Bước tới nội dung

Tuệ Hiền Hoàng quý phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuệ Hiền Hoàng quý phi
慧賢皇貴妃
Càn Long Đế Hoàng quý phi
Hoàng quý phi Đại Thanh
Tại vị23 tháng 1 năm 1745
-25 tháng 1 năm 1745
Tiền nhiệmHoàng quý phi Niên thị
Kế nhiệmNhiếp lục cung sự
Hoàng quý phi Na Lạp thị
Thông tin chung
Sinh? (ước khoảng 1711)
Mất25 tháng 2, năm 1745
Bắc Kinh, Đại Thanh
An táng17 tháng 10, năm 1752
Địa cung của Dụ lăng
Phu quânThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Thụy hiệu
Tuệ Hiền Hoàng quý phi
(慧賢皇貴妃)
Tước hiệu[Cách cách; 格格]
[Trắc Phúc tấn; 侧福晋]
[Quý phi; 貴妃]
[Hoàng quý phi; 皇貴妃]
Thân phụCao Bân
Thân mẫuMã thị

Tuệ Hiền Hoàng quý phi (chữ Hán: 慧賢皇貴妃; khoảng 1711 - 25 tháng 2, năm 1745), Cao Giai thị (高佳氏), xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị

Cao Giai thị nguyên là Cao thị, sinh khoảng cuối năm Khang Hi[1], xuất thân tầng lớp Bao y, thuộc Tương Hoàng kỳ, thế cư Liêu Dương. Thủy tổ Cao Danh Tuyển (高名選), cũng là Cao tổ phụ của bà, sau khi nhập kì thì ông không làm quan, con trai Cao Đăng Long (高登庸) nhậm đến ngôn quan. Con của Đăng Long là Cao Diễn Trung (高衍中) làm đến Lang trung kiêm Tham lĩnh. Lúc này Cao gia tuy không thể xưng là có gia thế gì lớn, nhưng so với gia đình bình thường cũng là có mặt mũi. Cao Diễn Trung sinh con trưởng Cao Thuật Minh (高述明), con thứ ba Cao Ngọc (高鈺) đều làm Tổng binh.

Cha của Tuệ Hiền Hoàng quý phi là Đại học sĩ Cao Bân (高斌), con trai thứ hai của Diễn Trung, ở triều Ung Chính làm đến Tổng đốc Hà Đạo. Sang triều Càn Long thăng làm Đại học sĩ. Cao Bân có 3 vị chính thê, thứ nhất là Trần thị, thứ hai là Kỳ thị và thứ ba là Mã thị, đều xuất thân con nhà quan viên Nội vụ phủ. Mã thị sinh ba con gái một con trai, Cao thị là con gái trưởng (hoặc là con thứ, do trưởng tỷ mất sớm), em gái bà được gả cho Ngạc Thật (鄂實), con trai Ngạc Nhĩ Thái. Em trai bà Cao Hằng (高恆), cũng là xuất sĩ cao quan.

Xuất thân từ Thượng tam kỳ Bao y, nên gia đình của bà chịu sự quản lý của Nội vụ phủ, gọi là Nội vụ phủ Bao y. Do gia đình của họ Cao nhiều thế hệ làm quan cao, nên hôn nhân trong gia tộc cũng được chăm chút, hai cô mẫu của Cao thị đều được gả cho quan viên cao cấp trong Nội vụ phủ. Đến thời con gái của Cao Bân là Cao thị, phạm vi hôn nhân không còn trong khu vực Nội vụ phủ nữa, ví dụ chính là việc em gái bà kết hôn với Ngạc Thật. Vào thời Ung Chính, Ung Chính Đế cho tuyển Cao thị nhập cung hầu hạ Bảo Thân vương Hoằng Lịch, danh phận ["Sử nữ"; 使女], nghĩa là hầu gái, đồng dạng với Cách cách.

