Trương Quang Nghĩa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trương Quang Nghĩa
Chức vụ
Nhiệm kỳ7 tháng 10 năm 2017 – 21 tháng 10 năm 2020
3 năm, 14 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Anh (bị cách chức)
Kế nhiệmNguyễn Văn Quảng
Vị tríĐà Nẵng
Phó Bí thưVõ Công Trí (thường trực) (12/2013 - 12/2019)
Nguyễn Văn Quảng (thường trực)
Huỳnh Đức Thơ
Nhiệm kỳ2017 – 2021
Kế nhiệmđương nhiệm[1]
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – 26 tháng 10 năm 2017
1 năm, 200 ngày
Tiền nhiệmĐinh La Thăng
Kế nhiệmNguyễn Văn Thể
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởngNguyễn Ngọc Đông
Nguyễn Văn Công
Lê Đình Thọ
Nguyễn Nhật
Nhiệm kỳ2016 – 2017
Vị trí Việt Nam

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Nhiệm kỳ9 tháng 3 năm 2015 – 9 tháng 4 năm 2016
1 năm, 31 ngày
Trưởng banVương Đình Huệ
Vị trí Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
Nhiệm kỳ23 tháng 6 năm 2012 – 10 tháng 2 năm 2015
2 năm, 232 ngày
Tiền nhiệmThào Xuân Sùng
Kế nhiệmHoàng Văn Chất
Vị tríSơn La
Nhiệm kỳ20 tháng 11 năm 2010 – 26 tháng 6 năm 2012
1 năm, 219 ngày
Tiền nhiệmVõ Đức Huy
Kế nhiệmBùi Văn Cường
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 10 năm 2010 – tháng 11 năm 2010
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2008 – tháng 10 năm 2010
Bí thưNguyễn Bá Thanh
Vị tríĐà Nẵng
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex
Nhiệm kỳtháng 10 năm 2006 – tháng 4 năm 2008
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh19 tháng 8, 1958 (65 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Họ hàng
Học vấn
Quê quánCẩm Kim, Hội An, Quảng Nam

Trương Quang Nghĩa (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông được người dân tỉnh Sơn La bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, nhưng được chuyển làm đại diện cho cử tri ở Đà Nẵng. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập Việt Nam (Vinaconex) trực thuộc Bộ Xây dựng.

Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng, nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nguyên Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1958, quê quán ở xã Cẩm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam.[2] Ông có hai người anh ruột từng giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền và quân đội là là ông Trương Quang Được (1940-2016), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt NamTrương Quang Khánh (1953-), Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

10/1976 – 9/1979: Nhập ngũ tại E34, F473.

10/1979 – 9/1980: Học văn hóa tại Binh đoàn 12.

10/1980 – 9/1985: Học viên ngành xây dựng công trình quốc phòng Học viện kỹ thuật Quân sự.

10/1985 – 12/1991: Công tác tại D25, Cục Tham mưu, Bộ tư lệnh Quốc phòng, cấp bậc Đại úy.

01/1992 – 7/1994: Công tác tại Phòng Xuất nhập khẩu, Tổng công ty Vinaconex.

8/1994 – 10/1996: Giám đốc Chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng.

11/1996 – 9/2006: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Cơ giới lắp máy và xây dựng thuộc Tổng công ty Vinaconex.

10/2006 – 4/2008: Tổng Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Vinaconex.

5/2008 – 9/2010: Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

10/2010 – 11/2010: Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

11/2010 – 12/2010: Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

01/2011 – 6/2012: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

7/2012 – 01/2015: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.

02/2015 – 4/2016: Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XI, XII), Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

4/2016 – 10/2017: Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải./.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 4 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội Việt Nam khóa XIV ông được 465/465 đại biểu Quốc hội có mặt đồng ý cho miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.[4]

Chiều ngày 26 tháng 10 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang kí quyết định số 2182/QĐ-CTN miễn nhiệm ông khỏi chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quyết định có hiệu lực từ ngày kí.[5]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La. Ông đã trúng cử ở đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Sơn La gồm các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên, được 180.811 phiếu, đạt tỷ lệ 81,88% số phiếu hợp lệ.

