Bình Tân (quận)

Bình Tân
Quận
Quận Bình Tân
Biểu trưng
Siêu thị Aeon Mall Bình Tân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc
Phân chia hành chính10 phường
Thành lập2003[1]
Đại biểu quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Minh Nhựt
Bí thư Quận ủyHuỳnh Khắc Điệp
Địa lý
Tọa độ: 10°46′16″B 106°35′26″Đ / 10,77111°B 106,59056°Đ / 10.77111; 106.59056
MapBản đồ quận Bình Tân
Bình Tân trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Bình Tân
Bình Tân
Vị trí quận Bình Tân trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Bình Tân trên bản đồ Việt Nam
Bình Tân
Bình Tân
Vị trí quận Bình Tân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích52,02 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng822.173 người[3]
Mật độ15.804 người/km²
Dân tộc12 dân tộc, đa số là Kinh
Khác
Mã hành chính777[4]
Biển số xe59-N1-NA; 50-N1-N2
Websitebinhtan.hochiminhcity.gov.vn

Bình Tân là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Quận Bình Tân được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP[1] của Chính phủ Việt Nam. Đây là quận đông dân nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương với dân số gần 800.000 dân, tương đương với một tỉnh.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí quận Bình Tân trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh

Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất thành phố, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người[3], mật độ dân số đạt 15.074 người/km².

Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 - 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.[5]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Bình Tân có 10 phường trực thuộc, bao gồm: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân TạoTân Tạo A.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn tương ứng với quận Bình Tân ngày nay, xưa kia tương ứng với địa bàn các thôn An Lạc, Bình Hưng, Bình Hưng Đông (tổng Long Hưng), Tân Tạo, Bình Trị Đông (tổng Tân Phong), thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, được ghi chép trong Gia Định thành thông chí.

Trước năm 2003, vùng đất quận Bình Tân ngày nay là một phần huyện Bình Chánh. Huyện lỵ huyện Bình Chánh khi đó là thị trấn An Lạc.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó:

  • Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở tách toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Lạc và 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông và Tân Tạo của huyện Bình Chánh
  • Chia thị trấn An Lạc thành 2 phường: An Lạc và An Lạc A
  • Chia xã Bình Hưng Hòa thành 3 phường: Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A và Bình Hưng Hòa B
  • Chia xã Bình Trị Đông thành lập 3 phường: Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A và Bình Trị Đông B
  • Chia xã Tân Tạo thành 2 phường: Tân Tạo và Tân Tạo A.

Sau khi thành lập, quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 người, gồm 10 phường trực thuộc như hiện nay.

Văn hóa & Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài…. Tôn giáo có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo… trong đó Phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.[6]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Một con hẻm trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa A

Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có Quốc lộ 1 chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Quận Bình Tân có tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha.

Bình Tân còn có Đường Tên Lửa là trục xương sống nối giữa Tỉnh lộ 10 với đường Kinh Dương Vương, giáp ranh các xã Tân Tạo, Bình Trị Đông và thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh cũ (nay là quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh).

Hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân đã và đang hình thành một số khu siêu đô thị mới như khu đô thị Ehome 3, GoHome Dream Residence, khu đô thị Smile Home, khu đô thị Tên Lửa Residence, khu đô thị Welife City, khu đô thị Akari City, khu đô thị Aio City,...

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây:

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”.
  2. ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 1 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Giới thiệu về Quận Bình Tân Lưu trữ 2014-03-16 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử Sài Gòn.
  6. ^ Tổng quan về Quận Bình Tân, Theo website Quận Bình Tân.