Aeroflot
Aeroflot | ||||
---|---|---|---|---|
JSC "Aeroflot - Russian Airlines" ОАО «Аэрофлот - Российские авиалинии» | ||||
![]() | ||||
| ||||
Lịch sử hoạt động | ||||
Thành lập | 15 tháng 7, 1923 | |||
Sân bay chính | ||||
Trạm trung chuyển chính | Sân bay quốc tế Sheremetyevo | |||
Thông tin chung | ||||
Phòng khách | Hạng nhất | |||
Liên minh | SkyTeam | |||
Điểm đến | 129 | |||
Khẩu hiệu | Sincerely Yours. Aeroflot (tiếng Nga: Искренне ваш, Аэрофлот | |||
Trụ sở chính | ![]() | |||
Trang web | http://www.aeroflot.ru |
Công ty hàng không Nga Aeroflot (tiếng Nga: Аэрофлот — Российские авиалинии Aeroflot — Rossijskie Avialinii), hay Aeroflot (Аэрофлот; nghĩa là "phi đội"), là công ty hàng không quốc gia Nga và là hãng vận chuyển lớn nhất nước Nga. Hãng có trụ sở tại Moskva và điều hành các tuyến bay chở khách nội địa và quốc tế tới gần 90 thành phố tại 47 quốc gia. Sân bay chính là Sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moskva[1].
Hãng là một thành viên của Liên minh SkyTeam. Đây cũng từng là công ty hàng không quốc tế của Liên bang Xô viết và từng là hãng hàng không lớn nhất thế giới. Các trụ sở hãng gần Aerostar Hotel, trung tâm Moskva[cần dẫn nguồn].
Trước khi Nga tấn công Ukraine năm 2022, hãng đã bay đến 146 điểm đến ở 52 quốc gia. Số lượng điểm đến đã giảm đáng kể sau khi nhiều nước cấm máy bay Nga; kể từ ngày 8 tháng 3 năm 2022, Aeroflot chỉ bay đến các điểm đến ở Nga và Belarus.[2]
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1921, một thời gian ngắn sau khi Nội chiến Nga chấm dứt, chính phủ mới đã thành lập Cơ quan Quản lý Phi đội Hàng không Dân dụng để giám sát các dự án vận tải hàng không mới. Một trong những hoạt động đầu tiên của nó là hỗ trợ thành lập Deutsch-Russische Luftverkehrs (Deruluft), một công ty liên doanh Đức-Nga cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không từ Nga sang phương Tây. Dịch vụ bay trong nước cũng bắt đầu cùng thời điểm này, khi công ty Dobrolyot được thành lập ngày 9 tháng 2 năm 1923. Nó bắt đầu hoạt động ngày 15 tháng 7 năm 1923 giữa Moskva và Nizhni Novgorod. Ngày 25 tháng 2 năm 1932 tất cả các hoạt động hàng không dân dụng được quy về Grazhdanskiy Vozdushnyy Flot (Phi đội Hàng không Dân dụng), được gọi tắt là Aeroflot. Các chuyến bay quốc tế bắt đầu năm 1937; trước ngày đó chúng do Deruluft thực hiện.
Tới cuối thập niên 1930 Aeroflot đã trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới, sử dụng hơn 400.000 nhân viên và điều hành khoảng 4.000 máy bay. Nó trở thành hãng hàng không đầu tiên trên thế giới điều hành các chuyến bay phản lực thường xuyên ngày 15 tháng 9 năm 1956 với chiếc Tupolev Tu-104[1].

Trong thời kỳ Xô viết Aeroflot đồng nghĩa với hàng không dân dụng Nga. Một trong những ví dụ hiếm hoi của quảng cáo thương mại Xô viết là khẩu hiệu của Aeroflot, "Bay trên những chiếc máy bay của Aeroflot!" (Летайте самолетами Аэрофлота!). Trớ trêu thay Aeroflot không có đối thủ cạnh tranh và rõ ràng đối với một công dân Xô viết bình thường việc bay trên một chiếc máy bay không phải của Aeroflot là không thể. Quảng cáo này được dự định để lôi kéo người dân sử dụng Aeroflot thay vì dịch vụ tàu hỏa rẻ tiền và chậm chạp hơn.
