Văn hóa Yamnaya

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm vi trải rộng sự phổ biến văn hóa gần đúng, khoảng 3200-2300 TCN.
Văn hóa Yamna trong thiên niên kỷ 4 TCN tại châu Âu.
Tập tin:Yamna burial.png
Hố chôn cất điển hình của văn hóa Yamna với bộ xương ở tư thế nằm, hai đầu gối gập lại. Thi thể thường được che phủ bằng đất son.

Văn hóa Yamnaya hay Văn hóa Yamna (từ tiếng Nga/tiếng Ukraina яма, "hố"; còn được biết đến như là mả hố hay văn hóa mả đất son) là một nền văn hóa hậu đồng đá/tiền đồ đồng của khu vực Bug/Dniester/Ural (vùng thảo nguyên Pontic), có niên đại từ thế kỷ 36 tới thế kỷ 23 TCN. Nền văn hóa này chủ yếu có tính chất du mục, với một số hoạt động nông nghiệp diễn ra gần các con sông và một ít công sự trên đồi.

Người thuộc nền văn hóa Yamna có khả năng là kết quả của sự hỗn huyết giữa con cháu của những thợ săn bắn hái lượm Đông Âu và những người liên quan đến thợ săn bắn hái lượm vùng Cápca.[1] Những người mang thành phần gốc gác này là những người chăn thả gia súc thảo nguyên. Văn hóa vật thể của họ rất giống với văn hóa Afanasevo, và cư dân của cả hai nền văn hóa này không thể phân biệt được về mặt di truyền.[1] Họ sống chủ yếu như dân du mục, với hệ thống thủ lĩnh và những xe kéo cho phép họ quản lý đàn gia súc lớn.

Họ có liên hệ gần gũi với những nền văn hóa cuối thời đồ đá mới, mà về sau tỏa đi khắp Châu ÂuTrung Á, đặc biệt những người nền văn hóa gốm dâyvăn hóa Bell Beaker, cũng như những người thuộc nền văn hóa Sintashta, Andronovo, và Srubna. Di cư trở lại từ văn hóa Gốm dây cũng đóng góp cho nền văn hóa Sintashta và Andronovo.[2] Trong những nhóm này, một vài khía cạnh của nền văn hóa Yamna có hiện diện.[a] Nghiên cứu di truyền cũng cho thấy rằng những cư dân này mang một phần tổ tiên bắt nguòn từ thảo nguyên.[1][3][4][5]

Nền văn hóa Yamna được xác nhận với người Ấn-Âu nguyên thủy, và là ứng viên mạnh nhất cho urheimat (gốc xuất xứ) của ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa Yamna bắt nguồn ở vùng DonVolga, và có niên đại từ năm 3300–2600 TCN.[6][7] Một thời Yamna sơ kỳ đợi gán là văn hóa Mikhaylovka. Nó tiền thân là văn hóa Khvalynsk vùng trung Volga và văn hóa Repin vùng sông Don (k. 3950–3300 TCN),[8][7] và đồ gốm muộn từ hai nền văn hóa này rõ ràng có thể phân biệt với đồ gốm Yamna sơ kỳ.[9] Sự tiếp nối sớm từ thời đồng đá nhưng nền văn hóa Samara săn bắn hái lượm và ảnh hưởng từ văn hóa Dnieper–Donets II nông nghiệp hơn là rõ ràng. Theo Anthony (2007), chân trời Yamna sơ kỳ mở rộng nhanh chóng khắp thảo nguyên Pontic–Caspi giữa khoảng năm 3400-3200 TCN.[10]

Sự mở rộng chân trời Yamna là sự biểu đạt vật thể của việc lan truyền ngôn ngữ Ấn-Âu khắp thảo nguyên Pontic–Caspi[11] [...] Chân trời Yamna là sự biểu hiện khảo cổ có thể thấy về sự điều chỉnh xã hội sang hướng di động cao – phát minh cơ sở hạ tầng chính trị nhằm quản lý các đàn gia súc lớn hơn từ những ngôi nhà di động trên thảo nguyên.[12]

Theo Pavel Dolukhanov sự xuất hiện nền văn hóa Yamna đại diện cho sự phát triển xã hội của nhiều nền văn thời đồ đồng địa phương, đại diện cho "một biểu hiện phân tầng xã hội và sự xuất hiện của cấu trúc xã hội du mục kiểu thủ lĩnh", đổi lại đã tăng cường mối liên hệ trong nhóm giữa các nhóm xã hội về bản chất hỗn tạp.[13]

Ở phạm vi phía tây, nó được kế tục bởi nền văn hóa Catacomb (2800–2200 TCN); ở phía đông, bởi văn hóa Poltavka (2700–2100 TCN) tại vùng trung Volga. Hai nền văn hóa này tiếp sau bằng văn hóa Srubnaya (thế ký 18–12 TCN).

