Không lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Không lực Việt Nam Cộng hòa
Republic of Vietnam Air Force
Phù hiệu
Hoạt động1951 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngKhông quân
Phân loạiYểm trợ - Tác chiến
Quy mô- 63.000 nhân sự (Tháng 6 năm 1974)[1]
- 2.750 phi cơ[2]
Bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu
Bộ chỉ huyTân Sơn Nhất, Sài Gòn
Tên khácPhi Dũng
Khẩu hiệuTổ quốc - Không gian
Linh vậtLong vân phi dũng
Lễ kỷ niệmNgày 1 tháng 7
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Nguyễn Khánh
- Trần Văn Hổ
- Nguyễn Xuân Vinh
- Huỳnh Hữu Hiền
- Nguyễn Cao Kỳ
- Trần Văn Minh
Huy hiệu
Dấu tròn
Cờ đuôi
Quân kỳ
Phi cơ sử dụng
Cường kíchMD 315 Flamant, T-28
A-1, A-37
AC-47, AC-119G/K
Máy bay ném bomB-57 Canberra
Tác chiến
điện tử
EC-47
Tiêm kíchF8F Bearcat, F-5A/B/C/E
Tuần traRC-3
Trinh sátRF-5A, MS 500 Criquet
O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster
U-6, U-17
Huấn luyệnPL-2, T-6, T-28
T-41, T-37, H-13
Vận tảiMD 315 Flamant, C-45
Aero Commander, C-47
DC-6, C-7 Caribou
C-119, C-123
C-130, Alouette II, Alouette III
H-19, UH-1
H-34, CH-47

Không lực Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam Air Force, RVNAF) là lực lượng không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân là những phi cơ ném bom nhỏ và cũ do quân đội Liên hiệp Pháp chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam sau khi rút khỏi Việt Nam, sau đó dần được bổ sung cải tiến bằng những phi cơ tối tân, hiện đại do Hoa Kỳ cung cấp, trở nên ngày càng mạnh mẽ về số lượng cùng hỏa lực trên không. Không quân đã đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ Bộ binh Việt Nam Cộng hòa trên mặt đất.

Vào năm 1972, Không lực Việt Nam Cộng hòa là lực lượng không quân lớn thứ 6 trên thế giới về số lượng máy bay, chỉ sau Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp và Tây Đức.[3]

Lúc cao điểm Không lực Việt Nam Cộng hòa có tới trên 2.300 máy bay và trực thăng các loại, tức là còn nhiều máy bay hơn không quân các cường quốc đương thời như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản... Tuy nhiên khi so sánh với Không quân Hoa Kỳ thì Không lực Việt Nam Cộng hòa chỉ có Không quân chiến thuật để hỗ trợ tiền tuyến mà không có Không quân chiến lược (cụ thể là pháo đài bay B-52). Đồng thời lực lượng này bị Hoa Kỳ kiểm soát và khống chế việc chỉ huy các chiến dịch, khiến phi cơ chỉ có thể hoạt động giới hạn tại Nam Việt Nam, không được phép thực hiện những phi vụ oanh tạc sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam cũng như 2 nước láng giềng là LàoCampuchia. Sau khi để mất các đảo trong Hải chiến Hoàng Sa về phía Trung Quốc, Nguyễn Văn Thiệu đã lên kế hoạch huy động không lực Việt Nam Cộng hòa oanh tạc Hoàng Sa để chiếm lại nhưng sau đó bị hủy bỏ do phía Mỹ ngăn chặn. Trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng không quân cũng chính thức tan rã.

Trong số 2.750 máy bay và trực thăng các loại của Không lực Việt Nam Cộng hòa (toàn bộ do Hoa Kỳ trang bị), chỉ có 308 chiếc sống sót qua chiến tranh (240 chiếc bay thoát sang Thái Lan hoặc ra tàu sân bay Mỹ, 68 chiếc được gửi về Mỹ,[4] hơn 2.440 chiếc còn lại đã bị bắn rơi, phá hủy hoặc bị tịch thu. Trong số đó, 877 chiếc máy bay và trực thăng đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu vào năm 1975.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa được hình thành từ một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này được chuyển sang cơ cấu Quân đội Quốc gia.

Bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng Lực lượng Không quân. Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi đội Liên Lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy và Phi công chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Không quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp.

Tháng 4 năm 1952, thành lập Trung tâm Huấn luyện Không quân tại Nha Trang nhưng vẫn do các sĩ quan Pháp đảm nhiệm Chỉ huy trưởng và trực tiếp huấn luyện. Năm 1953, thành lập thêm 2 phi đội Quan Sát và Trợ Chiến tại Tân Sơn Nhứt và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không quân được đổi thành Phòng Không quân.

Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc gia Việt Nam khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 Phi đoàn quan sát L-19 và 25 Khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời.[6] Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân là Trung tá Nguyễn Khánh. Giai đoạn đầu ngành Không quân chỉ được quy định với quân số 40 sĩ quan, 120 hạ sĩ quan và 500 binh sĩ.

Đệ Nhất Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Dấu tròn của Không lực Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Cộng hòa

Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia Việt Nam cũng được đổi tên thành Không quân Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang cũng được xây dựng quy mô hơn, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu và quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.

Tháng 9 năm 1959, một Phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ A-1 Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Sau đó trong vòng 1 năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Năm 1960, Phi đoàn 1 Khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho Bộ binh Việt Nam Cộng hòa[7]

Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm Gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, Oanh tạc cơ hạng nhẹ B26 và vận tải cơ C.47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku.[a] Liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với Trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm Liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa thêm 16 Vận tải cơ hạng trung C.123 trong tháng 12 năm 1961.

Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường bay huấn luyện đã đột ngột bay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức Tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu.[8] Cũng vì lý do này mà đương kim Tư lệnh Không quân là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian.

Năm 1962, các đơn vị Không quân tác chiến và Yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi vùng Chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ)[9]

Đệ Nhị Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc "Chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn Khánh thực hiện một số cải tổ trong Quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Danh xưng Không Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó.

Năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có thêm các Phi đoàn Khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các Phi đoàn Không vận cánh quạt loại lớn Lockheed C-130 Hercules và trực thăng CH-47 Chinook.

Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một Phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H Skyraider do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc Vĩ tuyến 17[10]

Ngày 11 tháng 2 năm 1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh phó Không lực Việt Nam Cộng hòa, làm Phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc Vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam[11]

Vào năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 12.000 quân, đến 1966 là 16.000 quân. Bao gồm 5 không đoàn chiến thuật, 1 không đoàn tiếp vận. Trung tâm huấn luyện trong nước duy nhất đặt tại Nha Trang.[12]

Năm 1967, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có thêm 1 Phi đoàn Khu trục trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp Phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là máy bay cường kích, và số 9 là huấn luyện.[9]

Năm 1970, với đà phát triển nhanh của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, các Không đoàn Chiến thuật phát triển thành 4 Sư đoàn không quân,[b] tác chiến hỗ trợ cho 4 Vùng Chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành Lực lượng Không quân Trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1972, thành lập thêm tại Quân khu 2 Sư đoàn 6 chịu trách nhiệm vùng trời chiến trường Cao nguyên Trung phần.

Ở thời điểm 28/1/1973, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có 2.073 máy bay các loại: 79 A-1, 248 A-37, 66 C-119G/K, 32 C-130, 239 O-1, 35 O-2, 24 T-37, 10 U-6, 85 U-17, 19 C-123, 56 C-7, 76 C-47, 24 T-41, 70 CH-47, 859 UH-1, 151 F-5 A/B/E[4]

Tính đến cuối năm 1974, Không lực Việt Nam Cộng hòa có tổng số quân lên tới 62.583, trong đó có 6.788 phi công; tổng số máy bay lên tới 1.850 chiếc, trong đó có 260 máy bay tiêm kích, số còn lại là máy bay ném bom, trinh sát, vận tải và trực thăng. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F-5A bằng F-5E).

Năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 5 Sư đoàn Không quân tác chiến (20 Phi đoàn Khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider, A-37 Dragonfly, và F-5, 23 Phi đoàn Trực thăng với khoảng 1.000 trực thăng UH-1 IroquoisCH-47 Chinook, 8 Phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và U-17), 1 Sư đoàn Vận tải (9 Phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules), 1 Không đoàn Tân trang Chế tạo, 4 Phi đoàn hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130. Ngoài ra còn có các Phi đoàn Trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát, và Biệt đoàn Đặc vụ 314.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quân số vào lúc cao điểm là trên 60.000 quân nhân với hơn 2.000 phi cơ các loại.[13]
Stt Đơn vị[c] Anh ngữ Chú thích
1
Bộ Tư lệnh
Air Command
Đặt tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
2
Sư đoàn
Air Division
Từ 2 Không đoàn trở lên
3
Không đoàn
Wing
Từ 2 Liên đoàn trở lên
4
Liên đoàn
Group
Từ 2 Phi đoàn trở lên
5
Phi đoàn
Squadron
Gồm nhiều Phi đội hay Phi tuần
6
Phi đội
Flight
Từ 4 đến 6 Phi cơ
7
Phi tuần
Section (Detail)
Từ 2 đến 3 Phi cơ

Sư đoàn, Không đoàn và Phi đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Số hiệu của các Phi đoàn gồm có 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của Phi đoàn đó và được quy định như sau:

Bộ chỉ huy Sư đoàn Không đoàn Căn cứ
(Sân bay)
Phi đoàn Phi cơ sử dụng
Sư đoàn 1
(Đà Nẵng)
Không đoàn
Chiến thuật 41
Đà Nẵng
Phi đoàn Liên lạc 110 MS 500 Criquet
O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Đà Nẵng
Phi đoàn Liên lạc 120 O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Đà Nẵng
Phi đoàn Vận tải 427 C-7 Caribou
Tân Sơn Nhất
Phi đoàn Do thám 718 EC-47D Dakota
Phi đoàn Hỏa long 821 AC-119K Stinger
Không đoàn
Chiến thuật 51
Đà Nẵng
Phi đoàn Trực thăng 213 UH-1
Phi đoàn Trực thăng 233
Phi đoàn Trực thăng 239
Phi đoàn Trực thăng 247 CH-47 Chinook
Nha Trang
Phi đoàn Trực thăng 253 UH-1
Đà Nẵng
Phi đoàn Trực thăng 257
Không đoàn
Chiến thuật 61
Đà Nẵng
Phi đoàn Khu trục 516 A-37B Dragonfly
Đà Nẵng
Phi đoàn Khu trục 528
Phi đoàn Khu trục 538 F-5A/B Freedom Fighter
Phi đoàn Khu trục 550 A-37B Dragonfly
Sư đoàn 2
(Nha Trang)
Không đoàn
Chiến thuật 62
Nha Trang
Phi đoàn Liên lạc 114 O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Phi đoàn Trực thăng 215 UH-1
Phi đoàn Trực thăng 219 H-34 Choctaw
UH-1
Biệt đội Tải thương 259C UH-1
Phi đoàn Vận tải 817 AC-47D Spooky
Không đoàn
Chiến thuật 92
Phan Rang
Biệt đội Tải thương 259D UH-1
Nha Trang
Phi đoàn Khu trục 524 A-37B Dragonfly
Phan Rang
Phi đoàn Khu trục 534
Phi đoàn Khu trục 548
Sư đoàn 3
(Biên Hòa)
Không đoàn
Chiến thuật 23
Biên Hòa
Phi đoàn Liên lạc 112 MS 500 Criquet
O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Biên Hòa
Phi đoàn Liên lạc 124 O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
O-2A Skymaster
Biên Hòa
Phi đoàn Khu trục 514 A-1 Skyraider
Phi đoàn Khu trục 518
Không đoàn
Chiến thuật 43
Biên Hòa
Phi đoàn Trực thăng 221 UH-1
Phi đoàn Trực thăng 223
Phi đoàn Trực thăng 231
Phi đoàn Trực thăng 237 CH-47 Chinook
Phi đoàn Trực thăng 245 UH-1
Phi đoàn Trực thăng 251
Biệt đội Tải thương 259E
Không đoàn
Chiến thuật 63
Biên Hòa
Phi đoàn Khu trục 522 F-5A/B Freedom Fighter
RF-5A Freedom Fighter
Phi đoàn Khu trục 536 F-5A/B Freedom Fighter
F-5E Tiger II
Phi đoàn Khu trục 540 F-5A Freedom Fighter
F-5E Tiger II
Phi đoàn Khu trục 542 F-5A Freedom Fighter
Phi đoàn Khu trục 544
Sư đoàn 4
(Cần Thơ)
Không đoàn
Chiến thuật 64
Bình Thủy
Phi đoàn Trực thăng 217 UH-1
Phi đoàn Trực thăng 249 CH-47 Chinook
Phi đoàn Trực thăng 255 UH-1
Biệt đội Tải thương 259F UH-1H
Không đoàn
Chiến thuật 74
Bình Thủy
Phi đoàn Liên lạc 116 O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Phi đoàn Liên lạc 122
Phi đoàn Khu trục 520 A-37B Dragonfly
Phi đoàn Khu trục 526
Phi đoàn Khu trục 546
Không đoàn
Chiến thuật 84
Bình Thủy
Phi đoàn Trực thăng 211 UH-1
Sóc Trăng
Phi đoàn Trực thăng 225
Phi đoàn Trực thăng 227
Bình Thủy
Biệt đội Tải thương 259H
Sóc Trăng
Biệt đội Tải thương 259I
Sư đoàn 5
(Sài Gòn)
Không đoàn
Chiến thuật 33
Tân Sơn Nhất
Biệt đội Tải thương 259G UH-1H
Biệt đoàn Đặc vụ 314 C-47
U-17A/B Skywagon
UH-1
DC-6B
Aero Commander
Phi đoàn Vận tải 415 C-47
Phi đoàn Quan sát 716 T-28A Trojan
EC-47D Dakota
U-6A Beaver
RF-5A Freedom Fighter
Phi đoàn Quan sát 720 RC-119
Không đoàn
Chiến thuật 53
Tân Sơn Nhất
Biệt đội Tải thương 259 UH-1
Phi đoàn Vận tải 413 C-119 Flying Boxcar
Phi đoàn Vận tải 421 C-123 Provider
Phi đoàn Vận tải 423
Phi đoàn Vận tải 425
Phi đoàn Vận tải 435 C-130A
Phi đoàn Vận tải 437
Phi đoàn Hỏa long 819 AC-119G Shadow
Phi đoàn Hỏa long 820
Sư đoàn 6
(Pleiku)
Không đoàn
Chiến thuật 72
Pleiku
Phi đoàn Liên lạc 118 O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
O-2A Skymaster
Phi đoàn Trực thăng 229 UH-1
Phi đoàn Trực thăng 235
Biệt đội Tải thương 259B
Phi đoàn Khu trục 530 A-1 Skyraider
Không đoàn
Chiến thuật 82
Phù Cát
Phi đoàn Trực thăng 241 CH-47 Chinook
Phi đoàn Trực thăng 243 UH-1
Biệt đội Tải thương 259A
Phi đoàn Vận tải 429 C-7 Caribou
Phi đoàn Vận tải 431
Phi đoàn Khu trục 532 A-37B Dragonfly
Trung tâm
Huấn luyện
Nha Trang
Phi đoàn Huấn luyện 912 T-6G Texan
Phi đoàn Huấn luyện 918 T-41 Mescalero
Phi đoàn Huấn luyện 920 T-37
UH-1 Huey
Không đoàn Tân trang
Chế tạo
Biên Hòa

Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]

  • Họ tên, cấp bậc, chức vụ chỉ huy Quân chủng và các đơn vị trực thuộc
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Trần Văn Minh
Võ khoa Thủ Đức K1[d]
Hoa tiêu Quan sát K2
Trung tướng
Tư lệnh
2
Võ Xuân Lành
Võ khoa Thủ Đức K1
Thiếu tướng
Tư lệnh phó
3
Võ Dinh
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Tham mưu trưởng
4
Đặng Đình Linh
Võ khoa Nam Định[e]
Tham mưu phó Kỹ thuật
5
Từ Văn Bê
Võ bị Không quân Pháp
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy
Kỹ thuật và Tiếp vận
6
Nguyễn Ngọc Oánh
Võ bị Đà Lạt K3
Chỉ huy trưởng
Trung tâm Huấn luyện
7
Nguyễn Văn Ngọc[f]
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
Tham mưu phó Hành quân
8
Đinh Văn Chung
Võ bị Đà Lạt K3
Tham mưu phó
Chiến tranh Chính trị
9
Nguyễn Khắc Ngọc[g]
Võ khoa Nam Định
Tham mưu phó Tiếp vận
10
Nguyễn Văn Ba
Võ bị Đà Lạt K4
Tham mưu phó Nhân viên
11
Vũ Văn Ước[h]
Võ bị Đà Lạt K3
Trưởng phòng Hành quân
12
Huỳnh Minh Quang[i]
Võ khoa Thủ Đức K2
Trưởng khối Hành chánh
13
Hà Dương Hoán[j]
Võ khoa Thủ Đức K3
Tham mưu phó Tài chính & Thống kê
14
Nguyễn Hữu Thôn[k]
Võ khoa Thủ Đức K1
Trưởng khối Nhân viên
15
Đặng Hữu Hiệp
Võ khoa Nam Định
Phụ tá An ninh Quân đội
16
Cao Thông Minh[l]
Võ khoa Nam Định
Phụ tá Truyền tin Điện tử
17
Lê Minh Luân[m]
Trường Sĩ quan
Bảo Chính đoàn
Trưởng Khối Kế Hoạch Chiến Lược và Chiến Thuật
18
Phạm Duy Thân[n]
Võ khoa Thủ Đức K3
Phụ tá Truyền tin
19
Đào Huy Ngọc
Võ khoa Thủ Đức K1
Chỉ huy Tổng Hành dinh
20
Nguyễn Đức Khánh
Võ bị Không quân Pháp
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 1
21
Nguyễn Văn Lượng
Võ khoa Nam Định
Tư lệnh Sư đoàn 2
Tư lệnh phó: Đại tá Phan Quang Phúc
22
Huỳnh Bá Tính
Võ khoa Thủ Đức K1
Tư lệnh Sư đoàn 3
23
Nguyễn Hữu Tần
Võ khoa Nam Định
Tư lệnh Sư đoàn 4
24
Phan Phụng Tiên
Võ khoa Nam Định
Tư lệnh Sư đoàn 5
Tư lệnh phó: Đại tá Đinh Thạch On[o]
25
Phạm Ngọc Sang
Võ khoa Thủ Đức K1
Tư lệnh Sư đoàn 6
Tư lệnh phó: Đại tá Lưu Đức Thanh

