Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Nho giáo”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xixaxixup (thảo luận | đóng góp)
Dòng 581: Dòng 581:
Bạn đếm xem trong bài đang sử dụng bao nhiêu nguồn. Nguồn "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." được sử dụng nhiều nhất vì đó là kinh điển Nho giáo. Viết về Nho giáo mà không trích kinh điển thì làm sao người ta biết mặt mũi Nho giáo thế nào. [[Thành viên:Xixaxixup|Xixaxixup]] ([[Thảo luận Thành viên:Xixaxixup|thảo luận]]) 16:18, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)
Bạn đếm xem trong bài đang sử dụng bao nhiêu nguồn. Nguồn "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." được sử dụng nhiều nhất vì đó là kinh điển Nho giáo. Viết về Nho giáo mà không trích kinh điển thì làm sao người ta biết mặt mũi Nho giáo thế nào. [[Thành viên:Xixaxixup|Xixaxixup]] ([[Thảo luận Thành viên:Xixaxixup|thảo luận]]) 16:18, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)
:Bạn trích dẫn nguồn cho bài Nho giáo để trình bày các cơ sở lý lẽ do chính nó tự viết về mình, như vậy khác nào với POV hả bạn? Bạn cũng đang quên đi một bản mẫu khác được gắn trong bài tại đề mục #Nội dung cơ bản. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 16:20, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)
:Bạn trích dẫn nguồn cho bài Nho giáo để trình bày các cơ sở lý lẽ do chính nó tự viết về mình, như vậy khác nào với POV hả bạn? Bạn cũng đang quên đi một bản mẫu khác được gắn trong bài tại đề mục #Nội dung cơ bản. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 16:20, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)
Chẳng có gì là POV. Những gì viết bên cạnh kinh điển Nho giáo chỉ là để phân tích, làm sáng tỏ kinh điển chứ chẳng có chỗ nào nâng bi, ca ngợi Nho giáo hết.[[Thành viên:Xixaxixup|Xixaxixup]] ([[Thảo luận Thành viên:Xixaxixup|thảo luận]]) 16:22, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)

Phiên bản lúc 16:22, ngày 12 tháng 10 năm 2016

Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chưa có tiêu đề

Đặc điểm của Nho giáo

Nho giáo có rất nhiều điểm mâu thuẫn, nếu chưa tính đến Nho giáo các đời sau, Nho giáo nguyên thủy chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn về nguyên tắc; ví dụ, Khổng Tử nói "dân làm gốc" nhưng lại gọi dân là "tiểu nhân",... Việc tìm ra các đặc điểm của Nho giáo để giải thích các mâu thuẫn đó yêu cầu nghiên cứu về quá trình hình thành Nho giáo, tức là tìm về nguồn gốc của Nho giáo. Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Chính vì thế nó mang đặc điểm của hai loại hình văn hóa này. [sửa]

Tính du mục phương Bắc

   * Tính "quốc tế" là một trong những đặc tính khác biệt của văn hóa du mục so với văn hóa nông nghiệp. Tính quốc tế trong Nho giáo thể hiện ở mục tiêu cao nhất của người quân tử là "bình thiên hạ". Bản thân Khổng Tử đã nhiều lần rời bỏ nước Lỗ, quê hương ông để đi tìm minh chủ. Đối với người quân tử, việc tìm được một minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho đất nước của mình. Trong các truyền thuyết và văn học Trung Hoa, việc các nhân tài thay đổi minh chủ là điều rất thường thấy. Đó cũng là một trong những ảnh hưởng của Nho giáo.
   * Tính "phi dân chủ" và hệ quả của nó là tư tưởng "bá quyền", coi khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm còn "tứ di" xung quanh đều là "bỉ lậu" cả. Khổng Tử nói: "Các nước Di, Địch, dù có vua nhưng cũng không bằng Hoa Hạ (Trung Hoa) không có vua" (sách Luận ngữ). Tính phi dân chủ còn được thể hiện ở chỗ coi thường người dân, đặc biệt là phụ nữ. Khổng Tử gọi dân thường là "tiểu nhân", đối lập với người "quân tử". Còn đối với phụ nữ, ông nói: "Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán" (sách Luận ngữ).
   * Tính "trọng sức mạnh" được thể hiện ở chữ "Dũng", một trong ba đức mà người quân tử phải có (Nhân - Trí - Dũng). Tuy nhiên ông cũng nhận ra điều nguy hiểm: "Kẻ nào có dũng mà ghét cảnh bần hàn tất làm loạn".
   * Tính "nguyên tắc" được thể hiện ở học thuyết "chính danh". Tất cả phải có tôn ti, tất cả phải làm việc theo đúng bổn phận của mình.

[sửa]

Tính nông nghiệp phương Nam

   * Tính "hài hòa" là một đặc tính của văn hóa nông nghiệp, trái ngược với tính trọng sức mạnh của văn hóa du mục. Biểu hiện cho tính hài hòa là việc đề cao chữ "Nhân" và nguyên lý "Nhân trị". Khổng Tử từng nói: "Về cái mạnh của phương Nam ư? Hay cái mạnh của phương Bắc ư? ... Khoan hòa mềm mại để dạy người, không báo thù kẻ vô đạo - ấy là cái mạnh của phương Nam, người quân tử ở vào phía ấy. Xông pha gươm giáo, dầu chết không nản, ấy là cái mạnh của phương Bắc - kẻ mạnh ở vào phía ấy" (sách Trung Dung).
   * Tính "dân chủ" là đặc tính khác biệt với văn hóa du mục. Khổng Tử nói: "Dân là chủ của thần, vì thế thánh nhân xưa lo cho việc dân rồi mới lo việc thần" (Kinh Xuân Thu). Ông còn nói: "Phải làm trước những công việc của dân, phải khó nhọc vì dân" (sách Luận ngữ). Tính dân chủ còn được thể hiện ở cách cư xử "trung dung" trong "ngũ luân". Trong các quan hệ đó, đều thể hiện tính hai chiều, bình đẳng: Vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh tốt, em nhường; bạn bè tin cậy.
   * Tính coi trọng văn hóa tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc) thể hiện nhiều trong Kinh Thi. Tính "trọng văn" cũng ngược lại với tính "trọng võ" của văn hóa du mục.

[sửa]

Thay đổi của các đặc điểm theo thời gian

Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa đối lập nhau, đó là văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động như thời Xuân Thu khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi các giằng co dẫn đến sự đụng đầu của hai nền văn hóa trong nho giáo, khiến cho Nho giáo nguyên thủy chứa đầy mâu thuẫn.

   * Mâu thuẫn đầu tiên là mâu thuẫn về thái độ đối với người dân. Văn hóa du mục trọng sức mạnh, trọng người quân tử, lấy người quân tử để đối lập với kẻ tiểu nhân - người dân thường, "Người quân tử giúp người làm điều thiện, chứ không làm điều ác; kẻ tiểu nhân thì ngược lại" (sách Luận ngữ). Trong khi văn hóa nông nghiệp lại coi trọng dân, lấy dân làm chủ, "dân là chủ của thần".
   * Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa "lễ trị" (pháp trị) của văn hóa du mục với "nhân trị" của văn hóa nông nghiệp. Khổng Tử nói nhiều đến "lễ trị", ông vận động các nước chư hầu duy trì cái "lễ" của nhà Tây Chu: "Ta học lễ nhà Chu, hiện đang ứng dụng; ta theo nhà Chu" (sách Trung Dung). Học trò thường được ông kể rằng: "Nằm mộng thấy Chu Công". Nhưng dần dần, Khổng Tử chuyển từ "lễ" sang "nhân", nhập "nhân" vào với "lễ" và còn đi xa hơn, coi "nhân" làm gốc của "lễ nhạc": "Không có nhân thì lễ để làm gì? Không có nhân thì nhạc để làm gì?" (sách Luận Ngữ).

Chính sự mâu thuẫn nội tại trong Nho giáo nguyên thủy là nguyên nhân gây ra "tấn bi kịch" lớn nhất của Nho giáo: cái Nho giáo mà Khổng Tử tốn bao công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành công.

                                        Tun Cun 15:53, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không rõ kết luận về văn hóa du mục và văn hóa phương Nam là nguồn gốc của Nho giáo như thế nào? Tại sao Nho giáo lại có nguồn gốc từ văn hóa phương Nam? Tại sao văn hóa du mục lại đem lại cho Nho giáo tính chất quốc tế nhưng lại thiếu dân chủ và bá quyền? Vì sao Khổng Tử lại đồng thời dựa vào 2 nền văn hóa đối lập nhau: văn hóa du mục và văn hóa phương Nam nông nghiệp. Cuối cùng xin hỏi tác giả bài viết: Nguồn gốc và mục đích cho sự hình thành và ra đời của Nho giáo là gì? Có lẽ nắm được điểm này mới lí giải được các chủ trương và sự lựa chọn của Nho giáo trong so sánh với các học thuyết thời Xuân Thu Chiến Quốc khác. Xin cảm ơn

Bàn luận của 125.214.60.170

Nói thêm: Nho giáo mình đã luận, vậy, đâu là tích cực, đâu là mặt hạn chế mà ta chưa phân tích. Nếu các vị có cơ sở và dữ liệu để chứng minh xin giúp cho mọi nguòi cùng hiểu. 125.214.60.170 14:34, ngày 26 tháng 1 năm 2007

Tam cương

Theo tôi được biết thì tam cương gồm 3 mối quan hệ chính (trong ngũ luân): vua-tôi, cha-con và vợ-chồng chứ không phải thày-trò như bài viết nêu. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:17, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

theo toi dc biet ong to cua Nho Giao la Khong Tu, Vay nhung nhan vat cung lien quan den Nho Giao la nhung aithảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.56 (thảo luận • đóng góp).

Đóng góp ý kiến về bài viết "Nho giáo"

Người viết bài về nho giáo có nhiều nhận định hết sức mơ hồ về nho giáo, đặc biệt không hiểu ý nghĩa của học thuyết dẫn đến nhận định sai lầm.

Chữ "tiểu nhân" cũng như chữ "quân tử" mà Khổng Tử sử dụng đều có 3 nghĩa hiểu

       - Thuần chỉ địa vị xã hội: quân tử là người quý tộc, tiểu nhân là dân thường.
       - Thuần chỉ tư cách đạo đức: quân tử là người có đức hạnh, tiểu nhân ngược lại.
       - Kết hợp cả hai nghĩa trên: vừa chỉ đạo đức, vừa chỉ địa vị.

Trước thời Khổng Tử người ta hiểu quân tử, tiểu nhân theo nghĩa thứ nhất, Khổng Tử được coi như tạo ra nghĩa thứ hai trong học thuyết của mình, nghĩa thứ ba la bao gồm cả hai nghĩa trên.Vì vậy việc Khổng Tử nói "dân làm gốc" mà lại nói dân là "tiểu nhân" phải tuỳ ngữ cảnh mà hiểu, không có gì mâu thuẫn cả.

Thứ nữa, nho giáo trọng "nhân- trí- dũng", trọng cả 3 đức , không phải chỉ trọng duy nhất đức "dũng" cho nên viết nho giáo trọng sức mạnh (theo nghĩa tiêu cực)là điều hết sức làm lẫn. Sở dĩ trọng đức "dũng" bởi vì có "dũng" mới làm được điều nhân, chiến thắng bản thân, tu được đưc hạnh.Như câu: "người thấy điều nghĩa không làm không gọi là dũng","người có nhân chắc chắn có dũng, nhưng người có đức dũng chưa chắc có nhân".Cốt lõi của nho gia theo tinh thần Khổng Tử là chữ "nhân", muốn có "nhân" phải có "trí " để phân biệt điều nên làm và không nên làm, có "dũng" để thực hiện.

"Lễ " là biểu hiện của "nhân", việc Khổng Tử nói đến "lễ" không phải là ông chủ trương "lễ trị", nếu chỉ lấy một câu nói của Khổng Tử rồi quy kết ông chủ trương thế nọ thế kia như rất nhiều lần bài viết đang có đã làm thì thật thiếu khoa học và nghiêm túc trong việc nghiên cứu, gây ngộ nhận cho người đọc.

v.v.v

Ai đó có viết như sau:

"Như vậy, Khổng giáo hoàn toàn thất bại[cần dẫn nguồn]. Trước khi chết, Khổng Tử rất u buồn bởi lẽ ông hiểu rằng, hút nhụy một phần từ văn minh nông nghiệp, Nho giáo mang tính nhân bản của ông chỉ thích hợp trong phạm vi làng xã. Còn để phục vụ trong phạm vi quốc gia thì cần phải có một triết lý có tính pháp luật cao hơn, và Hán nho đã hoàn thành xuất sắc điều này.

Viết như vậy theo tôi là sai lầm bởi từ "Khổng giáo" mang nghĩa hiểu là "Nho giáo", ở thời Khổng Tử, không có danh từ "Khổng giáo".Còn "Nho giáo" là hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các học thuyết đời sau theo trường phái nho gia nữa.


Tóm lại tôi thấy rằng, người viết bài về "Nho giáo" hiểu rất mơ hồ về "Nho giáo" nên đã mang những nhận định sai lầm của mình vào bài viết.Chất lượng bài viết hiện hành rất thấp, cần được sửa lại nhiều để tránh gây hiểu lầm cho mọi người.

Khonglysu (thảo luận) 18:34, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC) khonglysu[trả lời]

Nho giáo có phải là tôn giáo hay không?

Nho giáo (儒教), còn được gọi là Khổng giáo (孔教), là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị.

Nho giáo liệu có được coi là tôn giáo hay không khi không có một vị thần nào trong học thuyết của Khổng Tử? derschuetze (thảo luận) 18:56, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Kiểm chứng

Trích đoạn: Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như càng ít quan tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ 20, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau. Nho giáo từ hơn 2.500 năm trước đã thấy rõ được điều này. Cổ nhân từ xưa đã có câu "Ôn có tri tân" (Nhắc lại việc cũ để ngẫm về chuyện thời nay), việc ôn lại các giá trị, lời dạy của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay[1].

