Vùng thủ đô Hà Nội
Vùng thủ đô Hà Nội Hanoi Capital Region Hanoi Metropolitan Area | |
---|---|
— Vùng đô thị — | |
![]() Vị trí Vùng thủ đô Hà Nội với Thành phố Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng | |
Quốc gia | ![]() |
Bao gồm | 1 Thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh lân cận
|
Các thành phố lớn khác | - Thái Nguyên (Thái Nguyên) - Việt Trì (Phú Thọ) - Sông Công (Thái Nguyên) - Bắc Giang (Bắc Giang) - Bắc Ninh (Bắc Ninh) - Hải Dương (Hải Dương) - Chí Linh (Hải Dương) - Hưng Yên (Hưng Yên) - Phủ Lý (Hà Nam) - Hòa Bình (Hòa Bình) - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) - Phúc Yên (Vĩnh Phúc) |
Diện tích | |
• Vùng đô thị | 24.389,5 km2 (9.416,8 mi2) |
Dân số | |
• Vùng đô thị | 19.795.805 (1/4/2.019) [1] |
• Mật độ vùng đô thị | 812/km2 (2.102/mi2) |
Múi giờ | UTC +7 (UTC+7) |
Vùng thủ đô Hà Nội là một vùng đô thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội hiện nay bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km².[2] Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.
Vùng thủ đô Hà Nội ban đầu bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình. Tại cuộc họp cuối năm 2012, các thành viên Chính phủ đề xuất vùng thủ đô mở rộng thêm ra Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Các tỉnh này nằm trong bán kính 100 km từ trung tâm Hà Nội. Năm 2020, Bộ Kế hoạch đầu tư tiếp tục đề xuất mở rộng vùng Hà Nội với phương án sáp nhập thêm 5 tỉnh Vùng duyên hải Bắc Bộ là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.[3]
Ranh giới[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vực Miền Bắc (Việt Nam).
- Phía đông giáp các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ.
- Phía tây giáp các tỉnh còn lại của Vùng Tây Bắc (Việt Nam) (sau khi chuyển Hòa Bình về vùng Hà Nội).
- Phía nam giáp các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ và Thanh Hóa.
- Phía bắc giáp các tỉnh còn lại của Vùng Đông Bắc (Việt Nam) (sau khi chuyển các tỉnh trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang về vùng Hà Nội).
Hiện trạng của các đô thị trong vùng[sửa | sửa mã nguồn]
![]() | Bài viết này hay đề mục của nó hiện đang trong quá trình mở rộng, phát triển, hoặc cũng có thể đang trong quá trình đại tu lớn. Bạn cũng có thể giúp xây dựng bài viết này bằng cách hỗ trợ sửa đổi. Nếu bài viết này hay đề mục của nó không được sửa đổi gì trong vài ngày, vui lòng gỡ bản mẫu này xuống. Nếu bạn là người đã đặt bản mẫu này và bạn đang sửa đổi liên tục, hãy nhớ thay bản mẫu này bằng bản mẫu {{đang sửa đổi}} trong suốt các phiên sửa đổi. Hãy nhấn vào liên kết này để xem các tham số bản mẫu.Sửa đổi cuối: 2405:4800:2577:1C4D:5C40:E6D3:9E3E:17CC (thảo luận · đóng góp) vào 14 ngày trước. (làm mới) |
Hiện nay, toàn vùng gồm 26 đô thị lớn:
STT | Tên đô thị | Vai trò | Trực thuộc | Loại đô thị | Diện tích
(km²) |
Dân số (người ) |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Hà Nội | Thành phố trực thuộc Trung Ương | Đô thị Đặc biệt | 3.358,6 | 8.053.663 | |
2 | Thái Nguyên | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Thái Nguyên | Đô thị loại I | 222,93 | 362.921 |
3 | Việt Trì | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Phú Thọ | Đô thị loại I | 111,75 | 214.777 |
4 | Bắc Ninh | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Bắc Ninh | Đô thị loại I | 82,64 | 247.702 |
5 | Hải Dương | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Hải Dương | Đô thị loại I | 111,64 | 241.373 |
6 | Vĩnh Yên | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Vĩnh Phúc | Đô thị loại II | 50,80 | 114.908 |
7 | Phủ Lý | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Hà Nam | Đô thị loại II | 87,87 | 193.762 |
8 | Hòa Bình | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Hòa Bình | Đô thị loại III | 348,65 | 135.718 |
9 | Bắc Giang | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Bắc Giang | Đô thị loại II | 66,77 | 174.229 |
10 | Hưng Yên | Thành phố trực thuộc Tỉnh | Hưng Yên | Đô thị loại III | 73,42 | 116.356 |