Tháng 1 năm 1971 Cơ quan Trung ương Aeroflot về Vận chuyển Hàng không Quốc tế được thành lập trong khuôn khổ IATA, và trở thành công ty duy nhất trong ngành công nghiệp này được điều hành các chuyến bay quốc tế. Ở nước ngoài, hãng này được gọi là Hãng hàng không Aeroflot Xô viết. Năm 1976 Aeroflot đã chuyên chở hành khách thứ 100 triệu. Các chuyến bay của hãng chủ yếu tập trung xung quanh Liên bang Xô viết, nhưng nó cũng có mạng lưới đường bay quốc tế phủ khắp năm châu: Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Châu Á. Mạng lưới này gồm các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Cuba, México và Trung Quốc. Từ thập niên 1970 một số chuyến bay liên lục địa được tiến hành sử dụng Sân bay Shannon tại Ireland làm điểm trung chuyển, bởi đây là sân bay xa nhất phía tây không thuộc NATO tại châu Âu.

Aeroflot cũng tiến hành vô số các hoạt động khác, nó cung cấp dịch vụ y tế hàng không, hàng không nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa nặng cho Cơ quan Vũ trụ Xô viết (xem Chương trình Vũ trụ Xô viết), hỗ trợ giàn khoan dầu ngoài khơi, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ các dự án xây dựng, vận chuyển quân và hậu cần (như bên phụ trợ của Không quân Xô viết), nghiên cứu khí quyển, tuần tra các vùng xa xôi. Ngoài số máy bay chở khách thông thường, hãng sở hữu hàng trăm máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Hãng cũng điều hành chiếc máy bay tương tự Air Force One của Xô viết và các máy bay chuyên chở các nhân vật hàng đầu chính phủ và các quan chức Đảng Cộng sản. Aeroflot gia nhập IATA năm 1989.
Các chuyến bay vào và ra khỏi Hoa Kỳ của Aeroflot đã bị gián đoạn từ 15 tháng 9 năm 1983 tới 2 tháng 8 năm 1990 sau một chỉ thị hành chính của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan thu hồi giấy phép hoạt tiến hành các chuyến bay vào và ra khỏi Hoa Kỳ của Aeroflot. (Xem Korean Air Flight 007 để biết thêm thông tin) Đầu thập niên 1990 Aeroflot đã tái tổ chức và trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các bộ phận.
Năm 1992 hãng được chia thành hơn 300 công ty hàng không cấp vùng. Các đường bay quốc tế được điều hành riêng biệt bởi Hãng hàng không Quốc tế Aeroflot - Nga (ARIA)[1]. Một số công ty hàng không được thành lập từ cơ sở Aeroflot cũ đã đang hoạt động tại các quốc gia mới độc lập trong Cộng đồng Thịnh vượng chung các Quốc gia Độc lập — ví dụ, Uzbekistan Airways. Các hãng hàng không cấp vùng nhỏ hơn khác xuất hiện từ Aeroflot cũ — thỉnh thoảng với chỉ một chiếc máy bay — thỉnh thoảng được gọi là các "Babyflot".

Năm 1994 Aeroflot được đăng ký lại thành công ty cổ phần và chính phủ đã bán 49% cổ phần của họ cho các nhân viên Aeroflot[1]. Trong thập niên 1990 Aeroflot chủ yếu tập trung vào các chuyến bay quốc tế từ Moskva. Tuy nhiên, tới cuối thập kỷ Aeroflot đã bắt đầu mở rộng thị trường nội địa. Năm 2000 tên công ty được đổi thành Aeroflot — Hãng hàng không Nga để phản ánh sự thay đổi trong chiến lược của công ty.
Hành khách phương Tây nghe nói đến tiếp viên hàng không Aeroflot là rùng mình vì bị phục vụ kém và thức ăn dở. Ngoài ra cuối năm 2008 trong chuyến bay tại Moscow do viên cơ trưởng của Aeroflot say xỉn nên hành khách phản ứng. Người phát ngôn của hãng đã cho rằng cơ trưởng say rượu là "chuyện nhỏ" vì "máy bay có thể bay tự động!" và chỉ trích "tâm lý hốt hoảng của hành khách".[3] Để thay đổi bộ mặt, hãng đã phải cử nhân viên sang Singapore để học và các tiếp viên thô lỗ đã bị đuổi.
Phát triển gần đây[sửa | sửa mã nguồn]
Aeroflot đã cố gắng tạo hình ảnh mới về một hãng hàng không an toàn và đáng tin cậy, thuê các công ty tư vấn Anh trong lĩnh vực thương hiệu đầu thập niên 2000. Một màu sơn và đồng phục bay mới cho nhân viên được thiết kế và một chiến dịch quảng bá được tung ra năm 2003.
