Thảo luận:Khởi nghĩa Lam Sơn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Giải phóng cả phía nam[sửa mã nguồn]

Quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An và sau đó đánh vào cả Tân Bình, Thuận Hoá. Do đó ban đầu tôi đã đặt đề mục cho giai đoạn 1424-25 của khởi nghĩa Lam Sơn là "Tiến vào nam". Nếu gọi là "tiến vào Nghệ An, sẽ lại phải chia nhỏ giai đoạn ngắn này ra nữa.--Trungda 23:35, ngày 25 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trận chẹn quân tiếp viện từ Vân Nam sang ở ải Lê Hoa[sửa mã nguồn]

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427), khi ra Đông Đô (1426), Bình Định Vương Lê Lợi 平定王藜利̉ đã chia đất Đông Đô làm 4 đạo và lúc đó vùng Hưng Hoá, Tuyên Quang thuộc Tây đạo. Nhận rõ vị trí xung yếu của vùng Tây Bắc nên khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành chiến tranh giải phóng, từ tháng 9/1426 một trong 3 đạo quân tiến ra Bắc, Lê Lợi đã cho đạo quân thứ nhất gồm 3.000 quân và 1 voi chiến do Phạm Văn Xảo 范文巧̃ chỉ huy đã tiến quân lên vùng Gia Hưng, Quy Hoá, Đà Giang vừa giải phóng đất đai, vừa uy hiếp phiá Tây Bắc Đông Quan lại vừa ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. Tiếp theo, “Mùa Hạ tháng 4 Vua sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa (犁艮花, ?). Tháng 10/1427, sau khi đánh bại giặc Minh ở Xương Giang, Phạm Văn Xảo chủ trại Quy Hóa cùng Lê Khả 黎可,Lê Trung, Lê Khuyển từ ải Lê Hoa đã tung quân ra phá giặc ở ngòi Nước LạnhĐan Xá. Trong trận này ta đã chém hơn một vạn thủ cấp, bắt sống hơn nghìn tên, nghìn ngựa, còn quân giặc chết đuối không kể xiết; Mộc Thạch phải một mình một ngựa tháo chạy [1]. Quân ta lập công lớn, thúc đẩy cuộc chiến đến toàn thắng.
Trận này, trong Bình Ngô Đại cáo 平吳大誥, đã được Nguyễn Trãi nhắc đến cả về phương châm tác chiến cũng như tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng Lê Hoa:

“...lại năm nay tháng mười, Mộc Thạch tự Vân Nam kéo đến. Ta đã điều binh giữ hiểm để ngăn lối Bắc quân; ta lại sai tướng chẹn ngang để tuyệt đường lương đạo...Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật; quân Mộc Thạch tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân...[2]

Chiến thắng Lê Hoa có tầm cỡ như vậy nhưng thường ít được biết đến so với Chi Lăng, Xương Giang và cho đến nay vùng cửa ải này cũng chưa được xác định đích xác ở vị trí nào trên đất Vân Nam bên Trung Quốc hay Lào Cai của Việt Nam (có ý kiến đó là Chu Hoa Thôn?), và cũng có một công trình nào ghi nhận dấu tích của chiến thắng này. Đây có phần thiệt thòi cho hậu duệ của những dân binh vùng cửa ải. Liệu có ai tìm được tư liệu để bổ khuyết không?

--Menthuong (thảo luận) 15:51, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Đại Việt sử kí toàn thư, tr 279
  2. ^ Bản dịch của Trần Trọng Kim. Nguyên văn đoạn này như sau: 丁未么九侍月乱, 柳昇遂蹀引兵祆由廪邱溫襥而引進霱;本年祯十甜月乱,沐籼鼫镇亦砸分牝途沆自贽雲抿南而摭來祯 ...琪雲抿南兵揿為我蜿軍蘀所忑扼於靉梨音花毅,自贽恫疑测虛轔喝意而引先焘已襡破蜚膽騃.琪沐籼鼫镇眾聞霢昇軍大祆敗於胊芹以站蹄,遂蹀蘭藉籼奔潰而引瑾礻得罗身阴 ...