Năm Ung Chính thứ 12 (1734), Cao thị được đích thân Ung Chính Đế ra chỉ tấn thăng làm Trắc Phúc tấn, địa vị chỉ dưới duy nhất Đích Phúc tấn Phú Sát thị và đồng vị với Trắc Phúc tấn Na Lạp thị. Tham khảo cung đình quy chế triều Thanh, được vị trí Trắc Phúc tấn một là chỉ định trực tiếp từ Bát Kỳ tuyển tú, hoặc là hầu thiếp sinh dục con cái mà được phong. Tuy nhiên, Cao thị dù không sinh dục con cái, vẫn có thể trở thành Trắc Phúc tấn. Xét vào thời gian bà được sách phong (tức là năm Ung Chính thứ 12), lúc ấy là khi cha bà Cao Bân được triều đình trọng dụng, nên vị trí Trắc Phúc tấn này của bà có khả năng như một "phần thưởng" vậy. Cao thị từ khi được định vào hầu Hoằng Lịch, hẳn là do Ung Chính Đế đã có ý ban cho danh vị Trắc Phúc tấn, nhưng do xuất thân Bao y mà không thể trực tiếp chỉ định trong Bát Kỳ tuyển tú mà thôi.[cần dẫn nguồn]

Đại Thanh tần phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ phong Quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, sử gọi [Càn Long Đế]. Ngày hôm ấy, Hoàng đế tấn tôn sinh mẫu Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, Đích phi Phú Sát thị dụ lập làm Hoàng hậu.

Sang ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, Càn Long Đế dụ phong tước vị cho các phi tần ở tiềm để, Trắc phi Cao thị làm Quý phi, rồi đem gia tộc Bao y Cao thị nâng kỳ, nhập thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ[2][3], thân phận Bao y hoàn toàn được gột rửa, điều này cũng làm tăng thân phận, xuất thân và địa vị của Cao thị trong hậu cung hơn bao giờ hết. Trong hậu cung, Cao thị là Quý phi duy nhất, ngay sát dưới là Nhàn phi Na Lạp thị, Thuần tần Tô thị cùng Nghi tần Hoàng thị. Do Càn Long Đế còn đang để tang, nên Cao thị vẫn chưa chính thức hành lễ sắc phong Quý phi, mà phải đợi sang năm thứ hai[4].

Năm Càn Long thứ 2 (1737), vào ngày 4 tháng 12 (âm lịch), lấy Bảo Hòa điện Đại học sĩ Trương Đình Ngọc làm Chính sứ, Nội các Đại học sĩ Tác Trụ (索柱) làm Phó sứ, tuyên sắc lễ tấn Trắc Phúc tấn Cao thị làm Quý phi.

Quý phi Cao thị sơ phong

Niên hiệu Sùng Đức thời Hoàng Thái Cực, sách lập Hiếu Đoan Văn hoàng hậu cùng sách phong Tứ phi là Thần phi Hải Lan Châu, Quý phi Na Mộc Chung, Thục phi Ba Đặc Mã Tảo và Trang phi Bố Mộc Bố Thái, Hoàng Thái Cực đã cho làm lễ [Khánh hạ; 慶賀] cho cả triều đình chúc mừng. Trong dịp ấy, Công chúa, Vương phi và Mệnh phụ nhập triều bái lạy Hoàng hậu[5], đồng thời cũng bái lạy Tứ phi bằng [Tứ túc nhị quỵ nhị khấu lễ; 四肃二跪二叩礼][6]. Sang thời Ung Chính, ông lập Hiếu Kính Hiến hoàng hậu và cử hành Khánh hạ, do đó Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị cũng được vinh dự nhận lễ từ các mệnh phụ vào triều bái. Đến triều Càn Long, lễ sắc phong của Cao thị được làm ngay lễ sách lập của Hoàng hậu Phú Sát thị, do đó Càn Long Đế căn cứ theo tiền lệ của Đôn Túc Hoàng quý phi, cho phép Quý phi Cao thị được hưởng quy lễ nhận bái kiến của Công chúa, Thân vương Phúc tấn và Cáo mệnh phu nhân với lễ bái [Tứ túc nhị quỵ nhị khấu lễ].