Những kế hoạch nhằm thoát hoàn toàn khỏi hình ảnh logo búa liềm thời Xô viết, vốn bị một số người phương Tây coi là thứ gợi nhớ đến hình ảnh thời Xô viết cũ, cũng đang được tiến hành. Tuy nhiên, một cuộc điều tra khách hàng cho thấy đây là biểu tượng được biết đến nhiều nhất của công ty, và vì vậy họ đã quyết định giữ lại nó.
Aeroflot cũng đã tăng cường phi đội của mình với những chiếc máy bay phương Tây. Họ có tổng cộng 24 máy bay phản lực A320/A319 cho những tuyến đường ngắn tại châu Âu và 11 máy bay Boeing 767 cho những tuyến bay dài. Tổng số máy bay là 93 chiếc. Hãng chuyên chở 5,9 triệu hành khách năm 2003.
Mùa thu năm 2004 hàng hàng không đã bắt đầu một chương trình mở rộng thị trường nội địa đầy tham vọng với mục tiêu giành 30% thị phần vào năm 2010 (tới 2006 họ chỉ nắm khoảng 9%). Nhiệm vụ đầu tiên là vượt mặt đối thủ cạnh tranh chủ chốt S7 Airlines, hãng đứng đầu trong thị trường hàng không nội địa Nga. Ngày 29 tháng 7 năm 2004 công ty đã đưa ra khẩu hiệu mới: "Trân trọng. Aeroflot".
Ngày 14 tháng 4 năm 2006 Aeroflot trở thành hãng hàng không đầu tiên tại Liên bang Xô viết cũ gia nhập liên minh quốc tế (SkyTeam; một cách khác là gia nhập Star Alliance). Hãng cũng sẽ có sân bay chính tại Sân bay quốc tế Sheremetyevo được gọi là Ga 3 Sheremetyevo sẽ được hoàn thành vào tháng 11 năm 2007.
Công ty đã thông báo kế hoạch của mình nhằm tăng lượng hàng hóa chuyên chở. Họ đã đăng ký thương hiệu "Aeroflot Cargo" năm 2004. Cũng có một kế hoạch nhằm thay thế phi đội chở hàng gồm bốn chiếc DC-10s bằng sáu chiếc MD-11s bắt đầu từ cuối năm 2007.
Chính phủ Nga (tới tháng 3 năm 2007) sở hữu 51,17% cổ phần thông qua Rosimushchestvo, Liên đoàn Dự trữ Quốc gia 27% và nhân viên cùng các bên khác 19%, và có 14.900 nhân viên[1].
Năm 2006 Aeroflot chuyên chở 7.290.000 hành khách và 145.300 tấn thư và hàng hoá[4][5] tới 89 địa điểm tại 47 nước.
wien
Đội bay[sửa | sửa mã nguồn]
Đội bay hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến tháng 9 năm 2021:
Máy bay | Đang sử dụng | Đặt hàng | Hành khách | Ghi chú | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|
B | W | E | Tổng | ||||
Airbus A320-200 | 11 | __ | 20 | — | 120 | 140 | Một chiếc với màu sơn[6] 1950s retro Một chiếc với màu sơn[7] PBC CSKA Moskva Hai chiếc mang logo 75 Pobeda! 1945-2020 Hai chiếc mang logo SkyTeam |
47 | 8 | — | 150 | 158 | |||
Airbus A320neo | 5 | 1 | 12 | — | 144 | 156 | Giao hàng từ năm 2021 |
Airbus A321-200 | 8 | — | 28 | — | 142 | 170 | Một chiếc mang logo[8] Manchester United Một chiếc mang logo[9][10] 95th Anniversary Một chiếc mang logo 75 Победа! 1945-2020 |
25 | 16 | — | 167 | 183 | |||
Airbus A321neo | 3 | — | 12 | — | 184 | 196 | Giao hàng từ năm 2021 |
Airbus A330-300 | 11 | — | 28 | — | 268 | 296 | |
1 | 36 | — | 265 | 301 | |||
Airbus A350-900 | 4 | 11[11] | 28 | 24 | 264 | 316 | Giao hàng từ 2020 đến 2023[12] |
Boeing 737-800 | 37 | — | 20 | — | 138 | 158[13] | Một chiếc với màu sơn[14] SkyTeam |
