Thành viên:Baoothersks/Hamburger

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hamburger
Một cái Hamburger thường thấy
BữaMón chính
Xuất xứĐức hoặc Hoa Kỳ (tranh cãi)
Sáng tạo bởiKhông rõ (nhiều cá nhân tự nhận là người sáng tạo món ăn)
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần chínhThịt xay, bánh mỳ
Hamburger thường có xà lách, hành tây, và nhiều phần trên khác.

Hamburger hoặc gọi ngắn gọn là burger (đọc là hăm-bơ-gơ hay hem-bơ-gơ, phát âm tiếng Anh là /ˈhæmbɜrɡər/) là một loại thức ăn bao gồm bánh mì kẹpthịt xay (thường là thịt ) ở giữa. Miếng thịt có thể được nướng, chiên, hun khói hay nướng trên lửa. Hamburger thường ăn kèm với pho mát, rau diếp, cà chua, hành tây, dưa chuột muối chua, thịt xông khói, hoặc ớt; ngoài ra, các loại gia vị như sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, đồ gia vị, hoặc "nước xốt đặc biệt", (thường là một biến tấu của sốt Thousand Island); thường được đặt trên miếng bánh mì rải hạt mè. Loại bánh hamburger có topping là pho mát được mọi người gọi là hamburger pho mát.[1]

Thuật ngữ "burger" cũng có thể chỉ đến miếng thịt (patty, tức là chả miếng) đặt trên món bánh, đặc biệt là ở Vương quốc Anh, nơi thuật ngữ "patty" hiếm khi được sử dụng, hoặc chỉ đơn thuần là ám chỉ đến thịt bò xay. Vì từ hamburger thường ngụ ý đến thịt bò, nên để rõ ràng hơn, tên của loại thịt hoặc nguyên liệu thay thế thịt có thể được đặt trước "burger", chẳng hạn như burger bò (beef burger), burger gà tây (turkey burger), burger bò rừng (Bison burger) hoặc burger chay (vegie burger).

Hamburger thường được bán tại các nhà hàng thức ăn nhanh, quán ăn nhỏ hoặc các nhà hàng đặc sản, cao cấp. Ngoài ra, loại bánh này cũng có nhiều biến thể quốc tế và khu vực.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ hamburger ban đầu bắt nguồn từ Hamburg, thành phố lớn thứ hai của Đức. Hamburger trong tiếng Đức là tên gọi của Hamburg, tương tự như Frankfurterwiener, những loại thực phẩm làm từ thịt và tên gọi của chúng bắt nguồn từ thành phố FrankfurtVienna (trong tiếng Đức là Wien).

Bằng cách dời hình vị, thuật ngữ "burger" cuối cùng cũng trở thành một từ đơn gắn liền với nhiều loại sandwich khác nhau, nhưng được làm bằng các loại thịt khác nhau như thịt trâu trong burger thịt trâu, thịt nai, kangaroo, thịt gà, gà tây, nai sừng tấm, thịt cừu hoặc các loại cá, như cá hồi trong burger cá hồi, nhưng cũng có thể sử dụng trong các loại bánh không thịt như trường hợp của burger chay.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bít tết Hamburg còn được biết đến với cái tên "Frikadelle" ở Đức vào thế kỷ 17.
"Hamburger Rundstück" đã trở nên phổ biến vào năm 1869, và được cho là tiền thân của bánh Hamburger hiện đại.
Hamburger pho mát của Burger Kingquận Fairfax, Virginia

Dù các biến tấu của món ăn đã được phục vụ trong hơn một thế kỷ, nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn mơ hồ. Cuốn sách nổi tiếng The Art of Cookery Made Plain and Easy của Hannah Glasse có nhắc đến một công thức nấu ăn vào năm 1758 mang tên "xúc xích Hamburgh", trong đó đề xuất phục vụ món "thịt nướng với bánh mì nướng nằm ở bên dưới". Một món ăn nhẹ tương tự cũng rất phổ biến ở Hamburg với tên gọi "Rundstück warm" ("bánh mì ổ nhỏ ấm") xuất hiện vào năm 1869 hoặc sớm hơn, và được nhiều người di cư ăn trên đường đến Mỹ, nhưng nó có thể chứa món bít tết quay chứ không phải Frikadeller. Bít tết Hamburg được cho là đã được đặt giữa hai miếng bánh mì trong công ty Hamburg America Line, bắt đầu hoạt động vào năm 1847. Mỗi loại thịt này có thể là cột mốc đánh dấu sự ra đời, cũng như giải thích tên gọi của bánh hamburger.

