Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhãn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm su:Léngkéng
Ripchip Bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm ml:ലോംഗൻ
Dòng 93: Dòng 93:
[[lbe:Лонган (ххяххия)]]
[[lbe:Лонган (ххяххия)]]
[[lt:Tikrasis longanas]]
[[lt:Tikrasis longanas]]
[[ml:ലോംഗൻ]]
[[koi:Лонган (быдмас)]]
[[koi:Лонган (быдмас)]]
[[nl:Longan]]
[[nl:Longan]]

Phiên bản lúc 10:50, ngày 18 tháng 2 năm 2012

Nhãn
Chùm nhãn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Sapindaceae
Chi (genus)Dimocarpus
Loài (species)D. longan
Danh pháp hai phần
Dimocarpus longan
Lour.

Nhãn (danh pháp khoa học: Dimocarpus longan) (chữ Hán: 龙眼/龍眼; âm Quảng Đông long-ngan; âm Hán Việt: "long nhãn"; nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng) là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Loài này còn được gọi là quế viên (桂圆) trong tiếng Trung, lengkeng trong tiếng Indonesia, mata kucing trong tiếng Mã Lai.

Mô tả

Cây cao 5-10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7-20 cm, rộng 2,5-5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhẫn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

Phân bố

Nhãn được trồng nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. Tại Việt Nam, nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản nổi tiếng.

Các giống

Có nhiều giống: nhãn trơ cùi cùi rất mỏng, nhãn nước nhiều nước. Ngoài ra, còn có các giống nhãn nổi tiếng sau:

Nhãn xuồng cơm vàng

“Giống nhãn xuồng cơm vàng là giống có nguồn gốc ở Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, cùi dày, màu hanh vàng, ráo, dòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận diện là quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ, quả chín vỏ quả có màu vàng da bò. Xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát; nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép trên gốc ghép là giống tiêu da bò” (Tiêu chuẩn cây trồng Việt Nam).

Nhãn lồng Hưng Yên

Cây nhãn tổ hiện vẫn còn ở xã Hồng Nam.[cần dẫn nguồn] Tên "nhãn lồng" bắt nguồn từ việc khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn. Nhãn Hưng Yên có quả to, vỏ gai và dày, vàng sậm. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.

Nhãn tiêu da bò

Có tên khác là "nhãn quế", có nguồn gốc từ Huế. Quả nhỏ, vỏ mỏng, nhẵn và có màu nâu sáng vàng.

Sử dụng

Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục (Arillus Longanae) dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Trong tiếng Trung, cùi nhãn khô được gọi là viên nhục (圓肉), nghĩa là "cục thịt tròn". Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.

Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè.

Hình ảnh

Liên kết ngoài