Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nông Đức Mạnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã hủy sửa đổi của 118.68.58.69 (Thảo luận) quay về phiên bản của Vinhtantran
Koziol (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46: Dòng 46:


Tháng 4 năm [[2006]], ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại [[Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X|Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X]] của Đảng.
Tháng 4 năm [[2006]], ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại [[Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X|Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X]] của Đảng.

Ông cũng là người trủ trương hợp tác với Trung Quốc để triển khai dự án Boxit ở Tây Nguyên, dự án mà đang được dư luận cả nước quan tâm.


==Gia đình==
==Gia đình==

Phiên bản lúc 07:59, ngày 12 tháng 6 năm 2009

Nông Đức Mạnh
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 4 năm 2001 – 
Tiền nhiệmLê Khả Phiêu
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳtháng 9, 1992 – tháng 6, 2001
Tiền nhiệmLê Quang Đạo
Kế nhiệmNguyễn Văn An
Thông tin chung
Sinh11 tháng 9, 1940 (83 tuổi)
Bắc Cạn, Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tập tin:Mạnh và Bush.jpg
Tổng Bí thư Mạnh và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Hội nghị APEC năm 2006

Nông Đức Mạnh (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940) là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001 và hiện là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 22 tháng 4 năm 2001 đến nay.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940 ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tày, tham gia hoạt động cách mạng năm 1958, rồi vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5 tháng 7 năm 1963.

Từ năm 1958 đến năm 1961, ông học trường Trung cấp Nông lâm Trung ương Hà Nội. Hai năm sau đó, ông là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra rừng Ty Lâm nghiệp Bắc Kạn, sau đó là đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông.

Ông du học tại Học viện Lâm nghiệp Leningrad (tại Sankt-Peterburg) trong giai đoạn 1966 đến 1971. Năm 1972, ông về nước và làm phó ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái (nay tách thành hai tỉnh Bắc KạnThái Nguyên) trong một năm tiếp theo. Từ năm 1973 đến năm 1974, ông làm giám đốc Lâm trường Phú Lương (Bắc Thái).

Ông bắt đầu con đường chính trị với hai năm học, từ 1974 đến 1976, ở Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1976 đến năm 1980, ông là tỉnh ủy viên, phó trưởng Ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái, kiêm chủ nhiệm công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Ba năm tiếp theo, ông làm tỉnh ủy viên, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái.

Năm 1984, ông đảm nhiệm chức vụ phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái, cho đến tháng 10 năm 1986. Từ tháng 11 năm 1986 đến tháng 2 năm 1989, ông là bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 3 năm 1989, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI), Nông Đức Mạnh được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 8 cùng năm, ông được phân công làm trưởng Ban Dân tộc Trung ương. Đến tháng 11 năm này, ông được bầu bổ sung đại biểu Quốc hội khóa VIII và được bầu làm phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Tháng 6 năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 9 năm 1992, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX.

Tháng 6 năm 1996, ông làm ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII. Tháng 9 năm 1997, ông tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa X. Tháng 1 năm 1998, ông được phân công làm Thường vụ Bộ Chính trị.

Tháng 4 năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 4 năm 2006, ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

Ông cũng là người trủ trương hợp tác với Trung Quốc để triển khai dự án Boxit ở Tây Nguyên, dự án mà đang được dư luận cả nước quan tâm.

Gia đình

Theo như ông khẳng định, cha mẹ ông là ông Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị. Ông luôn bác bỏ tin đồn rằng ông là con của Hồ Chí Minh, và đã trả lời "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ" khi được báo chí hỏi về điều đó[1][2]. Ngoài ra, tạp chí Thế Giới Mới có ghi trong một chú thích rằng mẹ đẻ của ông là Nông Thị Trưng[3].

Con trai đầu của ông là Nông Quốc Tuấn, hiện là Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang.

Chú thích

  1. ^ BBC (22 tháng 4, 2001). “Modernising leader for Vietnam”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ Time Asia, We Don't Want to Keep Secrets Anymore 22 tháng 1, 2002
  3. ^ Tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, bài "Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy" có ghi chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh".

Xem thêm

Liên kết ngoài