Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại.
Đã rất lâu rồi mình không đọc truyện tranh (đa phần là không có mà đọc). Mình rất băn khoăn không biết mình có thể làm công việc gì ở dự án. Ngoài việc phiên âm Hán Việt và chỉnh sửa một chút ở mấy bài mới thì hình như không biết gì nữa. Bongdentoiac (thảo luận) 10:00, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước6 bình luận3 người đã thảo luận
Mình không dành lắm về việc phiên âm tên nước ngoài sang tên Việt. Nay có mấy tên người(họ là người Nhật) được chuyển sang phiên âm Việt mong bạn chuyển về nguyên gốc giúp mình được chứ. Cảm ơn trước nha!
Thú thật là mình cũng không hiểu lắm! Mình không định chuyển nó về tiếng Nhật mà chuyển về dạng....Như ví dụ sau chẳng hạn:
Wantanabe Takuro được chuyển thành Oa-ta-na-bê Tắc-cư-rô
Đây là tên của cùng một người được viết trên 2 tờ báo khác nhau. Mình muốn chuyển từ dạng thứ hai (có dấu) về dạng thứ nhất ấy. Không biết có được không vậy?
Hoangvantoanajc (thảo luận) 11:38, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn MinhHuy nhiều nhiều nha! còn hai tên này nữa, giúp mình luôn nha!
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Cảm ơn. Bài nghe cũng ngộ ngộ, hay hay nhưng thì tất nhiên là mù tịt chả hiểu gì hết mà Huy chắc nghe hiểu hết đúng không. Mình có cài này muốn giới thiệu nè. Huy biết google chrome không tải về miễn phí được đó, nhìn kiểu thiết kế của nó cũng hay hay đẹp đẹp. Muốn tải về lên google đi rồi bấm chrome đi rồi coi thử nếu Huy thích.Trongphu (thảo luận) 20:05, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Bạn bảo bạn biết làm bản mẫu, vậy nhờ bạn làm giúp một cái giống cái này [1], không giống hoàn toàn đâu nhé, tôi muốn thêm thông số (có được không?). Lần lượt là: tên, hình ảnh, độ lớn của hình ảnh, chú thích cho hình ảnh, sinh, mất, quốc tịch, nơi sống, trường theo học, trường giảng dạy, lĩnh vực hoạt động, có ảnh hưởng đến, bị ảnh hưởng bởi, được biết đến với, đóng góp, giải thưởng, ghi chú. Cảm ơn nhé.--DMT (thảo luận) 12:23, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Bạn ơi, bạn hãy vào bổ sung bài viết "Chí Phèo" vài chi tiết hay đi, càng nhiều càng tốt. À, có những hình ảnh chất lượng tốt thì hãy tải lên đây rồi ghép vào bài viết nhé. À, bài viết này cũng cần một hộp thông tin ở đầu, có bản mẫu nào phù hợp thì ghép vào nhé. Bạn hãy bổ sung mình phần cốt truyện, đánh giá nhé. Mình viết thì... chán lắm. Hix hix. Banhtrung1 (thảo luận) 13:32, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Mình cũng đang định chỉnh trang lại bài này vì ngay câu đầu tiên đã không đúng với tinh thần của Hiệp uớc Posdam 1945 rồi. Vì mình đang bận hai hội thảo khoa học nên chưa thể làm ngay. Xin hứa với bạn sẽ xong trước ngày 27 Tết âm lịch. --Двина-C75MT06:10, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Một lần nữa mời Minh Huy đọc kĩ về Wikipedia:Quy định xóa trang để áp dụng cho đúng tiêu chuẩn xóa nhanh. Bài Chim hồng hộc tuy ngắn, không nguồn nhưng không thể nói là "viết linh tinh" hay "vớ vẩn" để xóa nhanh được. Một việc khác là Minh Huy đừng thêm thể loại vào trang thành viên của mọi người, việc "dán nhãn" thành viên như thế là không nên trừ phi chính họ tự thêm mình vào thể loại đó. Hãy tôn trọng trang thành viên của mọi người. Chubeo (thảo luận) 16:09, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bạn xem giúp lại xem hình này được chưa. Tại trang tiếng Anh tôi vẫn thấy :"To the uploader: please add a detailed fair use rationale for each use, as described on Wikipedia:Non-free use rationale guideline, as well as the source of the work and copyright information. Please include in your fair use rationale details of the particular edition (publisher, market & year of publication) of the edition you have used, and also acknowledge any cover artist if such artist is acknowledged in that edition's frontmatter. If the book cover is in the public domain (see Wikipedia:Public domain), then use the appropriate public domain tag rather than this one" nên không biết thế nào.--style (thảo luận) 14:34, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tên người dùng
Bình luận mới nhất: 14 năm trước5 bình luận3 người đã thảo luận
Cảm ơn rất rất nhiều, sẵn bạn xem dùng một đống hình mà mình đã tải trong mục đóng góp của mình nha. Mấy cái hình này hôm bước bị Tân đụng đến. Với lại bạn tải mấy cái hình bên các bài mình đã viết nhưng sợ tải lại bị đặt bảng nữa. Một lần nữa cảm ơn Llevanloc (thảo luận) 03:41, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hình ảnh trên là ảnh của nhà sản xuất cung cấp cho đại lý để giới thiệu cho người mua hàng hiểu kết cấu của bánh xe là như thế nào. Tôi nghĩ đây là nội dung tự do, không có hạn chế rõ ràng nào về pháp luật liên quan đến quyền tự do sử dụng, tái phân phối, và tạo ra phiên bản có điều chỉnh và tác phẩm dẫn xuất từ nội dung đó.