Boeing 777-300ER | 20 | 2 | 30 | 48 | 324 | 402 | Giao hàng từ 2018 đến 2021.[15] Một chiếc với màu sơn [16] SkyTeam |
Irkut MC-21-300 | — | 50[17] | 16 | — | 159 | 175[18] | |
Sukhoi Superjet 100-95 | 25 | 95 | 12 | — | 75 | 87 | Một chiếc mang logo[19] SkyTeam |
Tổng | 197 | 159 |
Đội máy bay đã ngưng sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay | Bay lần đầu | Năm ngưng sử dụng | Ghi chú |
---|---|---|---|
Airbus A310 | 1992[20] | 2005 | |
Airbus A319[21] | ? | ? | |
Antonov An-2 | 1948 | Không biết | |
Antonov An-10 | 1959 | 1973 | |
Antonov An-24 | 1962 | Không biết | |
Antonov An-124 | 1980 | 2000 | Máy bay vận chuyển hàng hóa |
Boeing 737–300 | 2008 | 2009 | Máy bay vận chuyển hàng hóa |
Boeing 737–400 | 1998[22] | 2004 | |
Boeing 767-300ER[23] | 1994[24] | 2014[25] | |
Boeing 777-200ER | 1998 | 2005 | |
Ilyushin Il-12 | 1947 | 1970 | |
Ilyushin Il-14 | 1954 | Không biết | |
Ilyushin Il-18 | 1958 | Không biết | |
Ilyushin Il-62 | 1967 | 2002 | |
Ilyushin Il-76 | 1979 | 2004 | Máy bay vận chuyển hàng hóa |
Ilyushin Il-86 | 1980[26]:67 | 2006[27] | |
Ilyushin Il-96-300 | 1993[28] | 2014[29] | |
McDonnell Douglas DC-10 | 1995 | 2009 | Máy bay vận chuyển hàng hóa |
McDonnell Douglas MD-11F | 2008[30] | 2013[31] | Máy bay vận chuyển hàng hóa |
Tupolev Tu-104 | 1956 | 1979 | |
Tupolev Tu-114 | 1961 | 1976 | |
Tupolev Tu-124 | 1962 | 1980[32] | |
Tupolev Tu-134 | 1967 | 2007[33] | |
Tupolev Tu-144 | 1977 | 1978 | |
Tupolev Tu-154 | 1968 | 2009 | |
Tupolev Tu-204 | 1990 | 2005 | |
Yakovlev Yak-40 | 1966 | 1995 | |
Yakovlev Yak-42 | 1980[34] | 2000 |

Hàng hoá[sửa | sửa mã nguồn]
Phi đội chở hàng của Aeroflot tới tháng 8 năm 2006 gồm những máy bay sau:
Máy bay | Tổng cộng | Ghi chú |
---|---|---|
McDonnell Douglas MD-11F | 2 |
Aeroflot dự định thay thế phi đội DC-10F bằng những chiếc MD-11F hiện đại hơn.
Điều hành trong quá khứ[sửa | sửa mã nguồn]
Trong thời kỳ Xô viết, hầu như toàn bộ máy bay chở khách của Aeroflot đều do các công ty trong nước chế tạo. Rõ ràng tất cả các máy bay dân sự (và một số máy bay quân sự) bay tại Liên bang Xô viết đều được coi là máy bay của Aeroflot. Điều này có nghĩa Aeroflot là hãng có hầu như tất cả các loại máy bay trong phi đội của mình, bởi vì hãng sở hữu từ các loại máy bay nhỏ phun thuốc diệt côn trùng trong nông nghiệp tới loại Ilyushin 62 lớn hơn 200 chỗ.
Trong thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, máy bay chính trong phi đội Aeroflot là một phiên bản đã được cho phép chế tạo của Douglas DC-3. Các phiên bản đã sửa đổi, do Liên Xô chế tạo của loại máy bay này được gọi là PS-84 và Lisunov Li-2. Chiếc máy bay đầu tiên như vậy được hoàn thành tại Liên bang Xô viết năm 1939.
Sau này, máy bay Li-2 bị thay thế bằng loại Ilyushin Il-12 (đi vào hoạt động năm 1947) và Ilyushin Il-14 (đi vào hoạt động năm 1954). Aeroflot cũng điều hành rất nhiều máy bay hai tầng cánh hoạt động trên đường băng ngắn Antonov An-2 (chuyến bay đầu tiên năm 1947), cả với vai trò chở khách và hàng hoá. An-2 tiếp tục hoạt động trong Aeroflot tới thập niên 1980.