Vui lòng bổ xung thêm nguồn khác để tăng tính chính xác thông tin vì theo Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia thì Đối với những thông tin đặc biệt quan trọng đang có tranh chấp về tính chính xác khách quan, nếu một bên dẫn được ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm đề cập đến, thông tin đó có thể được chấp nhận là có độ chính xác cao, trừ trường hợp bên còn lại cung cấp được bằng chứng là thông tin đã bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại. Đồng thời áp dụng theo Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia. Cám ơn Tuấn Út Thảo luận 03:22, ngày 14 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]


"Fukuzawa Yukichi trong bài Thoát Á luận đã chỉ trích lối học thiên về Nho giáo của Trung Hoa và Triều Tiên: "Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ" - Đoạn này Dangong trích từ tuanvietnam. Tuy nhiên, link này đã chết, khi nháy vào thì đã không còn tồn tại để kiểm chứng. Đề nghị dẫn từ nguồn khác, nếu không tôi sẽ loại bỏ đoạn nàyThanung123 (thảo luận) 06:52, ngày 22 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đã thêm 3 nguồn, bạn có hài lòng không hay cần nguồn hàn lâm? Thanung123 nếu bạn thuộc biên chế quân đội hoặc ngồi trong cơ quan công an truy cập mạng thì không thấy link này đâu, tôi từng ngồi ở đó truy cập hoài nên tôi biết, bạn nên thử các mạng khác nhau sẽ thấy. Gửi bạn link archive: http://web.archive.org/web/20141221120446/http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-01-14-thoat-a-luan  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 11:02, ngày 22 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Sơ sài

Phần Quá trình hình thành và phát triểnNội dung cơ bản còn sơ sài. Linquo (thảo luận) 07:22, ngày 23 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

TuanUt đã xóa thảo luận này của Lotye vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:05, ngày 20 tháng 2 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Một số chỗ trong bài Nho giáo người viết đã nhầm lẫn giữa triết lý của Nho giáo và phong tục, luật pháp thời trung cổ. Không phải cái gì thời trung cổ cũng bắt nguồn từ nho giáo mà có khi nó bắt nguồn từ pháp gia hay chỉ là tập quán xã hội. Cần phân biệt lý thuyết và thực tế, không đánh đồng được. Việc đánh đồng sẽ dẫn đến ngộ nhận, vứt bỏ những lý tưởng cao đẹp của các triết gia chỉ vì có kẻ nói một đằng làm một nẻo. Rebino (thảo luận) 17:36, ngày 28 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khổng và Mạnh là khác nhau, lại khác Hán nho và Tống nho. Ở VN thì không nghiên cứu cái gì toàn diện cả. Tóm lại nó là thuyết duy tâm, cứ tu thân là nên đạo đức mà ko đếm xỉa môi trường xã hội xung quanh, các khía cạnh kinh tế...Khổng hay Phật thì cũng đều là văn hóa ngoại lai, nó du nhập lâu đời thì ta coi nó là văn hóa dân tộc, có vậy thôi. Tất cả các hệ tư tưởng đều phải được đưa lên bàn cân, thông tin nhiều chiều cho khách quanTuantintuc17 (thảo luận) 10:23, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn Tomorono đi vào nhận định chủ quan rồi, ví dụ bạn dùng từ "bị cho", vậy ai cho? Bạn đổ lỗi cho những người CS cho Nho giáo là phản động, mà ko thấy vô số trường phái triết học khác xem là như vậy. Ở đây chúng ta đáng cần phải đi đến định nghĩ Khổng giáo và Nho giáo, sự khác nhau giữa Khổng - Mạnh, cái gì của Hán nho, cái gì của Tống nho, từ đó mới đi đến kết luận. Những cái rất cầnt hì ko có phânt ích cụ thể. Còn gọi là ý thức hệ phong kiến thì có gì sai. Nhiều vương triều quân chủ phong kiến lấy nó làm hệ tư tưởng nhà nước. Ở đây để phân biệt phong kiến, tư bản, xã hội, cộng sản, là phải dựa trên cả 3 hướng: kinh tế, chính trị, văn hóa - đạo đức, trong đó kinh tế là then chốt để phân biệt. Dĩ nhiên ko ở đâu có phong kiến toàn diện, tư bản toàn diện hay xhcn toàn diện. Hiện thời là pha tạp đủ thứ và tác động đến các bộ phận khác nhau. Còn bạn nói VN độc lập một phần là nhờ Nho giáo là chủ quan. Nho giáo khưyến khích tinh thần yêu nước. Nhưng nói Việt Minh nắm chính quyền nhờ Nho giáo? Bạn đã đọc đề cương văn hóa, cương lĩnh Việt Minh. Vậy Việt minh dựa vào tư tưởng Nho giáo mà dành chính quyền à ? Hay là nhờ tư tưởng dân chủ và bình đẳng, pha trộn lý thuyết cánh tả? Còn Bảo Đại cũng có ý giành chính quyền, nhưng ông ta ko kịp thì VM đã hớt của ông ấy. Trước đó tháng 3/1945 Bảo đại đã tuyên bố độc lập và cho "Nhật trao cho" theo thuyết Đại Đông Á, nhưng quân Nhật vẫn ở lại, và ông ta có hướng quân chủ lập hiến nhưng ko kịp. Còn nói hệ tư tưởng Nho giáo kìm hãm VN, làm Vn lạc hậu và mất nước là có chứng cớ rõ ràng. Việc Pháp để triều Nguyễn ko phải là họ ko thể hất đổ triều đó, mà vì có lợi cho Pháp. Bạn ko thể chủ quan mà nói Pháp ko đủ khả năng lật hoàn toàn triều Nguyễn. Cái đó là "giả thuyết", "suy diễn", chúng ta chỉ nhìn vào sự thật lịch sử. Để phân biệt giữa tả và hữu tức cái phản động và cái tiến bộ, cái bảo thủ và cái cấp tiến, là người ta dựa theo học thuyết mà ra. Ở đây tôi ko nói là cái gì của Nho giáo cũng là phản động, phải tùy vào "cái nhỏ", hơn nữa động cũng chưa chắc đã hơn phản động, cách mệnh ko phải lúc nào cũng tốt, tùy nhãn quan của mỗi người. nhưng cái gì nó cũng phải rạch ròi, nếu ko thì đã ko sinh ra khái niệmTuantintuc17 (thảo luận) 12:17, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Theo tôi ai bảo Nho giáo phản động, nhà Nguyễn là công cụ của Pháp thì cứ ghi tên người đó vào bài để người đọc khỏi nhầm lẫn Wiki nói thế là xong. Tôi đồng ý với cách sửa đổi của bạn là đưa tên người nhận định vào. Tomorono (thảo luận) 12:32, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phản động là một từ có từ thời cách mạng Pháp. Thời đó, ai theo chủ nghĩa tự do đều xem những người ủng hộ triều Louis là phản động. Sau đó một liên minh mà sách báo bây giờ ai cũng bảo là phản động, tấn công những người theo chủ nghĩa tự do, giai đoạn 1815-1830. từ phản động sau này hay được dùng cho các hệ tư tưởng cực hữu, như dân tộc hay tôn giáo cực đoan, phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, thuyết nam quyền, phát xít, phong kiến, thần quyền. Những người theo chủ nghĩa tư bản xem phong kiến là phản động. Những người theo CNXH xem tư bản là phản động. Ở các nước tư bản, phe cánh hữu họ ko xem hệ tư tưởng XHCN, CSCN là phản động, mà họ cho là viển vông, ko thực tế (ở đây đang nói là mục tiêu, chứ ko nói cách thức để thực hiện). Ở các nước tư bản có hệ tư tưởng bảo thủ, xem trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, nhưng ko phải là lấy lại tất cả cái gì của quá khứ, để chọi lại những người luôn muốn hướng lên phía trước. Họ ko lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng tư tưởng, mà chỉ vay mượn mà thôi. Rất nhiều người ủng hộ họ. Như khi có nhiều người muốn XHCN, thì họ bảo phải TBCN, có người muốn thế tục, thì họ lại nhấn mạnh tôn giáo, tức là những cái gì đã rất xưa, nhưng họ cho là vẫn cần thiết. Còn đạo đức thì có rất nhiều hệ tư tưởng. Nếu chúng ta ko phân biệt được khái niệm, thì cứ đi sa đà vào những tranh cãi ko đến đâu và tự ái ko đến đâu. hiểu rõ khái niệm là nền tảng để viết bàiTuantintuc17 (thảo luận) 12:52, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu tại sao nhiều người lại cứ muốn tìm cội nguồn văn hóa của VN ở làng xã, ở những người nông dân ít học mà không tìm ở Nho, Phật, Lão ? Những người nông dân thì có thể tạo ra cái gì có thể gọi là văn hóa, văn minh? Họ chỉ là những người mà các triều đại quân chủ ra sức giáo hóa mà thôi. Tôi ghét nhất là những tư tưởng du nhập từ phương Tây đề cao đám đông như dân chủ, cộng sản, dân tộc này nọ. Thực tế lịch sử đã cho thấy đám đông có sức phá hoại khủng khiếp thế nào, đã đưa đất nước này xuống hố thế nào. Tại sao còn ca ngợi đám đông ? Đám đông mà không có người lãnh đạo, không được giáo dục, định hướng thì chẳng làm được gì ngoài việc đập phá, gây hại cho xã hội. Các học thuyết vô chính phủ như chủ nghĩa cộng sản dựa trên một giả thuyết rằng đám đông đã đạt đến trình độ trí tuệ và đạo đức cực cao có thể hoạt động mà không cần đến quyền lực áp chế từ bên ngoài, bắt họ vào khuôn khổ, định hướng cho họ từ đó đi đến chỗ phủ định nhà nước thậm chí là mọi thứ quyền lực. Đó là sai lầm cơ bản của chủ nghĩa vô chính phủ dù mục đích của nó hết sức tốt đẹp là giải phóng triệt để con người. Con người chỉ thật sự được giải phóng khi nó đạt đến một trình độ tự giác, trình độ trí tuệ và đạo đức cao chưa từng có trong lịch sử nhân loại.Rotoren (thảo luận) 14:56, ngày 18 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc bài Nho giáo từ đầu đến cuối chẳng thấy ông Khổng nói sai chỗ nào chẳng hiểu sao nhiều người lại chỉ trích Nho giáo. Tự phủ định những giá trị văn minh của mình hỏi sao không loạn !Holocat (thảo luận) 16:51, ngày 29 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đọc báo lúc nào cũng thấy ca ngợi Nhật thế này thế kia mà chẳng có báo nào chỉ ra được những ưu điểm họ từ đâu mà có. Hy vọng bài Nho giáo này sẽ có tác động tích cực đến xã hội VN, giứp người Việt tìm về nguồn cội, gốc rễ văn hóa của mình chứ không phải làm người Việt cảm thấy tự ti mặc cảm so sánh VN với Nhật như khi đọc báo. Holocat (thảo luận) 15:58, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn thích viết gì thì viết nhưng đừng bóp méo, làm lệch lạc những nội dung của người khác có dẫn nguồn đàng hoàng. Nho giáo trước hết là tư tưởng đạo đức, nếu bạn cứ xóa bỏ, bóp méo, làm lệch lạc những thứ của người khác đưa vào có nguồn nghiêm chỉnh thì tự xem lại đạo đức của chính mình, đối chiếu với đạo đức Nho giáo luôn. Những thứ này đưa vào là để rộng đường dư luận, có tư liệu tham khảo chứ ko khẳng định chân lý cái gì cả. Bạn có thể cho Khổng Tử "nói cái gì cũng đúng", nhưng có người không cho là như vậy thì sao. Không thể có cái kiểu tự cho ý kiến mình là chân lý. Thứ hai về bạn nói về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa vô chính phủ thì cũng không có dẫn chứng cụ thể nào cả, nên tôi không thảo luận với bạn. Người ta chỉ thảo luận những gì có chứng cứ, chứ không thảo luận những thứ suy đoán. Nói chung làm việc nghiêm túc, có đậo đức, chứ đừng đi bóp méo những cái của người khác đưa vàoTuantintuc17 (thảo luận) 09:59, ngày 16 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn thích viết cái gì cứ viết. Chẳng ai hơi đâu bóp méo, xuyên tạc của bạn. Lotoryt (thảo luận) 15:43, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phải công nhận dân tộc Trung Hoa trưởng thành sớm. Họ giỏi về mọi mặt, từ tư tưởng, tổ chức nhà nước cho đến công nghệ. Đúng là một dân tộc vĩ đại. Người Việt không nên đố kỵ hay thù ghét người Tàu mà nên chịu khó học hỏi họ đến nơi đến chốn mới khá lên được. Có viết bài Nho giáo mới thấy văn hóa đại chúng phương Tây hiện đại đa phần là rác rưởi, nọc độc được tạo ra để kiếm tiền.Thiennhan12 (thảo luận) 18:11, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài Nho giáo hiện nay gần như là một nghiên cứu về Nho giáo, một chú giảng khá độc đáo Tứ thư. Thật đáng tự hào :DCondomvn (thảo luận) 17:03, ngày 2 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mất nước rồi xúm lại chê bai Nho giáo, đổ hết sự bất tài, thất bại của mình lên đạo của thánh nhân. Rút cuộc tự vứt bỏ tri thức của mình trong khi tri thức của người thì học không đến nơi đến chốn. Bởi vậy mới trở thành một dân tộc mông muội. Mấy thế hệ mông muội chỉ toàn làm bậy, đau khổ mà không hiểu nguồn gốc khổ đau của mình ở đâu ra. Condomvn (thảo luận) 11:30, ngày 5 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài này sẽ giúp mấy bác lười đọc Tứ thư Ngũ Kinh nhưng ưa tán nhảm về Nho giáo có nhãn quan mới về hệ thống triết học này. :D Đọc công trình nghiên cứu cấp nhà nước của bác gì đấy thấy toàn tán nhảm, ăn ốc nói mò. Nói chúng là định kiến nhiều hơn hiểu biết. Derf45 (thảo luận) 17:29, ngày 7 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhân trị thì chưa đủ để xây dựng xã hội thịnh trị mà cần có pháp trị bổ sung. Nếu người lãnh đạo không có đức hạnh thì cần có luật pháp khống chế ông ta, cần có cơ chế thay thế ông ta. Nhưng ít ra phải hiểu rõ ràng, chính xác, sâu sắc nhân trị và pháp trị là gì, nó hay dở chỗ nào thì mới vận dụng đúng được. Không hiểu rõ ràng mà đã vội nhận định, phê phán này nọ thì chẳng tiến bộ nổi. Vấn đề của người Việt là không hiểu biết đến nơi đến chốn nhưng ưa tán nhảm. Lumerita (thảo luận) 16:23, ngày 16 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài viết

Tôi xem đoạn định nghĩa Nhân, Nghĩa Lễ, Trí Tín, do sách Tứ thư (NXB..) viết, tôi cho là sai căn bản, không hiểu gì về Nho giáo cả. Người viết không có kiến thức để thẩm và viết bài. 14.172.86.164 (thảo luận) 15:47, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mời cao nhân đóng góp cho bài. Cứ nói chung chung vậy đâu có phát triển được bài. Froten (thảo luận) 16:32, ngày 9 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khóa

