after unconfirmed sightings of Chinese spy balloon”. WCNC-TV. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  119. ^ Morris, Kyle. “Where is the Chinese spy balloon now? Airship spotted flying over North Carolina”. Fox News. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  120. ^ Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  121. ^ Baldor, Lolita C.; Copp, Tara (4 tháng 2 năm 2023). “China balloon: Many questions about suspected spy in the sky”. AP News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  122. ^ Garamone, Jim (4 tháng 2 năm 2023). “F-22 Safely Shoots Down Chinese Spy Balloon Off South Carolina Coast”. U.S. Department of Defense (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  123. ^ Hill, Randall; Stewart, Phil; Mason, Jeff (4 tháng 2 năm 2023). “U.S. fighter jet shoots down suspected Chinese spy balloon”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  124. ^ Altman, Howard; Payne, Stetson; Rogoway, Tyler (4 tháng 2 năm 2023). “F-22 Shoots Down Chinese Spy Balloon Off Carolinas With Missile (Updated)”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  125. ^ Mitchell, Ellen (6 tháng 2 năm 2023). “Rough seas complicate US efforts to recover suspected China spy balloon”. The Hill. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  126. ^ Miller, Andrew (4 tháng 2 năm 2023). “Pentagon reveals details on how Chinese spy balloon was taken down with single shot”. Fox News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  127. ^ “Senior Defense Official and Senior Military Official Hold an Off-Camera, On-Background Press Briefing Update on the High-Altitude Surveillance Balloon”. U.S. Department of Defense. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  128. ^ “US Navy working to recover debris from Chinese 'spy balloon'. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  129. ^ LaGrone, Sam (4 tháng 2 năm 2023). “3 Navy Warships, FBI Now Hunting for Wreckage of Chinese Spy Balloon off South Carolina”. USNI News (bằng tiếng Anh). United States Naval Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  130. ^ “Suspected Chinese spy balloon shot down off South Carolina coast”. CBS News (bằng tiếng Anh). 5 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  131. ^ Vergun, David (6 tháng 2 năm 2023). “U.S. Navy Collecting Surveillance Balloon Debris”. U.S. Department of Defense. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  132. ^ a b “Gen. Glen VanHerck, Commander, North American Aerospace Defense Command and United States Northern Command, Holds an Off-Camera, On-The-Record Briefing on the High-Altitude Surveillance Balloon Recovery Efforts”. U.S. Department of Defense. 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  133. ^ “Chinese High-Altitude Balloon Recovery”. Federal Bureau of Investigation (bằng tiếng Anh). 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  134. ^ a b Sevastopulo, Demetri (7 tháng 2 năm 2023). “US says it does not plan to return spy balloon debris to China”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  135. ^ Lillis, Katie Bo; Herb, Jeremy; Campbell, Josh; Cohen, Zachary; Atwood, Kylie; Bertrand, Natasha (8 tháng 2 năm 2023). “Spy balloon part of a broader Chinese military surveillance operation, US intel sources say”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  136. ^ Norman, Greg (6 tháng 2 năm 2023). “Here is where US is taking remains of China spy flight”. Fox News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  137. ^ Musumeci, Natalie (8 tháng 2 năm 2023). “China says it wants its busted balloon back after the US Navy fished the suspected spy craft out of the ocean”. Business Insider. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  138. ^ “China Says US Should Return Debris From Balloon It Shot Down”. Bloomberg News. 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  139. ^ “Pentagon: Another Chinese Balloon Spotted Over Latin America”. Voice of America. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  140. ^ Gregorian, Dareh; Kube, Courtney; Gains, Mosheh; Richards, Zoë. “Another Chinese 'surveillance balloon' is flying over Latin America, Pentagon says”. NBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  141. ^ “Speculation About Balloon Seen Over Costa Rica Continues”. The Tico Times. 5 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  142. ^ “Venezuela Condemns Washington for Shooting Down Chinese Balloon”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). 5 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  143. ^ “Fuerza Aérea detectó un objeto similar a un globo sobre cielo colombiano” [Air Force detected a balloon-like object over Colombian sky]. El Universal (bằng tiếng Tây Ban Nha). 