Tạp chí Boston đã đề cập đến món "bít tết Hamburg" vào đầu năm 1884. Vào ngày 5 tháng 7 năm 1896, tờ Chicago Daily Tribune đã đưa ra một tuyên bố rất cụ thể về món "bánh kẹp hamburger" trong một bài báo có tựa đề "Sandwich Car": "A distinguished favorite, only five cents, is Hamburger steak sandwich, the meat for which is kept ready in small patties and 'cooked while you wait' on the gasoline range."

Tuyên bố về phát minh[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nữ nghị sĩ Connecticut Rosa DeLauro, thì hamburger, loại bánh mì hai lát kẹp một miếng thịt xay, được tạo ra lần đầu ở Mỹ vào năm 1900 bởi Louis Lassen, một người nhập cư Đan Mạch, chủ của nhà hàng Louis 'LunchNew Haven. Ngoài ra, Charlie Nagreen, Frank cùng Charles Menches, Oscar Weber Bilby và Fletcher Davis cũng đưa ra những tiên bố cho rằng họ mới chính là người phát minh ra bánh hamburger. White Castle đã lần theo nguồn gốc của bánh hamburger ở Hamburg, và người có công sáng tạo ra món bánh này thuộc về Otto Kuase. Tuy nhiên, bánh lại được công nhận tại Hội chợ Thế giới St. Louis năm 1904 khi tờ New York Tribune gọi hamburger là "sự đổi mới của một nhà cung cấp thực phẩm". Không có kết luận nào khép lại cuộc tranh cãi về người tạo ra món ăn. Một bài báo từ ABC News tóm tắt: "Một vấn đề đáng quan tâm là có rất ít bằng chứng lịch sử bằng văn bản. Một vấn đề khác là sự phổ biến của hamburger đã xuất hiện phần lớn tại Hội chợ Thế giới, từ những nhà cung cấp nhỏ đến và đi ngay lập tức. Cũng có thể có nhiều người đã nảy ra ý tưởng cùng một lúc ở các vùng khác nhau trên đất nước."

Louis Lassen[sửa | sửa mã nguồn]

Louis Lassen thuộc Louis 'Lunch, một chiếc xe đẩy đồ ăn trưa cỡ nhỏ ở New Haven, Connecticut, được cho là đã bán bánh hamburger và sandwich bít tết đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1900. Tạp chí New York cho biết "Món ăn thực sự không có tên cho đến khi một số thủy thủ ồn ào đến từ Hamburg đặt tên cho món ăn theo tên của họ vào nhiều năm sau đó", đồng thời lưu ý rằng tuyên bố này vẫn còn gây tranh cãi. Một khách hàng đã gọi một bữa ăn nóng nhanh chóng và Louis đã hết bít tết. Sau khi lấy thịt bò xay, Louis thái chúng thành miếng và đem đi nướng, rồi đặt chúng giữa hai lát bánh mì nướng. Một số nhà phê bình như Josh Ozersky, biên tập viên ẩm thực của Tạp chí New York, cho rằng chiếc bánh này này không phải là hamburger vì bánh mì đã được nướng sẵn.

Charlie Nagreen[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những tuyên bố sớm nhất đến từ Charlie Nagreen. Vào năm 1885, ông đã bán loại bánh mì hai lát kẹp thịt viên tại Hội chợ Seymour, bây giờ đôi khi còn gọi là Hội chợ Quận Outagamie. Hiệp hội Lịch sử Cộng đồng Seymour của Seymour, Wisconsin, đã công nhận Nagreen (giờ đây được gọi là "Hamburger Charlie") cùng với phát minh này. Nagreen được cho là đã mười lăm tuổi khi bán bánh mì thịt lợn tại Hội chợ Seymour 1885, được làm để thực khách có thể vừa ăn vừa đi dạo. Hiệp hội giải thích rằng Nagreen đặt tên cho chiếc bánh theo tên của món bít tết Hamburg mà những người nhập cư Đức địa phương mang đến.

