Bước tới nội dung

Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do JohnsonLee01Bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 06:12, ngày 21 tháng 8 năm 2020 (clean up, replaced: → (6) using AWB). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tính đến năm 2019, đã có 1,289 người đc tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 148 trong Kháng Chiến Chống Pháp, 859 trong Kháng chiến chống Mỹ, 279 trong các cuộc chiến khác. Trong số đó, 160 anh hùng là nữ và 163 anh hùng là người dân tộc thiểu số.

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ của các cá nhân được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Họ tên Sinh thời Quê quán Dân tộc Năm được phong Chức vụ và thành tích
Bành Văn Trân 1933-1967 TP HCM Kinh 1967 Liệt sĩ, chiến sĩ Đặc công Sài Gòn
Bế Văn Cắm 1940- Cao Bằng Nùng 1969 Bộ đội thời chống Mỹ
Bế Văn Đàn 1931-1953 Cao Bằng Tày 1955 Liệt sĩ, tiểu đội phó, thuộc đại đoàn 316
Bế Văn Thành 1946-1974 Cao Bằng Tày 1978 Bộ đội chiến trường Trị Thiên và Tây Nguyên
Bùi Đình Cư 1927- Phú Thọ Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bùi Ngọc Dương 1943-1968 Hà Nội Kinh 1969 Liệt sĩ
Bùi Quang Thận 1948-2012 Thái Bình Kinh 2013 Chỉ huy xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, là người đầu tiên cắm cờ MTDTGPMN lên Dinh Độc Lập
Cao Lương Bằng 1945-2016 Quảng Bình Kinh 1969 Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Châu Văn Mẫn 1950 Quảng Nam Kinh 2011 Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam
Chu Cẩm Phong 1941-1971 Quảng Nam Kinh 2010 Công tác tại Ban Tuyên huấn Khu V, sau làm phóng viên thông tấn rồi chuyển sang làm việc tại Tiểu ban Văn nghệ Khu V. Nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam
Chu Văn Khâm 1925- Vĩnh Phúc Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chu Văn Mùi 1929- Bắc Giang Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Cù Chính Lan 1930-1951 Nghệ An Kinh 1952 Liệt sĩ
Dương Đức Thùng 1954- Cao Bằng Nùng 1983 Tham gia Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam
Dương Minh Châu 1912-1947 Tây Ninh Kinh 1949 Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh
Dương Quảng Châu 1929- Hưng Yên Kinh 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Dương Văn Nội 1932-1947 Hà Nam Kinh 1997 Liệt sĩ, chiến sĩ Đội Thiếu niên Cứu quốc Thủ đô
Đàm Văn Ngụy 1927-2015 Cao Bằng Tày 1956 Sư đoàn trưởng các Sư đoàn 1, 7, 316; Phó Hiệu trưởng Quân sự Trường Sĩ quan Chính trị Quân sự, Tư lệnh Quân khu 1
Đặng Đình Hồ 1925- Nghệ An Kinh 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đặng Đức Song 1934- Hải Dương Kinh 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đặng Quang Cầm 1921- Nghệ An Kinh 1955 Chiến sĩ trinh sát khu vực Nam Trung Bộ
Đặng Thùy Trâm 1942-1970 Thừa Thiên-Huế Kinh 2006 Bác sĩ, liệt sĩ
Đặng Trần Đức 1922-2004 Hà Nội Kinh 1977 Thiếu tướng tình báo
Điểu Cải 1948-1969 Đồng Nai Chơ Ro 1978 Xã đội trưởng Đội du kích Đồng Nai
Đinh Núp 1914-1999 Gia Lai Ba Na 1955 Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia lai - Kon tum
Đinh Thị Vân 1916-1995 Nam Định Kinh 1970 Đại tá Tình báo
