Bước tới nội dung

Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Hồ sơ nghiệp vụ
Công an nhân dân Việt Nam

Công an hiệu
Quốc gia Việt Nam
Thành lậpNgày 27 tháng 3 năm 1957
(67 năm, 225 ngày)
Phân cấpCục trực thuộc Bộ
Nhiệm vụCơ quan chuyên môn về công tác hồ sơ nghiệp vụ công an
Bộ phận của Bộ Công an (Việt Nam)
Bộ chỉ huy Hà Nội
Tên khácV06
Lễ kỷ niệmNgày 27 tháng 3
Lãnh đạo hiện nay
Cục trưởng

Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06) trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Công an về công tác đăng ký, lập các loại hồ sơ nghiệp vụ Công an; công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác hồ sơ điều tra, xử lý tội phạm. Tra cứu phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ, bảo vệ chính trị nội bộ và yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân[1][2][3][4]

Quá trình phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 3 năm 1957, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký quyết định số 530/VF/NĐ thành lập Phòng Hồ sơ trực thuộc Văn phòng Bộ.[2]Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của đơn vị hồ sơ chuyên trách đầu tiên trong Công an nhân dân. Với ý nghĩa đó, ngày 27 tháng 6 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương đã ký Quyết định số 567/2001/QĐ-BCA(TCIII) xác định và lấy ngày này là Ngày truyền thống lực lượng Hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.

Tháng 3 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Nghị định số 3/NĐ chuyển Phòng Hồ sơ thuộc Văn phòng Bộ thành Phòng Hồ sơ trực thuộc Bộ trưởng.

Năm 1968, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Cục Hồ sơ (K66).[2]

Ngày 12 tháng 11 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 23/QĐ-BNV về việc tách Cục Hồ sơ thành hai đơn vị là Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh (A27) thuộc Tổng cục An ninh và Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát (C27) thuộc Tổng cục Cảnh sát[2].

Thực hiện Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an, ngày 09/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công an ký, ban hành Thông tư số 131/2020/TT-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06) trên cơ sở hợp nhất Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh và Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phó Cục trưởng:
  1. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Bí thư Đảng ủy Cục
  2. Đại tá Nguyễn Hữu Nam[5]
  3. Đại tá Bùi Thị Thanh Liên
  4. Thượng tá Trương Thị Thu Ba

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Tham mưu tổng hợp [2]
  • Phòng Chính trị [2]
  • Phòng Hậu cần[2]
  • Phòng Hồ sơ nghiệp vụ quản lý[2]
  • Phòng Tàng thư nghiệp vụ[2]
  • Phòng Tin học và quản lý cơ sở dữ liệu[5]
  • Phòng Nghiên cứu ứng dụng tin học[2]
  • Phòng Hồ sơ tàng thư phía Nam[2]
  • Trung tâm Thông tin tội phạm[2]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Cục trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Công tác hồ sơ Cảnh sát đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo vệ nội bộ, phục vụ nhân dân”.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l “Những công việc thầm lặng bảo vệ tương lai”.
  3. ^ “Kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Lực lượng hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ a b Nguyễn Thanh (30 tháng 12 năm 2021). “Xây dựng Cục Hồ sơ nghiệp vụ thực sự trở thành Trung tâm thông tin nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.[liên kết hỏng]
  6. ^ Xuân Mai (8 tháng 4 năm 2019). “Thiếu tướng Tô Văn Huệ đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Hồ sơ Nghiệp vụ”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Cự Giải (4 tháng 6 năm 2020). “Bổ nhiệm Thiếu tướng Ngô Thị Hoàng Yến giữ chức Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ”. Báo Đời sống & Pháp luật. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.