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  144. ^ Roche, Darragh (4 tháng 2 năm 2023). “Photos appear to show second Chinese balloon passing over Latin America”. Newsweek (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  145. ^ Hutzler, Alexandra; Cathey, Libby; Deliso, Meredith; Guerilus, Stephanie. “Chinese balloon live updates: Second balloon flying over South America: Pentagon”. ABC News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  146. ^ Ward, Alexander. “Pentagon says another Chinese spy balloon spotted over Latin America”. Politico. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  147. ^ Wang, Selina; Change, Wayne (6 tháng 2 năm 2023). “Balloon over Latin America belongs to China, Beijing says”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  148. ^ “Second balloon over Latin America is ours - China”. BBC News (bằng tiếng Anh). 6 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  149. ^ Lee, Matthew (4 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloon soars across US; Blinken scraps Beijing trip”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  150. ^ Cadell, Cate; Hudson, John; Abutaleb, Yasmeen. “Blinken postpones China trip as suspected spy balloon detected over U.S.”. The Washington Post. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  151. ^ Hansler, Jennifer; Liptak, Kevin; Herb, Jeremy; Atwood, Kylie; Sciutto, Kylie; Liebermann, Oren (3 tháng 2 năm 2023). “Blinken postpones trip to Beijing after Chinese spy balloon spotted over US, officials say”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  152. ^ Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  153. ^ “Gazette's spy balloon photos play role in White House's response to China”. Billings Gazette (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  154. ^ Hutzler, Alexandra; Cathey, Libby; Deliso, Meredith; Guerilus, Stephanie (4 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloon live updates: 'We're going to take care of it,' Biden says”. ABC News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  155. ^ Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  156. ^ “Senior Defense Official and Senior Military Official Hold an Off-Camera, On-Background Press Briefing Update on the High-Altitude Surveillance Balloon”. U.S. Department of Defense. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  157. ^ Griffiths, Brent D. “Trump and other Republicans call for the US 'to shoot down' a suspected Chinese spy balloon”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  158. ^ Lawder, David; Sullivan, Andy (5 tháng 2 năm 2023). “U.S. military says it is searching for remnants of Chinese spy balloon”. Reuters (bằng tiếng Anh). Washington. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  159. ^ “Chinese balloon part of worldwide fleet, US officials say”. BBC News (bằng tiếng Anh). 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  160. ^ a b Nakashima, Ellen; Harris, John; Hudson, Shane; Lamothe, Dan (7 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloon part of vast aerial surveillance program, U.S. says”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  161. ^ Lillis, Katie Bo; Herb, Jeremy; Campbell, Josh; Cohen, Zachary; Atwood, Kylie; Bertrand, Natasha (8 tháng 2 năm 2023). “Spy balloon part of a broader Chinese military surveillance operation, US intel sources say”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  162. ^ Wendler, Jacob (7 tháng 2 năm 2023). “House panel warns of China's threat to U.S. after surveillance balloon incident”. United Press International (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  163. ^ Rogers, Mike (7 tháng 2 năm 2023). “Rogers Opening Statement at Hearing on Pressing Threat of CCP to U.S. National Defense”. Armed Services Republicans (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  164. ^ Nakashima, Ellen; Harris, John; Hudson, Shane; Lamothe, Dan (7 tháng 2 năm 2023). “Chinese balloon part of vast aerial surveillance program, U.S. says”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  165. ^ Mascaro, Lisa (9 tháng 2 năm 2023). “US House votes to condemn China over balloon surveillance”. AP News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  166. ^ H.Res. 104
  167. ^ Lewis, James Andrew (3 tháng 2 năm 2023). “Chinese Spy Balloons: The Sky's the Limit”. Center for Strategic and International Studies (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  168. ^ a b “Why stratospheric balloons are used in era of space-based intelligence”. Defense News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  169. ^ Woo, Ryan; Torode, Greg (5 tháng 2 năm 2023). “China has reasons to keep cool after U.S. downs balloon”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  170. ^ Tharoor, Ishaan (5 tháng 2 năm 2023). “The balloon saga strains an already fraught U.S.-China relationship”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  171. ^ Stern, Marlow (5 tháng 2 năm 2023). “SNL Airs Hilarious Interview With Bowen Yang's Chinese Spy Balloon”. Rolling Stone (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  172. ^ “Spy Balloon Cold Open”. Saturday Night Live. 4 tháng 2 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023 – qua YouTube.