Đinh Văn Mẫu 1924- Phú Thọ Mường 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đoàn Sinh Hưởng 1949- Quảng Ninh Kinh 1975 Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết Giáp, Tư lệnh Quân khu 4
Đoàn Văn Thắng 1952- Đồng Tháp Kinh 1978 Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long
Đồng Đen 1939-1967 TP HCM Kinh 1978 Liệt sĩ, chỉ huy cấp Tiểu đoàn
Đỗ Kim Tuyến 1958- Thái Bình Kinh Tiến sĩ Luật, Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an
Đỗ Thế Chấp 1922-1992 Quảng Nam Kinh 2001 Ủy viên huyện ủy Tam Kỳ, Ủy viên Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc Quảng Nam
Đỗ Xuân Hợp 1906-1985 Hà Nội Kinh 1985 Giáo sư, bác sĩ giải phẫu; Giám đốc Học viện Quân y
Giáp Văn Cương 1921-1990 Bắc Giang Kinh 2010 Đô đốc đầu tiên và Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam
Hà Minh Trí 1935- Nghệ An Kinh 2005 Người từng ám sát hụt Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm vào năm 1957
Hà Văn Chúc 1938-1968 Vĩnh Phúc Kinh 1995 Phi công Không quân Nhân dân Việt Nam
Hà Văn Noa 1928-1954 Hải Dương Kinh 2004 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Hoàng Lê Kha 1917-1960 Thanh Hóa Kinh 1997 Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị hành quyết bằng máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm
Hoàng Kim Giao 1942-1968 Hải Phòng Kinh 2010 Liệt sĩ, Thiếu úy, nghiên cứu viên Viện Kỹ thuật Quân sự
Hoàng Khắc Dược 1917- Nam Định Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Hoàng Minh Đạo 1923-1969 Quảng Ninh Kinh 1999 Phó Ban binh vận Trung ương cục Miền Nam, Chỉ huy tình báo chiến lược
Hoàng Ngân 1921-1949 Hải Phòng Kinh 2008 Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam
Hoàng Văn Cón 1940- Cao Bằng Nùng 1970 Bộ đội thời chống Mỹ
Hoàng Văn Nghiên 1930- Cao Bằng Nùng 1964 Bộ đội thời chống Pháp và Mỹ
Hoàng Văn Nô 1932-1954 Cao Bằng Tày 2000 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Hoàng Văn Thượng 1948- Cao Bằng Tày 1978 Bộ đội thời chống Mỹ
Hồ Hảo Hớn 1926-1967 Bến Tre Kinh 2011 Bí thư Thành Đoàn đầu tiên của Sài Gòn - Gia Định
Hồ Kan Lịch 1943- Thừa Thiên-Huế Pa Kô 1967 Phó chỉ huy trưởng quân sự huyện A Lưới
Hồ Thị Bi 1916-2011 TP HCM Kinh 1980 Nữ chỉ huy quân sự lừng danh trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam
Hồ Thị Kỷ 1949-1970 Cà Mau Kinh 1972 Nữ chiến sĩ Biệt động
Huỳnh Văn Nghệ 1914-1977 Bình Dương Kinh 2010 Nhà hoạt động cách mạng và là một chỉ huy quân sự, đồng thời là một thi sĩ nổi tiếng
Kim Đồng 1929-1945 Cao Bằng Nùng 1997 Đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Kpă KLơng 1948-1975 Gia Lai Jrai 1967 Chiến sĩ du kích với biệt tài "bắn xuyên táo"
La Thị Tám 1949- Hà Tĩnh Kinh 1969 Nữ thanh niên xung phong tại Ngã Ba Đồng Lộc
La Văn Cầu 1932- Cao Bằng Tày 1952 Đại tá, tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Lâm Viết Hữu 1926- Hà Nội Kinh 2009 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lê A 1953-1972 Quế Sơn, Quảng Nam Kinh 1978 Xã đội trưởng xã Bình Lộc. Huân chương chiến công hạng III, 3 bằng khen, 11 giấy khen và 2 năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
Lê Bình 1924-1945 Hà Tĩnh Kinh 1990 Chỉ huy đội cảm tử quân Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ, người chỉ huy trận tập kích đồn Cái Răng 1945.
