Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thâm Quyến”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 136: Dòng 136:
"Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập niên 1990. Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200 m (bao gồm tòa nhà Quảng trường Tôn Hinh cao thứ 8 thế giới), Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống.
"Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập niên 1990. Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200 m (bao gồm tòa nhà Quảng trường Tôn Hinh cao thứ 8 thế giới), Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống.


Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty IT thành công như Huawei và ZTE. FoxCom có nhà máy tại đây, chế tạo phần lớn máy nghe nhạc số cá nhân (iPod) và máy tính xách tay cho hãng Apple. Thành phố có sự hiện diên của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư niêm yết17700 nhân viên chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD.
Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty IT thành công như [[Huawei]][[ZTE]]. [[Foxconn]] có nhà máy tại đây, chế tạo phần lớn máy nghe nhạc số cá nhân (iPod) và máy tính xách tay cho hãng Apple. Thành phố có sự hiện diện của hơn 400 trong 500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư đăng 17.700 nhân viên môi giới chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD.


== Giao thông vận tải ==
== Giao thông vận tải ==

Phiên bản lúc 00:21, ngày 26 tháng 12 năm 2015

Thâm Quyến
深圳市
—  Phó tỉnh cấp thành thị  —
Vị trí của Thâm Quyến trong tỉnh Quảng Đông
Vị trí của Thâm Quyến trong tỉnh Quảng Đông
Thâm Quyến trên bản đồ Trung Quốc
Thâm Quyến
Thâm Quyến
Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ: 22°33′B 114°06′Đ / 22,55°B 114,1°Đ / 22.550; 114.100
Quốc gia Trung Quốc
TỉnhQuảng Đông
Cấp huyện7
SEZ1/5/1980
Thủ phủPhúc Điền sửa dữ liệu
Diện tích
 • Phó tỉnh cấp thành thị2.050 km2 (790 mi2)
 • Đô thị395,81 km2 (15,282 mi2)
Độ cao25 m (82 ft)
Dân số (2007)
 • Phó tỉnh cấp thành thị8.615.500
 • Mật độ4,200/km2 (11,000/mi2)
 • Đô thị4.000.000
 • Mật độ đô thị100/km2 (260/mi2)
 • Các dân tộc chínhHán
Múi giờGiờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
518000 sửa dữ liệu
Mã điện thoại755
Thành phố kết nghĩaPoznań, Haifa, Timișoara, Nürnberg, Brisbane, Kingston, Lomé, Tsukuba, Houston, Brescia, Torino, Luxor, Metepec, Bogor, Rotherham, Plovdiv, Reno, Saint John, Bandung, Edinburgh, Vilnius sửa dữ liệu
Biển số xe粤B
Trang webhttp://english.sz.gov.cn/
Công trường xây dựng ở Thâm Quyến

Thâm Quyến (Tiếng Hoa: 深圳; pinyin: Shēnzhèn) là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường phiên âm sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến (Thâm Quyến hà) là ranh giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông.

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 676,5 tỷ nhân dân tệ. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.

Lịch sử hình thành

Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài. Năm 1979, lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình đã cho thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh. Việc thành lập đặc khu này được coi như là thử nghiệm mô hình Cải cách kinh tế Trung Quốc. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới. Thâm Quyến, tên gọi trước đây là huyện Bảo An ((宝安县)- là huyện thuộc tỉnh Quảng Đông vào tháng 11 năm 1979. Tháng 5 năm 1980, Thâm Quyến chính thức được chuyển thành Đặc khu kinh tế. Năm 1988, Thâm Quyến được cho phép có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Thâm Quyến là đặc khu đầu tiên trong 5 đặc khu kinh tế tại Trung Quốc.

Thành phố Thâm Quyến bao gồm 8 quận: La Hồ (罗湖), Phúc Điền (福田), Nam Sơn (南山), Diêm Điền (盐田), Bảo An (宝安), Long Cương (龙岗) và Quang Minh tân khu (光明新区) Bình Sơn tân khu (坪山新区). Các đặc khu kinh tế bao gồm La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn và Diêm Điền.

Nằm trong trung tâm của Đặc khu và sát bên Hồng Kông, La Hồ là trung tâm tài chính thương mại, diện tích 78,89 km². Phúc Điền là trung tâm hành chính của thành phố, là trái tim của Đặc khu, rộng 78,04 km². Nam Sơn rộng 164,29 km² là trung tâm của công nghệ cao, quận này nằm phía đông Đặc khu. Bên ngoài đặc khu, Bảo An rộng 712,92 km² nằm ở phía tây bắc và Long Cương rộng 844,07 km² nằm ở phía đông bắc của Thâm Quyến. Diêm Điền (75,68 km²) là cơ sở dịch vụ hậu cần hàng hải (logistics). Quang Minh Tân khu mới được tách ra từ quận Bảo An kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2007, có diện tích 79 km². Cảng Nhan Điền là cảng nước sâu container lớn thứ thứ 2 của Trung Quốc và lớn thứ 4 thế giới.

Kinh tế

Thâm Quyến về đêm

Năm 2001, lực lượng lao động đạt 3,3 triệu người. GDP đạt 492,69 tỷ NDT năm 2005, tăng 15% so với 2004, GDP thời kỳ 2001-2005 tăng 16,3%/năm. GDP xếp thứ 4 trong các thành phố của Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất trong chín năm liên tục vừa qua, xếp thứ 2 về sản lượng công nghiệp, thu ngân sách xếp thứ 3 trong 5 năm liên tục, xếp thứ 3 về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Thâm Quyến là một trung tâm chế tạo lớn của Trung Quốc.

"Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập niên 1990. Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200 m (bao gồm tòa nhà Quảng trường Tôn Hinh cao thứ 8 thế giới), Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống.

Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty IT thành công như HuaweiZTE. Foxconn có nhà máy tại đây, chế tạo phần lớn máy nghe nhạc số cá nhân (iPod) và máy tính xách tay cho hãng Apple. Thành phố có sự hiện diện của hơn 400 trong 500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư đăng ký và 17.700 nhân viên môi giới chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD.

Giao thông vận tải

Cảng Thâm Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách 20 hải lý). Năm 2005, cảng này xếp thứ 4 thế giới về khối lượng container (16,2 triệu TEU). Sân bay Thâm Quyến cách trung tâm thành phố 35 km có các chuyến bay quốc tế. Đường sắt và đường bộ hiện đại nối liền với Hồng Kông và các thành phố khác của Trung Quốc. Tàu điện ngầm bắt đầu vận hành từ ngày 27 tháng 12 năm 2004, có 2 tuyến. Từ Thâm Quyến có thể đi Châu Hải, Ma Cao, Hồng Kông, Sân bay Chek Lap Kok bằng tàu thủy cao tốc.

Xem thêm

Tham khảo