Sao lại khóa bài này vậy thành viên:TuanUt, đang có phá hoại hay tranh chấp gì sao? Dụng cụ khóa bài của BQV không phải thích dùng là dùng, mà nó phải tuân theo 1 số quy tắc do Wiki đề ra. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:14, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với AS. Có ghét ai thì cứ canh me người đó sơ hở rồi cấm. Sao khóa bài làm chi khiến mọi người không đóng góp được. Lumerita (thảo luận) 14:16, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi bạn Lumerita, ở Wiki này tôi chẳng phải ghét ai. Tôi chỉ cấm theo quy đinh. @ majjhimā paṭipadā : Như tôi đã nêu trong tóm tắt sửa đổi là để "ngăn rối". Còn nếu majjhimā paṭipadā đã lên tiếng thì tôi sẽ mở khóa. Tuấn Út Thảo luận 14:25, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Việc khóa bài viết ở wiki chỉ phục vụ 1 mục đích duy nhất đó là ngăn cản việc phá rối bài viết, còn chuyện rối hay không, không phải thuộc phạm trù ở bài viết. Bạn có thể cấm rối, nhưng bài viết không phải là nơi để bạn ngăn rối. Bạn muốn khóa bài này, bạn phải chứng minh rằng có rối đang thêm thông tin sai lệch, hay phá hoại bài viết. Chứ không phải khóa chỉ với lý do là ngăn ngừa rối? Tôi không hiểu lắm tính logic ở đây. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:28, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn vẫn cho rằng mình khóa đúng, hãy đọc Wikipedia:Khóa trang và chỉ cho tôi bạn dựa vào quy định nào để khóa bài này? majjhimā paṭipadā Diskussion 14:30, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Ok, Tôi nhận mình sai trong việc này. Mong các bạn bỏ qua. Xin cám ơn. Tuấn Út Thảo luận 14:31, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn! majjhimā paṭipadā Diskussion 14:39, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu Tuấn Út đã nhận sai thì nên sửa sai bằng cách mở khóa cho bài này. Lumerita (thảo luận) 03:00, ngày 15 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bạn nào tâm huyết với tư tưởng này dường như biết rất ít về chủ nghĩa tư bản, xã hội cộng sản. Thứ nhất Nho giáo không đồng nghĩa với tư tưởng Khổng Tử, Nho giáo do KT xây dựng nhưng nó bị biến đổi theo thời gian, phục vụ nhiều cho lợi ích của giai cấp phong kiến. Đặc trưng của nó là chủ nghĩa tập thể, coi trọng cộng đồng (cái này giống với CNXH, CNCS), nhưng lấy gia đình làm trọng tâm, từ đó lan ra ngoài, còn CNXH và CNCS lấy xã hội làm trọng tâm, hiểu XH là rất rộng, từ cộng đồng nhỏ đến cộng đồng nhân loại thế giới nói chung, chứ ko lấy gia đình làm trọng tâm. Nho giáo ủng hộ hệ thống đẳng cấp, tách biệt rạch ròi quân tử và tiểu nhân, kẻ có học và không có học, ít nhiều có tính duy tâm, chứ ko cởi mở cho khoa học như CNXH và CNCS. Nho giáo ko ủng hộ tự do cá nhân, coi trọng phép tắc lập nên từ trước. CNXH và CNCS lại coi trọng bình đẳng đến mức tuyệt đối từ địa vị lẫn tài sản, và tự do trong xã hội CS tương lai chỉ bị giới hạn ở cộng hữu và quy ước tập thể, chứ ko bị giới hạn bởi nhà nước, pháp luật, giáo điều tôn giáo. Còn CNTB, là chấp thuận đa nguyên văn hóa, ko có cái gì ở trên, ở dưới, mà qua cạnh tranh bình đẳng, cái gì phù hợp tự nhiên nó lên, cái gì ko phù hợp tự nhiên nó lùi, ko định hướng cụ thể, họ cổ súy cho tự do cá nhân và tư hữu, và trong văn hóa có cả văn hóa thị trường, tức văn hóa thành thương mại, còn bên XHCN bác bỏ văn hóa thị trường, sản phẩm văn hóa chỉ để phục vụ, chứ ko phải để kiếm lời, vì thế ở xã hội TBCN văn hóa có cả văn hóa thị trường lẫn nghệ thuật đích thực, ai thích cái nào là quyền của họ. CNTB đề cao tự do cá nhân, ít hay không chịu kiểm soát của cộng đồng, ví như có nhà tự do chủ nghĩa cho hút thuốc phiện là quyền của cá nhân, cộng đồng không nên xâm phạm vào, ở đây tự do là tuyệt đối ko lệ thuộc vào cộng đồng. Nhưng cái trớ trêu của CNTB là tự do trên cơ sở sự phân chia giai cấp, người nghèo lệ thuộc vào người giàu, do đó phái XHCN cho là tự do của người này đánh đổi tự do của người khác, mất tự do của người nghèo, do sự lệ thuộc của họ. Ở đây là xét trên lý luận, chứ ko nói áp dụng vào thực tế, vì các nhà chính trị, có khi không đáng tinTuantintuc17 (thảo luận) 09:55, ngày 5 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chỉ cần có nguồn là được. Một số thông tin như thời ông Diệm thế nào, thời cộng sản thế nào cần lượt bớt. Thông tin về loại người này chịu ảnh hưởng của Nho giáo, loại người kia thì không cần có nguồn chứng minh. Thông tin này "Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình, và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" (thường ứng nhiều hơn với các quan chức xuất thân từ nông thôn, ảnh hưởng nhiều hơn của Nho giáo). Hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", chỉ sự áp đặt của cha mẹ lên con cái mang tính gia trưởng, và sự thụ động ỷ lại của con cái với cha mẹ, "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, phải cùng đẳng cấp "quân tử", không cho con lấy kẻ "tiểu nhân"." rất đặc biệt nên cần có nguồn.Frendit (thảo luận) 12:39, ngày 5 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn này quá ấu trĩ về mặt tư tưởng, chủ nghĩa dân tộc là gì, đó là bảo toàn cái gì đó thuộc về dân tộc bạn. Bạn cấm con bạn lấy người nước ngoài, bạn kỳ thị với con lai,...đều có thể xem là theo chủ nghĩa dân tộc. Còn bảo thủ là gì, coi trọng gìn giữ các giá trị dân tộc, những truyền thống cũ, bạn bảo quân chủ thì đó là bảo thủ, người khác bảo cộng hòa thì đó là cấp tiến, người bảo ca trù đó là bảo thủ, người bảo rock đó là cấp tiến, tức cập nhật cái mới. còn chủ nghĩa tư bản là gì, mọi thứ đều có thể quy ra bằng tiền, trao đổi, mua bán, một sản phẩm văn hóa có thể bán ra thị trường, ko bất cứ cái gì, đó là tư bản, còn xhcn là gì là cộng đồng, là phục vụ lẫn nhau, không có tính hàng hóa, họ coi sản phẩm văn hóa là để phục vụ, chứ ko phải hàng hóa để bán chác. Còn những tập tục con ông cháu cha, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, môn đăng hộ đối... là những tập tục phong kiến đã có hàng nghìn năm ở VN, nó ko ảnh hưởng từ Nho giáo thì từ cái gì, hay từ Phật giáo thì bạn chứng minh đi, Phật giáo không có như thế, họ coi trọng bình đẳng hơn Nho giáo. Người Nho giáo không khoái làm kinh tế, nên kinh tế Á Đông mới lạc hậu, để cho phương Tây xâm chiếm. Còn đẳng cấp, cứ nhìn phân chia quân tử tiểu nhân là rõ. Tôi có đầy đủ tư liệu để chứng minh. Mà bạn viết bên thời Pháp thuộc, cũng đâu có nguồn mà tôi có xóa của bạn đâu, bạn biết tôn trọng người khác. Về khóc lóc trong tang lễ, tôi về nhiều làng quê việt Nam hương ước tập quán của họ ghi rất rõ khóc vào lúc nào, như trước động quan không được khóc lóc, rồi đi giật lùi trước quan tài vào lúc nào, rất tỉ mỉ,...Tuantintuc17 (thảo luận) 10:03, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nói chung cứ thêm nguồn vào là xong. Không có nguồn tôi sẽ xóa những thông tin tôi thấy là đáng ngờ. Phân chia ra thành CNTB và CNCS chẳng qua là định kiến của người cộng sản thôi. Frendit (thảo luận) 10:09, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn phải để cho người ta đứa ra nguồn, đang lấy nguồn mà sao cứ phá của người ta nhanh thế, 5 phút nữaTuantintuc17 (thảo luận) 10:52, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Để tránh 3RR, tôi khóa bài 1 ngày để bạn có thể tìm đủ nguồn chứng minh. Thay đổi lớn không qua thảo luận là điều không nên ở đây. DangTungDuong (thảo luận) 10:53, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chỉ cần 10 phút là tôi có nguồn rồi, không cần nhiều, còn cái gì ngày mai tôi cho nốt vì không có thời gian, bạn không phải khóa. Capitalism là ko phải do Marx đặt ra nhéTuantintuc17 (thảo luận) 10:55, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Từ ngữ

Đề nghị không dùng những từ thiếu bách khoa như "chưởng", "sến súa" làm giảm giá trị bài. Lenkera (thảo luận) 16:28, ngày 17 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn không có ý kiến tôi sẽ sửa. Lenkera (thảo luận) 04:23, ngày 21 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo

Phần này tôi không xóa vì nó có nguồn thôi chứ tôi thấy nó hoàn toàn vô căn cứ. Thử trích dẫn một câu nào đó trong Tứ thư, Ngũ kinh để chứng minh cho những chỉ trích Nho giáo thế này thế kia xem. Chẳng ai làm được đâu. Chẳng qua có một số anh lười biếng không chịu đọc kinh điển Nho học rồi nói bừa về Nho giáo. Toàn là định kiến chứ chẳng có chút cơ sở khoa học nào hết. Thứ định kiến này phát sinh do mất nước, phương tây hóa thiếu định hướng chứ không có gì hay. Tưởng mình học Tây là tiến bộ nhưng thật ra không học được tinh thần của họ mà chỉ bắt chước vẻ bề ngoài, thậm chí còn học những thứ bỏ đi của họ. Bi kịch từ đó mà ra chứ đâu.Lenkera (thảo luận) 12:40, ngày 29 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tuantintuc đưa phần này lên trên là có ý gì ? Lenkera (thảo luận) 14:20, ngày 29 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phần hạn chế phải để cuối bài kế bên phần giá trị mới đúng. Rõ ràng bạn tintuc đưa lên trên để định hướng người đọc. Yêu cầu thảo luận, không bút chiến. Vnreformer (thảo luận) 15:35, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Để mục đánh giá là đúng rồi, ưu-khuyết điểm nên đặt cạnh nhau, đưa lên làm gìBanzaku (thảo luận) 16:33, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu

Xin hỏi các bạn câu này của ông nào ? Nho gia hay Pháp gia. Thấy có quá nhiều người trích câu này để chỉ trích Nho giáo mà chẳng chỉ ra được nó của ông nào. Vnreformer (thảo luận) 17:08, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

http://www.tongphuochiep.com/index.php?option=com_content&view=article&Itemid=79&id=19382:cau-noi-quan-s-th-n-t-ph-s-t-vong-la-c-a-nho-gia-hay-phap-gia

Mời mọi người tham khảo. Vnreformer (thảo luận) 17:16, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hiểu biết của người Việt về Nho giáo cũng như nhiều thứ khác toàn là định kiến hơn là tri thức. Vnreformer (thảo luận) 17:24, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]


  1. ^ Cổ học tinh hoa. NXB Văn học. Lời dẫn

Theo 1 trang mạng Trung Quốc thì câu "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu" chỉ thấy trong các tiểu thuyết, tuồng kịch thời Minh, Thanh như:

  1. Tây du ký của Ngô Thừa Ân thời Minh
  2. Tần vương dật sử của Chư Thánh Lân thời Minh
  3. Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm thời Minh
  4. Tĩnh Giang bảo quyển thời Minh, Thanh
  5. Vô thanh hý của Lý Ngư thời Thanh
  6. Tái sinh duyên của Trần Đoan Sinh thời Thanh
  7. Hô gia tướng thời Thanh
  8. Thuyết Nhạc toàn truyện của Tiền Thái thời Thanh
  9. Tiết Đinh Sơn chinh Tây của Như Liên cư sĩ thời Thanh
  10. Đường đại cung đình diễm sử của Hứa Khiếu Thiên thời Thanh
  11. Song phượng kỳ duyên của Tuyết Tiều chủ nhân thời Thanh
  12. Tam hiệp kiếm của Trương Kiệt Hâm thời Thanh
  13. Thanh sử diễn nghĩa của Sái Đông Phiên thời Thanh

Trong bài Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta, Phan Khôi có nói thế này: "Ở Nam kỳ đây, hạng tầm thường, hay lặp đi lặp lại cái câu “Quân sử thần tử, thần bất tử, bất trung ; phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu”, họ cho là lời thánh nói ra. Nhiều người đem hỏi tôi, tôi phải lấy làm lạ. Hoặc giả có, mà tôi lâu nay ít hay ôn nhuần lại sách cũ rồi quên đi chăng, chớ theo như cái trí nhớ trong đầu tôi, thì câu nầy chẳng có trong sách nào hết, chẳng ông thánh nào nói hết, mà chừng như là lời của Lê Tử Trình nói trong tuồng Sơn hậu hồi thứ ba !". Trong các tiểu thuyết, tuồng kịch Trung Quốc kể ở trên thì người đầu tiên nói câu này có lẽ là nhân vật... Trư Bát Giới trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, hồi 78 “Nước Tỳ Khưu thương trẻ khiến âm thần, điện Kim Loan biết ma bàn đạo đức", đoạn Đường Tăng khóc lóc khi nghe chuyện vua nước Tỳ Khưu giết trẻ con để làm thuốc, thế là Trư Bát Giới nói rằng: "Sư phụ, việc gì phải khóc lóc như vậy? Việc gì phải khiêng quan tài của người ta đem về nhà mình mà khóc? Đừng phiền não nữa! Thường có câu: Vua muốn tôi chết, tôi không chết là bất trung; cha muốn con chết, con không chết là bất hiếu. Họ giết dân của họ, việc gì đến sư phụ!" (s:zh:西遊記/第078回: 師父,你是怎的起哩?專把別人棺材擡在自家家裡哭。不要煩惱。常言道:『君教臣死,臣不死不忠;父教子亡,子不亡不孝。』他傷的是他的子民,與你何干? )

Đủ thấy câu này chỉ có ở trong tiểu thuyết, tuồng kịch, chứ trong kinh sách của Nho giáo (thập tam kinh) không hề có câu này. Tranminh360 (thảo luận) 08:06, ngày 1 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Câu này của Đổng Trọng Thư, không phải của Khổng tửMinhthai1 (thảo luận) 08:15, ngày 1 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Phải làm rõ xuất xứ câu này. Không thể cứ lấy một câu không rõ xuất xứ để lên án Nho giáo được. Tôi đọc Tứ thư đâu thấy tinh thần ngu trung kiểu này đâu.Dinhcao (thảo luận) 08:40, ngày 1 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

À, có trang này nói là của Đổng Trọng Thư, là nằm trong thuyết "tam cương ngũ thường" do Đổng Trọng Thư đặt ra. Nhưng trong bài zh:董仲舒 bên Wikipedia tiếng Trung lại không thấy nhắc đến câu đó. Bài zh:三纲五常, ở chú thích số 4 lại cho rằng câu đó là thành ngữ, hiện nay khó tra được xuất xứ, nhưng có thấy trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân (đã nói phía trên) và Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm (hồi 22, Chu Văn vương nói: "Vua muốn tôi chết, tôi không dám không chết, cha muốn con chết, con không dám không chết" (君叫臣死,不敢不死;父叫子亡,不敢不亡). Ngoài ra bài đó còn nhắc đến 1 câu của Ngụy Hy đầu thời Thanh: "Cha mẹ muốn giết con một cách trái lễ, con cũng không được oán. Bởi vì mình vốn không có thân thể, nhờ cha mẹ mới có thân thể (tức là thân mình do cha mẹ sinh ra), giết đi chẳng qua cũng như chưa sinh ra mà thôi" (父母欲以非禮殺子,子不當怨。蓋我本無身,因父母而後有;殺之不過與未生一樣). Thế thì cũng chẳng biết đường nào mà lần nhỉ? Tranminh360 (thảo luận) 04:19, ngày 2 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Túm lại câu này chỉ là tục ngữ dân gian hay được các nhân vật tiểu thuyết, tuồng chèo TQ nói ra thôi. Dinhcao (thảo luận) 07:04, ngày 2 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bút chiến