Lê Đình Chinh 1960-1978 Thanh Hóa Kinh 1978 Chiến sĩ Biên phòng đầu tiên hy sinh trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung
Lê Độ 1941-1965 Đà Nẵng Kinh 1997 Chiến sĩ biệt động thành phố Đà Nẵng
Lê Gia Đỉnh 1920-1946 Hải Dương Kinh 2000 Dùng bom ba càng diệt xe tăng quân Pháp
Lê Hữu Thúy 1926- Thanh Hóa Kinh 1996 Điệp viên tình báo thời chống Mỹ
Lê Mã Lương 1950- Thanh Hóa Kinh 1971 Thiếu tướng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Lê Tấn Quốc ?-1968 Kinh Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn
Lê Tấn Quốc 1927-2006 TP HCM Kinh 2010 Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Biệt động Sài Gòn
Lê Thanh Đạo 1944- Hà Nội Kinh Phi công cấp Ách của Không quân Nhân dân Việt Nam
Lê Thế Trung 1928- Hà Nội Kinh 1978 Thiếu tướng Quân y
Lê Thị Hồng Gấm 1951-1970 Tiền Giang Kinh 1971 Nữ du kích thời chống Mỹ
Lê Thị Riêng 1925-1968 Bạc Liêu Kinh Trưởng ban Phụ nữ vận Khu ủy Sài Gòn Gia Định
Lê Văn Dỵ 1926-1970 Vĩnh Phúc Kinh 2008 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lê Văn Một 1921-1982 Tiền Giang Kinh 2011 Thuyền trưởng tàu không số đầu tiên của tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
Lê Xuân Tấu 1944- Vĩnh Phúc Kinh 1972 Tư lệnh Binh chủng Tăng-Thiết Giáp
Lộc Văn Trọng 1905- Cao Bằng Tày 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lục Sĩ Thành 1924-1946 Cần Thơ Kinh 2010 Chiến sĩ du kích Trà Ôn
Lương Văn Tụy 1914-1932 Ninh Bình Kinh 2010 Chiến sĩ trẻ cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước, Ninh Bình
Lưu Viết Thoảng 1926-2008 Bắc Giang Kinh 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lý Đại Bàng 1960-2010 TP HCM Kinh 2005 Đại tá Công an Nhân dân Việt Nam, một huyền thoại về cảnh sát "Săn bắt cướp (SBC)"
Lý Văn Mưu 1934- Cao Bằng Tày 1956 Bộ đội thời chống Pháp
Mạc Thị Bưởi 1927-1951 Hải Dương Kinh 1955 Liệt sĩ
Mai Năng 1930- Hải Phòng Kinh 1969 Chiến sĩ Đặc công nước, chỉ huy chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975
Neáng Nghés 1942-1962 An Giang Khmer 2005 Nữ du kích vùng Bảy Núi
Ngô Quang Nhã 1936- Bạc Liêu Kinh 2000 Chiến sĩ du kích xã Châu Thới
Ngô Thất Sơn 1919-1952 An Giang Kinh 1994 Chiến sĩ du kích thời chống Pháp
Nguyễn Đức Hùng 1928-2012 Hà Tĩnh Kinh 2012 Chỉ huy trưởng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định
Nguyễn Hữu Trí 1926-1993 Gò Công - Tiền Giang Kinh 1993 Phó chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Mạnh Quân 1923-1988 Ninh Bình Kinh 2018 Thương binh hạng A (1/4),Phó tư lệnh Mặt trận tây nguyên, Cục trưởng cục Quân huấn BTTM, Hiệu trưởng trường SQLQ 2
Nguyễn Ngọc Bảo 1927-1954 Ninh Bình Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nguyễn Ngọc Nại ?-1947 Kinh 1996 Đội trưởng đội du kích Hồng Hà
Nguyễn Quốc Trị 1921-1967 Nghệ An Kinh 1952 Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ Đô, Hiệu trưởng trường Quân chính Quân khu 4
Nguyễn Tài 1926-2016 Hưng Yên Kinh 2002 Tổng cục trưởng đầu tiên của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Nguyễn Thị Định 1920-1992 Bến Tre Kinh 1995 Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
Nguyễn Thành Trung 1947- Bến Tre Kinh 1994 Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Đại tá Không quân Nhân dân Việt Nam
Nguyễn Thái Bình 1948-1972 Long An Kinh 2010 Sinh viên trường Cao đẳng Nông lâm ở Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Tham gia nhiều phong trào phản chiến, trả tự do cho chiến sĩ cộng sản, đòi Mỹ rút quân và thay đổi chế độ ở miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Văn Đệ 1932- Hà Nội Kinh 1985 Đại tá, Kỹ sư điều khiển tên lửa, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 3.