Ngày 15 tháng 9 năm 1956 Aeroflot bắt đầu sử dụng những chiếc Tupolev Tu-104, những chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên của Liên bang Xô viết hoạt động thường xuyên. Chuyến bay có chở hành khách đầu tiên của chiếc máy bay này bay từ Moscow tới Irkutsk, Nga. Tuyến quốc tế đầu tiên sử dụng Tu-104 là Moscow - Praha, Tiệp Khắc.
Tupolev Tu-114, trước kia được dùng để chở các nhà lãnh đạo Xô viết, đi vào phục vụ năm 1961 trên tuyến Moscow (Sân bay quốc tế Vnukovo) - Khabarovsk, Nga. Nó cũng hoạt động trên những tuyến quốc tế khác như Moscow - Tokyo, Nhật Bản và Moscow - La Habana, Cuba, tuyến đường bay thẳng dài nhất thời kỳ đó.
Năm 1962 Aeroflot bắt đầu sử dụng Tupolev Tu-124, phiên bản nhỏ hơn của Tu-104, trên các tuyến vùng. Những chiếc máy bay này sau đó đã được thay thế bằng loại Tupolev Tu-134, đi vào hoạt động năm 1967. Những phiên bản Tu-134 đã cải tiến vẫn chiếm đa số trong phi đội bay cấp vùng tại Nga hiện nay.
Chiếc máy bay chở khách Ilyushin Il-62 tầm xa bốn động cơ đầu tiên hoạt động trong Aeroflot năm 1967, với chuyến bay khai trương từ Moskva tới Montreal ngày 15 tháng 9 năm đó.
Năm 1972 chiếc Tupolev Tu-154 bắt đầu hoạt động thường xuyên. Chiếc máy bay phản lực này có lẽ là loại máy bay chở khách phổ biến nhất của Nga, với hơn 1000 chiếc đã được chế tạo. Phiên bản cải tiến Tu-154M sau này, vẫn đang hoạt động. Những chiếc máy bay đó hoạt động trên hầu hết các tuyến nội địa Nga.
Ngày 1 tháng 11 năm 1977 Aeroflot bắt đầu sử dụng Tupolev Tu-144, chiếc máy bay chở khách siêu âm đầu tiên trên thế giới, trên tuyến đường thông thường của hãng từ Moscow (Sân bay Quốc tế Domodedovo) tới Alma-Ata (hiện là Almaty, Kazakhstan). Tu-144 bị ngừng hoạt động chở khác năm 1978, với tổng cộng 55 chuyến bay thông thường chính thức.
Năm 1980 Ilyushin Il-86, chiếc máy bay thân rộng đầu tiên do Nga sản xuất, gia nhập phi đội với tổng cộng 11 chiếc. Những chiếc máy bay này bị cho nghỉ năm 2006.
Chiếc máy bay phương Tây chế tạo đầu tiên hoạt động trong Aeroflot làAirbus A310, nó được mua năm 1992. Công ty này cũng là một khách hàng của Boeing, mua chiếc phản lực Boeing 767 năm 1994. Từ đó Aeroflot cũng sử dụng những chiếc Boeing 737, Airbus A320, và phiên bản chở hàng của Douglas DC-10.
Năm 1998 Aeroflot thuê 2 chiếc Boeing 777. Cả hai chiếc này đều đã hết hạn thuê.
Mở rộng phi đội[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1993 Aeroflot bắt đầu sử dụng máy bay Ilyushin Il-96-300 trên tuyến Moskva-New York. Công ty hiện điều hành 6 chiếc loại này - khoảng một nửa số Il-96 đang hoạt động thương mại trên toàn thế giới - và dự định mua thêm 6 chiếc nữa nếu Nhà nước Nga cho phép họ không trả trả khoản thuế nhập khẩu cho những chiếc máy bay phương Tây. Các chuyên gia trong ngành công nghiệp cho rằng hãng hiện đang tìm cách hủy bỏ hợp đồng với Ilyushin bởi sử dụng những chiếc Il-96 không có lợi ích kinh tế.
Năm 2006 hãng đã thuê 3 chiếc Boeing 767-300ER đã sử dụng từ ILFC trong 5 năm. Hai chiếc đầu tiên được chuyển giao tháng 11 năm 2006 và tháng 1 năm 2007, chiếc thứ 3 được dự định vào tháng 3 năm 2007. Trước đó công ty này đã thuê 2 chiếc Boeing 767-300ER từ ILFC.