11 | Phúc Yên | Thành phố trực thuộc tỉnh | Vĩnh Phúc | Đô thị loại III | 120,13 | 155.575 |
12 | Sông Công | Thành phố trực thuộc tỉnh | Thái Nguyên | Đô thị loại III | 98,37 | 146.120 |
13 | Chí Linh | Thành phố trực thuộc tỉnh | Hải Dương | Đô thị loại III | ||
14 | Phú Thọ | Thị xã | Phú Thọ | Đô thị loại III | ||
15 | Phổ Yên | Thị xã | Thái Nguyên | Đô thị loại III | 258,88 | 220.963 |
16 | Sơn Tây | Thị xã | Hà Nội | Đô thị loại III | ||
17 | Từ Sơn | Thị xã | Bắc Ninh | Đô thị loại III | ||
18 | Mỹ Hào | Thị xã | Hưng Yên | Đô thị loại IV | ||
19 | Kinh Môn | Thị xã | Hải Dương | Đô thị loại IV | ||
20 | Duy Tiên | Thị xã | Hà Nam | Đô thị loại IV | ||
21 | [[]] | Huyện | [[]] | Đô thị loại IV | ||
22 | [[]] | Huyện | [[]] | Đô thị loại IV | ||
23 | Hùng Sơn | Thị trấn | Thái Nguyên | Đô thị loại IV | 14,63 | 25.051 |
24 | [[]] | Thị trấn | [[]] | Đô thị loại IV | ||
25 | [[]] | Thị trấn | [[]] | Đô thị loại IV | ||
26 | [[]] | Thị trấn | [[]] | Đô thị loại IV |
Hiện nay, toàn vùng gồm:
- 1 đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội
- 4 thành phố là đô thị loại I: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên và Việt Trì.
- 3 thành phố là đô thị loại II: Bắc Giang, Phủ Lý và Vĩnh Yên.
- 9 đô thị loại III gồm 5 thành phố: Chí Linh, Hòa Bình, Hưng Yên, Phúc Yên, Sông Công và 4 thị xã: Phổ Yên, Phú Thọ, Sơn Tây, Từ Sơn.
- 9 đô thị loại IV gồm 3 thị xã: Kinh Môn, Mỹ Hào, Duy Tiên, 2 huyện Quế Võ, Thuận Thành và 4 thị trấn: Chũ (Lục Ngạn), Hùng Sơn (Đại Từ), Lương Sơn (Lương Sơn), Thắng (Hiệp Hòa), Đồi Ngô.
Từ nay tới năm 2050, vùng thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư phát triển theo hướng hình thành ba tiểu vùng đô thị trực thuộc: Đó là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận (trong phạm vi từ 25 dến 30 km từ vùng đô thị trung tâm) và vùng đô thị vệ tinh ở ba phía: Tây, Đông và Đông Nam, Bắc và Đông Bắc.
Bốn thành phố trong đó có đô thị trung tâm là Hà Nội ngoài ra còn có ba đô thị vệ tinh là Vĩnh Yên, thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương sẽ là 4 đô thị đối trọng nhau có chức năng và nhiệm vụ như nhau, đô thị Vĩnh Phúc, đô thị Bắc Ninh và đô thị Hải Dương sẽ giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao.
Dân số[sửa | sửa mã nguồn]
Tại thời điểm năm 2006, dân số toàn vùng thủ đô Hà Nội là 12,462 triệu người trong đó 3,26 triệu người sống ở khu vực thành thị. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, sự đô thị hóa nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 2000 mới có nghiên cứu do Bộ Xây dựng Việt Nam chủ trì về việc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đóng góp của chuyên gia nước ngoài. Tháng 5 năm 2008, Thủ tướng ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển có quy hoạch toàn vùng. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 1758/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Các vùng đô thị Việt Nam
- Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
- Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh
- Vùng duyên hải Bắc Bộ
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Tổng cục thống kê”. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp);|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vùng gồm 7 tỉnh, sau khi Hà Tây, 4 xã của Hoà Bình và huyện Mê Linh được sáp nhập vào Hà Nội, vùng thủ đô Hà Nội bao gồm Hà Nội và 6 tỉnh xung quanh là Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
- ^ Đề xuất hình thành vùng Thủ đô mới
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Trang chủ Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội
- Tràng An Nguyễn (08/03/2008), "Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ rộng 13.436km2, gồm 8 tỉnh, TP", VietNamNet.
- Quyết định số 490/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
- Hà Nội sắp được mở rộng Đoàn Loan, VnExpress, 4/1/2007, 05:50 GMT+7
- Danh sách các chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải Viện Chiến lược @ Phát triển GTVT cập nhật 19/09/2011 8:38 GMT+7