Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Natri đithionit”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{chembox new | verifiedrevid = 414061121 | Name = Natri đithionit | ImageFile = Sodium-dithionite-2D.png | ImageName = Natri đithionit | ImageFile1 = Sodi…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 07:04, ngày 15 tháng 8 năm 2011

Natri đithionit
Natri đithionit
Tên khácD-Ox
Hiđrolin
Reductone
Natri hiđrosunfit
Natri sunfoxilat
Sunfoxilat
Vatrolite
Virtex L
Nhận dạng
Số CAS7775-14-6
PubChem24489
Số EINECS231-890-0
Số RTECSJP2100000
Thuộc tính
Công thức phân tửNa2S2O4
Khối lượng mol174.107 g/mol
Bề ngoàibột tinh thể màu trắng đến hơi xám
Khối lượng riêng2.19 g/cm3, solid
Điểm nóng chảy 52 °C (325 K; 126 °F)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nướctan rất tốt
Các nguy hiểm
Phân loại của EUCó hại (Xn)
Chỉ mục EU016-028-00-1
NFPA 704

3
2
1
 
Chỉ dẫn RR7, R22, R31 (xem Danh sách nhóm từ R)
Chỉ dẫn SS2, S7/8, S26, S28, S43 (xem [Danh sách nhóm từ S]])
Điểm bắt lửa100 °C
Nhiệt độ tự cháy200 °C
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri sunfit
Natri sunfat
Hợp chất liên quanNatri thiosunfat
Nati bisunfit
Natri metabisunfit
Natri bisunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri đithionit (còn được biết là natri hiđrosunfit) là chất bột dạng tinh thể màu trắng cso mùi lưu huỳnh nhẹ. Dù nó bền trong hầu hết các điều kiện khác nhau, natri đithionit phân hủy trong nước nóng và trong dung dịch axit. Nó có thể thu được từ natri bisunfit theo phản ứng sau:[1]

2 NaHSO3 + Zn → Na2S2O4 + Zn(OH)2

Cấu trúc

Các nghiên cứu quang phổ học Raman và sự nhiễu xạ tia X đơn tinh thể về natri đithionit ở thể rắn chỉ ra rằng nó tồn tại trong nhiều dạng khác nhau. Ở dạng khan, ion đithionit có dạng hình học C2, được che khuất bởi một góc xoắn O-S-S-O 16°. Ở dạng hiđrat hóa (Na
2
S
2
O
4
.2H
2
O
), anion đithionit có độ dài liên kết S-S ngắn hơn và góc xoắn là 56⁰.[2]

Ứng dụng

Công nghiệp

Hợp chất này là một muối tan được trong nước, và có thể dùng làm chất khử trong dung dịch nước. Nó dùng trong quá trình chế biến phẩm nhuộm công nghiệp, trong đó một chất nhuộm không tan trong nước trái ngược bị khử thành muối kim loại kiềm tan được. Đặc tính khử của natri đithionit còn khử luôn phẩm nhuộm dư, oxit dư và phẩm màu ngoài dự tính, do đó cải thiện toàn bộ chất lượng màu, Phản ứng với fomanđehit tạo ra Rongalite, dùng làm thuốc tẩy, trong việc tẩy bột giấy, sợi bông, len, da, chất thuốc da crom và kaolinit.[3]

Na2S2O4 + 2 HCHO → 2 HOCH2SO2- + 2 Na+

Natri đithionit còn dùng trong xử lý nước, tinh chế ga, chùi rửa và tẩy gỉ. Nó còn dùng trong chế biến công nghiệp làm chất sunfonat hóa hay nguồn ion natri. Ngoài công nghiệp dệt, hợp chất này dùng trong các ngành công nghiệp liên quan đến da, thực phẩm, polyme, chụp ảnh, và nhiều ngành khác. Ứng dụng rộng rãi của nó có thể do độc tính thấp (liều gay chết trung bình là 5 g/kg), và vì thế có nhiều ứng dụng.

Khoa học sinh học

Natri đithionit thường dùng trong các thí nghiệm sinh lý học làm giảm thế oxi hóa khử của dung dịch (Eo' -0.66 V với NHE ở pH = 7[4]). Kali ferrixianua thường dùng làm chất oxi hóa trong thí nghiệm trên (Eo' ~ 436 mV ở pH = 7). Ngoài ra, natri đithionit dùng trong các thí nghiệm về khoa học đất để xác định lượng sắt không kết hợp với các silicat. Vì thế, sắt mà được rút ra bởi natri đithionit gọi là "sắt tự do". Ái lực mạnh của ion đithionit với các cation kim loại hóa trị II hay III cho phép nó tăng khả năng tan của sắt và vì thế natri đithionit là một chất tạo phức chelat hiệu quả. Khi tăng nhiệt độ phản ứng, sắc cầu vồng hiện ra do năng lượng chuyển trạng thái cao.

Khoahọc địa lý

Natri đithionit đang được dùng trong chế hóa dầu để làm ổn định polyme poliacriamit chống lại sự biến chất cơ bản do sự có mặt của sắt. Nó còn dùng trong các ứng dụng về môi trường để nhân giống Eh thấp dưới mặt đất để loại bỏ chất gây ô nhiễm như crom.

Chú thích

  1. ^ doi:10.1021/ie50175a006
    Hoàn thành chú thích này
  2. ^ doi:10.1007/BF01199531
    Hoàn thành chú thích này
  3. ^ Herman Harry Szmant (1989). Viên gạch xây dựng hữu cơ của công nghiệp hóa chất. John Wiley and Sons. tr. 113. ISBN 0471855456.
  4. ^ S.G. Mayhew. Eur. J. Biochem. 85, 535-547 (1978)