Tới năm 2007, Aeroflot đang trong quá trình đại tu lại cơ cấu phi đội của mình. Những chiếc Tupolev 134 và Tupolev 154 già cỗi đang hoạt động trên những tuyến ngắn và trung bình sẽ bị loại bỏ, Tupolev 134 sẽ được thay bằng loại Sukhoi Superjet 100 còn chưa ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2008, Tupolev 154 sẽ được thay thế bằng những chiếc Airbus 319/320/321 tới năm 2010[35].

Đối với những tuyến đường dài, công ty hiện đang đánh giá hai loại Boeing 787 và Airbus A350 như phương án thay thế cho Boeing 767, nhưng có lẽ loại Dreamliner sẽ được lựa chọn bởi nó đi vào hoạt động sớm hơn đối thủ của Airbus. Aeroflot có hợp đồng cho 22 chiếc Boeing 787 sẽ được giao hàng giai đoạn 2008-2010. Tuy nhiên, hãng đã hủy hợp đồng với Boeing và đặt hàng 22 chiếc A350 từ Airbus.
Sự việc lên tới đỉnh điểm tháng 9 năm 2006 khi Ban Giám đốc Aeroflot can thiệp cho hợp đồng với Boeing. Không may cho Boeing, sự kiện này trùng khớp với thời điểm Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt với nhiều công ty Nga (gồm cả công ty sản xuất máy bay Sukhoi) vì cái gọi là cung cấp thiết bị cho Iran vi phạm vào Luật không phổ biến vũ khí hạt nhân cho Iran năm 2000 của nước này và với công ty Vneshtorgbank thuộc sở hữu Nhà nước Nga mua 5% cổ phần trong EADS, vì thế công ty này ủng hộ Airbus. Những đại diện nhà nước trong Ban giám đốc bỏ phiếu trắng và một chiến dịch lobby (vận động hành lang) mới được tiến hành, với nhiều nguồn tin Nga cho biết những nỗ lực của Aeroflot nhằm xoa dịu nhà nước bằng cách đưa ra đặt hàng cho cả 22 chiếc Boeing 787 và 22 chiếc Airbus 350, nhân gấp đội phi đội đường dài của họ. Chủ ngân hàng Alexander Lebedev, người đứng sau Liên đoàn Dự trữ Quốc gia, đã đạt được một thỏa thuận với Boeing để kéo dài thời hạn quyết định, sử dụng tiền từ liên minh của ông [1]. Tuy nhiên, cuối cùng hợp đồng cũng đã đổ vỡ. Từ đó Lebedev luôn đe dọa kiện Nhà nước ra trước tòa án, đưa ra những con số thiệt hại với Aeroflot lên tới 200 triệu dollar Mỹ.
- Ngày 22 tháng 3 năm 2007, Aeroflot đã ký kết một thỏa thuận với Airbus về việc giao hàng 22 chiếc Airbus 350-800/900 XWB bắt đầu từ năm 2014[36].
- Mười chiếc Airbus A330-200 cũng đã được đặt hàng để đi vào hoạt động từ cuối năm 2008 để tăng tạm thời năng lực vận chuyển[1].
Tai nạn và sự cố[sửa | sửa mã nguồn]
Ở đây chỉ tính những vụ tai nạn và sự cố phổ biến nhất.
- Vào ngày 11 tháng 10 năm 1984, chuyến bay 3352 của Aeroflot (Tupolev Tu-154B-1) đã đâm vào các phương tiện bảo dưỡng trên đường băng, khiến 174 người trên khoang và 4 người trên mặt đất thiệt mạng, chỉ có 5 người duy nhất vẫn còn sống sót. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc là do một kiểm soát viên không lưu đã ngủ gật trong khi đang làm nhiệm vụ. Kiểm soát viên mặt đất lúc đang làm nhiệm vụ chỉ mới 23 tuổi. Anh ta được cho là đã không ngủ đủ giấc trong những ngày trước khi vụ tai nạn xảy ra, vì phải chăm sóc hai đứa con nhỏ của mình. Vào thời điểm nó xảy ra, vụ tai nạn này là vụ tai nạn chết người nhất trong lịch sử hàng không Liên Xô.
- Vào ngày 10 tháng 7 năm 1985, chuyến bay 7425 của Aeroflot (Tupolev Tu-154B-2) đã lao thẳng xuống mặt đất gần Uchkuduk, Uzbekistan, thời bấy giờ thuộc Liên Xô. Không có người sống sót trong 200 người có trên chuyến bay ngày hôm đó. Hộp đen của Chuyến bay 7425 đã bị phá hủy trong vụ tai nạn. Nhưng các nhà điều tra, cùng với sự giúp đỡ của các nhà tâm lý học, đã nghiên cứu những yếu tố con người dẫn đến vụ tai nạn. Họ nhận thấy phi hành đoàn của Chuyến bay 7425 đã rất mệt mỏi vào thời điểm ngày hôm đó, và đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trong lịch sử Liên Xô và Uzbekistan.