Do vậy thì theo bạn để lưu trữ lại hình ảnh này trên wiki thì chọn giấy phép loại nào ?
Bản mẫu:Danh sách Giáo hoàng
Bình luận mới nhất: 14 năm trước3 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Nói chuyện cho vui vui tí, năm 2010 rồi không biết có thành viên nào mới gia nhập không ta. Huy dạo này khoẻ không? Học hành tấn tới không?(có đứng nhất trường không? ^^ mà mình đoán Huy giỏi chắc có quá). Còn vụ wikisource(wikipedia còn mệt chết tới nơi, mình thì cũng ngu lắm chứ chả tài giỏi gì đâu) thì mình cũng bất lực tòng tâm với một số lý do mình thì thích đọc sách thiệt nhưng ở mình đào đâu ra sách VN mà đọc, chỉ có một số sách được bố mẹ gửi qua khi cô chú gì đó về thăm VN rồi đem qua cho mình. Còn lý do 2 thì mình cũng chả biết cái nào bỏ vô được wikisource hay không được, mà có ở VN đâu mà ra nhà sách mua sách về, mà gọi mẹ mình đi mua hộ thì mẹ mình cũng mò mẫn chứ cũng chả biết gì đâu, mà có mua được cũng chưa chắc gì có cơ hội mang qua Mĩ. Ngoài wikisource còn cả đống wiki khác đúng khổ thiệt không biết chừng nào mới ngon lành, hoành tráng đây. Hy vọng năm 2010 thu nhận thêm 1000 thành viên giống Huy(nhiệt huyết, tuổi trẻ hăng hai) thì mừng quá! Wiki mình chắc lúc đó không phải ngon cơm nữa mà là ngon phở luôn.HAAATrongphu (thảo luận) 01:36, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận1 người đã thảo luận
Về biểu mẫu giáo hoàng, mình không có ý kiến gì! cảm ơn Huy nhiều! mình nghĩ là nó đẹp hơn, đầy đủ và tốt hơn biểu mẫu cũ! Nhân đây mình có băn khoăn về vấn đề với tập tin: ConggiaoRoma.png: được dùng trong rất nhiều bài về công giáo với tên là: Giáo hội công giáo Rôma và tòa thánh Vatican chỉ có điều:
Hình ảnh được dùng là Đền thánh Phaolô ngoại thành trong khi theo mình nghĩ hình ảnh này không đủ tính chất tượng trưng! Mặc dù thánh Phaolô có vai trò rất lớn đối với giáo đoàn Rôma nhưng đã là hình ảnh biểu trưng cho cả loạt bài về công giáo nói chung và các giáo hoàng nói riêng theo mình nên là hình ảnh về Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tòa thánh Vatican) nơi được coi là trung tâm của giáo hội công giáo toàn cầu, nơn an nghỉ của giáo hoàng đầu tiên - Phêrô cũng như nhiều giáo hoàng khác và cũng là nơi sống là làm việc của các giáo hoàng hiện nay. Nếu như chỉ riêng về giáo hoàng thì ít nhất hình đại diện cũng phải là Đền thánh Gioan Latran, nơi được coi là nhiệm sở của giáo hoàng trước khi trở về Vatican. Bạn thấy sao?Hoangvantoanajc (thảo luận) 14:11, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý mình không phải chỉ là ở biểu mẫu của giáo hoàng! mà mình muốn hỏi là chúng ta có nên thay hình: Conggiaoroma.png bằng một hình khác mang tính đại diện hơn cho loạt bài viết về giáo hội công giáo Rôma và tòa thánh Vatican hay không?Hoangvantoanajc (thảo luận) 14:58, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chuyện
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận1 người đã thảo luận
Mình có tin vui cho mình đây! Tuần tới là hết học kỳ 2(bên Mĩ có 4 học kỳ) mình được chuyển qua lớp tiếng anh lv cao hơn một chút và còn cho mình vô học lớp tiếng anh dành cho mấy đứa Mĩ nói tiếng xì xà xì xùm. Bởi vậy thành ra bị đọc cả đống sách và tất nhiên là nhiều bài tập về nhà hơn, vì thế chắc ít lên đóng góp cho wiki hơn trước nhưng Phú sẽ cố gắng làm bài nhanh nhanh để mà có thời gian giúp wiki chứ.Trongphu (thảo luận) 22:56, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận1 người đã thảo luận