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc trưng cho nền văn hóa này là việc chôn cất người chết trong các kurgan (các nấm mồ) dạng mả hố với thi hài được đặt trong tư thế nằm và hai đầu gối gập lại. Thi thể được che phủ bằng đất son. Các mồ mả chôn cất nhiều người cũng được tìm thấy trong các kurgan này, thường là do chèn vào ở giai đoạn muộn hơn.

Đáng chú ý là các đồ táng kèm trong mồ mả có nguồn gốc động vật (như bò, lợn, dê, cừu và ngựa), một đặc trưng gắn liền với cả người Tiền Ấn-Âu lẫn người Tiền Ấn-Iran[14].

Các dấu tích còn lại sớm nhất tại Đông Âu của xe có bánh được tìm thấy tại kurgan "Storozhova mohyla" (Dnipropetrovsk, Ukraina, do nhóm của Trenozhkin A.I. khai quật) gắn liền với văn hóa Yamna.

Di chỉ cúng tế Lugansk mới phát hiện gần đây (năm 2004) đã được miêu tả như là nơi thờ cúng trên đồi trong đó việc hiến tế bằng người được diễn ra.

Phổ biến và đồng nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa Yamna được đồng nhất hóa với Hậu Tiền Ấn-Âu (PIE) trong giả thuyết Kurgan của Marija Gimbutas. Nó là một ứng viên cho Urheimat (quê hương) của tiếng Tiền Ấn-Âu, cùng với văn hóa Sredny Stog diễn ra trước đó.

Người ta cho rằng nền văn hóa này bắt nguồn từ trung Volga dựa trên văn hóa Khvalynsk và từ trung Dnieper dựa trên văn hóa Sredny Stog. Tại khu vực phía tây của sự trải rộng của nền văn hóa này, nó được kế tiếp bằng văn hóa Catacomb; còn tại phía đông là văn hóa Poltavkavăn hóa Srubna.

Cổ vật[sửa | sửa mã nguồn]

Từ bộ sưu tập của Viện bảo tàng Ermitaz

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Yamnayan cultural aspects, for example, were horse-riding, burial styles, and to some extent the pastoralist economy.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Allentoft 2015.
  2. ^ Novembre, John (ngày 11 tháng 6 năm 2015). “Ancient DNA steps into the language debate” (PDF). Nature. 522 (7555): 164–165. doi:10.1038/522164a. PMID 26062506. S2CID 205085294. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2020. evidence to support theories of a back-migration from Corded Ware-related populations that contributed to the origins of the Sintashta culture in the Urals and their descendants, the Andronovo.
  3. ^ Haak và đồng nghiệp 2015.
  4. ^ Mathieson, et al. 2015.
  5. ^ Gibbons, Ann (ngày 10 tháng 6 năm 2015). “Nomadic herders left a strong genetic mark on Europeans and Asians”. Science. AAAS.
  6. ^ Anthony 2007, tr. 300.
  7. ^ a b Morgunova & Khokhlova 2013.
  8. ^ Anthony 2007, tr. 275.
  9. ^ Anthony 2007, tr. 274–277, 317–320.
  10. ^ Anthony 2007, tr. 321.
  11. ^ Anthony 2007, tr. 301–302.
  12. ^ Anthony 2007, tr. 303.
  13. ^ Dolukhanov 1996, tr. 94.
  14. ^ Benjamin W. Fortson, Indo-European Language and Culture: An Introduction, Blackwell Publishing, 2004. trang 43. Trích đoạn: The Yamna culture, in fact, certainly fits the bill of being the late Proto-Indo-Europeans. (Văn hóa Yamna, trên thực tế, phù hợp chắc chắn với những gì cần thiết của Hậu Tiền Ấn-Âu).

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]