Otto Kuase[sửa | sửa mã nguồn]

Theo White Castle, Otto Kuase mới là người phát minh ra bánh hamburger. Vào năm 1891, ông đã tạo ra một miếng thịt bò nấu trong bơ rồi phủ lên một lớp trứng rán. Các thủy thủ Đức sau đó đã bỏ qua món trứng rán.

Oscar Weber Bilby[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình của Oscar Weber Bilby tuyên bố rằng chiếc bánh hamburger đầu tiên được phục vụ vào ngày 4 tháng 7 năm 1891 tại trang trại của ông nội Oscar. Loại bánh mì sử dụng trong món bánh là loại chứa men nở. Năm 1995, Thống đốc Frank Keating tuyên bố rằng chiếc bánh hamburger thực sự đầu tiên được tạo ra và tiêu thụ ở Tulsa, Oklahoma vào năm 1891, đồng thời còn gọi Tulsa là "Nơi khai sinh thực sự của bánh Hamburger."

Frank và Charles Menches[sửa | sửa mã nguồn]

Một cái hamburger pho mát thịt xông khói

Frank và Charles Menches tuyên bố rằng họ đã bán một chiếc sandwich thịt bò xay tại Hội chợ Quận Erie năm 1885 ở Hamburg, New York. Trong thời gian diễn ra hội chợ, hai người đã hết xúc xích heo và dùng thịt bò để thay thế. Kunzog, người đã nói chuyện với Frank Menches, nói rằng hai người đã cạn kiệt nguồn cung xúc xích, vì vậy đã mua thịt bò băm nhỏ từ một người bán thịt tên là Andrew Klein. Sử gia Joseph Streamer viết rằng thịt lấy từ chợ của Stein không phải là của Klein, mặc dù Stein đã bắt đầu bán ở chợ vào năm 1874. Câu chuyện cũng lưu ý rằng tên của bánh hamburger đến từ Hamburg, New York chứ không phải Hamburg, Đức. Cáo phó của Frank Menches trên tờ The New York Times cho biết những sự kiện này diễn ra tại Hội chợ Hạt Summit năm 1892 ở Akron, Ohio.

Fletcher Davis[sửa | sửa mã nguồn]

Fletcher Davis ở Athens, Texas quả quyết rằng ông đã phát minh ra bánh hamburger. Theo lịch sử truyền miệng, vào những năm 1880, Davis đã mở một quầy ăn trưa ở Athens và phục vụ món 'hamburger' thịt bò chiên với mù tạt và hành tây Bermuda giữa hai lát bánh mì, còn dưa chua thì để ở bên cạnh. Chuyện kể rằng vào năm 1904, Davis và vợ là Ciddy điều hành một quầy bán bánh mì sandwich tại Hội chợ Thế giới St. Louis. Nhà sử học Frank X. Tolbert lưu ý rằng Clint Murchison, cư dân Athens, nói rằng ông nội của ông đã sáng chế ra hamburger từ những năm 1880 với cái tên 'Old Dave' hay còn gọi là Fletcher Davis. Một bức ảnh chụp "Old Dave's Hamburger Stand" từ năm 1904 đã được gửi đến Tolbert để làm bằng chứng cho tuyên bố trên.

Những tuyên bố khác[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tuyên bố sáng tạo không cụ thể khác nhau liên quan đến thuật ngữ "bít tết hamburger" mà không đề cập đến việc nó là bánh sandwich. Thực đơn in đầu tiên của Mỹ có món bánh hamburger được cho là thực đơn năm 1834 của Delmonico's ở New York. Tuy nhiên, máy in thực đơn ban đầu không hoạt động vào năm 1834. Năm 1889, một thực đơn của Walla Walla Union ở Washington cũng có món bít tết hamburger.