- Vào ngày 20 tháng 10 năm 1986, chuyến bay 6502 của Aeroflot (Tupolev 134A) đã rơi do cơ trưởng đã đặt cược cơ phó là hạ cánh máy bay không cần nhìn đường băng (sơ suất của phi công). Cơ trưởng đã phớt lờ cảnh bào của hệ thống khi máy bay đang ở độ cao khoảng 62 - 65 m và không thực hiện đề xuất bay vòng (go around). Máy bay lao xuống đường băng với tốc độ 150 kn (280 km / h; 170 dặm / giờ) và dừng lại sau khi đã chạy quá đường băng. 70 người tử vong, trong đó có cả cơ phó. Chỉ 24 người sống sót, trong đó hơn một nửa là trẻ em. Cơ trưởng là Kliuyev bị truy tố và bị kết án 15 năm tù, sau đó được giảm xuống sáu năm tù.
- Vào ngày 23 tháng 3 năm 1994, Chuyến bay 593 của Aeroflot (Airbus A310-304) đã rơi ở Siberia chỉ vì viên cơ phó thứ 3 cho hai đứa con của mình vào buồng lái giữa đêm. Khi đó Yana, 12 tuổi và Eldar, 15 tuổi được phép ngồi vào ghế của cơ trưởng và nghịch với các nút điều khiển mà đáng lý ra đã phải được vô hiệu hóa trước khi máy bay chuyển sang chế độ bay tự động. Trong lúc đang chơi, Eldar vô tình kéo nút điều khiển xuống trong đúng 30 giây, quay lại trạng thái điều khiển bằng tay, Vì phi công xử lí không kịp nên chiếc máy bay đã rơi tự do xuống đất ở Siberia khiến toàn bộ 75 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
- Vào ngày 14 tháng 9 năm 2008, Chuyến bay 821 của Aeroflot Nord (Boeing 737-505) đã gặp sự cố (mất kiểm soát) khi đang tiếp cận Sân bay Quốc tế Perm lúc 5:10 giờ địa phương. Tất cả 88 người trong khoang thiệt mạng. Nguyên nhân chính của vụ tai nạn là cả hai phi công đều mất định hướng trong không gian do không có kinh nghiệm, Thiếu chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, quản lý nguồn lực của thuyền viên không tốt và việc sử dụng rượu của thuyền trưởng cũng góp phần gây ra tai nạn. Thảm họa hàng không này dẫn đến việc Aeroflot-Nord đổi tên thành Nordavia , có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12 năm 2009 và sau đó là Smartavia vào năm 2019.
- Vào ngày 5 tháng 5 năm 2019, chuyến bay 1492 của Aeroflot (Sukhoi Superjet 100) đã bốc cháy ở cánh và thân máy bay phía sau sau một cú va chạm mạnh, và có tới 41 người trên tàu được báo cáo là đã thiệt mạng. Máy bay sau đó đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Theo báo cáo của Ủy ban Hàng không Liên bang Nga phụ trách điều tra nguyên nhân vụ việc, máy bay Sukhoi Superjet 100 đã hạ cánh với tốc độ vượt mức cho phép sau khi bị sét đánh. Ngoài ra, phi hành đoàn cũng đã quyết định cho máy bay hạ cánh bất chấp khuyến cáo của một hệ thống tự động rằng máy bay nên tiếp cận đường băng lần thứ hai. Tuy nhiên, báo cáo điều tra nêu trên kết luận phi công không có lỗi trong vụ việc.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b c d e f Flight International 27 tháng 3 năm 2007
- ^ “Aeroflot halting all foreign flights, minus Belarus, from March 8”. Al Jazeera. 5 tháng 3 năm 2022.
- ^ Báo Thế giới và Hội nhập số 31 -2009 tr 21
- ^ “Aeroflot news”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
- ^ Aeroflot news
- ^ Drum, Bruce (ngày 31 tháng 5 năm 2013). “Aeroflot puts its Airbus A320 1956 retrojet into revenue service”. World Airline News. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
- ^ “A320 with CSKA Moscow livery joins Aeroflot fleet”. ngày 26 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Aeroflot unveils Manchester United livery on new Airbus A321”. ngày 23 tháng 12 năm 2013.
