Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Danh Lưu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 2 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 85: Dòng 85:
[[Tháng mười hai|Tháng 12]] năm [[1987]], tại Đại hội thành lập [[Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam]] tổ chức tại Hà Nội, ông được bầu làm Chủ tịch hội và giữ chức vụ này đến khi qua đời (2010).<ref>[http://cauduongvietnam.blogspot.com/2011/06/hoi-khkt-cau-uong-viet-nam_29.html Kỷ yếu Hội cầu đường Việt Nam]</ref>
[[Tháng mười hai|Tháng 12]] năm [[1987]], tại Đại hội thành lập [[Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam]] tổ chức tại Hà Nội, ông được bầu làm Chủ tịch hội và giữ chức vụ này đến khi qua đời (2010).<ref>[http://cauduongvietnam.blogspot.com/2011/06/hoi-khkt-cau-uong-viet-nam_29.html Kỷ yếu Hội cầu đường Việt Nam]</ref>


Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban [[Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban Kinh tế Trung ương]] [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] (nay là [[Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Văn phòng Trung ương Đảng]]).<ref name="D"/>
Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban [[Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban Kinh tế Trung ương]] [[Đảng Cộng sản Việt Nam]].


== Nhiệm kỳ Bộ trưởng ==
== Nhiệm kỳ Bộ trưởng ==

Phiên bản lúc 06:03, ngày 23 tháng 2 năm 2021

Bùi Danh Lưu
Chức vụ
Nhiệm kỳ21 tháng 6 năm 1986 – 6 tháng 11 năm 1996
10 năm, 138 ngày
Tiền nhiệmĐồng Sĩ Nguyên
Kế nhiệmLê Ngọc Hoàn (Quyền)
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh(1935-08-28)28 tháng 8, 1935
Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất30 tháng 12, 2010(2010-12-30) (75 tuổi)
Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, Việt Nam
Nơi ởSố 24, ngõ 27, đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Danh Lưu (19352010) là một chính khách Việt Nam, từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng là người có thời gian giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lâu nhất: 10 năm, từ 1986 đến 1996.

Tiểu sử

Ông còn có tên gọi khác là Quốc Linh, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1935, quê ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, xuất thân trong một gia đình nho học.

Năm 1953, đang là học sinh cấp III (PTTH), ông tham gia Ban vận tải tiền phương phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hoạt động trong ngành Giao thông vận tải

Chiến dịch kết thúc, ông về trường học tiếp rồi được điều về Tổng cục Đường sắt làm liên lạc viên, đảm bảo giao thông trong kháng chiến chống Mỹ ở khu IV.

Năm 1970, ông cử sang Tiệp Khắc du học và về nước năm 1976 với tấm bằng Phó tiến sĩ. Ông được nhiều đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải như Ban xây dựng 67, Công trình cầu Thăng Long, Cục Công trình 1... mời ông về với đề nghị đề bạt Phó Cục trưởng. Tuy nhiên, ông đã quyết định nhận đảm nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật giao thông vận tải (tương đương Vụ phó).[1]

Tháng 10 năm 1982, ông được thăng lên làm Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật, Trưởng phòng kỹ thuật thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Chỉ 17 ngày sau, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đây được coi là kỉ lục về đề bạt cán bộ công chức của Việt Nam.[1]

Tháng 6 năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Khi đó, Giáo sư đang đi khảo sát vùng Tây Bắc và chỉ biết thông tin qua radio.[1]

Tháng 12 năm 1986 trong Đại hội Đảng lần thứ VI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và tái đắc cử liên tiếp trong ba khóa VI, VII, VIII.

Trong cuộc bầu cử ngày 19 tháng 4 năm 1987, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VIII.[2]

Tháng 12 năm 1987, tại Đại hội thành lập Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ông được bầu làm Chủ tịch hội và giữ chức vụ này đến khi qua đời (2010).[3]

Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệm kỳ Bộ trưởng

Trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của mình, ông đã đề ra nhiều chính sách:

  • Phong trào làm đường giao thông nông thôn. Sau 10 năm, từ khi nhận chức đến khi ông rời khỏi vai trò Bộ trưởng, đã có thêm gần 1.000 xã được xóa khỏi danh sách chưa có đường ô tô tới trung tâm.
  • Cơ chế "lấy đường nuôi đường" bằng chủ trương thu phí giao thông, bán đất để nuôi đường.
  • Dự án cầu Mỹ Thuận, dự án đầu tiên sử dụng vốn vay ODA không hoàn lại của nước ngoài sau khi Mỹ bỏ cấm vận.
  • Thay đổi mô hình tổ chức ngành giao thông vận tải: khôi phục lại các Cục, tách bạch nhiệm vụ quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh; thay đổi mô hình các Tổng công ty mang dáng dấp quân đội được giao phụ trách toàn bộ theo từng khu vực.

Qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Danh Lưu qua đời ngày 30 tháng 12 năm 2010 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Phần mộ của ông hiện đặt tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.[2][4]

Tặng thưởng

Chú thích