Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - Bộ Công an
Công an nhân dân Việt Nam

Công an hiệu
Quốc gia Việt Nam
Thành lậpNgày 11 tháng 12 năm 2009 (14 năm, 81 ngày)
Lực lượngCảnh sát vũ trang
Cảnh sát đặc nhiệm
Hiến binh
Phân cấpBộ tư lệnh
Quy mô>20.000 người
Bộ phận củaBộ Công an (Việt Nam)
Bộ chỉ huy88 Xuân Phương, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Tên khácK02
Lễ kỷ niệmNgày 15 tháng 4
Lãnh đạo hiện nay
Tư lệnh
Phó Tư lệnh




Trần Đình Đức

Phùng Văn Chiến

Phạm Hữu Thinh

Nguyễn Văn Trầm

Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K02)[1] trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

  • Ngày truyền thống: Ngày 15 tháng 4 hàng năm[2]
  • Trụ sở: 88 Xuân Phương, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng Cảnh sát cơ động diễu hành trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.[5]

2. Thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật.

3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức bảo vệ các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, các chuyến hàng đặc biệt, các hội nghị, sự kiện quan trọng theo danh mục do Chính phủ quy định.

5. Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, phương án tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động[6].

7. Tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.

8. Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân.

9. Tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai.

10. Tham gia, phối hợp với các lực lượng, đơn vị địa phương nơi đóng quân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

11. Trong tình thế cấp thiết xử lý các tình huống được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc để đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn thì được quyền huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức.

12. Trưng dụng tài sản phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động được thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

13. Được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm có sử dụng vũ khí. Việc vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

14. Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

15. Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh sát Cơ động bao gồm:

  • Lực lượng đặc nhiệm
  • Lực lượng tác chiến đặc biệt
  • Lực lượng bảo vệ mục tiêu
  • Lực lượng huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ
  • Lực lượng vận chuyển hàng đặc biệt
  • Lực lượng không cảnh, thủy cảnh

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đơn vị Viết tắt Thành lập Địa chỉ
Phòng Tham mưu - Tác chiến Phòng 1 Thành phố Hà Nội
Phòng Tổ chức - Cán bộ Phòng 2 Thành phố Hà Nội
Phòng Công tác chính trị Phòng 3 Thành phố Hà Nội
Phòng Công tác Đảng Phòng 4 Thành phố Hà Nội
Phòng Huấn luyện Phòng 5 Thành phố Hà Nội
Phòng Công nghệ thông tin và cơ yếu Phòng 6 Thành phố Hà Nội
Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ Cảnh sát cơ động Phòng 7 Thành phố Hà Nội
Phòng Hướng dẫn, huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ Phòng 8 Thành phố Hà Nội
Phòng Hậu cần Phòng 9 Thành phố Hà Nội
Phòng Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và quản lý dự án đầu tư Phòng 10 Thành phố Hà Nội
Phòng Y tế Phòng 11 Thành phố Hà Nội
Phòng Tài chính Phòng 12 Thành phố Hà Nội
Cơ quan thường trực miền Nam K02B Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan thường trực miền Trung K02C Thành phố Đà Nẵng
Cơ quan thường trực Tây Bắc K02D Tỉnh Yên Bái
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên
  • Gồm 3 tiểu đoàn
E20 7.3.2003

(20 năm, 360 ngày)

Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nam Bộ
  • Gồm 5 tiểu đoàn
E21 30.12.2001

(22 năm, 62 ngày)

Thành phố Cần Thơ
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Thủ đô
  • Gồm 4 tiểu đoàn
E22 21.10.2003

(20 năm, 132 ngày)

Thành phố Hà Nội
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Nam Trung Bộ
  • Gồm 3 tiểu đoàn
E23 16.6.2010

(13 năm, 259 ngày)

Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Bắc Bộ
  • Gồm 4 tiểu đoàn
E24 16.6.2010

(13 năm, 259 ngày)

Tỉnh Điện Biên
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam Bộ
  • Gồm 4 tiểu đoàn
E25 16.6.2010

(13 năm, 259 ngày)

Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Bắc Trung Bộ
  • Gồm 4 tiểu đoàn
E26 25.7.2014

(9 năm, 220 ngày)

Tỉnh Nghệ An
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Bắc Bộ
  • Gồm 3 tiểu đoàn
E27 25.7.2014

(9 năm, 220 ngày)

Tỉnh Quảng Ninh
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Trung Bộ
  • Gồm 3 tiểu đoàn
E28 16.6.2010

(13 năm, 259 ngày)

Thành phố Đà Nẵng
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh
  • Gồm 4 tiểu đoàn
E29 25.7.2014

(9 năm, 220 ngày)

Thành phố Hồ Chí Minh
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện ngoại giao E30 28.12.1999

(24 năm, 64 ngày)

Thành phố Hà Nội
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học – kỹ thuật E31 2014 Thành phố Hà Nội
Trung đoàn Không quân Công an nhân dân E32 11.10.2021

(2 năm, 142 ngày)

Thành phố Hà Nội
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh 15.1.2020

(4 năm, 46 ngày)

Tỉnh Thái Nguyên
Đoàn Nghi lễ Công an nhân dân 31.7.1998

(25 năm, 214 ngày)

Thành phố Hà Nội
Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ 1 25.8.1990

(33 năm, 189 ngày)

Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ 2 Tỉnh Đồng Nai
Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ 15.12.1959

(64 năm, 77 ngày)

Thành phố Hà Nội
Trung tâm Huấn luyện quốc gia về phòng, chống khủng bố 23.2.2022

(2 năm, 7 ngày)

Tỉnh Quảng Ninh
Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm 1 Thành phố Hà Nội
Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm 3 Thành phố Đà Nẵng
Tiểu đoàn Cảnh sát bảo vệ hàng đặc biệt Thành phố Hà Nội

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tướng Nguyễn Văn Vượng, từ 2009–9.2016, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp
  • Trung tướng Phạm Quốc Cương, từ 10.2016–3.2022, nguyên Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động
  • Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, từ 3.2022–nay, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương[7]

Chính ủy[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tướng Đỗ Đức Kính, từ 3.2014 - 8.2018, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ

Phó Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bổ nhiệm 4 tân phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra và Cảnh sát điều tra”. báo Người lao động. 2018-08-12. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ “Lực lượng Cảnh sát cơ động kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động chính thức hoạt động”.
  4. ^ “Thực hiện chế độ chính ủy tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động 3/2014”.
  5. ^ “Dự thảo Pháp lệnh cảnh sát Cơ động”.
  6. ^ VinasDoc. “Quyết định 1026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động”. VinasDoc. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ Nguyễn Hoàn (28 tháng 2 năm 2022). “Bộ Công an điều động nhiều tư lệnh, cục trưởng và giám đốc công an tỉnh”. Tiền Phong. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]