Tôi muốn xem phản ứng của mọi người thế nào đã, vả lại cũng muốn thống kê nốt những năm trước xem ai giữ nhiều kỉ lục nhất. Thực ra thì WikiCup cũng "vui một nửa" thôi, còn nghiêm túc phết đấy chứ, bên tiếng Anh họ còn chia bảng đấu cặp đàng hoàng cơ, Wikipedia tiếng Việt mà tổ chức được dự án này đấu với dự án kia thì hay phải biết, tiếc là ít người quá. Chubeo (thảo luận) 09:06, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Để nói ai "xứng đáng" nhận điểm cho bài chọn lọc là khó định lượng, tạm thời tôi mới chỉ dựa vào người có sửa đổi đáng kể nhất giúp bài trở thành chọn lọc, người tạo bài sơ khai/sửa chính tả/thêm bớt tiêu bản/thêm thắt nhỏ đều không có điểm (dù hơi bất công một chút cho họ nhưng không thể định điểm cho những sửa đổi nhỏ được), nếu bài chọn lọc do nhiều hơn 2 người cùng đóng góp đáng kể thì họ sẽ có cùng được 100 điểm (ví dụ Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, tôi cộng 100 điểm cho cả Ctmt và Rotceh). Tất nhiên khi đưa cuộc thi ra chính thức thì cần có một hội đồng trọng tài hẳn hoi để xác định ai được cộng điểm, nhưng quy tắc cơ bản thì chắc sẽ như tôi trình bày ở trên. Chubeo (thảo luận) 08:41, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hoan nghênh phá rối
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Ửa mà Huy thấy mặt ngố mình chưa? Nếu chưa vô trang thành viên mình để xem(mà mình giới thiệu không phải để khoe khoang gì đâu nha, muốn chia sẻ cho người anh em thôi) mà thấy mình ngu hay ngố tàu thì nói thẳng tay nha.Trongphu (thảo luận) 01:37, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Nên luôn có thời gian treo biển với nhiều lý do. Thứ nhất là không lạm quyền, cho cả cộng đồng cùng vào góp ý xem hành động quyết định xóa bài nhanh như vậy của mình đã chính xác chưa. Nếu chưa thì cải thiện bài, tranh luận, góp ý vân vân. Thứ hai là cho thành viên tạo bài biết tại sao bài của mình bị xóa. BQV là người được quyền xóa nhưng không phải bạ sao cũng xóa được mà vẫn phải tuân theo và tôn trọng cộng đồng và càng làm sao càng rèn cho mình không lạm quyền thì càng tốt. Chỉ mãnh liệt với các hành động phá hoại tinh vi của những người thừa hiểu Wiki và cố tính phá hoại có tổ chức. Nếu không nhanh và có biện pháp mạnh với những thành viên này thì có thể sẽ có những hậu quả lớn. Lúc đó nhiều khi phải ngược lại là tôi làm có thể sai luật cứng đấy, nhưng tội vạ đâu tôi chịu trách nhiệm, thích thì ra trước cả cộng đồng, có gì cả cộng đồng cùng phân xử. Dung005 (thảo luận) 05:03, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Treo biển cũng là bước đầu của một hình thức đối thoại. Xóa thì dễ, cấm thì dễ, nhưng giúp một người chưa biết gì, hoặc hiểu sai về Wiki, mà bước đầu hiểu chúng ta hoạt động thế nào mới là việc khó. Làm được tẹo nào hay tẹo nấy. Dung005 (thảo luận) 05:24, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước4 bình luận1 người đã thảo luận
Hai trong số đó đã có chú thích tại bài của Ne và En, chắc người dịch bỏ quên. Cái thứ ba phải lấy từ lịch sử chiếm đóng của Nhật tại Indonesia. Cái cuối cùng (vùng Rua) hiện vẫn chưa tìm ra. Bên En cũng bị đặt {{fact}}. --Двина-C75MT06:20, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Mình thấy mục binh lực và kế hoạch tác chiến, bản Nl và bản En đều có khá đủ, kể cả chú thích. Không hiểu sao tác giả chính của bài này không chịu tham khảo. Cái nay nói riêng với Huy thôi nhé, nếu chỉ dùng chú thích từ hai bản Nl và En dịch sang thì cũng chỉ loanh quanh trong bố năm cuốn sách ghi trong thư mục. Có lẽ người viết chưa có kinh nghiệm nên không tìm các chú thích khác "đắt" hơn, như nếu nói về bối cảnh thì phải tìm ở tài liệu lịch sử địa lý vùng, không nên tìm trực tiếp ở các tài liệu quân sự. Chỉ dành tài liệu