Việt Nam sử lược

Có cần thêm năm vào sau tên bài ko?, tôi thấy ko cần thiết lắm (ko trùng với cuộc khởi nghĩa nào có cùng tên cả). Eternal Dragon (thảo luận) 15:49, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nên ED ạ, với những người nghiên cứu lịch sử thì ko cần thiết nhưng với đa số độc giả (người dân) thì chỉ hiểu đại khái như là KNLS là của ông Lê Lợi-Nguyễn Trãi. Vì thế thêm năm sẽ giúp đại đa số người đọc nắm rõ hơn, LS trên Wiki là bổ trợ thêm cho hệ thống giáo dục môn LS của VN mà, Dongsonvh (thảo luận) 15:56, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nếu thế thì tại sao tên bài ko phải là Khởi nghĩa Lam Sơn, 1418-1427 của Lê Lợi-Nguyễn Trãi cho nhiều thông tin :D. Theo tôi thấy thì tên bài phải thật ngắn gọn và tổng quát, nếu cần thông tin gì thì người ta có thể nắm được ở phần nội dung bài, tên bài chỉ để nhận biết ko thể nào đảm đượng hoàn toàn thông tin mà nó có. Một yếu tố khác nữa là tìm kiếm. Người ta chỉ biết và tìm khởi nghĩa nào là Khởi nghĩa Lam Sơn chứ ko ai lại nhớ chính xác nó năm nào cả, như thế thì bó tay sao? ^^. Và điều quan trọng là ko có khởi nghĩa nào cùng tên để thêm năm phân biệt cả. Eternal Dragon (thảo luận) 16:05, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lo gì ED, gõ vào Khởi nghĩa Lam Sơn nó vẫn nhảy tới bài Khởi nghĩa Lam Sơn, 1418-1427 mà. Với lại ko nhiều các mục từ trên Wiki cần thêm năm, chỉ có một số mục từ liên quan tới các trận chiến thì thêm năm cho người đọc có cái nhìn tổng quát hơn thôi. Tôi out đây, nếu có gì thêm thì nhắn tin vào trang thảo luận của tôi nha. Dongsonvh (thảo luận) 16:16, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đã out rùi sao, tôi nói 1 mình vậy. Bài này thì nó ra, nhưng những bài khác thì sao : ). Tên bài ko cần dài dòng bạn à. Nó sao thì cứ để nó như thế trộng đẹp mà lại súc tích hơn. Nếu tìm trên google, hiếm có trang nào mà lại thêm năm ở đằng sau cả [1] . Bài về các trận chiến thì phải thêm năm vào đằng sau thì tôi cũng chưa nghe bao giờ, ngoại trừ có bài trùng tên. 16:22, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Không có khởi nghĩa Lam Sơn thứ 2, kể cả trong sử nước khác. Do đó không cần ghi thêm năm vào tên bài. Đầu đề cần ngắn gọn.--Trungda (thảo luận) 16:33, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Oh, quan điểm tôi cũng chỉ là 1 ý kiến. Các bác đã đồng thuận như trên thì đổi lại cái, Dongsonvh (thảo luận) 05:16, ngày 13 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thái độ trung lập[sửa mã nguồn]

Tôi treo biển trung lập cho bài này vì nội dung sặc mùi ca ngợi, thiên vị: quân Minh thì gọi là "quân địch", dùng nhiều từ như "tàn khốc", "tàn bạo", "anh hùng", "vẻ vang"... NHD (thảo luận) 07:19, ngày 25 tháng 1 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Quân Minh xâm lược Đại Việt không gọi là quân địch thì gọi là gì ? Cậu bị ám ảnh bởi chiến tranh Việt Nam thì đừng đem nó vào đây. TNAXXX

Vai trò của Nguyễn Trãi[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bài viết không còn tính trung lập nữa, khi mà các bài viết về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, và bài này đều tìm cách nâng Nguyễn Trãi lên. Đoạn đầu viết:" Một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.[1]" Nguyễn Trãi chỉ là người làm văn thư, hà cớ gì viết "lãnh tụ", và viết "thừa lệnh" của Lê Lợi là như thế nào, vậy ai là tác giả chính của Bình Ngô Đại Cáo ? Sự nhập nhèm này làm người đọc hiểu nhầm Nguyễn Trãi là tác giả, thực chất Lê Lợi mới là người soạn nội dung chính chứ ? Rồi đoạn Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa: "Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[2] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa." Tại sao lại xếp Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, lên đầu tiên, thật vô lí, và đây là hành động cố ý phá hoại. Vì Nguyễn Trãi như đã nói, chỉ là hàng văn thư, Trần Nguyên Hãn cũng không thấy có khả năng gì để được xếp thứ 2, đáng lẽ phải ghi những người đầu tiên gồm 19 người ở hội thề Lũng Nhai lên chứ ? Thanhliencusi (thảo luận) 02:07, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Con người này cuồng Lê Lợi nên cố tình hạ thấp vai trò của Nguyễn Trãi xuống, sao bất nhân quá thể như vậy? Miên Xẩm (thảo luận) 02:26, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi hỏi ông Nguyễn Trãi có công gì ? làm được gì ?. Ông ấy chỉ làm văn thư, lại ghi là "lãnh tụ", ai coi cho được.Thanhliencusi (thảo luận) 02:32, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ăn nói phải có chứng cứ chứ không thể hàm hồ thế được. Nguồn nào chỉ ra Nguyễn chỉ làm văn thư? Thế Bình Ngô sách là giấy vụn hay sao? Miên Xẩm (thảo luận) 02:37, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ hỏi anh là ngoài viết thư chiêu hàng, Nguyễn Trãi làm được gì ? Bình Ngô sách là sách của ông ấy viết, có thể, nhưng chẳng lẽ vì quyển sách ấy mà Lê Lợi dành được thiên hạ ? Thanhliencusi (thảo luận) 02:51, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu các anh là người được ai đó giao làm việc gì, làm công ăn lương, thì tôi sẽ rút, không care nữa. Anh chỉ cần nhắn lại bằng chữ ok là được. Tôi thấy các anh có vấn đề Thanhliencusi (thảo luận) 02:52, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Anh phải dẫn ra chứng cứ sách sử nào nói thế, không thế nói hàm hồ là anh tự suy luận hay từ bà xã nhà anh nói thế được. Chẳng có cái thổ tả gì trong tay mà cũng muốn nghiên cứu sử, bó tay chấm cơm chấm canh thể loại này.
Còn làm công ăn lương là sao, ý anh có phải là dư luận viên? Thế thì anh đi mà hỏi ai là dư luận viên mà phát thưởng nhé. Có những người như anh thì wiki có chó nó mới tin. Miên Xẩm (thảo luận) 02:54, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy anh cũng là một dạng làm công ăn lương cho ai không biết, với mục đích phá hoại lịch sử Việt Nam, bợ đít người này, dìm hàng người kia. Miên Xẩm (thảo luận) 02:55, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Ông đỗ tiến sỹ thái học sinh, làm quan dưới triều Hồ bị Minh bắt ra làm quan không được Trương Phụ tính giết tiếc tài giam lỏng ở Đông Quan, sau ông trốn lang thang 10 năm cho đến khi gia nhập Lam Sơn, ông làm mưu sĩ và sau khi luận công ban thưởng nằm trong số các khai quốc công thần phong chức thì Thượng thư bộ lại đứng đầu bộ lại. Ông có công tham mưu như Gia Cát Lượng, bày kế vây thành Đông Quan và ông là người viết thư chiêu hàng các thành khác ở Hải Dương, Nghệ An trong thời gian vây Đông Quan không được mà vẫn còn các thành khác. Ông như kiểu tư tưởng đứng đầu cuộc khởi nghĩa, nhưng vai trò của ông và Lê Lợi trong mưu kế sử có phần nhập nhằng. – Lighthouse95 (thảo luận) 13:42, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ông bảo chỉ là chức hành khiển đúng chỉ nghe người khác nói rồi nhại lại như cái loa thôi chứ chả tìm hiểu gì sử. – Lighthouse95 (thảo luận) 13:45, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
– Lighthouse95 (thảo luận) 13:52, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
– Lighthouse95 (thảo luận) 13:53, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ông dâng Bình Ngô sách và là người theo sát Lê Lợi mưu sỹ trong mọi việc, tháp quan địch Bắc sông Hồng Lê Lợi tầng 3 ông tầng 2. – Lighthouse95 (thảo luận) 13:56, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Những ông mưu sỹ công thần là những người bày những mưu như bói quỷ, mượn quỷ thần viết vào lá thả trôi sông "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" hiệu triệu bách tính, chuyện Hồ Gươm Thuận Thiên Kiếm rùa vàng để đề cao tính chính danh của thiên tử. Nếu học sử Đông Á mà không biết vai trò của những người này thì chỉ xứng đáng học tân sử. – Lighthouse95 (thảo luận) 14:03, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Tôi không phải nhà nghiên cứu, tôi không có ý riêng, tôi muốn tính chính xác và sự thật. Cái gì cũng phải có chứng cứ, nói tiền đạo giỏi thì anh ta phải ghi được bàn thắng, nói nhà buôn giỏi thì phải có nhiều tiền, nói tướng đánh giỏi phải thắng trận nào, hạ bao nhiêu thành, nói quân sư giỏi phải có ý kiến gì xuất sắc. Tôi không biết, các anh cũng không biết, lịch sử cũng không ghi lại là, tôi xin nhắc lại, Nguyễn Trãi có vai trò gì đặc biệt, đóng góp gì đặc biệt đến cuộc khởi nghĩa. Tôi chỉ biết là ông ấy tham gia soạn thảo 1 số văn bản, vậy thôi. Tại sao bài viết lại ghi: Thứ nhất: Gọi Nguyễn Trãi là "lãnh tụ". Thứ 2: Tại sao phần Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa lại ghi "Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50..." Ghi như vậy là có ý gì, vì Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn là những người đến sau, vai trò, đóng góp cũng không hề nổi trội hơn người khác, tôi hỏi là có ý gì ? Thanhliencusi (thảo luận) 05:29, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa lại cách gọi Nguyễn Trãi ở đoạn đầu, vì đoạn đó dẫn chú thích theo Việt Nam sử lược, mà sách này không gọi ông như vậy (với sách khác có gọi như thế, người viết có thể chú thích rõ ràng để khỏi tranh cãi). Đối với việc Nguyễn Trãi tham gia thời điểm nào, vẫn còn có những giả thuyết khác nhau; ở đây khi soạn bài viết, tôi căn cứ theo Đại Việt thông sử [quyển 1, Đế kỷ đệ nhất, Thái Tổ (thượng)] của Lê Quý Đôn: trong danh sách những người tham gia khởi nghĩa được kê trong Đại Việt thông sử có Nguyễn Trãi.
Còn về vai trò của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa, thiết tưởng nên có cách nhìn nhận khách quan. Đành rằng Nguyễn Trãi không trực tiếp lập công ngoài trận, nhưng vai trò của văn thần trong việc định sách lược và dụ hàng quân địch rất lớn, mà có ý kiến ví ngang với sức mạnh của 10 vạn quân.
Riêng đối với Bình Ngô đại cáo hay Văn bia Vĩnh Lăng, phải khẳng định là công lao soạn thảo của Nguyễn Trãi - điều này các học giả đều khẳng định. Đương nhiên, một văn kiện quan trọng như vậy, nếu soạn ra đều phải có lệnh từ Lê Lợi chứ Nguyễn Trãi không thể tự ý làm. Bạn có biết Ban Cố ban đầu vì tự ý soạn Hán thư khi chưa được lệnh của vua Hán mà bị tống giam không? Nếu Nguyễn Trãi có hứng khởi tự làm thì sẽ chỉ là bản nháp cất trong nhà, không thể công bố thành bản văn chính thức của nhà nước được.--Trungda (thảo luận) 08:05, ngày 5 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cơ bản thì Nguyễn Trãi khi tham gia khởi nghĩa đã phải hạ mình để làm chức vụ được xem là thư ký (hay cố vấn) cho Lê Lợi. Cho nên đến nay trong nhiều tác phẩm nghiên cứu các nhà nghiên cứu vẫn không thể phân biệt được các quyết sách của Lê Lợi có bao nhiêu phần là xuất phát từ Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa. Thành thực ra mà nói thì chính ra Lê Lợi đã tư hữu khá nhiều công lao của Nguyễn Trãi nếu giả sử Nguyễn Trãi có ảnh hưởng ít nhất 10% các quyết sách của ban chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn. Người viết sử của nhà Lê sẽ tâng bốc ông vua chứ không mấy ai tâng bốc ban tham mưu của ông vua đó cả. --Hiếu 16:01, ngày 7 tháng 1 năm 2015 (UTC) Chào Hiếu Vũ, ý của tôi là chúng ta làm việc theo tinh thần khoa học, nói nôm na là có định lượng chứ không theo ý riêng. Nếu Nguyễn Trãi có những ý, những đề xuất xuất sắc, ắt hẳn lịch sử phải ghi lại, nhưng sự thật là không. Vậy chúng ta đừng suy diễn nữa, trong cuộc chiến ông ấy không phải là nhóm cấp cao, và sau này, dù bất cứ lí do nào, cũng không có đóng góp đáng kể cho nền chính trị, thì hà cớ gì chúng ta phải nâng ông ấy lên ?[trả lời]