- ^ “«Аэрофлот» презентовал самолет в юбилейной ливрее”. lenta.ru. ngày 4 tháng 5 năm 2018.
- ^ “ФОТО: A321 "Аэрофлота" к 95-летию авиакомпании получил специальную ливрею”. ato.ru. ngày 3 tháng 5 năm 2018.
- ^ Montag-Girmes, Polina (ngày 11 tháng 1 năm 2017). “Aeroflot cancels eight A350-800s”. Air Transport World. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2017.
- ^ Public Joint Stock Company Aeroflot - Russian Airlines: Condensed Consolidated Interim Financial Statements as at and for the 6 months ended ngày 30 tháng 6 năm 2017 (PDF) (Bản báo cáo). Moscow: Aeroflot. ngày 29 tháng 8 năm 2017. tr. 13. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
- ^ Blachly, Linda (ngày 9 tháng 7 năm 2015). “Aircraft News-ngày 9 tháng 7 năm 2015”. Air Transport World. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2016.
Aeroflot took delivery of its 10th Boeing 737–800. The aircraft is configured in a two-class composition with 20 seats in business class and 138 seats in economy class.
- ^ “SkyTeam Liveried Boeing B737-800 Joins Aeroflot Fleet”.
- ^ “Russian airline orders six 777s, helping bridge Boeing's delivery gap”. The Seattle Times. ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Aeroflot paints new Boeing 737-800 in SkyTeam livery”.
- ^ “Aeroflot sends plans to buy local aircraft to government”. Moscow: RIA Novosti. ngày 19 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2013.
- ^ “"Аэрофлот" получит первые МС-21 в конце 2018 года”. ТАСС. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2016.
- ^ “SkyTeam livery fact sheet” (PDF). SkyTeam. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2016.
- ^ Moore, Victoria (ngày 23 tháng 3 năm 2007). “Aeroflot to acquire 22 A350XWBs and 10 A330s”. London: Flightglobal. Flight International. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013.
- ^ “Aircraft Fleet”. Aeroflot. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Aeroflot Takes Delivery of its First Boeing 737–400” (Thông cáo báo chí). Boeing. ngày 5 tháng 5 năm 1998. Bản gốc lưu trữ 6 Tháng mười một năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ Yeo, Ghim-Lay (ngày 3 tháng 2 năm 2010). “SINGAPORE 2010: Ameco Beijing signs MRO contracts with United and Aeroflot”. Singapore: Flightglobal. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
The MRO firm also inked a contract to provide C-checks on Aeroflot's four Boeing 767-300ER aircraft.
Đã định rõ hơn một tham số trong|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ “Aeroflot 767 Fleet”.
- ^ Kalinina, Svetlana (ngày 4 tháng 7 năm 2014). “"Аэрофлот" вывел из эксплуатации самолеты Boeing 767”. ATO.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^
- “Commercial aircraft of the worldSoviet/Eastern Europe manufacturers – Aviaexport (page 62)”. Flight International: 62, 67. ngày 12 tháng 10 năm 1985. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2013.
- “Commercial aircraft of the worldAviaexport (page 67)”. Flight International. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2013.
- ^ Straus, Brian (ngày 26 tháng 10 năm 2006). “Aeroflot fleet renewal continues with end of IL-86s, lease of A321s”. Air Transport World. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Russian carriers may lease 737s”. Flight International: 18. 16–ngày 22 tháng 6 năm 1993. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ “The last flight of the IL-96-300 with Aeroflot. Moscow, Sheremetyevo Airport”. OJSC "Ilyushin Aviation Complex. ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Boeing and Aeroflot Cargo Commemorate MD-11BCF Service” (Thông cáo báo chí). Boeing. ngày 24 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 24 tháng Bảy năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ Borodina, Polina (ngày 23 tháng 7 năm 2013). “Aeroflot ends MD-11 freighter operations”. Air Transport World. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2013.
- ^ “TUPOLEV TU-124 by Tupolev OKB”. ASAP Aerospace. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Other News – 02/16/2007”. Air Transport World. ngày 19 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2012.
- ^ Kingsley-Jones, Max (ngày 1 tháng 9 năm 1999). “Commercial Aircraft Directory: Part 2”. London: Flightglobal. Flight International. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013.
- ^ Aeroflot news - fleet overhaul
- ^ - Airbus A350 order
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Aeroflot. |