Tôi tạm khóa sysop do bài liên tục bị lùi sửa. Mời các bạn liên quan tranh luận đạt đồng thuận trước, rồi tôi sẽ thêm nội dung đồng thuận vào bài. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 06:43, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đoạn "Hạn chế của Nho giáo", tuy có nguồn thật đấy, nhưng mỗi khổ đều chép nguyên xi từ nguồn từng câu từng chữ (chép cả những từ mang tính thiếu khách quan) mà không biên tập lại ngôn từ cho trung lập hơn (tôi đã biên tập lại nhưng bị lùi sửa). Vậy đó có phải là vi phạm bản quyền không, bạn Tuanminh01 cho ý kiến xemBanzaku (thảo luận) 07:12, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bạn làm ơn nói chi tiết giùm, và tách ra từng đoạn nhỏ riêng rẽ (khổ 1, khổ 2 v.v..) để mọi người có thể góp ý kiến từng đoạn. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 07:17, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mọi khổ ở đoạn này đều có 1 nguồn dẫn ở cuối. Bạn có thể chọn 1 khổ bất kỳ, theo link chú thích vào nguồn dẫn, rồi đối chiếu với đoạn trong bài. Tôi đã xem thử 3 khổ bất kỳ và thấy chúng đều chép 100% không qua biên tậpBanzaku (thảo luận) 07:23, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với Banzaku. Rõ ràng là vi phạm bản quyền nên cần biên tập lại. Vnreformer (thảo luận) 07:26, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không ai chấp nhận kiểu biên tập vậy đâu bạn. Nếu nói vi phạm bản quyền thì tình trạng cả bài này đều như vậy.Ngdanyen (thảo luận) 07:28, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài này phàn nào trích dẫn từ sách nào đều để trong ngoặc kép , dẫn nguồn đúng quy định. Không thể gọi là vi phạm bản quyền.Vnreformer (thảo luận) 07:51, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khoa học thì nó phải khoáng đạt, chấp nhận tư tưởng khác biệt, miễn là không dùng từ dung tục, không ngụy biện xuyên tạc. Ở đây vẫn có sự tuyên truyền chứ ko phải là khoa học. Có người nói tốt thì cũng phải có người nói xấu, đó là điều hiển nhiên chúng ta nên chấp nhận. Nho giáo thì ko phải chỉ có Tứ thư, ngũ kinh, ko chỉ có mấy thứ giáo điều trong vài ba cuốn sách, nó là một luận lý rất rộng, nhiều người, từ sách vở đến thực tiễn, ko nên nhầm lẫnTuantintuc17 (thảo luận) 10:33, ngày 5 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các bạn dẫn ra những câu nào trong các sách Nho học xưa để chứng minh cho sự phê bình Nho giáo đi. Tôi toàn thấy mấy ông ở thế kỷ 20 trở về sau này phê phán Nho giáo nhưng các ông ấy không am hiểu thứ các ông ấy phê phán. Vnreformer (thảo luận) 12:23, ngày 6 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phê phán Nho thì đã có từ thời cổ đại, thời "trăm hoa đua nở" các hệ tư tưởng ấy. Nho không chỉ có Tứ thư ngũ kinh, bạn hãy liệt kê một loạt những người xây dựng lên Nho giao trong suốt thời kỳ lịch sử. Cũng như CNCS ko chỉ có Marx, CNTB ko chỉ có A.Smith, mỗi hệ tư tưởng cóh nagf trăm người xây dựng. Ở VN ko phải ai cũng ảnh hưởng của Nho giáo, ví dụ người hòa Hảo, người Khmer, nhiều sắc dân thiểu số, và ngay cả trong người Kinh, nhiều người Tin lành giáo,...Cho nên ko thể nói nó là tư tưởng của cả dân tộc VN. Bạn đang bị ảnh hưởng của một cái thứ chủ thuyết của một số nhóm tàn dư của các đảng đã có từ lâu ở VN hay tuyên truyền cho cái thứ CNDT cực đoan, ví dụ chủ nghĩa dân tộc sinh tồn,v.v. Tư tưởng này có thể dẫn đến sự bài ngoại và kỳ thị sắc tộc rất kinh khủng. Thời nhà Nguyễn thì ảnh hưởng rất nhiều của đạo Nho. Kể cả đến Khải Định. Sang Bảo Đại, ông ta Tây hơn rất nhiều, thậm chí mặc quần áo Tây, lối sống Tây, lại còn chấp nhận "quân chủ lập hiến". Phạm Quỳnh theo đuôi, cũng nói quân chủ lập hiến, ông này nho học nặng nề, kiếnt hức về kinh tế của mấy người này không có gì. Dạo đó va chạm hai phái rất kinh là Nguyễn Văn Vĩnh, coi người Tây là văn minh, chê dân Nam là mọi rợ cần khai hóa, đề xuất trực trị, mở mang dân trí theo lối Âu học, Phạm Quỳnh phản lại coi trọng văn hóa người Á, nhưng ông ta cũng chỉ dám xin Pháp cho cái quyền tự trị, chứ ko dám nói đọc lập. Khi Nhật vào Vn đề cao cái thuyết châu Á của người Á (Đại Đông Á) thì phái này cũng nhảy theo, bài trừ văn hóa Tây,. họ dựa vào phong kiến và đại địa chủ. Thuyết Đại Đông Á dựa trên lý thuyết chủng tộc và sắc tộc ưu việt, cái này cũng là có nguồn gốc ở phương tây mà mấy chsu hitle, Mútollili kế thừa , ở châu Á là Hirohito. Nho giáo là của phương Đông lên quân phiệt Nhật vẫn kế thừa. Trần Trọng kim cũng vậy, nhưng ông ta trộn nhiều hơn của Hitler. Thuyết Đại Đông Á này là gì, là dân tộc, là cái ô của một dân tộc lớn hơn với một dân tộc nhỏ hơn, đén lượt dân tộc nhỏ hơn lại là cái ô của dân tộc nhỏ hơn nữa. nó là cái mầm của chủ nghĩa đế quốc, dĩ nhiển. Một loạt các đảng thành lập thời gian này lấy cái tên Đại Việt để khẳng định tư tưởng nước lớn, vì nghe VN nó nhỏ bé quá. Họ dựa vào nhật để chống Pháp. Tụi bên Lào, Cam sợ VN nước lớn nên kỳ thị VN. Ồng HCM về nước phải đổi MT phản đế đồng minh Đông Dương thành MTVM, và hữa giúp bên lào, campuchia có MT riêng, để tránh hiểu lầm tư tưởng nước lớn. Rất khác với mấy cái ông Đại Việt.

Quốc dân đảng thì họ ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc tế, chống Pháp lẫn nhà Nguyễn, lập cọng hòa, họ ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn nhưng không toàn bộ. Quốc dân đảng còn nói đến cách mạng thế giới. Tôn Trung Sơn thì bài ngoại quốc, tinh thần nước lớn, với Nho giáo ông ta ko ảnh hưởng nhiều. Tưởng và Mao đều ảnh hưởng của Tôn nhưng theo 2 chiều khác nháu. Tưởng nghiêng về hữu, Mao nghiêng về tả. Học thuyết của Mao có ảnh hưởng của Tôn. HCM cũng ảnh hưởng của Tôn. Lý thuyết của Mao sau này mới trở nên tả khuynh chứ lúc đầu ko như vậy, ông ta liên kết rất nhiều với các nhóm chính trị của các giai cấp trên. Stalin cũng chủ trương lập MT chống phát xít, chấp nhận liên kết với cả phái hữu, lẫn tả ôn hòa. Trotkyst thì ko cứ nhao nhao lên, ko thỏa hiệp với bất kỳ phe nào. Bài Nho giáo ở VN nặng nhất là của phe Đệ Tứ. Sau này có nhóm Nhân văn giai phảm, họ đả kích phong kiến kinh, thậm trí họ còn đòi tẩy chay Truyện Kiều, gọi Kiều là con đĩ, do đó phe bên này mới chụp họ là Trotskyst. Phe Đệ Tam vẫn kế thừa nhất định văn hóa phong kiến và tư sản. Ở đây cần có sự phân biệt tôn giáo và tư tưởng. Ông HCM ca ngợi Khổng, Phật, Jesus, thì ko có nghĩa là ông ca ngợi tôn giáo. Nhưng người CS đệ tam cho bỏ tôn giáo chỉ là tiến hóa. Ví như khi quân VN sang Campuchia, chính họ khôi phục đền chùa bên đó. Chỉ có chính trị là phải thế tục. Cái này thì các nước tư sản cũng vậy. May ra có bọn Hồi giáo cực đoan là ko chấpn hận. Còn phe Nam Kỳ tự trị sau 1945 thì toàn dân Tây học nặng, họ bài Nho giáo kinh khủng, vẫn coi Pháp là văn minh, Nam là mọi rợ. Phái Huỳnh phú sổ thì theo cnxh duy tâm của Phật, còn phái Cao đài thì chia rẽ, một phần vẫn thờ Nhật. Phan bội châu thì có chuyển biến tư tưởng rất nhiều, ông không đề cao đạo Nho mà coi trọng phương Tây lẫn châu Á cách tân, từ quân chủ lập hiến sang cH, ông ảnh hưởng từ nhật sang Ton Trung Sơn, rồi tìm đến Mácxít. Quốc dân đảng VN cũng ảnh hưởng của Phan. Còn Phan châu Trinh thì Tây nặng hơn. Ông đòi bỏ nhà Nguyễn, bài trừ Nho giáo, nhưng ôn hòa với Pháp, gọi là Việt Pháp đề huề, nhưng vẫn đòi Pháp cho VN tự trị từ đó lần hồi độc lập. có gì đó giống Gandhi của Ấn, nhưng Phan ko ảnh hưởng nặng của tôn giáo. Bùi Quang Chiêu là đệ tử của cụ Phan, cũng việt pháp đề huề, chửi nhà Nguyễn và Nho học, nhưng khi Pháp cho ông ta quyền lợi thì tư tưởng tự trị dân quyền cũng nhạt đi, mà làm cho Pháp. Ngô Đình diệm thì tư tưởng cũng thay đổi luôn xoành xoachj, lúc Phạm Quỳnh, lúc cường để, ... rồi tìm đến Nhân vị, một học thuyết hay được cái chế độ độc tài Mỹ latin chịu ảnh hưởng thiên chúa giáo vay mượn, nhưng Ngô lại cấy cái thứ cần lao vào để lấy lòng dân nghèo. thuyết quốc xã cũng là pha trộn của cả hữu lẫn tả.

Thuyết Nho giáo thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất là vấn đề gia đình và dân tộc. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, nên đọc Ăng ghen. Tư tưởng gia đình là do sự cục hạn của nền kinh tế. Cha mẹ dựa vào con cái, con cái dựa vào cha mẹ, do cục hạn kinh tế, nghèo đói mà ra. Ở phương Tây người ta rất giàu nên con cái có ý thức tự lập rất cao, chạ mẹ về già thì nhà nước nuôi (cái này là hơi hướm của CNXH), ko cần con cái. Nhưng ở người ta ko phải là ko có tình cảm gia đình. Tư tưởng gia đình quá lớn sinh ra nạn con ông cháu cha, cũng chỉ vì sự an toàn cho bản thân. Ngày xưa VN nặng Mácxít, con cái các lãnh đạo cũng ko có làm to, con cái học cũng chiến đấu, lao động, học tập như những người khác. Vấn nạn con ông cháu cha chỉ là sau này. Ở Liên Xô hay Đông Âu ngày xưa cũng ko có vấn nạn con ông cháu cha. Còn ở phương Đông có một vấn nạn khác đó là con ông cháu cha trong quản trị doanh nghiệp, ở phương Tây ko có nhiều. Ví như ở Mỹ, các tỷ phú rất hào phóng chi tiền cho từ thiện, họ dành cho con cái rất ít. Cổ phần được phân bổ rất rộng. Phương Đông không có. thứ hai là chủ nghĩa dân tộc, ở EU thì họ bỏ qua quá khứ rất nhiều, thậm trí 7 nước còn bỏ hàng rào kiểm soát công dân, đi lại tự do. Nói đại đồng thì quá sớm, nhưng tinh thần quốc tế là rõ ràng. Ở phương Đông thì vẫn hay bới móc quá khứ, kèn cụa biên giới lãnh t hộ từng tí một, từ đó tăng cường quân bị, đáng ra tiền đó dành cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội thì tốt hơn. CNTB thì bản chất của nó là chủ nghĩa quốc tế, cho nên chấp nhận kinh tế tư bản thì cũng dễ chấp nhận văn hóa tư bản. Ở VN, 70% xuất khẩu là ở các doanh nghiệp vốn nước ngoài, gần 70% công nghiệp là do họ nắm. Ta bị lệ thuộc vốn vay, kỹ thuật, đầu tư trực tiếp... từ đó lệ thuộc chính trị... Nói chủ nghĩa thực dân kiểu mới ko phải là ko có. Nhưng phải chấp nhận cuộc chơi mà tất cả các nước hầu hết đều chấp nhận, vì thế lực quá yếu muốn phát triển đều phải thế. Cũng chỉ tại VN ko được văn minh như họ, nặng suất lao động kém, lười nhác, ăn xổi ở thì,...Tuantintuc17 (thảo luận) 10:43, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Những người CS trước khi tìm đến Mác xít thì họ đều từng qua phong trào của 2 cụ Phan (kể cả đệ 3, 4), nói chung họ trẻ tuổi nên ko thích Nho giáo, nhưng họ ko bài trừ tất cả (ít nhất đệ 3), như sau này đã thấy. Mao cũng chỉ đốt sách Khổng trong cách mạng văn hóa, chứ trước thì ko như vậy.Tuantintuc17 (thảo luận)

Bạn Tuantintuc đang hiểu nhầm vấn đề đấy. Không ai phản đối những gì bạn viết, nhưng vấn đề là bạn copy y nguyên cả đoạn dài từ nguồn vào, thế là vi phạm quy định về bản quyền cũng như thái độ trung lập. Chỉ cần bạn đồng ý để tôi biên tập lại, tôi sẽ bỏ những ngôn từ thiếu trung lập trong nguồn để phù hợp văn phong wiki (nhưng vẫn đảm bảo đủ ý cả đoạn) là xong, cần gì phải trình bày dài như giảng lịch sử thếBanzaku (thảo luận) 11:01, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý Banzaku. Tuantintuc đáng khâm phục ở chỗ bạn hiểu biết rất rộng nhưng có điều bạn ít khi đi vào trọng tâm bài viết. Đó là chỗ dở của bạn. Vnreformer (thảo luận) 14:33, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

TuanUt đã xóa thảo luận này của Spirit1200 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:46, ngày 9 tháng 2 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
TuanUt đã xóa thảo luận này của Dinhcao vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 16:45, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Hán Nho và Tống Nho

Sao trong phần "Quá trình hình thành và phát triển" không đề cập đến Hán Nho và Tống Nho vậy? (đề mục "Tống Nho" vẫn còn để trống). Nhắc đến Nho giáo không thể không nhắc đến Tống Nho với các đại biểu là Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy. Học thuyết của Tống Nho được gọi là "lý học" tức là chuyên nghiên cứu về "lý" (Chu Hy chủ trương "tồn thiên lý, diệt nhân dục"), họ tự nhận là "đạo thống" tức là những người kế thừa đạo Nho chính thống của Khổng Tử, Mạnh Tử. Khái niệm "tứ thư" cũng là Tống Nho đặt ra qua tác phẩm Tứ thư chương cú tập chú của Chu Hy (Đại học và Trung dung vốn chỉ là hai thiên trong Kinh Lễ được Tống Nho tách ra thành sách riêng). Từ thời Tống trở về sau các kinh sách do Tống Nho chú thích như Tứ thư chương cú tập chú, Thi tập truyện, Chu Dịch bản nghĩa của Chu Hy được xem là chuẩn mực. Tranminh360 (thảo luận) 06:44, ngày 3 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi có cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim và cuốn Trung Quốc triết học sử của Phùng Hữu Lan. Khi nào có thời gian sẽ viết phần này. Dinhcao (thảo luận) 07:33, ngày 3 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

http://timsach.com.vn/viewSACHXUA23_536_Trung_Quoc_Triet_Hoc_Su.html

Trung Quốc triết học sử của Hồ Thích cũng đáng đọc. Dinhcao (thảo luận) 07:36, ngày 3 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi nghe nói Nho giáo được chia làm 2 phần là Hình nhi thượng học (cái học về phần huyền bí, siêu hình) và Hình nhi hạ học (cái học về phần đời) mà trong bài cũng chưa đề cập đến nhỉ. Khổng Tử chủ yếu dạy cho các học trò phần Hình nhi hạ học chứ ít dạy phần Hình nhi thượng học nên một số học trò cho rằng Khổng Tử cố ý giấu đạo của mình (Luận ngữ, Thuật nhi:23). Ngoài ra phần "Nội dung cơ bản" mới chỉ phân tích các triết lý Nho giáo thông qua Tứ thư, chưa phân tích các triết lý Nho giáo trong Ngũ kinh. Ví dụ như phần "Lễ nghi", kinh điển Nho giáo có 3 cuốn nói về "lễ" như Kinh Lễ (Lễ ký), Chu lễ, Nghi lễ, được gọi chung là "Tam lễ". Cần phải tích "Tam lễ" mới biết được hết các lễ nghi của Nho giáo. Trong Kinh Thư có rất nhiều đạo lý của Nho giáo mà trong bài chưa đề cập, ví dụ như trong thiên "Hồng phạm" Cơ Tử có dạy đạo trị nước cho Chu Vũ vương, gọi là "Hồng phạm cửu trù" bao gồm Ngũ hành, Ngũ sự, Bát chính, Ngũ kỷ, Hoàng cực, Tam đức, Kê nghi, Thứ trưng, Ngũ phúc, Lục cực. Rồi Kinh Xuân Thu, Khổng Tử chủ trương khen chê rất rõ ràng, khen những người giúp kẻ yếu, chống kẻ mạnh, cứu những nước bị tai nạn, phò những nước bị diệt vong, chê những nước gây chiến tranh với nhau, dùng mưu kế lừa dối nhau, cùng những loạn thần, tặc tử và những kẻ phản quốc, thờ quân thù nghịch. Mạnh Tử còn nói Khổng Tử viết Kinh Xuân Thu khiến cho loạn thần, tặc tử sợ cơ mà. Rồi Kinh Dịch nói về quy luật biến đổi của vạn vật trong vũ trụ nữa, rất tinh vi và huyền diệu. Bạn nào có tài liệu thì bổ sung thêm vào nhé, chứ nếu chỉ phân tích Tứ thư thì chỉ có cái nhìn hẹp về Nho giáo mà thôi. Tranminh360 (thảo luận) 05:22, ngày 4 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hình nhi thượng học đến Tống Nho mới nói đến nhiều. Với trình độ khoa học hiện nay thì phần hình nhi thượng ít còn giá trị, chỉ nên giới thiệu để người đọc biết tổng quát về nó. Phần hình nhi hạ mới thật sự là tinh hoa của Nho giáo nguyên thủy, đến nay vẫn còn giá trị. Triết học xã hội, triết học chính trị phương Tây chưa chắc đã sánh bằng. Tôi sẽ biến bài này thành 1 viên ngọc của Wiki Việt để người Việt hiểu rằng có những thứ giá trị của cha ông mà chúng ta đã nhẫn tâm vứt bỏ trong khi học phương Tây không đến nơi đến chốn. Dinhcao (thảo luận) 06:33, ngày 4 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Phê phán Nho giáo