quân sự cho những nội dung trực tiếp liên quan thôi. Nhất là khi tài liệu trực tiếp không nhiều. --Двина-C75MT08:34, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Trong bản en, binh lực của Hà Lan nằm ở mục "Dutch defensive strategy" với 28 chú thích, trong đó có 8 chú thích liên quân đến đơn vị và sĩ quan chỉ huy; của Pháp nằm ở mục "French strategy" với 2 chú thích; của Đức nằm ở mục "German strategy and forces" với 18 chú thích, trong đó có 6 chú thích liên quân đến đơn vị và sĩ quan chỉ huy. --Двина-C75MT08:51, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Ở bản en, người ta không viết cơ cấu binh lực theo kiểu thống kê mà viết lẫn cơ cấu binh lực vào trong chiến lược. Có thể xem thêm tại mục "The Dutch forces" và tiểu mục "Dutch Army" cũng có đề cập đến. Ví dụ: năm 1937, Quân đội Hà Lan dã có 110 xe tăng hạng nhẹ, 36 xe tăng hạng trung, tổng cộng 147 chiếc.(chú thích của Schulten (1979), trang. 24); ban đầu là loại tăng Renault FT-17, đến năm 1940 có thêm loại AB Landsverk các kiểu M36, M38; một trung đội trinh sát đuợc trang bị 5 xe bọc thép Carden-Loyd Mark VI. Hoặc phía trên đó: "Tổng số lực lượng của Hà Lan có 48 trung đoàn bộ binh và 22 tiểu đoàn bộ binh cho chiến lược phòng thủ biên giới chiến lược." (De Jong (1969), p. 562). .v.v... Vấn đề còn lại là tổng hợp thông tin. Tổng hợp các số liệu rải rác trong các mục này sẽ cho bức tranh đầy đủ về cơ cấu binh lực các bên mà không cần tài liệu phải trực tiếp nói đến vì nguồn gốc đã là loại kiểm chứng được. --Двина-C75MT09:29, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Ảnh.
Bình luận mới nhất: 14 năm trước10 bình luận4 người đã thảo luận
Lời khuyên của Ctmt cho Minh Huy không bao giờ là cũ đâu: Đừng dễ với mình (như cách Minh Huy đánh giá bài viết chọn lọc, sửa trang thành viên của người khác) và khó với người (xóa trang, cảnh báo đổi tên). Thân. Chubeo (thảo luận) 06:16, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hãy xem Thảo luận Thành viên:Totha, nếu tên thành viên này là quảng cáo thì những Apple, NTT cũng đáng liệt vào hàng phải đổi tên hết. Đúng, ở Wikipedia làm sai sẽ có người sửa, nhưng có những hậu quả không bao giờ có thể sửa được (thành viên mới quay lưng lại, thành viên cũ bỏ đi), vì vậy tốt nhất là trong khả năng của mình hãy đừng làm sai. Chubeo (thảo luận) 06:27, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Totha.vn chắc chắn sẽ bị xóa vì mang tính quảng cáo, chứ Totha có nhiều cách hiểu khác nhau, đồng nghĩa với việc không thể chứng minh nó là quảng cáo (tương tự như Apple, NTT), nếu như vậy thì cần gì bắt họ phải đổi tên. Chubeo (thảo luận) 06:35, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đến lượt tôi phải xin lỗi quý vị. Trong WP:TL, tôi lại "tả" đến mức mà quên Dự án của quý vị là 1 phần quý báu của lịch sử, đáng lẽ tôi phải gọi cái tôi viết là lịch sử... (sao bây giờ, cổ rồi trung rồi lại cận ko tìm được từ hợp lý).--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:09, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng nbư thế. Vì sau Chiến dịch Khalkhin Gol, Liên Xô và Nhật đã ký Hiệp ước trung lập thân thiện (Hiệp ước Xô-Nhật). Hơn nữa, Nhật không dám mạo hiẻm tấn công Liên Xô khi quân Đức chưa chiếm được Moskva. Chính nhà tình báo Richard Sorge đã nắm được và thồn báo quan điểm này của Nhật cho Moskva biết. Vì thế, Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô mới mạnh dạn rút ba tập đoàn quan từ Viễn Đông về phòng thủ và phản công trong Trận Moskva (1941). --Двина-C75MT15:28, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lật lại bài "Chiến dịch Uranus"