Về sau, sách phong Gia Quý phi Kim thị ngay dịp Kế Hoàng hậu Na Lạp thị được sách lập Hoàng quý phi, do lễ lập Hoàng quý phi cử hành Khánh hạ y như lễ lập Hậu nên có quan viên tấu lên chiếu theo lệ của Cao thị mà cho Gia Quý phi được nhận lễ bái, thế nhưng Càn Long Đế không bằng lòng. Lý do cho sự khác biệt này, Càn Long Đế phê định rằng từ vị Trắc Phúc tấn phong ngay Quý phi trong dịp đại điển lập Hậu, khác với phi tần cấp dưới được tấn phong lên, cho nên đều không thể như nhau. Từ đó, Càn Long Đế cho sách Hội điển ghi tiền lệ của Quý phi Cao thị, quy định cho các Quý phi sơ phong từ tiềm để, lại được cùng phong với Hoàng hậu trong các dịp đại điển khánh hạ đều có thể nhận triều bái của mệnh phụ, khác với Quý phi tấn phong[7].

Căn cứ theo Điền thương nhật (填仓日) của Càn Long Đế ngự thi, thì Cao thị được ban Thiều Cảnh hiên (韶景轩) trong Viên Minh Viên[8], cũng xét trong "Tiết thứ chiếu thường thiện để đương" (节次照常膳底档), thì Cao thị có khả năng ngự ở Chung Túy cung khi ở Tử Cấm Thành[9].

Tấn phong Hoàng quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (tức ngày 23 tháng 2 dương lịch), Quý phi Cao thị hấp hối, Càn Long Đế ra chỉ dụ nâng lên thành Hoàng quý phi.

Ngày hôm ra chỉ dụ, Càn Long Đế còn nâng địa vị một loạt các phi tần khác, như Nhàn phi Na Lạp thị và Thuần phi Tô thị đều thăng Quý phi, Du tần lên Phi, Quý nhân Ngụy thị lên Lệnh tần[10]. Sang ngày 25 tháng 1 (tức ngày 25 tháng 2 dương lịch), Hoàng quý phi Cao thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi, chưa kịp có lễ sách phong. Ngày 26 tháng ấy, ban tặng thụy hiệuTuệ Hiền Hoàng quý phi (慧賢皇貴妃). Sinh thời Cao thị không có phong hiệu, chỉ khi mất mới có thụy hiệu. Theo Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ Phủ, chữ "Tuệ" Mãn văn đọc là 「ulhisu」, có nghĩa "nhanh nhạy", còn "Hiền" là 「erdemungge」, ý là "Có đức", đây cũng là chữ Hiền trong thụy hiệu của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.

Tháng 4, làm lễ sách thụy cho Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi, sai quan tế Thái Miếu hậu điện và Phụng Tiên điện[11].

Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị

Hậu sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ tưởng niệm của Càn Long

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 15 (1752), bà được tạm an trong Tĩnh An trang (静安庄) thuộc Thanh Đông lăng. Sau khi bà mất, Càn Long Đế rất thương tiếc, thường làm thơ điếu tặng bà, gọi là "Tuệ Hiền Hoàng quý phi vãn thi điệp cựu tác xuân hoài thi vận" (慧賢皇貴妃挽诗叠旧作春怀诗韵).

Theo ngự chế thơ của Càn Long Đế, cùng với tế văn Tuệ Hiền Hoàng quý phi của Cao thị, đương thời Cao thị khi còn là Quý phi rất được lòng Càn Long Đế và Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, được đương thời gọi là [Tá trợ Trung cung; 佐助中宫], sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời thì Càn Long Đế còn treo bức họa của Tuệ Hiền Hoàng quý phi bên cạnh tranh của Hoàng hậu trong Trường Xuân cung. Bà cũng là người có hiểu biết thi thơ, rất được Càn Long Đế tán thưởng, gọi là "Vưu đam văn chương" (尤耽文翰). Sau này Càn Long Đế cứ đến mỗi ngày giỗ của bà đều làm thơ tiếc thương. Ngoài Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, thì Tuệ Hiền Hoàng quý phi là phi tần duy nhất khiến Càn Long Đế qua nhiều năm vẫn giữ việc viết thơ tưởng nhớ như vậy.

Do Tuệ Hiền Hoàng quý phi qua đời vào ngày Điền Thương nhật (填仓日; sung lương vào kho), nên hằng năm cứ đến ngày này, Càn Long Đế đều viết thơ thương nhớ bà.

Năm Càn Long thứ 17 (1754), ngày 17 tháng 10 (âm lịch), bà được an táng vào địa cung Dụ lăng, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậuTriết Mẫn Hoàng quý phi. Bà là một trong số 5 vị hậu phi được an táng cùng Càn Long Đế trong địa cung của Dụ lăng, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu, Triết Mẫn Hoàng quý phi và Thục Gia Hoàng quý phi. Thần vị của bà được đặt ở trung tâm Tây Noãn các trong Long Ân điện (隆恩殿), phía Tây là bài vị của Thục Gia Hoàng quý phi, và phía Đông là bài vị của Triết Mẫn Hoàng quý phi.

Gia tộc hậu đãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm Gia Khánh thứ 23 (1819), Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế đem dòng họ Tương Hoàng kỳ Cao thị đổi ngọc phả, chính thức sửa tên họ thành Cao Giai thị (高佳氏) cho phù hợp với vị thế Mãn Châu thế gia.

Em trai bà Cao Hằng cùng con trai Cao Phát (高朴), sau khi Tuệ Hiền Hoàng quý phi qua đời bị tội ở triều Càn Long và bị xử tử, song gia đình Cao thị vẫn giữ nguyên địa vị vốn có. Con trai thứ Cao Phương (高枋), Cao Thức (高栻) và Cao Kỷ (高杞) đều vẫn duy trì hôn nhân với gia tộc quyền quý, cụ thể là Cao Kỷ nhậm đến Tổng đốc Thiểm Cam, lại lấy con gái thứ 9 của Tổng đốc Ái Tất Đạt (愛必達) của Nữu Hỗ Lộc thế gia. Con trai Cao Trác (高焯) cũng lấy con gái nhà Hoằng Nghị công phủ Nữu Hỗ Lộc. Thẳng đến hai triều Đạo QuangHàm Phong, gia tộc Cao Giai thị vẫn giữ vững vị trí thế gia liệt tộc.

Ngoài ra, nhánh của Cao Thật Minh, bá phụ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi vẫn tiếp tục được thiện đãi, thậm chí có phần cao hơn nhánh của Cao Bân.[cần dẫn nguồn] So ra như vậy, dòng dõi Tuệ Hiền Hoàng quý phi vẫn tiếp tục hưng thịnh suốt đời Thanh.

Tuệ Hiền Hoàng quý phi.
Chân dung Tuệ Hiền Hoàng quý phi

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Diễn viên Nhân vật
2008 Thượng thư phòng
(上书房)
Hà Miêu
(何苗)
Tuệ Như
(慧如)
2018 Như Ý truyện
(如懿传)
Đồng Dao
(童瑶)
Cao Hy Nguyệt
(高晞月)
2018 Diên Hi Công Lược
(延禧攻略)
Đàm Trác
(谭卓)
Cao Ninh Hinh
(高宁馨)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Căn cứ ghi chú trong Hiếu Hiền Hoàng hậu lăng lỗi tửu (孝賢皇后陵酹酒) mà Càn Long Đế làm năm Càn Long thứ 45 (1780), nguyên văn: [隨皇后殯地宮者慧賢皇貴妃淑嘉皇貴妃如在世皆年逮七旬,今皆辭世,亦增悵然。; Tùy Hoàng hậu tấn địa cung giả Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Thục Gia Hoàng quý phi như tại thế giai niên đãi thất tuần, kim giai từ thế, diệc tăng trướng nhiên]. Tính ra từ năm 1780 hơn 70 năm, thì Cao thị rơi vào khoảng những năm 1710s theo dương lịch, cùng thế hệ với Thục Gia Hoàng quý phi.
  2. ^ 雍正十三年九月二十四,刚即位二十一天的乾隆帝就封高氏为贵妃,同时下令将高氏母家从包衣佐领下拨归满洲镶黄旗。但直到嘉庆二十三年正月,嘉庆皇帝才命将玉牒内慧贤皇贵妃母家之姓改为高佳氏。
  3. ^ 《內務府上諭檔》:金姓格格封為貴人,海姓格格、陳姓格格均封為常在。高姓側福晉封為貴妃,納喇姓側福晉封為妃,蘇姓格格、黃姓格格均封為嬪。貴妃娘家是包衣佐領人,出為本旗滿洲人。黃姓嬪娘家是包衣管領下人,出為本旗包衣佐領下人。
  4. ^ 雍正驾崩后,高斌奏请入京觐见,十月八日,乾隆帝批示:"两淮盐政职任最为紧要,不必来京。若明年冬初无事可奏请来京。汝女已封贵妃并令汝出旗,但此系私恩不可恃也。若能勉励,公忠为国,朕自然嘉奖。若稍有不逮,始终不能如一,则其当罚,又岂可与常人一例乎"。此时,高氏已被封为贵妃,但因为正值孝期,所以册封后妃之礼直到乾隆二年才正式举行。《清实录》所载:"乾隆二年。丁巳。册立嫡妃富察氏为皇后•••••••册封庶妃高氏为贵妃。"
  5. ^ Lạy Hoàng hậu bằng lễ lạy gọi là [Lục túc tam quỵ tam bái lễ; 六肃三跪三拜礼].
  6. ^ 《皇朝通典》: 崇徳元年孝庄文皇后肇封西永福宫庄妃, 暨册封东闗睢宫宸妃, 西麟趾宫贵妃, 东衍庆宫淑妃. 是日设黄幄于清宁宫前设黄案于幄内太宗文皇帝御崇政殿閲册寳宣制命正副使持节至清宁宫行册封礼成妃等率公主福晋以下及大臣命妇于太宗文皇帝前行六肃三跪三叩礼又于孝端文皇后前行六肃三跪三叩礼, 次公主福晋大臣命妇于妃前各行四肃二跪二叩礼各如仪.
  7. ^ 事见鄂尔泰、张廷玉《国朝宫史》所记载:乾隆十四年四月初六日,上谕:礼部所进册封皇贵妃摄六宫事及晋封贵妃仪注内称,公主、王妃、命妇俱诣皇贵妃、贵妃宫行礼等语。从前皇考时册封敦肃皇贵妃为贵妃,公主、王妃、命妇等俱曾行礼。乾隆二年册封慧贤皇贵妃为贵妃,亦照例行礼。至乾隆十年今皇贵妃及纯贵妃晋封贵妃时,则未经行礼。朕意初封即系贵妃者,公主、王妃、命妇自应加敬行礼。若由妃晋封者,仪节较当略减,此一定之差等。且今皇贵妃及嘉贵妃同日受封,而公主、王妃、命妇行礼略无分别,于礼制亦未允协。嘉贵妃前著照纯贵妃之例,不必行礼。将此载入会典。
  8. ^ 《填仓日》中的自注:"圆明园内韶景轩,慧贤皇贵妃所居住也,妃于丙寅年填仓日仙逝,绕逾三年,而孝贤皇后天游又将浃岁遇节于不能已也。"
  9. ^ 又根据《节次照常膳底档》中的记载:"乾隆元年二月十五日,禁止屠宰,"皇太后,承乾宫、钟粹宫贵妃等位,俱各止荤添素•••••••"可知高氏的寝宫可能为钟粹宫。
  10. ^ 卷之二百三十三 Lưu trữ 2018-07-28 tại Wayback Machine: 乾隆十年。....乙未。谕、朕奉皇太后懿旨。贵妃诞生望族。佐治后宫。孝敬性成。温恭素著。著晋封皇贵妃。以彰淑德。娴妃、纯妃、愉嫔、魏贵人。奉侍宫闱。慎勤婉顺。娴妃、纯妃、俱著晋封贵妃。愉嫔、著晋封为妃。魏贵人、著晋封为嫔。以昭恩眷。钦此。特行传谕。该部将应行典礼。察例具奏。
  11. ^ 皇朝文獻通考 (四庫全書本)/卷103: 十年四月甲子以乙丑冊諡慧賢皇貴妃庚午冊諡哲憫皇貴妃遣官祭告太廟後殿奉先殿