Từ năm 1871 đến 1884, "Bít tết Hamburg" nằm trong "Thực đơn Bữa sáng và Bữa tối" của Nhà hàng Clipper tại số 311/313 Phố Thái Bình Dương ở San Fernando, California. Nó có giá 10 xu - đồng giá với sườn cừu, chân lợn tẩm bột và thịt bê hầm. Tuy nhiên, món ăn lại không có trong thực đơn bữa tối; chỉ có "Thịt thủ lợn", "Lưỡi bê" và "Thận hầm" là được liệt kê. Một tuyên bố khác có liên hệ hamburger với Quânn Summit, New York hoặc Ohio. Quận Summit, Ohio có tồn tại, nhưng Quận Summit, New York thì không.

Những nhà cung ứng lớn đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Big Mac của McDonald's
  • Năm 1921: White Castle, Wichita, Kansas. Do tinh thần chống Đức ở Hoa Kỳ dâng cao trong Thế chiến thứ nhất, nên hamburger bị thay thế bởi một cái tên khác là bít tết Salisbury. Sau chiến tranh, bánh hamburger không phổ biến cho đến khi chuỗi nhà hàng White Castle thực hiện chiến dịch tiếp thị và bán một lượng lớn bánh hamburger vuông nhỏ 2,5 inch, được gọi là slider. Họ bắt đầu đục năm lỗ trên mỗi miếng bánh, giúp chúng chín đều và không cần phải lật. Năm 1995 White Castle bắt đầu bán bánh hamburger đông lạnh trong các cửa hàng tiện lợi và máy bán hàng tự động.
  • 1923: Kewpee Hamburgers, hoặc Kewpee Hotels, Flint, Michigan. Kewpee là chuỗi cửa hàng bánh hamburger thứ hai, với con số cao nhất là 400 địa điểm trước Thế chiến thứ hai. Nhiều nhà hàng trong số này đã được cấp phép nhưng không được nhượng quyền một cách chặt chẽ. Trong Thế chiến II, nhiều nơi đã bị đóng cửa. Vào giữa năm 1955 và 1967, một loạt các sự kiện đã khiến nhiều nhà hàng phải đóng cửa hoặc đổi tên. Năm 1967, người cấp phép Kewpee chuyển công ty sang hệ thống nhượng quyền. Hiện tại chỉ còn năm địa điểm tồn tại.
  • 1926: White Tower Hamburgers
  • 1927: Little Tavern
  • Thập niên 1930: White Castle (II; do Henry Cassada điều hành)
  • 1931: Krystal (nhà hàng)
  • 1936: Big Boy. Vào năm 1937, Bob Wian đã tạo ra chiếc bánh hamburger hai tầng tại quầy bánh hamburger của mình ở Glendale California. Big Boy đã trở thành tên của bánh hamburger, linh vật và các nhà hàng. Chuỗi nhà hàng này mở rộng ra toàn quốc thông qua nhượng quyền khu vực và nhượng quyền thứ cấp. Chủ yếu hoạt động dưới dạng nhà hàng lái xe vào những năm 1950, dịch vụ ăn uống của chuỗi dần dần thay thế dịch vụ lề đường vào đầu những năm 1970. Mặc dù nhiều thương hiệu đã đóng cửa hoặc hoạt động độc lập, nhưng tại các nhà hàng Mỹ còn sót lại, bánh hamburger hai tầng Big Boy vẫn là món ăn đặc trưng.
  • 1940: Nhà hàng McDonald's, San Bernardino, California, được thành lập bởi Richard và Maurice McDonald. Việc giới thiệu "Hệ thống phục vụ Speedee" vào năm 1948 đã khai sinh ra các nguyên tắc của nhà hàng thức ăn nhanh hiện đại. Anh em nhà McDonald bắt đầu nhượng quyền vào năm 1953. Năm 1961, Ray Kroc đã mua lại công ty từ hai anh em với giá 2,7 triệu đô la và 1,9% phí bản quyền.

Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn bị làm bánh hamburger trong cửa hàng thức ăn nhanh

Hamburger thường là đặc trưng của các nhà hàng thức ăn nhanh. Loại hamburger phục vụ trong các cơ sở thức ăn nhanh lớn thường được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy và được đông lạnh để giao đến tận nơi. Những chiếc bánh này mỏng và có độ dày đồng đều, khác với bánh hamburger truyền thống của Mỹ được làm tại nhà và các nhà hàng thông thường, dày hơn và được chế biến thủ công từ thịt bò xay. Hầu hết các loại hamburger của Mỹ đều có hình tròn, nhưng một số chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, chẳng hạn như Wendy's, lại bán hamburger cắt hình vuông. Hamburger trong các nhà hàng thức ăn nhanh thường được nướng trên vỉ nướng phẳng (flattop grill), nhưng một số công ty, chẳng hạn như Burger King, áp dụng quy trình nướng trên ngọn lửa gas. Tại các nhà hàng Mỹ thông thường, bánh hamburger có thể phục vụ ở độ "tái", nhưng chúng thường được bày dọn ở độ chín đều hoặc chín tới vì lý do an toàn thực phẩm. Những nhà hàng thức ăn nhanh thường không có lựa chọn này.

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald'sBig Mac, một trong những loại hamburger bán chạy nhất thế giới; người ta ước tính rằng 550 triệu chiếc Big Mac được bán ra mỗi năm tại Hoa Kỳ. Các chuỗi thức ăn nhanh lớn khác, bao gồm Burger King (còn được gọi là Hungry Jack's ở Úc), A&W, Culver's, Whataburger, Carl's Jr./Hardee's, Wendy's (được biết đến với miếng thịt vuông), Jack in the Box, Cook Out, Harvey's, Shake Shack, In-N-Out Burger, Five Guys, Fatburger, Vera's, Burgerville, Back Yard Burgers, Lick's Homeburger, Roy Rogers, SmashburgerSonic cũng phụ thuộc rất nhiều vào doanh số bán hamburger. Ngoài ra, FuddruckersRed Robin là chuỗi cửa hàng bán bánh mì kẹp thịt chuyên về các loại bánh hamburger "kiểu nhà hàng" tầm trung.

Một số nhà hàng phục vụ bánh hamburger một cách kỹ lưỡng, sử dụng những miếng thịt đắt tiền và nhiều loại pho mát, topping[a] và nước sốt. Một ví dụ điển hình là chuỗi Bobby's Burger Palace do đầu bếp nổi tiếng kiêm ngôi sao Food Network Bobby Flay sáng lập.

Một chiếc bánh hamburger và khoai tây chiên mua mang đi, cả hai đều được đựng trong hộp riêng.
Một số loại hamburger có bánh mì màu đen, thường được tạo màu bằng mực của con mực.

Hamburger thường được phục vụ như một bữa ăn tối nhanh, bữa ăn ngoài trời hoặc đồ ăn tiệc và thường được nấu ngoài trời trên các vỉ nướng.

Bánh hamburger chất lượng cao được làm hoàn toàn từ thịt bò xay (băm) và gia vị; chúng có thể được mô tả là "bánh hamburger toàn thịt bò" hoặc "miếng thịt toàn là bò" để phân biệt với bánh hamburger rẻ tiền làm từ các nuyên liệu tiết kiệm chi phí như thêm bột mì, đạm chay khô, thịt bò vụn đã khử chất béo được xử lý bằng amoniac (mà công ty Beef Products Inc, gọi là "thịt bò nạc có kết cấu mịn"), thịt được tách khỏi xương, hoặc các chất meat extenders khác. Trong những năm 1930, gan xay đôi khi được người chế biến thêm vào. Một số đầu bếp chế biến miếng thịt bằng các chất kết dính như trứng hoặc vụn bánh mì. Gia vị có thể bao gồm muối và tiêu hoặc những loại khác như mùi tây, hành tây, nước tương, sốt Thousand Island, hỗn hợp súp hành tây, hoặc sốt Worcestershire. Nhiều sản phẩm thương hiệu muối nêm cũng được sử dụng.