Tư lệnh qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và tên Cấp bậc khi nhậm chức Tại chức Chú thích
1
Nguyễn Khánh
Trung tá
1955
Phụ tá cho Tổng Tham mưu trưởng, Phụ trách Không quân. Cấp bậc sau cùng: Đại tướng.
2
Trần Văn Hổ (KQ)
Võ bị Huế K1
Thiếu tá
1955-1957
Tư lệnh đầu tiên. Sinh năm 1928 tại Chợ Lớn, tên quốc tịch Pháp là Paul. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá, Trung tá (1955) và Đại tá (1956).
3
Nguyễn Xuân Vinh
Võ khoa Nam Định
Võ bị KQ Pháp K1
Trung tá
1957-1962
Sinh năm 1930 tại Yên Bái. Thăng cấp Đại tá (1961). Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ du học, về sau là Tiến sĩ Vật lý phục vụ trong ngành Khoa học Không gian của Hoa Kỳ.
4
Huỳnh Hữu Hiền
Võ khoa Nam Định
1962-1963
Sinh năm 1930. Thăng cấp Đại tá (1963). Năm 1964 giải ngũ chuyển sang làm phi công Hàng không Dân dụng.
5
Đỗ Khắc Mai
Võ khoa Nam Định K1
Đại tá
1963
Được thăng vượt cấp từ Thiếu tá lên Đại tá (1963).
6
Nguyễn Cao Kỳ
Võ khoa Nam Định
Marrakeck Bắc Phi
1963-1967
Tháng 12/1963, Quyền Tư lệnh Không quân đến tháng 3/1964 chính thức Tư lệnh, tháng 7/1964 kiêm Chỉ huy trưởng Không đoàn 83 Đặc nhiệm (tức Biệt đoàn 83 Thần Phong). Năm 1965 giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng) nhưng vẫn kiêm Tư lệnh Không quân đến 1967. Cấp bậc sau cùng: Thiếu tướng.
7
Trần Văn Minh
1967-1975
Cấp bậc sau cùng: Trung tướng. Trong QLVNCH có hai Trung tướng cùng họ và tên, nên để phân biệt mỗi ông có một biệt danh đi kèm với tên: Minh Lục quân và Minh Không quân. Tướng Minh Lục quân sinh năm 1923, năm 1965 giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân lực (Tổng Tham mưu trưởng), hơn tướng Minh Không quân 9 tuổi và được thăng cấp Trung tướng (1957) trước tướng Minh Không quân 11 năm.
8
Nguyễn Hữu Tần
Chuẩn tướng
1975
Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân sau cùng (Ngày 29/4/1975)