Nguyễn Văn Lập (Kostas Sarantidis) 1927- Hy Lạp Hy Lạp 2013 Ông là chiến sĩ nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Nguyễn Văn Thuần 1916-1979 Quảng Ninh Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nguyễn Văn Thương 1938- Tây Ninh Kinh 1978 Thiếu tá Tình báo, bị Mỹ 6 lần cưa chân
Nguyễn Văn Tre 1934-1971 Đồng Tháp Kinh 1978 Phó Bí thư Xã ủy, Chính trị viên Xã đội Thanh Mỹ.
Nguyễn Văn Trỗi 1940-1964 Quảng Nam Kinh 1967 Tham gia tổ chức Biệt động Sài Gòn, đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu, chính quyền Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964
Nguyễn Văn Ty 1931-1972 Bắc Giang Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nông Văn Việt 1938- Cao Bằng Tày 1967 Bộ đội thời chống Mỹ
Phạm Ngọc Thảo 1922-1965 TP HCM Kinh 1987 Đại tá tình báo
Phạm Thanh Quyết 1950 Cao Bằng Tày 1973 Bộ đội thời chống Mỹ
Phạm Tuân 1947- Thái Bình Kinh 1973 Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Phạm Văn Cội 1940-1967 TP HCM Kinh 1967 Liệt sĩ
Phạm Văn Hai 1931-1966 TP HCM Kinh 1967 Liệt sĩ
Phạm Văn Trà 1935- Bắc Ninh Kinh 1976 Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng
Phạm Xuân Ẩn 1927-2006 Đồng Nai Kinh 1976 Thiếu tướng tình báo
Phan Đình Giót 1922-1954 Hà Tĩnh Kinh 1955 Hy sinh lấy thân mình lắp lỗ châu mai trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Phan Trung Kiên 1946- TP HCM Kinh 1978 Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng
Phan Tư 1931- Nghệ An Kinh 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Phan Kim Kỳ 1947-1998 Nghệ An Kinh 2018 Đại đội phó đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam, Nghề nghiệp Kỹ sư Thủy Lợi - sở Nông nghiệp & PT Nông thôn tỉnh Nghệ An.
Trần Văn Xuân 1948- Hà Nội Kinh 1978 Chính trị viên phó Đại đội 3, Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Thượng Tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Kỹ sư Thủy Lợi.
Hoàng Văn Quyết 1952-1992 Lạng Sơn Tày 1976 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Nguyễn Quang Lộc 1953 Phú Thọ Kinh 2018 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Nguyễn Văn Thoa 1952 Vĩnh Phúc Kinh 2000 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Bùi Anh Tuấn 1953-1973 Vĩnh Phúc Kinh 1978 Xạ thủ - Liệt sỹ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Nguyễn Ngọc Chiến 1953 Vĩnh Phúc Kinh 2018 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Vũ Danh Tòng 1947 Nam Định Kinh 2018 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 4, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Nguyễn Văn Toản 1951 Phú Thọ Kinh 2015 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 4, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Trần Quang Thắng 1953 Lạng Sơn Kinh 2015 Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 4, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam
Phùng Quang Thanh 1949- Hà Nội Kinh 1971 Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng
Phùng Văn Khầu 1930- Cao Bằng Nùng 1955 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Sơn Cang 1948- Trà Vinh Khmer 2004 Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam, Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh
Sơn Ton 1936- Trà Vinh Khmer 1955 Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tạ Quốc Luật 1925-1985 Thái Bình Kinh 2004 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Tạ Thị Kiều 1938-2012 Bến Tre Kinh 1965 Cán bộ du kích Bến Tre
Tiêu Văn Mẫn 1935 2018 Trung tướng, Phó tư lệnh chính trị QĐ3 và QK5
Tô Vĩnh Diện 1924-1954 Thanh Hóa Kinh 1956 Hy sinh thân mình chèn pháp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Tống Viết Dương 1924- Cà Mau Kinh 1978 Đại tá đặc công
Trần Bội Cơ 1932-1950 Vĩnh Long Hoa 1950 Học sinh trường Phúc Kiến tham gia biểu tình chống Thực dân Pháp. Sau bị lính Pháp bắt giam và tra tấn dã man, qua đời khi chưa tròn 18 tuổi
Trần Can 1931-1954 Nghệ An Kinh 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trần Công An 1920-2008 Đồng Nai Kinh 1996 Đại tá công binh
Trần Đình Hùng 1931- Bắc Giang Kinh 1956 Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trần Hanh 1932- Nam Định Kinh 1967 Trung tướng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Trần Văn Đang 1942-1965 Vĩnh Long Kinh 1978 Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn
Trần Văn Kiểu 1918-1968 Hà Tĩnh Kinh Thủ lĩnh phong trào công nhân tại Nam Bộ, sau bị chính quyền VNCH thủ tiêu
Trần Văn Ơn 1931-1950 Bến Tre Kinh 2000 Học sinh trường Petrus Ký tham gia biểu tình chống Thực dân Pháp, bị lính Pháp bắn chết khi chưa tròn 18 tuổi
Trần Văn Tư 1950-1975 Bến Tre Kinh 1996 Đội phó Đội Trinh sát Vũ trang Bến Tre
Tạ Quang Tỷ 1925-1991 Kiên Giang Hoa 1967 Nguyên Phó Tham Mưu trưởng Quân Đoàn 4, tham gia và có công lớn trong chiến dịch Bình Giã
Đỗ Văn Cầm

(Hoàng Cầm)

1920-2013 Hà Tây Kinh Tổng Thanh Tra quân đội(1987-1992), Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4(1974-1984),Nguyên Phó tham mưu trưởng quân giả phóng miền Nam(1970-1974),Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9(1955-1970)
Triệu Xuân Tâng 1946- Cao Bằng Nùng 1973 Bộ đội chiến trường Lào
Triệu Văn Báo 1932- Cao Bằng Nùng 1956 Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trịnh Trọng Thập 1951- Cao Bằng Nùng 1978 Bộ đội thời chống Mỹ
Trương Đức Hai 1950- Quảng Trị Kinh 2013 Xã đội trưởng xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Trương Hữu Dem 1932- Cao Bằng Tày 1979 Bộ đội thời chống Mỹ
Vũ Văn Hiếu 1907-1943 Nam Định Kinh 2015 Bí thư đầu tiên của Đặc khu mỏ Quảng Ninh
Vũ Xuân Thiều 1945-1972 Nam Định Kinh 1994 Liệt sĩ, Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, phi công MiG-21
Wừu 1905-1952 Gia Lai Ba Na 1956 Chủ tịch xã kiêm Xã đội trưởng xã Nam, Đắk Đoa
Hồ Thanh Đình 1956- Quảng Bình Kinh 2005 Đại tá Công an Nhân dân Việt Nam, giám thị trại giam lớn nhất Việt Nam Z30D
Mai Xuân Vĩnh 1931- Quảng Bình Kinh 2017 Phó Đô đốc Nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân (1993-2000)
Võ Trọng Việt 1957- Hà Tĩnh Kinh 2005 Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh Quốc Hội
Bùi Thanh Hường 1949 - Nghệ An Kinh 1979 Thượng tá AHLLVT - QĐNDVN, Tham mưu phó Sư đoàn 324 [1]
Nguyễn Văn Y 1909 - 1970 Hà Nội Kinh 2012 Quyền Trưởng Ban An ninh Khu 8 (Trung Nam Bộ); Trưởng ty An ninh tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang), tỉnh Long Châu Sa [2]
Nguyễn Xước Hiện 1952 Phú Thọ Kinh 2018 Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong Kháng chiến chống Mỹ [3]

Tham Khảo

Tham khảo

  1. ^ “Bùi Thanh Hường”.
  2. ^ “Nguyễn Văn Y”.
  3. ^ “Cởi tiếng oan và trở thành Anh hùng”.