Tôi xin nhắc lại, ông ấy chưa lập công gì lớn cả, và sự thật khi ban công lao, vị trí của Nguyễn Trãi không phải ở nhóm hàng đầu. Một sự so sánh khác, như Nguyễn Xí, có mấy ai ở Việt Nam biết đâu ? Chính ông ta là những người quan trọng nhất của cuộc chiến, và trực tiếp khai dựng vương triều thịnh vượng của Lê Thánh Tông. Làm ơn đừng đưa anh viết thư lên nữa, nghe chướng tai lắm, Nguyễn Trãi giống như Quan Vũ thôi, một kiểu nổi tiếng bởi scandan chứ không nhờ thực lực.
Thanhliencusi (thảo luận) 05:39, ngày 17 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Xin đừng nhắc quá nhiều đến cái "lịch sử ghi lại". Cái lịch sử đó (những quyển sử thời đó) nó có tính hạn chế và nhiều khi bị bóp thành một dạng "gia phả" của dòng họ nhà Lê thôi nên cũng không bảo đảm 100% xác thực. Có rất nhiều bài báo khoa học nghiên cứu về Nguyễn Trãi dưới con mắt khoa học kể cả Việt Nam và quốc tế. Nên đừng bảo Nguyễn Trãi là một dạng Scandal. Và cũng chẳng có lý do gì để "thổi" Nguyễn Trãi lên cả. Các nghiên cứu về Nguyễn Trãi tồn tại rất rất lâu trước khi Nguyễn Trãi được tôn vinh và được UNESCO vinh danh.
Nếu bảo sử không chép mà phủ định người khác thì nên xem xét xem mấy vị quan văn khác của nhà Lê được mô tả như thế nào:
Nói một cách nôm na thì trong sử nhà Lê, các văn thần trong Lam Sơn bị "dìm hàng" nghiêm trọng.--Hiếu 19:25, ngày 18 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Quên không để ý, ai bảo Nguyễn Trãi không lập được công lớn, nếu chỉ tính đóng góp trong kế hạ thành Đông Quan thì đó cũng là thiên đại công lao rồi.--Hiếu 19:27, ngày 18 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cái thế của quân khởi nghĩa đã được xác lập, quân Minh không thể đảo ngược được nữa khi Đông Quan bị vây khốn, có Nguyễn Trãi hay không thì quân Minh cũng sẽ bại trận.
Tôi vẫn thấy không 1 sử liệu có thể kết luận rằng Nguyễn Trãi là người có mưu lược, hay khả năng gì đặc biệt ngoài văn chương.
Thanhliencusi (thảo luận) 08:57, ngày 19 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nói vậy thì Lê Lai là gì ngoại trừ một thế thân, Lê Lợi là gì ngoại trừ việc hô hào và nói những ý kiến đã được thống nhất, tướng lĩnh Lam Sơn là gì ngoại trừ một đống tiểu đội trưởng nghe lệnh và lao lên như thiêu thân? Vớ vẩn, tranh cãi vớ vẩn hết chỗ nói. Phủ nhận một cách vô lý. Cãi chầy cãi cối một cách không hợp lý chút nào. Dù sao đây cũng không phải diễn đàn nên hầu như mọi thứ trong bài đều là nói có sách, mách có chứng cả. Đừng đem các sản phẩm nghiên cứu của các nhà sử học trước kia và bây giờ ra để làm giấy lộn thích xé lúc nào để mà xé. Đó không phải là "Thuyết địa tâm" hay những lời huyễn hoặc không/chưa có bằng chứng của Tôn giáo.--Hiếu 11:57, ngày 19 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ông bảo nói có sách, mách có chứng, vậy có sách hay chứng gì thể hiện được cái tài kiệt xuất của NT, cái tài nằm trong "14 vị anh hùng dân tộc". Tôi lấy ví dụ, Nói đến 1 anh quân sư, như Trương Luơng chẳng hạn, là ông ta giúp những kế lớn, như tìm Hàn Tín, khuyên việc định đô, giúp bảo tồn thái tử, làm cơ nghiệp nhà Hán kéo dài. Nói đến anh tướng Hàn Tín là đánh thắng anh này, anh kia. Tôi không biết Lê Lợi như thế nào, nhưng ông ta là thủ lĩnh, thắng giặc ngoại xâm, thiết lập triều đại nhà Lê, như thế còn thắc mắc gì về tài năng Lê Lợi nữa. Còn Nguyễn Trãi, các ông nói ông ta kiệt xuất, anh hùng, tài vượt trời đất nhưng có cái gì thể hiện điều đó ? Đến việc tranh chấp với Lương Đăng, giống như việc đấu thầu thôi, ông ta không đủ thuyết phục nên thua, thua quay ra chửi người ta là hoạn quan. Thật vớ vẩn, hoạn quan có liên quan gì tới chuyện này, rõ ràng ông ta đã thất bại trong 1 dự án, đơn giản vậy thôi.Các ông lại nói Nguyễn Trãi thuộc phe bảo tồn văn hóa, thế này, thế kia, thế sao mà triều Lê vẫn là những triều đại phát triển rực rỡ nhất cả về kinh tế lẫn văn hóa ? Ông cứ thử ngẫm nghĩ mà xem, nếu sách không nói Nguyễn Trãi có những cái ý nào kiệt xuất, đóng góp nào kiệt xuất, thì hà cớ gì các ông phải tô vẽ lên. Tôi không hiểu nối hà cớ gì mà NT được đưa lên trên trời vậy ? Cái danh sách 14 anh hùng dân tộc không biết ai sắp vậy ? Thanhliencusi (thảo luận) 03:46, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các bạn không nên sa đà vào chuyện phân tích, thay vào đó nên tìm nguồn chứng minh cho cái phân tích ấy, nếu có nguồn thì ghi vào đây. Wikipedia không phải diễn đàn tranh luận lịch sử. Nếu các bạn đủ khả năng thì viết thành 1 bài báo đăng nó lên hội nghị lịch sử uy tín thì tốt hơn là ngồi đây nêu quan điểm mà kết quả thì không đi đến đâu.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 23:38, ngày 31 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài viết yếu[sửa mã nguồn]