Tướng lãnh xuất thân từ Không quân VNCH[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ tên Cấp bậc Năm phong cấp Quá trình
Thăng cấp
Chú thích
1
Trần Văn Minh
Trung tướng
1968
Thiếu tá (1958)
Trung tá (1960)
Đại tá (1965)
Chuẩn tướng (1967)
Thiếu tướng (1968)
Chỉ huy phó căn cứ KQ Đà Nẵng
Chỉ huy trưởng Không đoàn 62
Tư lệnh phó Không quân
Tư lệnh Không quân
Tư lệnh Không quân
2
Nguyễn Cao Kỳ
Võ khoa Nam Định
Thiếu tướng
1964
Thiếu tá (1960)
Trung tá (1962)
Đại tá (1963)
Chuẩn tướng (1964)
Chỉ huy trưởng Liên đoàn Vận tải
Chỉ huy trưởng Liên đoàn Vận tải
Tư lệnh KQ
Tư lệnh KQ
3
Nguyễn Ngọc Loan
V.khoa Thủ Đức K1
1968
Thiếu tá (1959)
Trung tá (1963)
Đại tá (1965)
Chuẩn tướng (1966)
Phụ tá Tham mưu trưởng KQ
Tư lệnh phó/Tham mưu trưởng KQ
Giám đốc Nha ANQĐ[p]
Tổng Giám đốc CSQG[q]
4
Võ Xuân Lành
1969
Thiếu tá (1964)
Trung tá (1965)
Đại tá (1967)
Chuẩn tướng (1969)
Chỉ huy trưởng Phi đoàn 514, Biên Hòa
Chỉ huy trưởng TTHL KQ[r] Nha Trang
Tư lệnh phó Không quân
Tư lệnh phó Không quân
5
Nguyễn Huy Ánh
Võ bị KQ Pháp
1972
Truy thăng
Thiếu tá (1963)
Trung tá (1965)
Đại tá (1970)
Chuẩn tướng (1971)
Chỉ huy Phi đoàn 211
Chỉ huy trưởng Không đoàn 74
Tư lệnh Sư đoàn 4 KQ
Tư lệnh Sư đoàn 4 KQ
6
Lưu Kim Cương
Võ bị KQ Pháp
Chuẩn tướng
1968
Truy thăng
Thiếu tá (1964)
Trung tá (1966)
Đại tá (1968)
Chỉ huy trưởng Không đoàn 74
Chỉ huy trưởng Không đoàn 33
Chỉ huy trưởng Yếu khu Tân Sơn Nhất
7
Võ Dinh
1972
Thiếu tá (1955)
Trung tá (1959)
Đại tá (1967)
Chỉ huy Căn cứ KQ số 1 Nha Trang
Phụ tá Thanh tra tại Bộ Tư lệnh KQ
Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh KQ
8
Đặng Đình Linh
nt
Thiếu tá (1962)
Trung tá (1965)
Đại tá (1970)
Chỉ huy phó Căn cứ Tân Sơn Nhứt
Trưởng khối Không cụ tại Bộ Tư lệnh KQ
Tham mưu phó Tiếp vận Không quân
9
Nguyễn Văn Lượng
nt
Thiếu tá (1963)
Trung tá (1967)
Đại tá (1970)
Liên đoàn trưởng Khoá sinh
Phụ tá Chỉ huy trưởng TTHL KQ
Tư lệnh Sư đoàn 2 KQ
10
Nguyễn Ngọc Oánh
nt
Thiếu tá (1960)
Trung tá (1962)
Đại tá (1969)
Chỉ huy trưởng TTHL KQ
Chỉ huy trưởng TTHL KQ
Chỉ huy trưởng TTHL KQ
11
Phan Phụng Tiên
nt
Thiếu tá (1964)
Trung tá (1966)
Đại tá (1968)
Tùng sự tại Bộ Tư lệnh KQ
Chỉ huy trưởng Phi đoàn Vận tải
Chỉ huy trưởng Yếu khu Tân Sơn Nhất
12
Huỳnh Bá Tính
nt
Thiểu tá (1965)
Trung tá (1968)
Đại tá (1971)
Chỉ huy trưởng Phi đoàn Quan sát số 2
Tư lệnh phó Sư đoàn 3 KQ
Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ
13
Lê Trung Trực
Võ bị KQ Pháp
nt
Thiếu tá (1957)
Trung tá (1960)
Đại tá (1964)
Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh KQ
Chỉ huy trưởng Căn cứ Tân Sơn Nhất
Tư lệnh phó KQ
14
Từ Văn Bê
1974
Thiếu tá (1963)
Trung tá (1966)
Đại tá (1968)
Chỉ huy trưởng Không đoàn Kỹ thuật
Chỉ huy trưởng Không đoàn Kỹ thuật
Chỉ huy trưởng Kỹ thuật và Tiếp vận KQ
15
Nguyễn Đức Khánh
nt
Thiếu tá (1965)
Trung tá (1965)
Đại tá (1970)
Chỉ huy Phi đoàn Khu trục
Tư lệnh Không đoàn 41 Chiến thuật
Tư lệnh Sư đoàn 1 KQ
16
Phạm Ngọc Sang
nt
Thiếu tá (1957)
Trung tá (1959)
Đại tá (1969)
Phi công trưởng của Tổng thống Diệm
Trưởng khối HL[s] trường Sĩ quan KQ
Trưởng phòng Nghiên cứu Bộ Quốc phòng
17
Nguyễn Hữu Tần
nt
Thiếu tá (1965)
Trung tá (1968)
Đại tá (1972)
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hành quân KQ
Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh KQ
Tư lệnh Sư đoàn 4 KQ

Trang bị[sửa | sửa mã nguồn]

Phi cơ F-5C tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971
Phi cơ 4400th CCTS T-28 đang bay trên bầu trời
Phi cơ quan sát O-1 thuộc Phi đoàn Liên lạc 112/Không đoàn 23 tại Căn cứ Không quân Biên Hòa 1971
Phi cơ A-1H thuộc Phi đoàn Khu trục cơ 520 tại Căn cứ Không quân Bình Thủy, Cần Thơ
Phi cơ Cessna U-17A tại Căn cứ Không quân Nha Trang


Phi cơ Hỏa long (thuật ngữ mà Không Lực Việt Nam Cộng hòa gọi loại Phi cơ cường kích)

Vào thời điểm 28/1/1973, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có 2.073 máy bay các loại: 79 A-1, 248 A-37, 66 C-119G/K, 32 C-130, 239 O-1, 35 O-2, 24 T-37, 10 U-6, 85 U-17, 19 C-123, 56 C-7, 76 C-47, 24 T-41, 70 CH-47, 859 UH-1, 151 F-5 A/B/E[4]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trước năm 1960, các phi công Pháp-Việt thường bay theo thói quen, do chưa có các thiết bị dẫn đường mặt đất cũng như do ít sử dụng thiết bị dẫn đường trên không.
  2. ^ Mỗi Sư đoàn Không quân mới thành lập gồm có 1 Không đoàn chiến thuật gốc.
  3. ^ Đơn vị từ cao xuống thấp
  4. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  5. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  6. ^ Đại tá Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1931 tại Hà Nội.
  7. ^ Đại tá Nguyễn Khắc Ngọc, sinh năm 1930 tại Nam Định.
  8. ^ Đại tá Vũ Văn Ước, sinh năm 1930 tại Hà Đông.
  9. ^ Đại tá Huỳnh Minh Quang, sinh năm 1925 tại Sài Gòn.
  10. ^ Đại tá Hà Dương Hoán, sinh năm 1932 tại Hải Phòng
  11. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Thôn, sinh năm 1931 tại Mỹ Tho.
  12. ^ Đại tá Cao Thông Minh, sinh năm 1930 tại Hưng Yên.
  13. ^ Đại tá Lê Minh Luân, sinh năm 1926 tại Hà Nội.
  14. ^ Đại tá Phạm Duy Thân, sinh năm 1932 tại Vinh, Nghệ An.
  15. ^ Đại tá Đinh Thạch On, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  16. ^ Giám đốc Nha An ninh Quân đội
  17. ^ Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia
  18. ^ Trung tâm Huấn luyện Không quân
  19. ^ Trưởng khối Huấn luyện

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “South Viet Nam Air Force - VNAF”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ “South Viet Nam Air Force - VNAF - Equipment”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ United States. Congress. Senate. Committee on Appropriations. Subcommittee on Department of Defense 1973, tr. 81-82.
  4. ^ a b c “South Viet Nam Air Force - VNAF - Aircraft Deliveries”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ István Toperczer 2001, tr. 80-81.
  6. ^ Phạm Phong Dinh, tr. 374
  7. ^ Phạm Phong Dinh, tr. 375
  8. ^ Phạm Phong Dinh, tr. 378
  9. ^ a b Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Tổng hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa tại Úc châu;
  10. ^ Phạm Phong Dinh, tr. 382
  11. ^ Phạm Phong Dinh, tr. 384
  12. ^ Cục Tâm Lý Chiến 1965, tr. 25.
  13. ^ Phạm Phong Dinh, tr. 19

Sách tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cục Tâm Lý Chiến (1965). Chiến sĩ Cộng Hòa. Cục Tâm Lý Chiến.
  • Phạm Phong Dinh (tháng 6 năm 1998), Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lửa, Tủ sách Vinh Danh.

Sách tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]