  173. ^ Wilstein, Matt (5 tháng 2 năm 2023). 'SNL' Lands Exclusive Interview With the Chinese Spy Balloon”. The Daily Beast (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  174. ^ Alexander, Bryan. 'SNL': MSNBC lands exclusive interview with Chinese spy balloon: 'Congrats! You shot a balloon'. USA Today (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  175. ^ Peirce, Charles P. (3 tháng 2 năm 2023). “No, We Would *Not* Like You to Spy in Your Beautiful Balloon”. Esquire (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  176. ^ Sachdeva, Maanya (6 tháng 2 năm 2023). “Trevor Noah cracks 'Chinese spy balloon' joke during Grammys monologue”. The Independent (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  177. ^ Borowitz, Andy (6 tháng 2 năm 2023). “Elon Musk Seething with Envy Over Attention Balloon Is Getting”. The New Yorker. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  178. ^ Harvey, Josephine (5 tháng 2 năm 2023). “Trump Jr. Shares Chinese Balloon Joke That His Dad Might Not Be Too Happy About”. HuffPost (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  179. ^ Cao, Steffi (4 tháng 2 năm 2023). “The US Shot Down The Chinese Spy Balloon And The Memes Are Gold”. BuzzFeed News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  180. ^ “Ottawa tight-lipped on details as Canada, U.S. call out China over balloon” [Ottawa không nói thêm chi tiết trong khi Canada [và] Mỹ chỉ trích Trung Quốc vì khí cầu]. CTV News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  181. ^ D'Andrea, Aaron; Boynton, Sean (3 tháng 2 năm 2023). “Suspected Chinese surveillance balloon spent time in Canadian airspace: Sources - National” [Khí cầu do thám Trung Quốc tình nghi đã bay trong không phận Canada: Nguồn -Toàn quốc]. Global News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  182. ^ Mundie, Jessica (3 tháng 2 năm 2023). “Global Affairs summons Chinese ambassador after surveillance balloon crosses continental airspace” [Bộ Ngoại giao triệu tập đại sứ Trung Quốc sau khi khí cầu giám sát vượt qua không phận châu lục]. CBC News. Canadian Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  183. ^ “Canada monitoring 'potential second incident' of Chinese surveillance craft over its airspace” [Canada theo dõi 'sự kiện [máy bay do thám Trung Quốc] tình nghi thứ hai' trên không phận của mình]. Washington Examiner (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  184. ^ “Statement on High Altitude Surveillance Balloon” [Thông cáo về Khí cầu Giám sát Tầm cao]. www.canada.ca. Canada National Defence. 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  185. ^ “Canadian pilots were warned of 'untethered balloon' amid China surveillance concerns” [Phi công Canada đã được cảnh báo về ‘khí cầu mất dây’]. Global News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  186. ^ a b Hansler, Jennifer; Liptak, Kevin; Herb, Jeremy; Atwood, Kylie; Sciutto, Kylie; Liebermann, Oren (3 tháng 2 năm 2023). “Blinken postpones trip to Beijing after Chinese spy balloon spotted over US, officials say”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  187. ^ Rychcik, Savannah (3 tháng 2 năm 2023). “China Issues Statement Following Reports of a Suspected Spy Balloon Over Montana”. Independent Journal Review. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  188. ^ Wang Fujiyama, Emily (6 tháng 2 năm 2023). “China accuses US of indiscriminate use of force over balloon”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  189. ^ Borger, Julian (3 tháng 2 năm 2023). “Pentagon says it is monitoring Chinese spy balloon spotted flying over US” [Lầu Năm Góc nói nó đang theo dõi khí cầu gián điệp Trung Quốc được phát hiện là đang bay qua Mỹ]. The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  190. ^ “Opinion: US shooting down airship a blatant provocation”. Opinion. China Daily. 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  191. ^ “China Weather Bureau Shake-Up Draws Scrutiny After Balloon Furor”. Bloomberg. 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  192. ^ Tuấn Anh (5 tháng 2 năm 2023). “Trung Quốc miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan khí tượng, dọa đáp trả Mỹ vụ bắn hạ khinh khí cầu”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  193. ^ “明貶暗升?中國氣象局局長遭免職”. tw.news.yahoo.com (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  194. ^ “中國氣象局長因氣球案下台? 早已升甘肅政協主席Chinese Metrological Chief fired due to ballon incident? He's already been promoted as Gansu PCC chief” [Giám đốc Khí tượng Trung Quốc bị cách chức vì sự kiện khí cầu ư? Ông đã được thăng chức lên chủ tịch HC tỉnh Cam Túc rồi.]. Liberty Times (bằng tiếng Trung). 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  195. ^ Miller, Zeke; Balsamo, Michael; Long, Colleen; Madhani, Aamer; Baldor, Lolita C. (5 tháng 2 năm 2023). “US downs Chinese balloon, drawing a threat from China”. AP News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  196. ^ Wang Fujiyama, Emily (6 tháng 2 năm 2023). “China accuses US of indiscriminate use of force over balloon”. AP News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  197. ^ “China Says US Should Return Debris From Balloon It Shot Down”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  198. ^ Wu, Huizhong (4 tháng 2 năm 2023). “China tries to minimize impact of suspected spy balloon after Blinken cancels visit”. PBS NewsHour. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  199. ^ Wood, Richard (6 tháng 2 năm 2023). “Penny Wong backs US over shooting down of Chinese 'spy balloon'. 9news.com.au. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  200. ^ Ransley, Ellen (6 tháng 2 năm 2023). “Penny Wong urges calm after US shoots down China 'weather' balloon”. news.com.au. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  201. ^ “Foreign Minister Penny Wong responds to the balloon incident”. Australian Broadcasting Corporation (bằng tiếng Anh). 5 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  202. ^ Lauren, Giella (6 tháng 2 năm 2023). “Putin Ally Backs China, Says U.S. Was Wrong to Shoot Down Spy Balloon”. Newsweek. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  203. ^ “Venezuela Condemns Washington for Shooting Down Chinese Balloon”. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). 5 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]