Bình luận mới nhất: 14 năm trước6 bình luận3 người đã thảo luận
Vào ngày 28/11/2009 có hứa tham gia bài chiến dịch Uranus với Huy nhưng lèo đến 3 tháng sau (do bị mấy ông vua Củ Sâm bắt). Nay xem lại, thấy bài còn gắn nhiều nhãn mác quá. Tôi định làm thế này, dịch trọn bài từ en.wiki (dịch offline, xong đoạn nào sẽ chèn vào), bạn hiệu đính giúp nhé. Nếu có ý kiến gì khác, bạn thông báo sớm.Vietbook (thảo luận) 03:16, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có thấy biển báo gì bên en đâu, còn văn phong nếu cảm thấy không trung thực, chúng ta sẽ xem ở ngôn ngữ khác (hơi khó nhưng có thể được), đợi bác Tâm thì đến bao giờ. Tôi có quyển "Đại chiến thế giới lần thứ hai" của người Pháp tuy không đủ chi tiết nhưng cũng có thể đối chiếu. Tôi thử kiểm tra bản tiếng Nga, cách gọi quân Đức là "kẻ thù" không thể gọi là trung lập được, bài cũng đang bị dán nhãn không đúng văn phong Wiki. Bản tiếng Đức có một số chi tiết về quân đội Romania có thể bổ sung cho bản en nhưng vẫn không đầy đủ bằng bản en. Bạn kiểm tra lại có ý kiến với. Tôi muốn đóng góp bài này cho dự án WW2 của chúng ta (bài đầu tiên). Vietbook (thảo luận) 03:29, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Huy ơi! xong bài chiến dịch sao Thiên Vương rồi. Tôi tạm thời xóa các đoạn ban đầu của bạn (dù gì cũng đang bị dán nhãn citation needed) nhưng vẫn lưu trên máy tính, khi tìm được nguồn gốc sẽ xem đưa vào bài vì thấy cũng có vài chi tiết rất thú vị, bạn đừng phiền nhé! Nhờ bạn và các bạn khác vào hiệu đính giúp với.Vietbook (thảo luận) 16:23, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Những cái tên như Vietnam.marketing, Totha,... ko cần thiết phải yêu cầu đổi, có thể dụng ý của họ là muốn quảng bá cho website nhưng theo tôi nó không đến mức quá lộ liễu như kiểu viết luôn địa chỉ .com .net .vn gì đó. Có thể quy định là không cho phép dùng tên của công ty nhưng Việt Nam và cả trên thế giới số lượng doanh nghiệp là 1 con số khổng lồ, mọi cụm từ đều có thể bị trùng lắp. Wiki tiếng Việt số lượng người viết không nhiều mà chỉ vì những chuyện không đáng (theo tôi) mà bị cấm đoán thì hơi quá. Cái gì thông cảm được thì không cần phải gắt gao quá. Tuy nhiên đối với những cái tên gây xúc phạm thì phải làm triệt để, thân. Eternal Dragon (thảo luận) 10:43, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các nước tham chiến
Bình luận mới nhất: 14 năm trước4 bình luận2 người đã thảo luận
Nhưng Huy không thấy câu The official policy of Sweden before, during, and after World War II was neutralism ngay ở dưới à. Dịch là chính sách ngoại giao của Thụy Điển, trước, trong và sau Thế chiến thứ hai là trung lập. Tuy về mặt thực chất Thụy Điển có bán sắt cho Đức nhưng tôi không cho đó là hành động chứng tỏ Thụy Điển có tham gia phe Trục. Cậu trao đổi thêm với bác Tâm thử.--Prof MK (thảo luận) 05:22, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước5 bình luận2 người đã thảo luận
Huy ơi, tôi thấy các bài viết chọn lọc về các trận đánh của TCT2 đã tương đối nhiều (Iwo Jima, Ten-Go, Smolensk, Trân Châu Cảng, Guadacanal) và dư sức tách ra thành một phần riêng như của wiki tiếng Anh. Anh thấy sao ?--Prof MK (thảo luận) 06:40, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Căng thế. À hay bài viết kì này tôi thấy có Huy gom chung các bài viết về trận đánh và khí tài lại chung, giờ Huy tách riêng ra bài viết kì này trận đánh và bài viết kì này khí cụ được không ?--Prof MK (thảo luận) 08:28, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có mấy dữ kiện sau đây cho thấy Thụy Điển không đứng về phe Trục.
Hành động rải mìn trên vùng biển Âland trong vịnh Bothnia ngày 6 tháng 12 chỉ là hành động tự vệ.
Cuối năm 1939, Chính phủ Thuỵ Điển tuyên bố không tham giư vào chiến tranh Xô-Phần. Nhưng có viện trợ kinh tế cho Phần Lan và đồng ý cho 8.000 người Thụy Điển tình nguyện đến giúp Phần Lan phòng thủ
Trong cuộc khủng hoảng tháng 2 năm 1940, Thụy Điển từ chối yêu cầu của Phần Lan về việc cho hai sư đoàn với 20.000 quân tham chiến nhưngcùng với Na Uy đồng ý cho quân đồng minh quá cảnh nước mình đến Phần Lan, giới chuyên môn cho đây mới là liên minh tiềm năng.
Ngày 9 tháng 4 năm 1940, sau khi chiếm Đan Mạch và Nauy, Đức yêu cầu Thụy Điển giữ nguyên sự trung lập tuyên đối, tiếp tục buôn bán quặng sắt với Đức nhưng không được đưa hải quân ra ngoài lãnh hải.
Ngày 12 tháng 4 năm 1940, Thụy Điển từ chối cho Vua Nauy Haakon và Thái tử Crown nhập cảnh Thỵ Điển. Theo quy chế quốc tế, một nước trung lập không được phép cho một chính phủ lưu vong của bất kỳ nước nào hoạt động trên lãnh thổ của mình.
.v.v... và .v.v...
Huy đọc kỹ nội dung bài này và bài này nữa thì sẽ thấy Thụy Điển chỉ nhượng bộ Đức để giữ độc lập của mình chứ không theo phe nào cả. Các tác giả bên en cũng có mâu thuẫn khi lý giải chuyện phe phái của Thụy Điển trong Chiến tranh thế giới thứ hai. --Двина-C75MT03:36, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Nếu vậy các tab đó Huy có thể chia ra 6 mục lớn là bài viết chọn lọc (chung), bài viết chọn lọc (trận đánh), bài viết chọn lọc (khí tài quân sự), bài viết chọn lọc (nhân vật lịch sử), bài viết kì này, hình ảnh chọn lọc. Các phần khác thì Huy cứ làm như bài Nhật Bản vậy là được.--Prof MK (thảo luận) 05:34, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xin lỗi Huy nhé, nhìn mắt nhắm mắt mở. Ừ nếu vậy thì Huy cứ giữ nguyên các mục như cũ và thêm phần đề cử bài chọn lọc như trong phần thảo luận đã nói. À không biết Tết này Huy lên TP chơi được không nhỉ ?--Prof MK (thảo luận) 05:45, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Chúc Huy sang năm mới thành huy danh, huy hùng, huy vũ, huy dũng, huy lực và được tặng thêm nhiều huy hiệu ^^. Chúc Huy học giỏi cực giỏi thành người vô địch chương trình Đường lên đỉnh Olympia luôn (lúc đó không biết Huy còn rảnh để giúp wiki không hay được qua rồi Úc học nhiều quá).
Chúc tinh thần chiến binh võ sĩ đạo của Huy được phát huy để chiến đấu hung hăng thêm vào năm 2010 để chiến thắng "giặt thiếu tư liêu, thông tin" ở wiki. Mà thua trận nhớ đừng mổ bụng tự sát nha seppuku ^^.
Chúc gia đình Huy kiếm tiên nhiều như nước (vì kinh tế xuống rồi không có tiền sao trả tiên internet ^^).