  • Không làm nổi bật được vai trò của từng cá nhân, từng chiến thắng.Ví như sau trận Tốt động, chúc động thì tình hình như thế nào ? Vai trò của Lê Lợi quá mờ nhạt, thực tế ông là nhà lãnh đạo duy nhất, 1 nhà chiến lược quyết định toàn bộ cuộc chiến.

Hi vọng chúng ta cùng góp sức sửa đổi, bài viết về Lê Lợi và bài Khởi nghĩa Lam sơn quả là khó viết. Đôi khi thấy mình không đủ trình độ để viết. Thanhliencusi (thảo luận) 15:21, ngày 1 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chính sử không có dòng nào nói Lê Lợi chỉ đạo gì đối với trận Tốt Động. Thanhliencusi hết muốn đề cao Đỗ Bí tại đây rồi lại muốn kéo Lê Lợi vào nữa, trong khi các bộ sử chẳng nói gì. Lạ thật.--Trungda (thảo luận) 15:28, ngày 1 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Vai trò của Lê Lợi cả cuộc khởi nghĩa, bạn viết mà không hề trích dẫn những lời nói của Lê Lợi vào, thì sao người đọc hiểu được ông ấy lãnh đạo như thế nào ? Viết quá đơn giản, thiếu sót quá nhiều. Thanhliencusi (thảo luận) 02:31, ngày 15 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xây dựng bài viết này thành bài viết chất lượng[sửa mã nguồn]

từ giờ đến ra giêng, tôi sẽ xây dựng lại bài viết này. 1 bài viết rất quan trọng đối với Lịch sử VN. Mong các bạn cùng xây dựng.

Chúng ta sẽ làm cho nó đầy đủ thông tin, có nguồn và đa chiều, và trực quan hơn bằng nhiều pic và map. Khoailangvietnam (thảo luận) 01:46, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

mình cũng muốn tham gia, nhưng bắt đầu từ đâu đây bạn Lengkeng91 03:26, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Tiếng Tây trong bài viết[sửa mã nguồn]

Trong đoạn Sự cai trị của nhà Minh Nhằm thiết lập một bộ máy cai trị hiệu quả tại Giao Chỉ, nhà Minh thi hành chính sách divide et impera (chia để trị) – dùng người Việt để cai trị người Việt.[22] Triều đình bảo đảm tài sản lẫn sinh mạng đối với tầng lớp tinh hoa, đại địa chủ, những người thế gia, hào trưởng chấp nhận quy phục. Những quan lại người Việt có công sẽ được đối đãi rất hậu hĩnh bằng tiền tài, chức tước và ruộng đất.[23] Bên cạnh đó, nhà Minh còn thực hiện cái gọi là mission civilisatrice (sứ mệnh khai hóa văn minh) Tại sao lại sử dụng tiếng Tây cho bài viết này?113.161.220.120 (thảo luận) 01:50, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Tôi đoán là nguồn (tiếng Anh) viết vậy, sau đó người biên tập dịch ra – (Sáng tạo nội soi) 02:07, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]