Ngày 8 tháng 6 năm 2017, ông cho rằng phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc là hoàn toàn không khả thi vì chi phí giải phóng mặt bằng cao và ô nhiễm tiếng ồn.[6]

Ngày 9 tháng 10 năm 2017, ông Nguyễn Tuấn Anh - phó trưởng ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết "theo quy định hiện hành, ông Trương Quang Nghĩa đã nhận nhiệm vụ đứng đầu Đảng bộ TP Đà Nẵng, nên sẽ chuyển từ đoàn ĐBQH Sơn La về đoàn ĐBQH Đà Nẵng để đáp ứng yêu cầu công tác."[7]

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 438/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Trương Quang Nghĩa từ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.[8] Như vậy, tỉnh Sơn La sẽ bị thiếu một đại biểu Quốc hội (còn 5 đại biểu, cơ cấu 7 đại biểu, thiếu nhưng đã không bầu bổ sung), còn thành phố Đà Nẵng bị thừa một đại biểu Quốc hội (tổng 7, hơn 1 đại biểu so với cơ cấu). Đơn vị bầu cử số 3 tỉnh Sơn La gồm các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên sẽ chỉ còn một đại biểu Quốc hội duy nhất là bà Tráng Thị Xuân.

Hoạt động trong Đảng Cộng sản Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 4/2/1983.[2]

Tháng 9 năm 2008, ông được Ban Bí thư điều động làm Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Tháng 1 năm 2011, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Ngày 20/11/2010, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã kết thúc sau 3 ngày làm việc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 37 người. Ông Trương Quang Nghĩa, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương được bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2010-2015.[9]

Ngày 23 tháng 6 năm 2012, ông được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La thay ông Thào Xuân Sùng chuyển sang nhận nhiệm vụ khác.[10]

Ngày 9/3/2015, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động ông Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[11][12]

Tháng 1 năm 2016, ông tiếp tục được Đại hội Đảng khóa XII bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Ngày 7 tháng 10 năm 2017, ông Trương Quang Nghĩa được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư thành ủy Đà Nẵng và cho thôi Ủy viên Trung ương Đảng.[13]

Câu nói[sửa | sửa mã nguồn]

Tại buổi làm việc với Sở Tài chính, Cục thuế thành phố Đà Nẵng sáng ngày 12/1/2018, Bí thư Thành uỷ Trương Quang Nghĩa nói về thất thu thuế đất từ điều chỉnh quy hoạch, ăn chia giữa người nộp, thu thuế và giám sát thu thuế[14]:

Về chống tham nhũng, ông Trương Quang Nghĩa cho rằng, chưa có nhiệm kỳ nào Việt Nam làm mạnh và đạt được nhiều kết quả như vậy đối với công tác chống tham nhũng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ông Trương Quang Nghĩa tham gia Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h “Thông tin đại biểu Trương Quang Nghĩa”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017.[liên kết hỏng]
  3. ^ Vũ Hân (8 tháng 4 năm 2016). “Chân dung các thành viên Chính phủ khóa mới”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Miễn nhiệm bộ trưởng Bộ GT-VT và tổng thanh tra Chính phủ”.
  5. ^ “Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định miễn nhiệm; bổ nhiệm 2 thành viên Chính phủ”. Báo chính phủ. 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ Hoàng Thùy (8 tháng 6 năm 2017). “Bộ trưởng Giao thông: 'Mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc không khả thi'. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ Lê Kiên (9 tháng 10 năm 2017). “Ông Trương Quang Nghĩa sẽ là đại biểu Quốc hội Đà Nẵng”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ B.T - Phạm Hữu Hoa (27 tháng 10 năm 2017). “Ông Trương Quang Nghĩa tham gia Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ “Ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương”. thethaovanhoa.vn. ngày 20 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ Ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
  11. ^ Ông Trương Quang Nghĩa giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương
  12. ^ “Ông Trương Quang Nghĩa làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương”. doisongphapluat.com. ngày 10 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ “Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  14. ^ “Đụng đến đâu cũng đều "chia chác", còn lại gì cho đất nước, nhân dân?”. doisongphapluat.com. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
  15. ^ Ở Việt Nam, ít ai nghĩ đến việc kỷ luật hay cho vào tù một Ủy viên Bộ Chính trị

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]