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Nó cũng ko tượng trưng cho vua chúa phương Đông. Như chúng tôi đã thảo luận, chỉ dùng Vương miện tượng trưng cho vua chúa phương Tây. Vua chúa phương Đông thì có cách trang trí kiểu khác: bạn có thể thấy ở bài Thiên hoàng Minh Trị, Thiên hoàng Hiếu Minh chỗ "tiền nhiệm" giống người âm phủ (màu xám), trong khi Thiên hoàng Đại Chính chỗ kế nhiệm giống lớp trẻ (màu xanh), nếu có vua bị giết hoặc biến loạn ở phần "tiền nhiệm" hoặc "kế nhiệm" thì cho màu đỏ D: Chúng tôi đã đồng thuận.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 02:42, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước10 bình luận3 người đã thảo luận
Các tài liệu hiện có trong ngăn kéo của tôi:
Ngày 18 tháng 7 năm 1941, thủ tướng Nhật Konoe, thuộc phái chủ hoà, lập nội các mới. Ngoại trưởng phái chủ chiến Matsuoka cũng từ chức. Thay vào đó là Toshida, phái chủ hoà. Ngày 6 tháng 8, Konoe tuyên bố trước nội các quyết định tránh gây chiến tranh với Liên Xô. Theo Konoe, mặt trận hướng Nam quan trọng hơn: "Các đô đốc đã chờ đợi từ lâu những thắng lợi của họ trong cuộc chiến trên Thái Bình Dương". Cuối tháng 8, Bộ Chiến tranh Nhật đã chuyển 10 sư đoàn từ biên giới Liên Xô sang Đài Loan. Ngày 6 tháng 9, Hội đồng cơ mật Hoàng gia Nhật họp và đi đến quyết định tiến hành chiến tranh với Anh và Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, dồng thời, chỉ thị cho đạo quân Quan Đông đã triển khai trên biên giới với Liên Xô lùi lại phía sau 4 km. (Sergei Golokov và Vladimir Ponizovsky. Richard Sorge. Nhà tình báo thời đại. Bản dịch tiếng Pháp của Marie Matignon. NXB J' Ai Lu. Paris. 1970. Bản dịch Pháp-Việt của NXB Công an nhân dân năm 1983. trang 241-246).
Cũng các tư liệu trên, đựoc đăng tải trong cuốn sách của Robert Guillain: "L' espion qui sauve Moscou". Paris. 1982. (Nguời đã cứu vãn Moskva. Ngô Minh dịch. NXB Hà Nội. 1985).
Cục trưởng cục 6 của cơ quan SD (Đức) Walter Schellenberg trong hồi ký của mình cũng ghi nhận việc Nhật Bản từ chối tham gia tấn công Liên Xô trong chuơng 22 "Khúc dạo đầu của trận Trân Châu Cảng". (Walter Schellenberg. Tự thuật của trùm mật vụ phát xít Đức. tập 2. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 1984. trang 22-35).
Tài liệu Nhật bản bằng tiếng Nga: Иноуэ Киёси, Оконоги Синдзабуро, Судзуки Сёси. История современной Японии. М., 1955, стр. 264. (Inoue Kiyoshi, Okonogi Sindzaburo, Suzuki Siyosi. Lịch sử của Nhật Bản hiện đại. NXB Ngoại văn Moskva. 1955. trang. 264.) cũng nhắc đến việc này. --Двина-C75MT03:32, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Những tài liệu được đưa ở trên cho thấy Nhật đã từ chối tham gia Barbarossa nhưng tôi vẫn chưa thấy tài liệu nào nhắc đến việc "Nhiều sử gia Liên Xô cho rằng việc thất bại trong chiến dịch Khalkhin Gol đã khiến Nhật từ bỏ kế hoạch xâm lược Liên Xô cùng với Đức Quốc Xã." NHD (thảo luận) 08:51, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Để tôi nói rõ thêm: các tài liệu trên nhắc đến việc Nhật không tham gia Barbarossa, nhưng không thấy tài liệu nào (ở phía trên) nói rõ ảnh hưởng của sự thất bại tại Khalkhin Gol đối với quyết định đó. Walter Schellenberg chỉ "ghi nhận việc Nhật Bản từ chối tham gia", còn các tài liệu Nhật bằng tiếng Nga thì chỉ "nhắc đến việc này". NHD (thảo luận) 08:59, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vì Minh Huy hỏi tài liệu nào nên tôi chỉ cung cấp tài liệu chứ không nói lý do. Lập luận mà Khov đưa ra nằm ở các tài liệu của Liên Xô và Khov cũng đã nói rõ là chỉ "tí teo" thôi. Theo đó, dư âm của Chiến dịch Khalkhin Gol và Chiến dịch hồ Khasan có thể tác động đến ý chí của Nhật. Tuy nhiên, phía Liên Xô cũng chỉ rõ rằng những sự kiện này "làm nguội lạnh phần nào" ý chí đó và trước sau, Liên Xô vẫn cho rằng Nhật vẫn chưa từ bỏ ý đồ đánh Liên Xô một khi có điều kiện (S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 481). Trên thực tế là dù có rút một số tập đoàn quân về tăng viện cho hướng Moskva thì Liên Xô vẫn phải để lại ở Viẽn Đông ít nhất 4 tập đoàn quân đủ sức chiến đấu chứ không phải là bỏ ngỏ Viễn Đông (A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 495). Tôi không dẫn các