Tôi đọc Tứ thư không thấy có câu nào có thể căn cứ vào đó để kết luận Nho giáo là có tư tưởng chạy theo danh vọng, cổ vũ bất bình đẳng xã hội, trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, gia trưởng, quan liêu, cửa quyền. Tôi không hiểu nổi người ta căn cứ vào những kinh điển Nho giáo nào mà đi đến kết luận như vậy hay chỉ thấy phong tục, tập quán thời trung cổ như vậy rồi kết luận Nho giáo cũng vậy. Đó đâu phải là phê phán Nho giáo mà là phê phán xã hội trung cổ. Người Việt không chỉ phê phán Nho giáo theo cách đó mà còn phê phán chủ nghĩa cộng sản cũng theo cách đó. Vậy sao tiến bộ nổi, sao học được cái hay trong những triết thuyết vĩ đại của nhân loại. Học dốt thì còn lâu mới văn minh, thành rồng thành phượng được. Dinhcao (thảo luận) 10:03, ngày 6 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

"Trọng nam khinh nữ" thể hiện ở các kinh điển Nho giáo sau:

  • Luận ngữ, Dương Hoá, tiết 24: "Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã. Cận chi, tắc bất tốn, viễn chi, tắc oán" (唯女子與小人為難養也!近之則不遜,遠之則怨); nghĩa là "Chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó nuôi dạy! Gần họ thì họ khinh nhờn, xa họ thì họ oán ghét". Một số người như Đoàn Trung Còn dịch chữ "nữ tử" thành "bọn tớ gái" để giảm bớt ý trọng nam khinh nữ đi. Tuy nhiên, Chu Hy giải nghĩa câu này như sau: "Tiểu nhân ở đây cũng chỉ hạng đầy tớ thấp kém. Quân tử đối với thần, thiếp, nghiêm trang mà đến với họ, từ hòa mà nuôi dưỡng họ, thì có thể tránh được hai sự hoạn nạn ấy (此小人,亦謂僕隸下人也。君子之於臣妾,莊以蒞之,慈以畜之,則無二者之患矣). Như vậy Chu Hy cho rằng đàn bà và tiểu nhân là hai sự hoạn nạn của quân tử vậy (xem Tứ thư chương cú tập chú, Luận ngữ tập chú quyển 9, Dương Hóa đệ thập thất)
  • Kinh Thi, phần Tiểu nhã, thiên Tư can, chương VIII: "Nãi sinh nam tử, tái tẩm chi sàng, tái ý chi thường, tái lộng chi chương. Kỳ khấp hoàng hoàng, chu phất tư hoàng, thất gia quân vương" (乃生男子、載寢之牀、載衣之裳、載弄之璋。其泣喤喤 。朱芾斯皇。室家君王) nghĩa là "lại sinh con trai, thì cho nằm ngủ trên giường, thì cho mặc áo quần, thì cho chơi ngọc chương, đứa trẻ ấy khóc to tiếng, sau này được mặc phất đỏ rực rỡ, lập gia đình được làm vua chư hầu hay vua thiên tử". Chu Hy chú thích: "Cho nằm ngủ trên giường là tôn trọng nó" (寢之於牀、尊之也). Thiên Tư can, chương IX: "Nãi sinh nữ tử, tái tẩm chi địa, tái ý chi thế, tái lộng chi ngoã, vô phi vô nghi, duy tửu thực thị nghị, vô phụ mẫu di nghi" (乃生女子、載寢之地、載衣之裼、載弄之瓦。無非無儀、唯酒食是議、無父母詒罹), nghĩa là "lại sinh ra con gái, thì cho nằm ở dưới đất, thì lấy tã cho mặc, thì tấm ngói để cuốn tơ cho chơi, việc trái việc phải đều không cần biết tới, chỉ lo rượu và món ăn, và đừng để mối lo buồn về sau cho cha mẹ". Chu Hy chú thích: "Cho nằm ngủ dưới đất là coi khinh" (寢之於地、卑之也). Như vậy bài Kinh Thi này cho thấy ý trọng nam khinh nữ, phân biệt con trai con gái rõ ràng rồi còn gì? (xem Kinh Thi do Tạ Quang Phát dịch, Tập II, NXB Văn học, 2007, trang 173-176)
  • Kinh Thi, phần Đại nhã, thiên Chiêm ngưỡng, chương III: "Triết phu thành thành, triết phụ khinh thành, ý quyết triết phụ, vi kiêu vi xi, phụ hữu trường thiệt, duy lệ chi giai, loạn phỉ giáng tự thiên, sinh tự phụ nhân, phỉ giáo phỉ hối, thì duy phụ thị" (哲夫成城,哲婦傾城。懿厥哲婦,為梟為鴟。婦有長舌,維厲之階。亂匪降自天,生自婦人。匪教匪誨,時維婦寺) nghĩa là "đàn ông có trí thì dựng nên nước nhà, đàn bà có trí thì làm nghiêng thành đổ nước, người đàn bà đẹp đẽ và có trí kia, chỉ như giống chim cú chim vọ, đàn bà mà hay nói hay bàn (dài lưỡi), chỉ tạo nên những nấc thang đưa đến loạn lạc, loạn lạc không phải từ trời gieo xuống, loạn lạc sinh ra từ người đàn bà, lời của đàn bà không dùng để dạy dỗ được, chỉ có đàn bà và hoạn quan là đáng để răn mình". Chu Hy chú thích: "Nói đàn ông thì có địa vị ở ngoài xã hội, làm chủ một quốc gia, cho nên hễ có trí thì có thể dựng nước. Còn đàn bà thì lấy điều không cần biết việc phải việc trái của xã hội làm điều phải của mình, không cần gì đến trí cả. Mà hễ đàn bà có trí thì chỉ đi đến việc nghiêng đổ quốc gia mà thôi". Thiên Chiêm ngưỡng, chương IV: "phụ vô công sự, hưu kỳ tàm chức" (婦無公事,休其蠶織) nghĩa là "đàn bà không có công việc ở triều đình, lại bỏ việc nuôi tằm dệt vải để tham dự việc triều đình". Chu Hy chú thích: "Tiền lời của người lái buôn không phải là điều đáng biết của người quân tử. Cũng như việc triều đình không phải là cho đàn bà tham dự. Đàn bà không có công việc ở chốn triều đình, lại bỏ việc nuôi tằm dệt vải để mưu lo công việc của triều đình, thì há lại không là tội ác hay sao?" (xem Kinh Thi do Tạ Quang Phát dịch, NXB Văn học, Tập II, 2007, trang 769-772). Bây giờ phụ nữ ở các nước ra làm Tổng thống, làm Thủ tướng, liệu mấy câu này có còn hợp không thế?

Có người còn cho rằng Khổng Tử chủ trương ngu dân thông qua câu "Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi" (民可使由之,不可使知之) trong Luận ngữ, thiên Thái Bá, tiết 10. Câu đó được giải nghĩa là "Dân, có thể khiến họ noi theo, chứ không thể khiến họ hiểu biết". Đoàn Trung Còn khi dịch Tứ thư có nghi ngờ rằng: "Câu này, có phải Đức Khổng nói chăng? Hay là cường hào hậu thế gán cho Đức Khổng đặng dễ sai dân?". Thời cận đại, Lương Khải Siêu thêm hai dấu phẩy vào câu đó, thành "Dân khả, sử do chi, bất khả, sử tri chi", thế là câu đó thành ra "dân khá thì khiến họ noi theo, còn không khá thì khiến họ hiểu biết", thế là nghĩa khác hẳn nghĩa ban đầu. Rồi còn câu "Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị" (天下有道,則庶人不議) trong Luận ngữ, thiên Quý thị, tiết 2, nghĩa là "thiên hạ có đạo thì thường dân không được nghị luận việc nước" nữa, Lương Khải Siêu lại giải nghĩa là "thiên hạ có đạo thì thường dân không còn dị nghị nữa".

Đặc biệt, trong truyện ngắn Nhật ký người điên, Lỗ Tấn tóm tắt nền đạo đức Nho giáo bằng ba chữ "ăn thịt người": "Tôi mở lịch sử ra tra thử, thì lịch sử không đề năm nào đời nào, chỉ thấy trên mỗi tờ viết xiêu xiêu to tó những chữ "nhân nghĩa đạo đức". Tôi không làm sao ngủ được, kỹ lưỡng xem suốt nửa đêm, mới nhìn thấu đến giữa những dòng chữ, thì ra cả cuốn đều chép rặt có ba chữ: "Ăn thịt người". Lỗ Tấn trích dẫn 4 chữ "dịch tử nhi thực" (易子而食) nghĩa là "đổi con cho nhau mà ăn thịt" trong Xuân Thu Công Dương truyện, năm Tuyên công thứ 15, lúc ấy nước Tống bị nước Sở vây khốn, trong thành hết lương, người dân nước Tống phải đổi con cho nhau mà ăn thịt, chặt xương mà nhóm lửa (易子而食之,析骸而炊之); cộng thêm 4 chữ "thực nhục tẩm bì" (食肉寢皮) nghĩa là "xẻo thịt mà ăn, lột da làm nệm" trong Xuân Thu Tả thị truyện (Tả truyện), năm Tương công thứ 21, Châu Xước là tướng nước Tấn nói với Tề Trang công về hai viên tướng Thực Xước, Quách Tối của Tề Trang công: "Hai người đó giống như cầm thú, thần sẽ xẻo thịt mà ăn, lột da mà làm nệm" (然二子者,譬於禽獸,臣食其肉,而寢處其皮矣). Xuân Thu Tả truyện và Xuân Thu Công Dương truyện nằm trong thập tam kinh của Nho giáo mà cũng chép chuyện ăn thịt người! Tranminh360 (thảo luận) 08:32, ngày 10 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu những nội dung này có nguồn đề nghị bạn triển khai vào bài để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về Nho giáo.Ngdanyen (thảo luận) 13:57, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Kinh Thi được xem là kinh điển của Nho giáo chứ thật ra nó chỉ là ca dao, tục ngữ, hò, vè dân gian được Khổng Tử sưu tập, hệ thống hóa lại để truyền lại cho đời sau. Khó căn cứ vào đó mà nói rằng các đại biểu tư tưởng của Nho giáo như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử chủ trương trọng nam khinh nữ. Câu "Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã. Cận chi, tắc bất tốn, viễn chi, tắc oán" đúng là của Khổng Tử nhưng chỉ là nhận xét cá nhân của ông ấy về tâm lý đàn bà, không thể căn cứ vào đó để kết luận gì hết. Còn nhận xét của Lỗ Tấn và cách trích dẫn của ông ta thì quá cực đoan, quá xuyên tạc, không đáng bàn. Có những người như Lỗ Tấn nên sau này Mao mới làm cách mạng văn hóa phá hủy có hệ thống nền văn hóa Trung Hoa, làm xã hội hỗn loạn, giết chết không biết bao nhiêu người.Dinhcao (thảo luận) 08:42, ngày 10 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thực ra Khổng Tử có trọng nam kinh nữ hay không cũng chẳng quan trọng. Trong nền kinh tế nông nghiệp + chiến tranh liên miên, vai trò của nam giới quan trọng hơn nữ giới rất nhiều, tự khắc xã hội cũng coi trọng nam giới hơn. Chẳng cứ Khổng Tử, nho giáo... mà cả thế giới lúc bấy giờ đều như vậy cả, thậm chí cả Phật giáo coi chúng sinh bình đẳng nhưng cũng khẳng định người nữ khó thành đạo hơn người nam. Người thời nay cứ thích đem bối cảnh hiện đại mà phán xét người xưa, nhưng tư tưởng của người xưa là hợp lý trong bối cảnh thời bấy giờ chứ không phải yêu ghét tùy hứng. Thậm chí ngay bây giờ ở phương Tây, những người nữ thành công vẫn ít hơn nhiều so với nam giới, dù luật pháp có bình đẳng đến đâu thì nữ giới vẫn có những giới hạn về tâm sinh lý, sức khỏe... so với nam giớiMinhthai1 (thảo luận) 09:11, ngày 10 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nói như bạn không ổn. Nam có thế mạnh của nam, nữ có thế mạnh của nữ, nhưng có phát huy được thế mạnh của mỗi phái hay không tùy thuộc vào cơ chế xã hội. Nếu nói như bạn, đổ lỗi tất cả cho bối cảnh xã hội, thế tại sao ngày nay cùng một bối cảnh xã hội, cùng một thời đại thì có những xã hội rất tiến bộ (Châu Âu, Mỹ...) lại có xã hội rất lạc hậu về quyền bình đẳng (Châu Phi, Trung Đông...). Ngày nay nữ ít thành công hơn nam đơn giản bởi vì vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giới ở mọi xã hội, chỉ khác là có xã hội nhiều có xã hội ít. Nữ giới chiếm một nửa nhân loại, tiềm năng của họ rất lớn, ở một xã hội trù dập nữ giới thì sẽ mất đi một nửa năng lực của nhân loại. Nam giới hình thể, sức khỏe hơn nữ, nhưng nữ giới lại có tính bền bỉ, sự chịu đựng và kiên trì hơn nam giới. Về mặt trí tuệ, tuổi thọ thì chẳng thua kém chút nào, thậm chí tuổi thọ còn hơn nam. Xã hội nào càng bình đẳng thì càng phát triển vì phát huy được năng lực và sự đóng góp của cả 2 giới, đó là một thực tế. Ngdanyen (thảo luận) 13:34, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Việc coi trọng trinh tiết cũng vậy. Từ thế kỷ XX có bao cao su, thuốc ngừa thai, peniciline ... nên người ta không thấy ý nghĩa tốt đẹp mang tính bảo vệ nữ giới của việc coi trọng trinh tiết mà phê phán nó là bất bình đẳng giới. Dinhcao (thảo luận) 09:16, ngày 10 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thế nam giới sao không coi trọng trinh tiết mà lại bắt nữ giới phải sống chết vì nó? Các ông, các anh cứ thoải mái quan hệ, nhưng lại lên mặt khi phụ nữ làm điều tương tự. Nếu không có nam giới quan hệ thì phụ nữ quan hệ với ai? Tại sao sinh con trai thì được coi là hoàn thành nghĩa vụ vẻ vang, còn sinh chỉ con gái thì bị coi thường thậm chí đau khổ? Có gia đình phải sinh đến 5,6 đứa khiến người phụ nữ hao tổn sức lực chỉ để sinh được con trai. Đó chẳng phải tư tưởng độc đoán của Nho giáo sao? Nếu công bằng, đáng lẽ Nho giáo cũng phải áp đặt "trinh tiết", đức hạnh tương tự cho nam giới ở mọi khía cạnh giống như nữ giới chứ? Ngdanyen (thảo luận) 13:40, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thế bạn tìm sách nào nói ông Khổng, ông Mạnh đề cao trinh tiết phụ nữ rồi trích dẫn vào bài rồi kết luận hai ông đó trọng nam khinh nữ nên Nho giáo trọng nam khinh nữ là xong. Tôi hơi lạ là ở đất nước này có nhiều ông chưa từng đọc Tứ thư Ngũ Kinh mà phê phán Nho giáo đủ điều cứ làm như họ hiểu biết tường tận về hệ thống triết học này lắm.Dinhcao (thảo luận) 16:58, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thời cổ đại và trung đại phụ nữ mà quan hệ tình dục bừa bãi thì sẽ dẫn đến hoặc là có thai hoặc là bị bệnh lây qua đường tình dục. Cả 2 trường hợp đều sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề về mặt sức khỏe cũng như về mặt xã hội. Chính vì thế không chỉ ở phương Đông mà lẫn phương Tây người ta đều coi trọng trinh tiết. Cuộc cách mạng tình dục mới chỉ bắt đầu xuất hiện ở phương Tây từ thập niên 60 thế kỷ XX thôi. Ngay cả bây giờ ở phương Tây nhiều cô gái vẫn coi trọng trinh tiết của họ chu khong phai he la Tay thi quan he bua bai nhu nhieu nguoi Viet xem phim My nhieu qua nen hieu lam. Vấn đề của người Việt là gì ? Cái hay của Tây không học mà chỉ bắt chước cái dở mà cứ tưởng đó là văn minh của người ta chứ đâu biết rằng ở xứ người ta những thứ đó cũng bị phê phán.Dinhcao (thảo luận) 17:09, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nhiều bạn chưa thấy hết giá trị của Nho giáo đâu. Không phải tự nhiên mà Hán Vũ Đế "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật". Các bạn đọc kỹ bài Nho giáo rồi so sánh với xã hội Việt Nam hiện nay cũng như trong quá khứ xem chúng ta làm ngược lại lời dạy của ông Khổng thì xã hội nó thế nào. Có Việt Nam để các bạn kiểm chứng đó.Dinhcao (thảo luận) 10:01, ngày 12 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bài này sẽ giúp cho các thế hệ lãnh đạo VN trong tương lai biết đường mà vẽ lại quê hương. Mucrime (thảo luận) 05:58, ngày 27 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thiếu trung lập

Bài Nho giáo sắp biến thành nơi diễn thuyết ca tụng theo quan điểm một chiều của một bạn (tuy nhiều tài khoản nhưng có lối viết giống nhau). Hiện bài viết đã dài quá tải bằng việc lắp ghép, phô trương thật nhiều những những câu phát biểu mang tính cá nhân nhỏ lẻ theo chiều hướng tâng bốc Nho giáo một cách thiếu khách quan. Nếu tiếp tục tôi buộc phải đặt biển thiếu trung lập cho toàn bài.Ngdanyen (thảo luận) 09:28, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hàm hồ. Bạn cố tình gây bút chiến tôi đưa ra BQV. Dinhcao (thảo luận) 09:31, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hình như bạn có phải là người hay biến Wiki thành diễn đàn giáo huấn tư tưởng mọi người. Nội dung bài này có lẽ cũng bị triển khai theo hướng như vậy. Với cách viết của bạn sẽ không còn ai đọc bài này nữa đâu.Ngdanyen (thảo luận) 09:37, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn mới cố tình định hướng người đọc bằng cách bỏ các quan điểm đối lập ra khỏi vị trí hợp lý của nó. Dinhcao (thảo luận) 09:39, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạn đó chỉ với nội dung phê phán hạn chế. Nếu bạn thích ca tụng như thông lệ thì đưa lên trên.Ngdanyen (thảo luận) 09:42, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cái này không phải là ca tụng mà là quan điểm phán bác lại những phê phán bạn đưa vào bài. Dinhcao (thảo luận) 09:43, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi không chấp nhận kiểu viết của bạn làm hỏng đoạn phê phán như cách bạn đã làm hỏng các đoạn khác. Chỉ đưa lời nói của một ai đó thật dài để lấn át những ý chủ đạo.Ngdanyen (thảo luận) 09:44, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Chẳng ai cấm viết dài. Dinhcao (thảo luận) 09:47, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Wikipedia có tiêu chuẩn của nó, không phải là nơi bạn diễn thuyết. Hãy tôn trọng ý kiến cộng đồng.Ngdanyen (thảo luận) 09:52, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Chẳng ai diễn thuyết. Chỉ có bạn thay đổi cấu trúc bài để định hướng người đọc. Dinhcao (thảo luận) 09:54, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạn Phê phán hiện được viết rất cô đọng theo ngôn ngữ tổng hợp, chứ không phải kiểu viết một ý kiến diễn thuyết trích dẫn dài nhằm lấn át nội dung của bạn. Ngdanyen (thảo luận) 09:57, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nên đặt ra 2 mục, 1 mục là "Phê bình Nho giáo", 1 mục là "phản phê bình Nho giáo", 2 bạn thích viết đoạn nào thì viết cho đỡ tranh chấpMinhthai1 (thảo luận) 09:59, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ở đây nói rõ nội dung hạn chế, tiêu cực của nho giáo chứ không phải "phê bình" gì nữa.Ngdanyen (thảo luận) 10:02, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Xóa thông tin có nguồn

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nho_gi%C3%A1o&type=revision&diff=23370855&oldid=23358302

Bạn Ngdanyen đã xóa 2 đoạn có nguồn đồng thời dịch sai “thuật nhi bất tác” thành "chỉ biết làm theo mà không sáng tạo gì thêm". Nếu không hồi phục như cũ tôi sẽ đưa bạn ra BQV. Mucrime (thảo luận) 12:18, ngày 28 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nguồn viết vậy mà. Ngoài ra tôi bỏ một đoạn không có chỗ nào nói tới Nho giáo mà Minhthai1 mới thêm vào. Bạn Dinhcao vừa bị khóa nên tôn trọng mọi người nếu không muốn toàn bộ các hồi sửa của bạn bị lùi lại.Ngdanyen (thảo luận) 03:55, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng cảnh báo nếu bạn tiếp tục cách viết như vậy (nhặt hàng loạt các ý kiến cá nhân nhỏ để tâng bốc 1 chiều khiến bài viết đã quá tải vì lệch lạc), tôi sẽ treo biển Thiếu trung lập cho toàn bài và đề nghị các thành viên biên tập lại.Ngdanyen (thảo luận) 04:01, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nguồn dịch sai bạn copy y chang. Trình độ quá kém. 2 đoạn bạn bỏ đều có liên quan đến Nho giáo. Tôi lịch sự chứ nếu làm giống bạn tôi đã xóa hết phần phê phán Nho giáo dù nó có nguồn. Mucrime (thảo luận) 04:02, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạn bạn vừa thêm vào vẫn đang tranh chấp và tôi chưa đồng ý. Trước đó BQV TuanMinh đã phải khóa và lùi lại mà bạn vẫn cứng đầu, bị Tuanut khóa vẫn lập nick mới.Ngdanyen (thảo luận) 04:06, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn đã kiếm chuyện gây khó dễ còn già mồm. Mucrime (thảo luận) 04:08, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cách viết của bạn không thể chấp nhận được. Bạn chỉ kiếm một câu, là ý kiến cá nhân nhỏ của một ai đó rồi đem ghép tùy tiện để phủ nhận một đoạn dài. Đoạn phát biểu của Lý Quang Diệu thì hoàn toàn không nói gì tới Nho giáo. Bài này đáng lý phải được đặt biển Thiếu trung lập từ lâu rồi.Ngdanyen (thảo luận) 04:12, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạn phát biểu của Lý Quang Diệu đang nói tới đạo đức Nho giáo. Bạn đã phê phán Nho giáo thì cũng phải chấp nhận thông tin ngược lại mới đúng nguyên tắc trung lập. Mucrime (thảo luận) 04:14, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi không thấy một từ nho giáo nào hết trong nguồn và đoạn đang dẫn. Cách viết như vậy là người thêm vào đang "mạo nguồn".Ngdanyen (thảo luận) 04:18, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Xã hội phương Đông tin rằng cá nhân tồn tại trong khuôn khổ gia đình. Anh ta không tách rời ra bối cảnh đó. Gia đình là một phần của gia đình rộng lớn hơn, rồi bạn bè rồi xã hội. Người lãnh đạo hay chính quyền không cố cung cấp cho cá nhân những gì mà gia đình có thể. Có câu thành ngữ của Trung Quốc khái quát vấn đề này: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tu thân nghĩa là tự lo bản thân, tự rèn luyện, làm mọi việc để mình trở nên có ích; tề gia là lo lắng cho gia đình; trị quốc là lo lắng cho đất nước; bình thiên hạ là tất cả dưới bầu trời đều thái bình. Đó là quan niệm cơ bản của văn minh chúng tôi. Chính quyền lên rồi chính quyền xuống, nhưng quan điểm này vẫn duy trì. Chúng tôi bắt đầu bằng sự tự túc của bản thân.

Đây không phải nói về Nho giáo thì là gì ? Mucrime (thảo luận) 04:25, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Không nhắc từ nào đến "Nho giáo".Ngdanyen (thảo luận) 09:31, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cãi chày cãi cối. Không biết xấu hổ. Mucrime (thảo luận) 13:40, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tuanminh01 khóa bài sai quy định

Tại sao BQV lùi bài viết khiến nhiều đoạn bị mất đi vậy? Tôi đề nghị giải thích rõ. Trong trường hợp có mâu thuẫn, tôi đề nghị biểu quyết xem nên lấy phiên bản nào, không thể vì mâu thuẫn giữa 2 bạn trên kia mà cứ lùi bài mãi, thế này thì người khác muốn viết đều thành công cốc cả sao? Bài viết sẽ không bao giờ có thể tiến triển được khi chỉ cần ai đó nhảy vào xóa là BQV sẽ lùi bàiMinhthai1 (thảo luận) 07:10, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi. BQV làm việc thiếu chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng đến bài viết.

Khi khóa một trang vì tranh cãi về nội dung, bảo quản viên nên khóa phiên bản hiện hành của trang, chứ không lùi đến một phiên bản khác, trừ khi phiên bản hiện hành có chứa nội dung rõ ràng vi phạm quy định về nội dung, như phá hoại hoặc vi phạm bản quyền một cách rõ ràng. Các trang bị khóa do tranh cãi nội dung không nên được sửa đổi trừ khi để loại bỏ các yếu tố như trên, làm thế nào các sửa đổi đó không liên hệ đến sự tranh cãi, hoặc để sửa đổi những gì đã đạt được đồng thuận. Bảo quản viên không nên khóa hoặc mở khóa một trang do tranh cãi nếu họ có dính líu đến vụ tranh cãi đó.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Quy_%C4%91%E1%BB%8Bnh_kh%C3%B3a_trang

Mucrime (thảo luận) 07:13, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn Mucrime đọc kỹ đoạn bôi đậm đi.

Đừng nói BQV làm việc thiếu chuyên nghiệp. Chính cách làm biến bài viết thành nơi chứng minh quan điểm cá nhân của các bạn đã khiến bài viết bị khóa. Nếu còn tiếp tục, bài viết sẽ bị khóa dài nữa và bị đặt biển.

Ngdanyen (thảo luận) 09:17, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đừng có kết tội người khác trong khi mình xóa thông tin có nguồn để định hướng người đọc. Mucrime (thảo luận) 09:29, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

"Thông tin có nguồn" chỉ là một điều kiện nhỏ, Wikipedia còn rất nhiều quy định khác.Ngdanyen (thảo luận) 09:32, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Các bạn đồng thuận lùi đến phiên bản nào thì ghi rõ vào đây, để tôi lùi lại đến phiên bản đó cho chính xác hơn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 09:33, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết để giải quyết tranh chấp

Giờ biểu quyết theo Giải quyết bất đồng khi biên tập đi:

Phiên bản lúc 04:00, ngày 31 tháng 3 năm 2016 https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nho_gi%C3%A1o&oldid=23408658


Phiên bản lúc 03:59, ngày 31 tháng 3 năm 2016 https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nho_gi%C3%A1o&oldid=23408652

Ai đồng ý phiên bản nào thì cho ý kiến. Mucrime (thảo luận) 09:37, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Dinhcao có biểu hiện không hợp tác, đề nghị tăng thời gian khóa dài hạn để tránh tiếp tục bút chiến và viết thiếu trung lập.Ngdanyen (thảo luận) 09:38, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Viết Wiki không nắm quy định, không nắm quy tắc ứng xử mà chỉ giỏi già mồm cãi cố. Mucrime (thảo luận) 17:46, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

  1. Tôi đồng ý bản lúc 04:00 ngày 31/3. Người khác cho ý kiến điMinhthai1 (thảo luận) 01:22, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2. Tôi đồng ý bản lúc 04:00 ngày 31/3Mucrime (thảo luận) 03:05, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hai bạn này đều là chuyên gia lập tài khoản rối. Wiki này ai chẳng biết. Cách thức hồi sửa và các chủ đề tham gia của Minhthai1 giống hệt với Saruman/MiG, còn ban Mucrime thì hay biến Wiki thành diễn đàn mà BQV TuanUt rất để ý.

Viết bài theo kiểu chứng minh quan điểm cá nhân và không tôn trọng sự trung lập theo tôi mấy bạn này nên dừng sự hồi sửa của các bạn thì tốt hơn. 14.177.64.7 (thảo luận) 04:25, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vậy hả ? Ở đây chẳng ai trung lập hết. Yên tâm đi. Mucrime (thảo luận) 04:55, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn Mucrime bảo thủ quá. Wikipedia là trang nhiều thành viên đóng góp, bạn phải tôn trọng ý kiến của các thành viên khác chứ không nên nghĩ thế giới quan của bản thân mình là tuyệt đối. Bạn bị tư tưởng nho giáo ảnh hưởng, đó là suy nghĩ gia trưởng, ý kiến mình luôn đứng trên ý kiến người khác (giống như thể đàn ông, người già mới có tư cách ngồi mâm trên còn phụ nữ, người trẻ chỉ là hạng "chiếu dưới"), bảo thủ cố vị, nghĩ rằng tất cả mọi người đều không nhận thức được đúng sai và bạn phải làm công tác cải biến tư tưởng xã hội. Những tính cách này không phù hợp khi tham gia trên Wiki đâu, bạn nên thay đổi, nhiều người góp ý rồi đấy.Ngdanyen (thảo luận) 05:00, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC) Ngdanyen (thảo luận) 05:00, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn xem lại mình đi. Đã chơi xấu, vi phạm quy định còn già mồm chỉ trích người khác. Mucrime (thảo luận) 06:00, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn nào thấy rằng bài viết chưa trung lập thì nên tìm thêm những quan điểm phê phán Nho giáo, những chứng cứ từ kinh điển Nho giáo cho thấy Nho giáo tồi tệ thế nào chứ không nên xóa nội dung người khác đưa vào bài đi ngược lại với điều các bạn muốn định hướng cho người đọc. Mucrime (thảo luận) 12:34, ngày 2 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Mucrime vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 14:13, ngày 2 tháng 4 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]

Đạo Khổng ?

Đạo Khổng là một phần nhỏ của Nho giáo thôi. Gọi Nho giáo là đạo Khổng thì quá lệch lạc.

Bút chiến

Bài Nho giáo đã hết bút chiến. Không thấy thành viên Ngdanyen xuất hiện nữa. Có lẽ đây chỉ là con rối của thành viên kỳ cựu nào đó. Tôi thấy phiên bản này có nhiều thông tin và hoàn chỉnh hơn phiên bản hiện tại. Nếu không có bạn nào phản đối tôi sẽ đưa bài Nho giáo về phiên bản nêu trên. Xixaxixup (thảo luận) 12:40, ngày 26 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu xét về rối thì bạn sẽ bị cấm theo quy định. Còn nếu xét về nội dung bài thì đoạn tranh chấp này bị lùi sửa nhiều lần. Bạn muốn thêm nội dung đó trở lại thì bạn phải đảm bảo nội dung đó sẽ không bị tranh chấp nữa. Theo tôi bạn nên biên soạn lại cho phù hợp hơn. Tuấn Út Thảo luận 13:13, ngày 26 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ngdanyen không thấy xuất hiện nữa. Đây chỉ là con rối được tạo ra để bút chiến ở bài Nho giáo. Dĩ nhiên là phải biên soạn lại một chút để tránh bút chiến xảy ra tiếp. Xixaxixup (thảo luận) 13:16, ngày 26 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

BÀI VIẾT ĐA PHẦN LÀ NỊNH BỢ

Bợ đỡ Nho giáo 1 cách vô tội vạ và không biết ngượng. Đã thế còn dám đồng hóa bảo Nho giáo là " giá trị truyền thống của dân tộc", trong khi văn hóa Bách Việt thực thụ thì đã bị phong kiến phương Bắc dùng Nho giáo hủy diệt mất.