Sự an toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Hamburger sống có thể chứa vi khuẩn có thể gây bệnh truyền qua thực phẩm như Escherichia coli O157: H7, do sơ chế thịt ban đầu không đúng cách, vì vậy cần thận trọng trong quá trình chế biến và nấu nướng. Do có khả năng gây bệnh, nên Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng hamburger phải được nấu ở nhiệt độ bên trong là 160° F (71° C). Nếu được nấu ở nhiệt độ này, chúng được coi là đã chín.

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Hamburger cũng có thể được chế biến bằng miếng thịt làm từ các nguyên liệu khác ngoài thịt bò. Ví dụ, burger gà tây sử dụng thịt gà tây xay, burger gà sử dụng thịt gà xay. Một chiếc bánh burger thịt trâu sử dụng thịt xay từ bò rừng và một chiếc burger đà điểu được làm từ thịt đà điểu xay tẩm gia vị. Hamburger thịt hươu thì sử dụng thịt xay từ hươu.

Burger thuần chay[sửa | sửa mã nguồn]

Hamburger Impossible chay

Hamburger chay và thuần chay có thành phần chính là các chất tương tự thịt hoặc thay thế thịt, như đậu phụ, đạm chay khô, seitan (gluten lúa mì), quorn,[b] đậu, ngũ cốc hoặc nhiều loại rau, sau đó nghiền thành miếng.

Chả miếng rau củ đã tồn tại trong các nền ẩm thực Âu-Á khác nhau trong nhiều thiên niên kỷ, và là một món phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ.

Hamburger bít tết[sửa | sửa mã nguồn]

Hamburger bít tết với pho mát và hành tây chiên giòn
Một cái hamburger pho mát bò Angus của Burger King

Hamburger bít tết là thuật ngữ tiếp thị để chỉ một loại bánh hamburger được cho là có chất lượng vượt trội. Ở Úc, đây là một loại sandwich kẹp thịt bò bít tết thay vì thịt xay.

Hamburger bít tết được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 1920. Cũng tương tự như nhiều loại hamburger khác, chúng có thể được chế biến với nhiều phần nhân và topping khác nhau.

Việc sử dụng thuật ngữ "hamburger bít tết" có từ những năm 1920 ở Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ vào năm 1934, A.H. "Gus" Belt, người sáng lập Steak 'n Shake, đã nghĩ ra một loại bánh hamburger chất lượng cao hơn và cung cấp chúng dưới dạng "hamburger bít tết" cho khách hàng tại địa điểm đầu tiên của công ty ở Normal, Illinois. Món này là sự kết hợp giữa thịt xay từ phần dải của sườn chữ Tthăn ngoại bò trong quá trình chế biến. Hamburger bít tết là một món chính trong thực đơn tại các nhà hàng Steak 'n Shake, và các nhãn hiệu đã đăng ký của công ty bao gồm "hamburger bít tết nguyên bản" và "nổi tiếng vì món hamburger bít tết". "Hamburger bít tết Prime" của Steak 'n Shake hiện được làm bằng ức và nạc vai bò loại cao cấp.

Thịt bò là nguyên liệu đặc trưng của món bánh, ​​mặc dù các loại thịt khác như thịt cừu và thịt lợn cũng có thể được sử dụng. Người chế biến thường xay hoặc băm nhỏ chúng. Hamburger bít tết cũng có thể được nấu chín ở nhiều mức độ khác nhau.

Hamburger bít tết có thể được phục vụ với topping của hamburger tiêu chuẩn như xà lách, hành tây và cà chua. Một số loại có thể cho thêm nhiều topping khác nhau như pho mát, thịt xông khói, trứng rán, nấm, thịt bổ sung, cùng nhiều loại khác.

Nhiều cửa hàng thức ăn nhanh và nhà hàng - chẳng hạn như Burger King, Carl's Jr., Hardee's, IHOP, Steak 'n Shake, Mr. Steak, và Freddy's - . Cũng có một vài nhà hàng cung cấp bánh hamburger cao cấp được chế biến từ thịt bò già. Ngoài ra, nhiều nhà hàng đã sử dụng thuật ngữ "burger bít tết" vào nhiều thời điểm khác nhau.