tài liệu của G. K. Zhukov vì ông là người trong cuộc, tác giả của Chiến dịch Khalkhin Gol. Do đó, việc Nhật từ chối tham gia Barbarossa còn cần có lý do về lợi ích tại hướng Thái Bình Dương và thêm một lý do về tâm lý nữa: so sánh để chọn lựa giữa Siberia và Thái Bình Dương và các tài liệu đã chỉ ra rằng Nhật chọn hướng Thái Bình Dương để tấn công trước do nó phù hợp hơn với học thuyết Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á của họ. Đó là việc từ giữa tháng 11 năm 1941, quân Đức đã chuyển sang phòng thủ trên hướng Moskva. Có một sự trùng hợp (không biết có ngẫu nhiên hay không): ngày 6 tháng 12, Liên Xô mở cuộc phản công tại khu vực Moskva, ngày 7 tháng 12, Nhật tấn công Trân Châu Cảng. --Двина-C75MT09:28, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Mấy cuốn sách tham khảo mình đều có sách in, nhưng bác Dieu thêm vào đó số hiệu ISBN của sách mà mình không thể nào tra ra trang web. Huy có truy cập được không. Nếu không thì phải bỏ ISBN thôi. --Двина-C75MT09:39, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Đấy là trang web tư nhân nên mình còn thông cảm được, chứ như trang Wiki Hà Nội thì mình không thể thông cảm mà phải "đập" cho chừa cái thói làm láo, báo cáo hay đi. --Двина-C75MT15:00, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Mặt trận Baltic
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận1 người đã thảo luận
Minh Huy có thể nói rõ thêm về yêu cầu của mình tại Thảo luận:Trang Chính không? Tôi đã thử vào bằng màn hình rộng 16:9 và màn hình thường 8:6 mà không thấy vấn đề "ép dẹp" gì đó như Minh Huy nói. Có thể nói rõ thêm là bạn sử dụng trình duyệt nào, trên hệ điều hành nào, và có bung rộng hết màn hình không hay là để cửa sổ nhỏ mà thôi? Tân (thảo luận) 03:48, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Có chiếu chứ trên VTV4, năm ngoái Phú hay theo dõi như giờ bận quá nên ít coi lắm chỉ có trận chung kết cuối năm mới coi thôi.(Hic thấy người ta giỏi quá còn mình thì xem lại thì quá ngu) Mà Huy mai mốt tham gia, báo Phú trước, Phú coi ủng hộ cho, Huy mà chiến thắng thế là wiki mình có người nổi tiếng nhé, lúc đó lên tivi nhớ đề cập tới wiki để mà wiki được bành trướng thành khổng lồ. Coi như được như vậy là công của Huy là lớn nhất đó ^^, lúc đó Phú ngồi chảy nước miếng mà mơ. Chúc thành công.Trongphu (thảo luận) 00:15, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hỏi
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 14 năm trước5 bình luận2 người đã thảo luận
Mới biểu quyết được có 2 ngày mà Minh Huy đã vội vã thế? Để dư ra dăm bữa nửa tháng thì có sao, nhỡ có thành viên nào quan tâm tham gia cải thiện bài thì sao? Biểu quyết gắn sao để 1 tháng, quá 1 tháng được thì cái này cũng phải ít ra được phân nửa thời gian thế, bây giờ không sao chứ ngày trước chuyện rút sao không ít người có ý kiến đâu, vì nó dính dáng tới chuyện tôn trọng thành quả của người đóng góp đi trước. Nói chung rút sao thì nên thư thả, không phải vội đâu. Chubeo (thảo luận) 17:24, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý phú là, cái khung chào mừng trong thảo luận của Phú đó. Có cách nào đánh ngắn lại không như dạng thẻ {{thế:Hoan nghênh}} để hiện ra nguyên cái khung giống cái của Phú đó. Nếu biết đưa Phú cái thẻ.Trongphu (thảo luận) 23:11, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Giờ biết bạn đang oline mình hỏi tí bài nông nghiệp Việt Nam ở tiếng anh đa số toàn chê trách chính sách nhà nước không (dù là thật) vào những năm 1975 đến 1980s bị khai thác sâu vô để chê bay còn những thành tựu chả thấy nói đâu, không biết có nên dịch tiếp không chứ mình thấy dịch vậy là được gọi(mai mốt có tài liệu nào tốt viết thêm), ý bạn sao?Trongphu (thảo luận) 01:48, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chống phá hoại
Bình luận mới nhất: 14 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tôi thấy công việc chống phá hoại này rất thú vị. Nó làm mình cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc ở wiki. Prevention Edit Vandalism Barnstar là Công tác phòng chống phá hoại à? Tôi không biết tiếng Anh! Bongdentoiac (thảo luận) 05:21, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời