Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành ủy Hà Nội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 15: Dòng 15:
|Số người 2=1
|Số người 2=1
|Chức vụ 3=Phó Bí thư
|Chức vụ 3=Phó Bí thư
|Thành viên 2= [[Nguyễn Thị Bích Ngọc]]<br/>[[Đào Đức Toàn]]
|Thành viên 3= [[Nguyễn Thị Bích Ngọc]]<br/>[[Đào Đức Toàn]]
|Số người 3=3
|Số người 2=2
|Chức vụ 4=Ủy viên Thường vụ Thành ủy
|Chức vụ 4=Ủy viên Thường vụ Thành ủy
|Thành viên 4=[[#Ban Thường vụ Thành ủy|Ban Thường vụ Thành ủy khóa XVI]]
|Thành viên 4=[[#Ban Thường vụ Thành ủy|Ban Thường vụ Thành ủy khóa XVI]]

Phiên bản lúc 01:24, ngày 29 tháng 8 năm 2020

Thành ủy Hà Nội


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XVI
(2015 - 2020)
Cơ cấu Thành ủy
Bí thư Vương Đình Huệ
Phó Bí thư Thường trực (2) Ngô Thị Thanh Hằng
Phó Bí thư Nguyễn Thị Bích Ngọc
Đào Đức Toàn
Ủy viên Thường vụ Thành ủy (17) Ban Thường vụ Thành ủy khóa XVI
Thành ủy viên (75) Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVI
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại thành phố Hà Nội
Cấp hành chính Cấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ 4, Lê Lai, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lịch sử
Thành lập 1930
Bộ máy chính quyền
Hà Nội

Thành ủy Hà Nội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ thành phố Hà Nội giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố.

Đứng đầu Thành ủy là Bí thư Thành ủy và thường là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. [cần dẫn nguồn]

Lịch sử

Thành ủy Hà Nội được thành lập ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 17/3/1930 tại số nhà 42 phố Hàng Thiếc, dưới sự lãnh đạo của Lâm thời Chấp ủy Bắc Kỳ, Thành ủy lâm thời Hà Nội được thành lập gồm Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam do Đỗ Ngọc Du làm Bí thư. Cuối tháng 4-1930, Đỗ Ngọc Du, Bí thư Thành ủy lâm thời được Trung ương điều đi công tác ở nước ngoài. Tháng 6-1930, Trần Văn Lan, Ủy viên Trung ương Đảng triệu tập cuộc họp ở số 177 phố Hàng Bông để tổ chức lại Thành ủy. Thành ủy Hà Nội được chính thức thành lập do Nguyễn Ngọc Vũ làm Bí thư cùng hai ủy viên là Lê Đình Tuyển và Đỗ Danh Cưu. Văn phòng Thành ủy do Tạ Quang Sần phụ trách.

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy đã tổ chức Đội tuyên truyền xung phong gồm các đồng chí Lê Đình Tuyển, Đinh Xuân Nhạ (Trần Quý Kiên, Dương Văn Ty),Giang Đức Cường. Đội đã cùng với một số đảng viên là người của Hà Đông - Sơn Tây thuộc tổ chức Đảng Hà Nội như các đồng chí: Bùi Doãn Chân, Lều Thọ Nam, Hoàng Văn Năng… tích cực tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng của Đảng trong các tầng lớp nhân dân, tập hợp quần chúng vào các đoàn thể, ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, mở rộng và phát triển cơ sở cách mạng không chỉ ở địa bàn Hà Nội mà còn ở cả một số vùng của Hà Đông và Sơn Tây. Có thể nói, đây chính là tổ chức tiền thân của Ban Tuyên huấn Thành ủy sau này.

Đảng bộ Hà Nội, chỉ trong 6 tháng cuối năm 1930, ba lần đồng chí Trần Văn Lan (tức Giáp) Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp phụ trách phong trào Hà Nội phải lập lại Thành uỷ. Nhiều đồng chí lãnh đạo Thành uỷ, nhiều đảng viên và quần chúng trung kiên bị bắt (Lê Đình Tuyển, Đặng Xuân Khu, Trần Quý Kiên (Đinh Xuân Nhạ), Giang Đức Cường, Hoàng Ngọc Bảo… Ngày 6/12/1930, Nguyễn Ngọc Vũ cũng bị địch bắt.

Trong giai đoạn từ 1931-1932 Thành ủy bị thực dân Pháp khủng bố, truy lùng ráo riết. Các thành viên bị bắt hoặc phải rút về hoạt động bí mật tại nhiều nơi.

