Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 | |
---|---|
![]() | |
Khẩu hiệu | "Đoàn kết, Hợp tác vì Hòa bình và Phát triển" |
Thời gian và địa điểm | |
Sân vận động | Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội |
Lễ khai mạc | 5 tháng 12 năm 2003 |
Lễ bế mạc | 13 tháng 12 năm 2003 |
Tham dự | |
Quốc gia | 11 |
Vận động viên | trên 5000 |
Sự kiện thể thao | 42 môn |
Đại diện | |
Tuyên bố khai mạc | Thủ tướng Phan Văn Khải |
Vận động viên tuyên thệ | Nguyễn Mạnh Tường |
Trọng tài tuyên thệ | Hoàng Quốc Vinh |
Ngọn đuốc Olympic | Nguyễn Thúy Hiền |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003 là SEA Games lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam từ 5 đến 13 tháng 12 năm 2003. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai SEA Games, Lễ khai mạc SEA Games diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội.
Mục lục
Biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu trưng của Đại hội lần này là chim lạc - hình ảnh thường thấy trên các mặt trống đồng Đông Sơn được cách điệu qua ba màu sắc: đỏ thể hiện tinh thần chiến thắng, xanh lục tượng trưng cho các môn điền kinh và xanh lam tượng trưng cho các môn bơi lội.
Linh vật của Đại hội lần này là Trâu Vàng. Đây là con vật gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung. Chiếc khố màu đỏ tượng trưng cho trang phục truyền thống của Việt Nam.
Ca khúc chính thức[sửa | sửa mã nguồn]
"Vì một Thế giới ngày mai" (tiếng Anh: For the world of tomorrow) do nhạc sĩ Quang Vinh sáng tác.
Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ nhà
1 | ![]() |
158 | 97 | 91 | 346 |
2 | ![]() |
90 | 93 | 98 | 281 |
3 | ![]() |
55 | 68 | 98 | 221 |
4 | ![]() |
48 | 54 | 75 | 177 |
5 | ![]() |
44 | 42 | 59 | 145 |
6 | ![]() |
30 | 33 | 50 | 113 |
7 | ![]() |
16 | 43 | 50 | 109 |
8 | ![]() |
1 | 5 | 15 | 21 |
9 | ![]() |
1 | 5 | 11 | 17 |
10 | ![]() |
1 | 1 | 8 | 10 |
11 | ![]() |
0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng cộng (11 Quốc gia) | 444 | 441 | 555 | 1440 |
---|
Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]
SEA Games lần thứ 22 có 33 môn thi đấu được tổ chức ở nhiều địa phương của Việt Nam. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thi đấu chính. Danh sách các môn thi đấu:
Các đoàn tham dự[sửa | sửa mã nguồn]
Các đoàn tham dự như sau theo 11 quốc gia Đông Nam Á:
Brunei
Malaysia
Thái Lan
Philippines
Việt Nam (chủ nhà)
Singapore
Indonesia
Đông Timor
Myanmar
Lào
Campuchia
Lễ khai mạc[sửa | sửa mã nguồn]
Lễ khai mạc diễn ra đúng 7 giờ tối ngày 5 tháng 12 năm 2003 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội và được trực tiếp trên kênh VTV1 và kênh VTV3. Có khoảng 4.000 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên của thành phố Hà Nội đã tham gia biểu diễn trong lễ khai mạc. Hầu hết báo chí đều nhận xét về lễ khai mạc bằng một câu "Hoành tráng, ấn tượng, rực rỡ sắc màu". Toàn bộ lễ khai mạc kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ. Chương trình buổi lễ được chia thành hai phần:
- Phần Lễ: Khởi đầu bằng màn biểu diễn dù bay mang quốc kỳ của 11 nước tham dự đại hội. Tiếp theo là diễu hành của 11 đoàn thể thao. Trung tâm của phần lễ là lễ rước đuốc và đốt đuốc. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi trên lưng ngựa cũng thấy trong phần này.
- Phần Hội: là chương trình biểu diễn nghệ thuật gồm 3 chương: Chương I: "Đất Rồng Tiên" giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện"; Chương II: "Hợp tác vì hòa bình." tái hiện hình ảnh Hà Nội - thành phố Vì hòa bình"; Chương III: "ASEAN đoàn kết hướng tới tương lai"- là những nét đặc sắc về văn hóa nghệ thuật của các nước Đông Nam Á. Chương trình được khép lại với bài hát chính thức của SEA Games 22 "Vì một thế giới ngày mai" với sự thể hiện của 11 cặp ca sĩ nam nữ và màn bắn pháo hoa rực rỡ sắc màu.
Địa điểm thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]
- Trung tâm liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình: Bóng đá nam, bơi lội, điền kinh.
- Cung thể thao Quần Ngựa: thể dục dụng cụ
- Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức: wushu
- Nhà thi đấu Hai Bà Trưng (Hoàng Mai): cầu mây
- Nhà thi đấu Gia Lâm: đấu kiếm
- Nhà thi đấu Sóc Sơn: đấu vật
- Hồ Tây: đua thuyền
- Nhổn: bắn súng, bắn cung
Thành phố Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhà thi đấu Tân Bình: Cầu lông
- Câu lạc bộ Lan Anh: Quần vợt
- Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: Quyền anh
- Nhà thi đấu Phú Thọ: Taekwondo
- Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng: Judo
- Nhà thi đấu QK7: Bóng rổ
- Nhà thi đấu Nguyễn Du: Billiards & Snooker
- Nhà hát Bến Thành: Thể hình
- Nhà thi đấu quận 4: Cờ vua
- Trung tâm TDTT quận 10: Bi sắt
- SVĐ Thống Nhất: Bóng đá (một bảng vòng loại)
Bắc Ninh[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức thi đấu môn đua xe đạp nội dung cá nhân tính giờ đường trường nam, nữ
Hải Phòng[sửa | sửa mã nguồn]
Hải Dương[sửa | sửa mã nguồn]
Nam Định[sửa | sửa mã nguồn]
- Sân vận động Thiên Trường: Bóng đá nam
- Nhà thi đấu Trần Quốc Toản: Bóng chuyền nữ
Ninh Bình[sửa | sửa mã nguồn]
Phú Thọ[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Phú Thọ: Bóng ném
Vĩnh Phúc[sửa | sửa mã nguồn]
Hòa Bình[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức thi đấu môn đua xe đạp
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Trang web Ban tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
- Website lưu trữ
Tiền nhiệm: Kuala Lumpur |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á Hà Nội & Tp. Hồ Chí Minh SEA Games lần thứ XXII (2003) |
Kế nhiệm: Manila |
|