1 bài viết lủng củng nịnh bợ như vậy mà vẫn được đăng ư?

Đây ko phải là 1 bài học thuật. Học thuật là tìm cái hay, thừa nhận cái dở. Đây là 1 nỗ lực " làm sạch lí lịch" và ngụy biện cho Nho giáo bất kể mọi mặt tốt hay xấu mà thôi.

Dinhcao là ai? Tôi đã gửi lời mời rồi. Mau đến ngay, tôi đang chờ.185.28.193.95 (thảo luận) 14:54, ngày 11 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]

Cái gì mà bị chửi bới, chà đạp, khinh miệt, thù ghét thì tôi sẽ làm cho mọi người thấy họ đã sai khi có thái độ như vậy. Nho giáo, chủ nghĩa cộng sản, Ngô Đình Diệm, VNCH tôi đều làm như vậy. Cái gì mà được nâng bi, ca ngợi thì tôi sẽ cho mọi người thấy mặt trái của nó. Thế mới là Khai sáng. :DXixaxixup (thảo luận) 15:23, ngày 11 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bí quyết để biến Nho giáo thành vĩ đại

1/ Vu vạ, đấu tố, khẳng định khỏi cần chứng minh: VD, trong bài viết trên có đoạn: “bên cạnh mặt tích cực là tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ, song cũng đã tạo nên sự bại hoại đạo đức tác phong trong xã hội” “ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ cận đại, địa vị của thương nhân dần được nâng cao, chế độ tư bản ngày càng khuyến khích tư lợi, trở thành tiêu chuẩn hành vi trong xã hội. Thân phận của thân sĩ không còn được coi trọng, những quan niệm giá trị “trọng nghĩa hơn lợi” truyền thống ngày càng bị thay thế bằng lối sống “vì lợi quên nghĩa”” Đặc điểm chung của những lập luận này là: 1. tìm các tệ nạn tồn tại trong xã hội 2. gán nó cho tất cả các học thuyết đối địch với Nho giáo. Chú ý: tuyệt đối không chứng minh có liên hệ gì giữa học thuyết nọ và tệ nạn kia hay không. 3. tuyên truyền: “ muốn XH vững mạnh thì phải diệt hết ( kẻ thù của ta) và độc tôn ( ta)” Cho nên, dễ hiểu vì sao các lập luận kiểu này thường ko có bất kỳ số liệu gì chứng minh trước và sau khi Nho giáo sụp đổ, xã hội trở nên suy đồi hơn. Trong quá khứ, chiêu này đã được bọn Nho dùng khá nhiều lần. Tỷ như “ muốn đất nước giàu mạnh thì phải bài trừ Tây dương” hay như Huỳnh Thúc Kháng “ dân ta do đọc…Truyện Kiều nên mất nước”. Để đến khi Phan Khôi hỏi “ vậy sau Tây nó đọc Romeo & Juliet mà nó vẫn mạnh” thì giả điếc làm thinh, không đáp?

2/ Cướp công người khác hoặc tự tô vẽ thành tích ảo: Điển hình là việc tìm gom trong lịch sử tất cả những vĩ nhân nào từng tiếp thu Nho giáo, viết thành list rồi quy kết “ vì họ học và vận dụng Nho giáo, nên họ trở thành vĩ đại”. Điều này là nhảm nhí ở 1 vùng đất suốt 2000 năm nơi người người đều tiếp nhận Nho giáo. Nó chẳng khác gì “ vì họ ăn cơm nên họ trở thành thiên tài” cả. Vả, Nguyễn Công Trứ nghĩ ra doanh điền sứ là nhờ sự sáng tạo của cá nhân ông ta, chứ có phải “ thánh hiền” dạy cho đâu. Hay như tôi đọc trong link trên ( hôm qua đọc còn thấy, ko hiểu sao hôm nay không thấy nữa), thấy bảo rằng hoạt động từ thiện cộng đồng ở Tây kém hơn cả ở Đông. Điều này là hoàn toàn nhảm nhí: khi ở Mỹ người ta còn có cả nhà cho người vô gia cư ở tạm, còn ở Tàu và VN soi mòn mắt chẳng thấy đâu.

3/ Vừa đấm vừa xoa: Vừa vu vạ văn hóa phương Tây chú trọng cá nhân, đề cao tư lợi, làm bại hoại đạo đức phong hóa, thiếu tình thương,... Nhưng ở chỗ khác, nó lại tráo trở xoa xoa rằng: “Quan điểm này của Nho giáo cũng tương đồng với triết lý của nhà Phật về từ bi và trí tuệ, sự phá chấp, sự giác ngộ cũng như quan điểm của triết học phương Tây hiện đại về lý tính và tự do.” “Nho giáo không phản đối làm giàu mà chỉ phản đối làm giàu bằng mọi giá, thấy lợi quên nghĩa cũng như nền văn minh phương Tây với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính vị lợi cao độ cũng không hề chấp nhận việc làm giàu gây hại cho người khác”

4/ Thương vay khóc mướn: 1 trong những điều lố bịch nhất mà bọn Nho giáo tung ra để lôi kéo lòng người, là chúng đánh đồng chúng với “ giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc”, rằng nếu để phương Tây loại bỏ chúng thì “ văn hóa dân tộc” sẽ sụp đổ. Chúng ta đều biết quá rõ Nho giáo được truyền vào VN vốn như 1 công cụ nô dịch và hủy diệt văn hóa bản địa. Chính những khai quật của người Pháp về nền văn minh Đông Sơn ( thuộc Bách Việt) đã cho ta thấy 1 xã hội bản địa cổ xưa với những chuẩn mực hoàn toàn khác. Đó là sự phóng khoáng trong tình dục ( tượng nam nữ làm tình trên thạp gốm Đào Thịnh). Suốt thời phong kiến, Nho giáo tìm mọi cách xóa bỏ tín ngưỡng bản địa – dù còn rơi rớt lại rất ít – mà vẫn không nổi. Sự sùng bái mẫu hệ ( đạo Mẫu Việt Nam), phồn thực ( lễ hội nõ nường), thậm chí cả những dị biệt trong tập quán và ăn mặc. Phạm Đình Hổ đành phải than vãn mong có “ người tài” nào đó sau này giúp đồng hóa dân ta cho giống Tàu. Nói không ngoa, Nho giáo là “ kẻ thù truyền kiếp” của mọi nền văn hóa bản địa. Sự tự đánh đồng mình là “ truyền thống dân tộc” là 1 sự tự nhận vô liêm sỉ.

5/ Thí tép cứu tôm, đâm sau lưng đồng đội: Nho giáo cho đến nay kỳ thực ko hoàn toàn là 1 học thuyết viết nên bởi một mình Khổng Tử. Cả tứ thư thực tế chỉ có mình Luận Ngữ là viết lại lời Khổng Tử, mà đến Nguyễn Hiến Lê còn thừa nhận là chưa chắc mọi lời chép trong đó là lời Khổng thật. Qua 2000 năm, Nho giáo đã được phát triển, tô đắp, bôi cạo,… loạn xà ngầu bởi vô số trường phái Nho giáo khác nhau. Nói không ngoa: truyện Tấm Cám bị bồi đắp loạn xạ cỡ nào thì Nho cũng gần cỡ đó. Khi quyền bính nắm trong tay, làm mưa làm gió, bọn Nho lúc nào cũng tự phát ngôn rồi gán thêm cái title “ lời Khổng Tử nói”, “ ý Khổng Tử là”. Ai dám chống đối thì đã có: “ coi Văn Vương, Võ Vương không đủ làm phép tắc; khinh Chu Công, Khổng Tử không đủ làm bậc thầy…” Rồi xua quân tru lục “ sẽ lập làm quận huyện như ở nội địa”. Thế nhưng đến khi thất thế thì lại chơi trò thí tốt: Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế và đồng bọn thời ông đồng thanh quy kết nguyên nhân nhà Nguyễn tiêu tùng là do học…Tống Nho, chứ không phải lỗi của Nho giáo chính tông. Trong khi đó, các bác vẫn tỉnh bơ “ biểu dương tiết liệt”, vốn là 1 quan niệm…Tống Nho ( đến Minh Nho thì đại thịnh). Vả thử hỏi, nếu gạch bỏ toàn bộ những sách vở Nho giáo “ không phải do Khổng Tử viết” thì ta nay còn lại cái gì? Vài cái thẻ tre may mắn sống sót qua vụ Tần đốt sách. Hỏi ai có đủ thời gian và hứng thú nghiền ngẫm sự vĩ đại của cái học thuyết đã nằm trong tình trạng “ độc điếu song tiền nhất chỉ thư” đó? Khi mà quanh ta có hàng đống học thuyết dày cộm khác từ Ấn, Âu mọi miền, cũng chứa đựng những yếu tố tương tự, mà có khi còn được phát triển tốt hơn?

Dinhcao đâu rồi? Mau vào trong link ta gửi, ta đang chờ.


14.101.41.162 (thảo luận) 16:08, ngày 11 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon.[trả lời]

Bạn gấu quá, Dinhcao trốn mất rồi. Xixaxixup (thảo luận) 06:59, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 12 tháng 10 năm 2016

Lỗi Lua trong Mô_đun:Protected_edit_request/active tại dòng 96: bad argument #2 to 'format' (string expected, got nil). Nho giáo là kẻ khiến dân tộc ta mất nước, mất cả mũi Bạch Long. Chính Nho sĩ dẫn giặc Tàu vào giết dân ta với cái cớ " đánh Pháp". Cần phải có mục ghi rõ tội ác của Nho giáo với dân tộc Việt và các dân tộc khác, thay vì chỉ 1 đống rừng lời tâng bốc như thế này. 92.47.195.250 (thảo luận) 03:16, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]

Bạn cần thêm vào mục nào, sửa đổi những gì, làm ơn viết cụ thể theo format đổi X thành Y. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 03:52, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Anh hỏi thật khó trả lời. Tôi đã nói bài viết này hỏng toàn bộ từ đầu tới cuối. Trình bày vừa dài vừa rối, nội dung nhiều chỗ gần như không trích dẫn mà chỉ thuần là người viết tự phát ngôn. Rốt cuộc tiêu đề bài viết là “ Nho giáo” hay là “ Đời tôi và Nho giáo”?

Người đọc không quan tâm anh ca ngợi Nho giáo thế nào, người đọc muốn biết đích xác Nho giáo nói cái gì ( đoạn nào, sách nào, ai viết, ai nói).

Cho nên bài Nho giáo này hỏng toàn diện, chỉ có mà xóa đi viết lại. Anh đòi sửa là sửa thế nào?


Hiện tại giải pháp chữa cháy dễ nhất là cứ tạm dịch lại bản tiếng Anh, rồi sẽ tìm người có khả năng để hiệu đính, bổ sung sau. 176.192.254.222 (thảo luận) 12:51, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]


Về việc người viết bài tung ra toàn luận điệu sai lạc thì dưới đây là 1 vài vd

1/ Vu vạ, đấu tố, khẳng định khỏi cần chứng minh: VD, trong bài viết trên có đoạn: “bên cạnh mặt tích cực là tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ, song cũng đã tạo nên sự bại hoại đạo đức tác phong trong xã hội” “ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ cận đại, địa vị của thương nhân dần được nâng cao, chế độ tư bản ngày càng khuyến khích tư lợi, trở thành tiêu chuẩn hành vi trong xã hội. Thân phận của thân sĩ không còn được coi trọng, những quan niệm giá trị “trọng nghĩa hơn lợi” truyền thống ngày càng bị thay thế bằng lối sống “vì lợi quên nghĩa”” Đặc điểm chung của những lập luận này là: 1. tìm các tệ nạn tồn tại trong xã hội 2. gán nó cho tất cả các học thuyết đối địch với Nho giáo. Chú ý: tuyệt đối không chứng minh có liên hệ gì giữa học thuyết nọ và tệ nạn kia hay không. 3. tuyên truyền: “ muốn XH vững mạnh thì phải diệt hết ( kẻ thù của ta) và độc tôn ( ta)”

Cho nên, dễ hiểu vì sao các lập luận kiểu này thường ko có bất kỳ số liệu gì chứng minh trước và sau khi Nho giáo sụp đổ, xã hội trở nên suy đồi hơn. Trong quá khứ, chiêu này đã được bọn Nho dùng khá nhiều lần. Tỷ như “ muốn đất nước giàu mạnh thì phải bài trừ Tây dương” hay như Huỳnh Thúc Kháng “ dân ta do đọc…Truyện Kiều nên mất nước”. Để đến khi Phan Khôi hỏi “ vậy sau Tây nó đọc Romeo & Juliet mà nó vẫn mạnh” thì giả điếc làm thinh, không đáp?

Nho giáo không chỉ có Khổng Tử

2/ Cần phải hiểu Nho giáo bắt nguồn từ Khổng Tử chứ không chỉ bó hẹp trong những gì Khổng Tử nói. Qua thời gian, nó đã được thêm thắt và tiếp nối phát triển bởi nhiều cá nhân khác nhau. Nho giáo là công trình của rất nhiều người. Xin nói thẳng, nếu cứ chống chế “ thật ra Khổng Tử không nói thế” để bao biện cho Nho giáo, thì hóa ra Hán Nho, Đường Nho, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thậm chí Mạnh Tử cũng đem bỏ hết, vậy Nho giáo còn cái gì?

Mà tôi nói thẳng, chính những kẻ ra rả “ Khổng không nói thế” còn chẳng biết Khổng có nói thế không kia mà? Như có đoạn tác giả ca ngợi “ tiết liệt” trong khi quan niệm và quy chế biểu dương tiết liệt chỉ thực sự thành hình vào đời nhà Minh.

Văn hóa Việt không chỉ có Nho giáo

3/ Văn hóa Việt là tổng hòa rất nhiều yếu tố từ Nho, Phật, Lão đến văn hóa bản địa như đạo Mẫu, phồn thực, thờ cúng thiên nhiên,… bản chất Nho giáo khi mới du nhập đều dùng hình thức công kích, hủy diệt nền văn hóa bản địa. Khi lưu hành, thì thực chất Nho giáo chỉ độc tôn từ đời Lê Sơ ( đỉnh cao dưới thời Lê Thánh Tông) đến hết nhà Nguyễn. Mà suốt thời đại đó chẳng phải lúc nào cũng thịnh đạt. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong hơn 200 năm mà không có văn miếu, thi cử không thành quy chế rõ ràng,… Xin hỏi với trình độ mù chữ của nước ta ngày xưa, bao nhiêu người thực sự đọc sách Nho để áp dụng nghiêm túc, hay toàn là hiểu kiểu ù ù cạc cạc ( như tưởng cái câu “ quân xử thần tử…” là của Khổng Tử) rồi đem áp dụng bừa bãi lộn xộn? Vậy mà dám lớn tiếng bảo mất Nho là mất “ văn hóa truyền thống quý báu…” như thể Nho giáo là tất cả hoặc phần lớn văn hóa VN, chẳng lố bịch sao?

Muốn khẳng định VN xưa Nho giáo quan trọng nhất thì phiền cho xin số liệu thống kê bao nhiêu nhà theo đạo Nho, bao nhiêu đạo Phật, đạo Mẫu,…

Nho giáo bảo vệ phụ nữ, ngăn ngừa mại dâm và nạo phá thai: hoàn toàn dối trá.

4/ Nho giáo bảo vệ phụ nữ, ngăn ngừa mại dâm và nạo phá thai: hoàn toàn dối trá.

Đoạn “Nho giáo quy định rất rõ tôn ti trật tự và vai trò trong gia đình”: - Tác giả toàn tự phát ngôn, ko có 1 trích dẫn kinh điển Nho giáo gì ráo? Ai biết hắn nói láo hay nói thật? - Việc viết gia phả, qua vụ bà con tranh nhau nhận mình là con cháu Tào Tháo mấy năm trước, các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đã chỉ ra cái truyền thống đó thực ra xuất hiện rất muộn về sau, thời Tam Quốc chưa có. Lấy gì mà tác giả dám bảo nhờ Nho giáo nên có tục viết gia phả? - Nho giáo bề ngoài phản đối việc giết bé gái, nhưng thực tế từ đầu Nho giáo đã cổ động xu hướng nam quyền, coi thường phụ nữ. “ tuyệt tự là 1 tội lớn”, nhưng với Nho giáo nó có nghĩa là “ không có con trai nối dõi”. Thực tế là chính sự cổ động nam quyền của Nho đã gây ra nạn giết bé gái ở TQ từ xưa đến nay.

https://en.wikipedia.org/wiki/Female_infanticide_in_China

David Abeel báo cáo năm 1844 rằng có đến ¼ đến 1/3 bé gái bị giết khi mới chào đời ở TQ. Đừng lý sự là giáo lý Nho giáo đã phản đối giết bé gái. Chính sự trọng nam của nó đã châm ngòi cho tội ác này. Vả, với quyền lực ngôn luận của Nho trong xã hội cũ, Nho giáo có thể gây phong trào bài trừ chữ Chosogul, bài trừ chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, kích động nổi dậy đánh Tây,… chẳng lẽ nó có thể bất lực trong việc tạo áp lực ngăn ngừa việc giết trẻ con được sao? Điều này chỉ có thể giải thích là rất nhiều thế hệ Nho sĩ đã làm ngơ cho tội ác này.

Cấm nạo phá thai ( mà sao nạo được với y thuật ngày xưa?) nhưng làm ngơ cho giết bé gái. “ Nho giáo giúp giảm phá thai”: lố bịch, dối trá.

- Nho giáo bảo vệ phụ nữ, chống cưỡng hiếp. Láo toét. Xin trích thử tôi xem dòng nào anh Nho nào bảo Nho giáo phải trừng trị bọn hiếp dâm?

Nguyễn Công Trứ là 1 nhà Nho, hắn giữa đêm hiếp gái xong đủng đỉnh bỏ đi. 20 năm sau gặp lại, nhớ ra nạn nhân ngày trước, hắn cưởi hê hê cưới làm hầu. 1 đám nhà Nho hùa vào bợ đỡ là “ chung thủy” , “ kỳ ngộ”. Trừng trị đâu nào? Hay ý Nho gia là muốn hoãn thời hạn thi hành án đến 20 năm sau, để coi hung thủ có khắc phục hậu quả không?

+ Đó là chưa kể, trong xã hội trọng trinh tiết ( do Nho giáo khởi xướng), người ta coi cái trinh là thước đo đạo đức cô gái. Họ không đếm xỉa cô vì sao mất trinh ( tự nguyện, bị hiếp, vận động mạnh bị rách,…), nếu cô mất trinh tất cô vô đạo đức, sẽ bị người đời khinh miệt dè bỉu. Điều này không chỉ đúng với đời xưa mà đến tận giờ ác tục này vẫn còn. Là ơn của Nho ban cho đấy.

“ Trinh phường phải lớn, sen vàng phải nhỏ”, thành ngữ đời Minh này đúc kết quan niệm của toàn TQ – kể cả Nho sĩ lúc đó. Nho giáo bảo vệ phụ nữ, trừng trị bọn hiếp dâm? Dối trá, phi nhân, trơ tráo.


" Liệt nữ".

- “ người phụ nữ thực hiện xuất sắc Tam tòng tứ đức được phong danh hiệu "Liệt nữ"”

Đồ học trò mặt trắng, thứ nghiên cứu ba que viết bậy bạ. “ Liệt nữ” là chính sách biểu dương có vào đời Minh, dùng để thưởng những phụ nữ vì bảo vệ trinh tiết mình mà chết ( tự sát theo chồng; hoặc tự sát khi bị đe dọa hãm hiếp). Nói thẳng ra, đây là chính sách xúi giục người ta tự sát. Kẻ kia ca tụng rồi bảo nó như chính sách hay ho của Nho giáo ( thực ra là của nhà Minh, Minh Nho ủng hộ) là hoàn toàn dối trá. Nó càng vạch trần sự giả dối của luận điệu “kẻ cưỡng hiếp phụ nữ bị luật pháp trừng trị rất nghiêm khắc”. Trừng trị có ý nghĩa gì? Nếu cô còn sống mà mất trinh, cô cũng sẽ bị xã hội trừng trị ( vì cô mất cái “ thước đo đạo đức”).


- Nho giáo đề cao trinh tiết, giúp giảm mại dâm: nhảm nhí

Thứ nhất, chính tên Dinhcao ở trên đã ca tụng Hán Vũ Đế “ Không phải tự nhiên mà Hán Vũ Đế "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật"”.

Thế có ai nói với mi rằng Hán Vũ Đế - kẻ bắt đầu chính sách độc tôn Nho giáo = chính là 1 trong những tên TQ đầu tiên đề xướng hệ thống “ doanh kỹ”, thứ mà ngày nay Tàu, Hàn và vô số nước Đông Nam Á đều nổi điên khi nhắc đến giặc Nhật: “ úy an phụ”.

“Chính tự thông dẫn lại Hán Vũ đế ngoại sử nói "Hán Vũ bắt đầu đặt doanh kỹ, để tiếp đãi những tướng sĩ không có vợ".” ( Lịch Sử Kỹ Nữ, tác giả: Từ Quân, Dương Hải)

Cái tên hoàng đến muôn vàn đáng kính của mi còn kinh tởm hơn 100 tên tú bà nhà thổ nữa. Nó mở “ úy an phụ” chứ ko thèm mở nhà thổ bình thường.

- Phụ nữ giữ gìn trinh tiết thì mại dâm sẽ ít: nói không biết ngượng.

Trong xã hội TQ cổ, chờ phụ nữ tự nguyện bán dâm ( dù là vì miếng cơm manh áo, hoặc vì thích làm cái nghề đó) thì có mà sạt nghiệp.

Kẻ đầu tiên chính thức thành lập nhà thổ là Tề Hoàn Công đời Xuân Thu, do Quảng Trọng gợi ý, cốt để kiếm tiền chi dùng cho quân đội:

“Chiến quốc sách, Đông Chu sách chép Quản tử làm tướng nước Tề, từng đặt "Nữ lư bảy trăm người" để giúp quân phí (15). Lại như Hàn Phi tử, Nan nhị nói "Ngày xưa trong cung Hoàn công có hai chợ, nữ lư hai trăm, là phụ nữ bị phế làm kỹ nữ".

Ở TQ cổ, gái điếm chủ yếu được cung cấp từ 3 nguồn lớn là: tù nhân chiến tranh, thân nhân người phạm tội; con gái bị gia đình/ chồng/ cha bán đi.

“ Tam phong thập khiển ký, Ký sắc hoang nói "Nhà Minh diệt nhà Nguyên, phàm những con cháu của bộ lạc Mông cổ trôi dạt ở Trung Quốc đều sai các địa phương điều tra hộ tịch. Số ở tỉnh thành gọi là Nhạc hộ, ở châu quận gọi là Cái hộ". ( số phận các bà tổ của chúng ta cũng từng bị giặc Minh và Nho Tàu nó đối xử như vậy)

“Chu lễ, Thu quan nói "Nô tỳ thì đàn ông xếp vào hạng tù nhân sai phái, phụ nữ đưa vào làm việc xay lúa giã gạo". Luật thời Hán quy định vợ và con gái tội phạm bị sung làm quan tỳ, làm công việc lao dịch ở các nha môn. Hán cựu nghi nói "Quan nô tỳ trong phủ Thừa tướng canh đêm báo thức. Nhũ mẫu trong cung lấy từ quan tỳ. Các quan lang trong cung đều dùng quan nô tỳ đưa tin. Thái quan Thang quan đều có ba ngàn nô tỳ". Lại nói "Thái bộc mục súy có ba mươi sáu sở, chia ra ở biên giới và phía bắc và phía tây, lấy quan lang làm Uyển giám, quan nô tỳ chia nhau nuôi ba mươi vạn ngựa". Hán luật còn quy định "Vợ của tội nhân làm nô tỳ phải thích chữ vào mặt, tổ tiên của nô tỳ có tội, tuy qua trăm đời vẫn phải thích chữ vào mặt để hầu hạ quan". Đó tức nói không xóa tên trong sổ nô tịch, phải làm nô tỳ trọn đời. … Từ thời Hán trở đi hiện tượng vợ con tội nhân bị sung làm kỹ nữ lại càng phổ biến. Xuyết canh lục nói "Nay lấy kỹ nữ làm quan nô, tức quan tỳ thời cổ". Cựu Đường thư, Lâm Uẩn truyện nói "Ra làm Thứ sử Thiều Châu, từng đánh chết mạc khách là Đào Nguyên Chi, ném xác xuống sông, bắt người vợ sung làm xướng kỹ".

Thời Minh cũng thế, Chúc Minh Doãn trong Ôi đàm nói "Phụng Hóa có cái gọi là Cái hộ, tục gọi là Đại bần, tập trung cư ngụ ngoài thành, ăn ở với nhau, dân thường không thèm đi lại, được quan cấp lương thực quần áo. Phụ nữ ở đó hơi có sắc đẹp, làm việc hầu hạ chăn gối, lúc đầu đều là con nhà quan, phạm tội nên chồng bị giết mà vợ bị sung công. Quan giết chồng mà thu họ hầu hạ, đến mãi hiện nay. ”

“ kẻ thống trị còn chế định ra "luật bán mình"…. có một số trường hợp "tự bán" hoàn toàn không phải vì lý do kinh tế mà có quan hệ với quan niệm phong kiến nam tôn nữ ty trong dân gian.Dương Cốc mạn lục của Hồng Tốn thời Nam Tống chép "Những nhà nghèo ở kinh sư không trọng việc sinh con trai, mỗi khi sinh được con gái thì nâng niu như châu ngọc. Nuôi đến lớn ắt tùy theo tư chất mà dạy cho đàn hát, chuẩn bị bán cho các sĩ đại phu mua vui. Tên gọi khác nhau, có Người hầu cận (Thân biên nhân), Người của mình (Bản thân nhân), Người hầu (Cung quá nhân), Người may vá (Châm tuyến nhân), Người dưới thềm (Đường tiền nhân), Người diễn trò (Kịch tạp nhân), Hầu đàn (Cầm đồng), Hầu cờ (Kỳ đồng), Nhà bếp (Trù tử) rất phân minh. Trong đó Trù nương là hạng kém nhất nhưng nếu không phải nhà thật giàu thì không thể dùng được". Rất rõ ràng là "nhà nghèo" bán con gái cho "sĩ đại phu mua vui" hoàn toàn không phải vì không nuôi được mà vì bị ảnh hưởng bởi quan niệm nam tôn nữ ty truyền thống. Đối với họ toàn bộ giá trị của phụ nữ chỉ là công cụ sinh con nối dõi và đối tượng để đàn ông thỏa mãn xác thịt.”

Ngay cái Truyện Kiều bản gốc của Tàu do người Minh-Thanh viết, nếu đọc kỹ sẽ dễ dàng nhận ra bọn sai nha và quan phủ thực chất đã câu kết bọn buôn người Mã Giám Sinh vu họa để dồn con gái lương thiện phải bán mình từ đầu. Hoàn toàn không phải chuyện ngẫu nhiên.

Như vậy, muốn chống mại dâm thì phải chứng minh được Nho giáo đã: - chống buôn người - coi nam nữ bình đẳng - chống lại quốc sách mở nhà thổ và nhà thổ quân đội của triều đình.

Còn bảo “ coi trọng trinh tiết là giúp ngăn chặn mại dâm” thì chỉ là lời nói láo, 2 thứ này gần như không liên quan ảnh hưởng gì nhau trong thời cổ.

Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của 176.192.254.222 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 15:21, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]

Bài viết lố bịch như vậy, ĐỂ LÀM GÌ?

176.192.254.222 (thảo luận) 13:00, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]

Khách quan mà nói bài viết nay đang dựa quá nhiều vào nguồn "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." Bạn hoàn toàn có thể tự tay viết lại các thông tin bằng cách trích dẫn đa chiều nguồn thông tin hơn, nhớ chú thích nguồn gốc rõ ràng. --minhhuy (thảo luận) 15:04, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi đã gắn các bản mẫu cảnh báo cần thiết vào bài, như tranh cãi về thái độ trung lập (POV) và dựa dẫm phần lớn vào một nguồn (cũng là POV). Khi trang hết hạn khóa, bạn được khuyến khích sử dụng tài khoản đã đăng nhập để cải thiện bài viết này và tiếp tục thảo luận tranh luận với các thành viên. Dinhcao (thảo luận · đóng góp) là một tài khoản con rối đã bị cấm sửa đổi vô hạn nên không thể tranh luận với bạn được. Xin chú ý đến việc giữ thiện ý cũng như tác phong thảo luận. Thân. --minhhuy (thảo luận) 15:10, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Toàn thấy IP nói về những chuyện thời trung cổ, có thấy nói về Nho giáo đâu mà tranh luận với IP. Nếu IP thấy Nho giáo thế này thế kia thì cứ đưa thông tin vào bài, la làng ở đây làm gì. Khi nào Nho giáo khuyến khích những chuyện IP nói thì hãy la làng. Người ta làm ngược với Nho giáo thì la làng ích gì ? Chúa dạy yêu thương con người mà con chiên giết người thì đó là lỗi của Chúa sao? Bài viết sử dụng rất nhiều nguồn chứ không phải 1 nguồn duy nhất "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." nha Minh Huy. Bạn thật quá đáng khi lấy lý do này để đặt biển trung lập.Xixaxixup (thảo luận) 15:49, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vui lòng đọc kỹ thảo luận của tôi và đừng chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. --minhhuy (thảo luận) 16:03, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

"dựa dẫm phần lớn vào một nguồn (cũng là POV)" Bạn viết thế này chứ ai. Bài này đang đẹp, bạn đặt 2 cái biển chình ình xấu không chịu được. Xixaxixup (thảo luận) 16:05, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nhắc bạn một lần nữa 'đừng chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Nếu các hành vi phá rối này tiếp tục, tài khoản của bạn sẽ bị cấm một lần nữa. --minhhuy (thảo luận) 16:08, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn phản bác lý lẽ của tôi đi. Cứ chụp mũ "Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống" rồi đe dọa cấm làm gì. Xixaxixup (thảo luận) 16:11, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn cố tình không hiểu và giả vờ không hiểu thì tôi thấy không cần thiết phản bác lý lẽ. Còn với việc bạn tách lẻ câu của tôi rồi nói quanh nói quẩn bất chấp bài viết thực sự đang tổng hợp phần lớn thông tin từ một nguồn chính yếu thì cũng không còn lạ gì nữa. Đây cũng là cảnh cáo cuối cùng. --minhhuy (thảo luận) 16:15, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thật ra cách lập luận của IP cũng khá thú vị. Nó cho thấy nhiều người đánh giá học thuyết không phải qua chính bản thân nó mà qua hành vi của những người xem học thuyết đó là hệ tư tưởng của họ. Nho giáo, chủ nghĩa cộng sản đều chịu chung số phận như vậy. Xixaxixup (thảo luận) 16:14, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn đếm xem trong bài đang sử dụng bao nhiêu nguồn. Nguồn "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." được sử dụng nhiều nhất vì đó là kinh điển Nho giáo. Viết về Nho giáo mà không trích kinh điển thì làm sao người ta biết mặt mũi Nho giáo thế nào. Xixaxixup (thảo luận) 16:18, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn trích dẫn nguồn cho bài Nho giáo để trình bày các cơ sở lý lẽ do chính nó tự viết về mình, như vậy khác nào với POV hả bạn? Bạn cũng đang quên đi một bản mẫu khác được gắn trong bài tại đề mục #Nội dung cơ bản. --minhhuy (thảo luận) 16:20, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Chẳng có gì là POV. Những gì viết bên cạnh kinh điển Nho giáo chỉ là để phân tích, làm sáng tỏ kinh điển chứ chẳng có chỗ nào nâng bi, ca ngợi Nho giáo hết.Xixaxixup (thảo luận) 16:22, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]