Tháng 8/1936 ba ông Nguyễn Văn Cừ, Đinh Xuân Nhạ (Trần Quý Kiên, Dương văn Ty) và Nguyễn Văn Minh đã họp tại một địa điểm thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, thành lập ra cơ quan lãnh đạo lâm thời của Xứ Ủy Bắc Kỳ và Thành Ủy Hà Nội lấy tên là Ủy ban Sáng kiến[1].

Tháng 3/1937, tại Hà Nội, Xứ Uỷ Bắc Kỳ chính thức lập lại gồm các thành viên: Hoàng Tú Hưu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Minh, Lương Khánh Thiện, Trần Quý Kiên (Nhạ,Ty),Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Tô Hiệu, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt)[2]....

Tháng 3/1937, Thành uỷ Hà Nội cũng tái lập do Lương Khánh Thiện, Thường vụ Xứ Ủy Bắc kỳ trực tiếp làm Bí thư. Thành ủy có các ủy viên: Trần Quý Kiên (Ty, Nhạ) thường vụ thành ủy [3], Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Mạnh Đạt, Tạ Quang Sần, Nguyễn Trọng Cảnh (Trần Quốc Hoàn)... Hoạt động của Đảng bộ gồm cả Sơn Tây và Hà Đông.

Năm 1938, cơ quan lãnh đạo của Thành Ủy Hà Nội được kiện toàn đồng chí Trần Quý Kiên (Đinh xuân Nhạ, Dương văn Ty) lúc này là Thường vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ được cử thay Lương Khánh Thiện trực tiếp làm Bí thư Thành Ủy Hà Nội lúc này bao gồm cả hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.Đảng cũng bổ sung thêm hai đảng viên là các đồng chí đang hoạt động từ phong trào công nhân là đồng chí Nguyễn Văn Trân và đồng chí Văn Tiến Dũng vào Thành ủy.(đồng chí Lương Khánh Thiện được cử làm Bí thư Xứ Ủy Bắc Kỳ).[4]

Đầu năm 1938, đồng chí Trần Quý Kiên, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp về Đa Phúc công nhận Chi bộ dự bị Đa Phúc thành chi bộ chính thức của Đảng.(chi bộ này do đồng chí Phan Trọng Tuệ làm Bí Thư).

Tháng 9/1939 tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cử hai đồng chí Trần Quý Kiên (Ty, Nhạ) Thường Vụ Xứ Ủy, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội cùng Lương Khánh Thiện(Bí Thư Xứ Ủy Bắc Kỳ) chuyển sang phụ trách công tác xây dựng căn cứ bí mật của đảng tại chiến khu D (Phù Ninh,Phú Thọ). Đồng chí Nguyễn Mạnh Đạt (tức Lộc, Ái) làm Bí thư Thành Ủy Hà Nội thay Đinh Xuân Nhạ (tức Trần Quý Kiên, tức Dương văn Ty), Nguyễn Trọng Cảnh (tức Trần Quốc Hoàn) làm Phó Bí thư[5].

3.1940 đồng chí Nguyễn Mạnh Đạt bị bắt.Thành Ủy liên tiếp bị phá. Bí Thư Thành Ủy thay đổi lần lượt: đồng chí Nguyễn văn Ngọc bị địch bắt, đồng chí Nguyễn Văn Bi (Bi, Quốc Vàng) bị địch bắt.Đồng chí Dương Nhật Đại (tức Tư Đại, Thạch Can) bị lộ chuyển công tác. tháng 1.1941 đồng chí Lưu Đức Hiểu (tức Lưu Quyên) bị địch bắt. Xứ Ủy thành lập liên tỉnh A gồm Hà Nội-Hà Đông-Sơn Tây do Phan Trọng Tuệ làm Bí thư.

5.1941 một ban cán sự Đảng (chức năng như Thành Ủy) gồm 3 người do đồng chí Vũ Biểu làm bí thư hoạt động chưa được bao lâu thì vỡ, đồng chí Vũ Biểu bị bắt.Ban Cán Sự bị vỡ.

8.1941 một ban cán sự Đảng mới do đồng chí Đào Duy Dếnh (tức Đào Phan) làm Bí Thư, đến tháng 4.1942 đồng chí bị bắt, ban Cán sự vỡ.

Tháng 6/1942, Ban Thành uỷ lâm thời được thành lập do Phan Bá Quát (tức Địa) làm Bí thư. Tháng 11.1942 Phan Bá Quát bị bắt, Xứ Ủy điều động đồng chí Bạch Thành Phong Bí Thư tỉnh ủy Hà Đông ra Hà Nội bắt liên lạc lập lại Thành Ủy nhưng do bị theo dõi gắt gao và bắt hụt nên phải chuyển công tác. Đầu năm 1943, Xứ uỷ cử Nguyễn Thọ Chân, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông ra Hà Nội lập Thành uỷ mới và trực tiếp làm Bí thư. Tháng 4/1943, Bí thư Nguyễn Thọ Chân bị địch bắt. Tháng 4/1943, Xứ uỷ điều Lê Quang Đạo về Hà Nội lập Ban Cán sự Đảng Hà Nội gồm 3 người do Lê Quang Đạo làm Bí thư.

Tháng 2/1945 Ban Cán sự đổi thành Ban Thành ủy do Nguyễn Khang phụ trách Bí thư. Tháng 3/1945 Ban Thành ủy được kiện toàn chuẩn bị cách mạng tháng 8, Nguyễn Quyết được cử làm Bí thư. Ngày 25/8/1945, Thành uỷ Hà Nội được bổ sung thêm nhiều ủy viên mới, chỉ định Nguyễn Huy Khôi (tức Trần Quang Huy) làm Bí thư Thành uỷ, Nguyễn Quyết chuyển sang phụ trách quân sự.

Trong giai đoạn toàn quốc kháng chiến, cả nước được chia làm 12 chiến khu, Hà Nội là chiến khu XI nên Thành ủy trong thời gian này còn được gọi Khu ủy Khu XI.

Theo Nghị quyết của Liên khu uỷ III, Hà Nội sáp nhập với Hà Đông thành liên Tỉnh uỷ Lưỡng Hà. Ngày 10/5/1948, Liên Tỉnh uỷ Lưỡng Hà được thành lập do Lê Quang Đạo làm Bí thư. Tháng 7/1948, Đại hội Đại biểu Lưỡng Hà bầu Liên Tỉnh uỷ chính thức (gồm 10 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết) do Lê Quang Đạo làm Bí thư. Tháng 10/1948 trong tình hình mới Trung ương Đảng đã quyết định tách Hà Nội ra khỏi liên tỉnh Lưỡng Hà trực tiếp do Liên khu ủy III phụ trách.

Trong giai đoạn từ tháng 1/1949-12/1950 Thành ủy có tên gọi Đặc khu ủy Hà Nội để phù hợp với thời kỳ “Chuẩn bị chiến trường, tiến tới tổng phản công” theo quy định của Trung ương Đảng. Đầu năm 1951 lấy lại tên Thành ủy Hà Nội.

Từ tháng 8/1954-sau này tên gọi chính thức là Thành ủy Hà Nội.

Chức năng và nhiệm vụ

Thành ủy Hà Nội là cơ quan cấp Đảng cao nhất của Thành phố có nhiệm vụ:

  • Giám sát cơ quan đảng bộ cấp cơ sở, cấp trên cơ sở về việc thi hành điều lệ Đảng, nghị quyết Trung ương, Nghị quyết Thành ủy...
  • Chỉ đạo lãnh đạo các tổ chức các cấp thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Ban Chấp hành Thành ủy.
  • Quyết định nội dung về công tác xây dựng Đảng, những vấn đề quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ; về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.
  • Thảo luận và xem xét bầu bổ sung Thành ủy viên.
  • Giới thiệu nhân sự cho Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân Thành phố.
  • Quyết định số lượng nhân sự Đại hội Đại biểu Đảng bộ khóa sau, số lượng đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc[6].

Tổ chức

Các cơ quan thuộc Ban Đảng trực thuộc Thành ủy Hà Nội:

  • Văn phòng Thành ủy Hà Nội
  • Ban Tổ chức Thành ủy
  • Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
  • Ban Dân vận Thành ủy
  • Ban Tuyên giáo Thành ủy
  • Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy
  • Ban Nội chính Thành ủy

Bí thư Thành ủy

Bí thư Thành ủy là người đứng đầu Đảng bộ Thành phố, do Hà Nội là thủ đô nên chức vụ Bí thư Thành ủy có quyền hạn khá lớn, ngoài quản lý Đảng bộ thành phố còn có nhiệm vụ giám sát Bí thư các tỉnh thành khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ với chức danh là ủy viên Bộ Chính trị. Bí thư TU khóa này là ông Vương Đình Huệ.

Thành ủy Hà Nội (2015 - 2020)

Ban Thường vụ Thành ủy gồm các lãnh đạo cấp cao của các tổ chức chiến lược thành phố, có quyền hạn tương đương với Thành ủy khi Thành ủy không nhóm hợp. Quyết định tổ chức cấp Thành ủy, và trình Thành ủy khi Thành ủy nhóm họp.

Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phụ trách chỉ đạo Thành ủy (2015 - 2016)

Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Bí thư Thành ủy (2016 - 2020)

Ban Thường vụ Thành ủy

  1. Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội
  2. Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
  3. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XIV TP Hà Nội
  4. Đào Đức Toàn - Phó Bí thư Thành ủy
  5. Vũ Đức Bảo - Trưởng ban Tổ chức Thành ủy.
  6. Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy
  7. Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Dân vận Thành ủy.
  8. Hoàng Trọng Quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
  9. Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Tp.Hà Nội
  10. Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Hà Nội, phụ trách UBND Thành phố Hà Nội [7]
  11. Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội
  12. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội
  13. Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Tp.Hà Nội
  14. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
  15. Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Thành phố (từ 01/08/2020)

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố

  1. Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP
  2. Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
  3. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XIV TP Hà Nội
  4. Đào Đức Toàn - Phó Bí thư Thành ủy
  5. Vũ Đức Bảo - Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
  6. Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy
  7. Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Dân vận Thành ủy.
  8. Hoàng Trọng Quyết - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
  9. Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP
  10. Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực Phụ trách UBND TP
  11. Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP
  12. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP
  13. Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP
  14. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
  15. Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Thành phố (từ 01/08/2020)
  16. Phùng Thị Hồng Hà - Phó Chủ tịch HDND TP
  17. Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP
  18. Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP
  19. Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND TP
  20. Vũ Tuấn Dũng - Bí thư Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Thành ủy
  21. Nguyễn Doãn Hoàn - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Thành ủy
  22. Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố
  23. Trần Đình Cảnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
  24. Nguyễn Ngọc Thạch - Hiệu trưởng trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
  25. Nguyễn Hữu Chính - Chánh án Tòa án nhân dân TP
  26. Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường
  27. Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao
  28. Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế
  29. Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn
  30. Nguyễn Mạnh Quyền - Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư
  31. Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương
  32. Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo
  33. Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
  34. Vũ Đăng Định - Chánh Văn phòng UBND TP
  35. Nguyễn An Huy - Chánh Thanh tra TP
  36. Tô Quang Phán - Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội
  37. Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội
  38. Bạch Liên Hương - Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức
  39. Đỗ Đình Hồng - Bí thư Huyện ủy Mê Linh.
  40. Nguyễn Quang Đức - Trưởng ban Nội chính Thành ủy [8]
  41. Hà Minh Hải - Bí thư Quận ủy Đống Đa (8/2019)
  42. Trần Thị Phương Hoa - Bí thư Quận ủy Cầu Giấy
  43. Bùi Huyền Mai - Chủ tịch Liên đoàn lao động TP
  44. Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ
  45. Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín
  46. Nguyễn Văn Nam - Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng
  47. Phạm Quang Thanh - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn
  48. Lê Tiến Nhật - Bí thư Huyện ủy Thanh Trì
  49. Đỗ Anh Tuấn - Bí thư Quận ủy Tây Hồ
  50. Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ (6/2018)
  51. Đinh Trường Thọ - Bí thư Huyện ủy Thanh Oai
  52. Nguyễn Phi Thường - Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa.
  53. Hoàng Minh Dũng Tiến - Bí thư Quận ủy Ba Đình
  54. Phạm Thị Thanh Mai - Bí thư Thị ủy Sơn Tây
  55. Lê Ngọc Anh - Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên (9/2019)
  56. Phạm Quý Tiên - Bí thư Huyện ủy Thạch Thất (9/2019)
  57. Nguyễn Văn Thọ - Bí thư Huyện ủy Quốc Oai
  58. Dương Đức Tuấn - Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm
  59. Lê Văn Thư - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP.
  60. Nguyễn Ngọc Việt - Bí thư Thành đoàn Hà Nội.

Tham khảo

  1. ^ Lịch sử biên niên đảng CSVN, tập 2, mục năm 1936 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008)
  2. ^ a. Báo điện tử đảng CSVN Tư liệu văn kiện Nguyễn Văn Cừ tiểu sử. Chương 3: Móc nối liên lạc, khôi phục phong trào cách mạng. Phần 1
  3. ^ Trang 36, Hồi ký "Từ trong bão táp" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1990
  4. ^ a. Tư liệu lưu trữ của Viện lịch sử Đảng (giấy xác nhận ngày 14/4/2016); b. Đảng bộ thành phố Hà Nội: Dấu ấn qua các kỳ đại hội, Báo Hà Nội mới đăng ngày 01/11/2015;
  5. ^ b. Đảng Cộng sản Đông Dương – Thành uỷ Hà Nội 1936-1939, Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội, đăng ngày 22/12/2009
  6. ^ “Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ủy viên Ban Thường vụ phải có "tầm nhìn rộng". Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 25 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “Ông Nguyễn Văn Sửu thay ông Nguyễn Đức Chung điều hành UBND TP Hà Nội”.
  8. ^ “Bí thư Huyện ủy Hoài Đức làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội”.

Xem thêm