Một số công viên bóng chày được nhượng quyền ở Hoa Kỳ gọi hamburger của họ là hamburger bít tết, chẳng hạn như Sân vận động Johnny Rosenblatt ở Omaha, Nebraska.

Burger King đã giới thiệu món bánh sandwich Sirloin Steak vào năm 1979 như một phần của việc mở rộng thực đơn, nhằm tái cấu trúc lại công ty. Đây là một miếng thịt nhỏ hình chữ nhật làm từ bít tết cắt nhỏ, được đặt trên một cái bánh mì ổ nhỏ rải hạt mè. Những loại burger bít tết khác được cung cấp bởi Burger King bao gồm Angus Bacon Cheddar Ranch Steak Burger, Angus Bacon & Cheese Steak Burger, cũng như một phiên bản giới hạn Stuffed Steakhouse Burger.

Năm 2004, Steak 'n Shake đã kiện Burger King về việc họ sử dụng thuật ngữ Hamburger Bít tết kết hợp với một trong các món ăn trong thực đơn của hãng, cho rằng điều này đã vi phạm quyền nhãn hiệu. (Theo tờ St. Louis Post-Dispatch, các luật sư của Burger King đã "nướng" CEO của Steak 'n Shake tại tòa án về nội dung chính xác của việc chào bán món bít tết của Steak' n Shake.) Vụ việc đã được giải quyết ngoài tòa án.

Hoa Kỳ và Canada[sửa | sửa mã nguồn]

Hamburger cỡ nhỏ ("slider")

Hamburger được coi là món ăn quốc gia của Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ và Canada, bánh có thể được phân thành hai loại chính: hamburger thức ăn nhanh và hamburger chế biến riêng được làm tại nhà và nhà hàng. Loại thứ hai thường được chế biến với nhiều loại topping, bao gồm xà lávh, cà chua, hành tây, và thường là dưa chuột muối chua thái lát (hoặc đồ gia vị). Khoai tây chiên thường là món đi kèm với hamburger. Pho mát (thường là pho mát lát đã qua chế biến nhưng người ta cũng sử dụng pho mát Cheddar, Thụy Sĩ, pepper jack, hoặc pho mát xanh), được nấu chảy trực tiếp trên miếng thịt hoặc đập vỡ ở phía trên, tùy theo lựa chọn của người ăn.

Người ta có thể cho gia vị vào bánh hamburger hoặc đặt chúng ở bên cạnh, bao gồm tương cà, mù tạt, sốt mayonnaise, đồ gia vị, nước sốt salad và nước sốt thịt nướng.

Các loại topping khác có thể là thịt xông khói, quả bơ hoặc guacamole, nấm thái lát áp chảo, sốt pho mát, ớt (thường không có hạt), trứng chiên, trứng bác, pho mát feta, pho mát xanh, salsa, dứa, ớt jalapeños cùng các loại ớt khác, cá cơm, lát giăm bông hoặc Bologna, mì ống hoặc thịt bò tẩm teriyaki, xốt tartar, khoai tây chiên, hành tây chiên giòn hoặc khoai tây lát mỏng.

  • Topping tiêu chuẩn trên bánh hamburger có thể tùy thuộc vào địa điểm, đặc biệt là tại các nhà hàng phi nhượng quyền quốc gia hoặc khu vực.
  • Các nhà hàng có thể bán hamburger với nhiều miếng thịt. Các biến thể phổ biến nhất là hamburger đôi và tam, nhưng chuỗi cửa hàng burger In-N-Out có trụ sở tại California đã từng bán một chiếc sandwich với một trăm miếng thịt, gọi là "100x100".
  • Hamburger Pastrami có thể được phục vụ ở Thành phố Salt Lake, Utah.
  • Món chả miếng tan chảy bao gồm một miếng chả miếng (patty), hành tây áp chảo và pho mát đặt giữa hai lát bánh mì lúa mạch đen. Sau đó, bánh sandwich được phết bơ rồi đem đi chiên.
  1. ^ “The history of the burger”.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu