Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Harry Potter”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 87: Dòng 87:
=== Những yếu tố thường gặp ===
=== Những yếu tố thường gặp ===
==== Phù thủy thuần chủng, phù thủy lai, Muggle ====
==== Phù thủy thuần chủng, phù thủy lai, Muggle ====
Phù thủy nói chung thường nhìn người Muggle với con mắt khinh thường; nhưng đối với một số ít người, thái độ đó trở thành một niềm tin mù quáng. Những người này thường tự đặt mình vào một cấp bậc khác dựa vào số tổ tiên là phù thủy của mỗi người, với những phù thủy có "dòng máu thuần chủng" (những người mang huyết thống phép thuật hoàn toàn) ở bậc đầu tiên, tới những phù thủy lai (gồm tổ tiên là phù thủy lẫn Muggle) và sau cùng là những người Muggle (không có tổ tiênphù thủy). Những kẻ ủng hộ vào huyết tộc tin rằng chỉ có người thuần dòng máu phù thủy mới là người quản lý thế giới phép thuật, và không cho phép những người Muggle trở thành phù thủy thật sự. Một vài người còn quá quắt đến độ ám sát người Muggle hoặc không cho phép họ được học phép thuật. Những người sùng bái tột độ luôn là những phù thủy thuần chủng. Tuy nhiên, ngay cả Voldemort, một trong những kẻ luôn ủng hộ huyết tộc nổi tiếng nhất, cũng chỉ là một phù thủy lai. Thật ra, chỉ có rất ít những dòng họ thật sự thuần chủng vì họ phải kết hôn với người Muggle để không bị mất đi dòng máu phù thủy của mình. Thế nhưng nhiều dòng họ vẫn tìm cách che giấu sự thật này. Một ví dụ là ở gia phả dòng họ Black đã xóa đi vài thành viên với lý do trên.
Phù thủy nói chung thường nhìn người Muggle-là những người không pháp thuật với con mắt khinh thường; nhưng đối với một số ít người, thái độ đó trở thành một niềm tin mù quáng. Những người này thường tự đặt mình vào một cấp bậc khác dựa vào số tổ tiên là phù thủy của mỗi người, với những phù thủy có "dòng máu thuần chủng" (những người mang huyết thống phép thuật hoàn toàn) ở bậc đầu tiên, tới những phù thủy lai (gồm tổ tiên là phù thủy lẫn Muggle) và sau cùng là những phù thủy gốc Muggle (bị gọiMáu Bùn). Những kẻ ủng hộ vào huyết tộc tin rằng chỉ có người thuần dòng máu phù thủy mới là người quản lý thế giới phép thuật, và không cho phép những người Muggle trở thành phù thủy thật sự. Một vài người còn quá quắt đến độ ám sát người Muggle hoặc không cho phép họ được học phép thuật. Những người sùng bái tột độ luôn là những phù thủy thuần chủng. Tuy nhiên, ngay cả Voldemort, một trong những kẻ luôn ủng hộ huyết tộc nổi tiếng nhất, cũng chỉ là một phù thủy lai. Thật ra, chỉ có rất ít những dòng họ thật sự thuần chủng vì họ phải kết hôn với người Muggle để không bị mất đi dòng máu phù thủy của mình. Thế nhưng nhiều dòng họ vẫn tìm cách che giấu sự thật này. Một ví dụ là ở gia phả dòng họ Black đã xóa đi vài thành viên với lý do trên.


; Phân loại phù thủy theo huyết thống
; Phân loại phù thủy theo huyết thống

Phiên bản lúc 15:23, ngày 16 tháng 5 năm 2017

Harry Potter
The Harry Potter logo, used first in American editions of the novel series and later in films.
Thông tin sách
Tác giảJ. K. Rowling
Quốc giaAnh
Ngôn ngữTiếng Anh
Bộ sách1. Harry Potter and the Philosopher's Stone
(Harry Potter và Hòn đá phù thủy)
2. Harry Potter and the Chamber of Secrets
(Harry Potter và Phòng chứa bí mật)
3. Harry Potter and the Prisoner of Azkaban
(Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban)
4. Harry Potter and the Goblet of Fire
(Harry Potter và Chiếc cốc lửa)
5. Harry Potter and the Order of the Phoenix
(Harry Potter và Hội Phượng Hoàng)
6. Harry Potter and the Half-Blood Prince
(Harry Potter và Hoàng tử lai)
7. Harry Potter and the Deathly Hallows
(Harry Potter và Bảo bối tử thần)
Thể loạiGiả tưởng, giai đoạn tuổi mới lớn, huyền bí, kinh dị, phiêu lưu và lãng mạn[1][2][3][4]
Nhà xuất bảnBloomsbury (UK)
Arthur A. Levine Books, Scholastic Press (US)
Ngày phát hành29/6/1997 – 21/7/2007
Kiểu sáchSách in trên giấy
Audiobook
E-book
Bản tiếng Việt
Người dịchLý Lan
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Trẻ
Ngày phát hành12/2000 - 27/10/2007
Kiểu sáchSách in trên giấy

Harry Potter là tên của bộ truyện (gồm bảy phần) của nữ nhà văn nước Anh J. K. Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu phù thủy của cậu bé Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger, lấy bối cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh. Những cuộc phiêu lưu tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter trong việc chống lại tên Chúa tể hắc ám Voldemort - người có tham vọng muốn trở nên bất tử, thống trị thế giới phù thủy, nô dịch hóa những người phi pháp thuật và tiêu diệt những ai cản đường hắn đặc biệt là Harry Potter.

Bộ truyện kết hợp nhiều thể loại, bao gồm cả giả tưởng và giai đoạn tuổi mới lớn (với các yếu tố huyền bí, kinh dị, phiêu lưu và lãng mạn), nhiều ý nghĩa về văn hóa và tư liệu tham khảo[1][2][3][4]. Cũng theo tác giả J. K. Rowling, chủ đề chính xuyên suốt là cái chết[5].

Ngay từ khi xuất bản phần một (Harry Potter and the Philosopher's Stone - ấn bản Anh; Harry Potter and the Sorcerer's Stone - ấn bản Mỹ; Harry Potter và Hòn đá Phù thủy - bản dịch tiếng Việt) vào ngày 30 tháng 6 năm 1997, bộ truyện ngày càng nổi tiếng trên toàn thế giới, được giới phê bình hoan nghênh và rất thành công về mặt thương mại[6]. Bộ truyện cũng nhận được một số lời chỉ trích, bao gồm cả việc lo ngại về vẻ đen tối ngày càng tăng. Đến tháng 6 năm 2011, cả 7 quyển đã bán được hơn 450 triệu bản, trở thành bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử và được dịch sang 67 ngôn ngữ[7]. Phần bảy, và cũng là phần cuối cùng, Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo bối Tử thần) xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Hơn 11 triệu quyển đã được bán trong 24 giờ đầu tiên[8].

Nhờ vào sự thành công của bộ truyện, J. K. Rowling đã trở thành nhà văn giàu nhất trong lịch sử văn học. Những bản in bằng tiếng Anh được phát hành bởi nhà xuất bản BloomsburyVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Scholastic PressMỹ, Allen & UnwinÚcRaincoast BooksCanada. Tại Việt Nam, bộ truyện này được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản từ bản dịch của dịch giả Lý Lan.

Cả bộ truyện 7 quyển, với quyển thứ 7 được chia thành 2 phần, dựng thành 8 bộ trong loạt phim cùng tên bởi hãng Warner Bros. Pictures, trở thành loạt phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, kéo theo thương hiệu Harry Potter có giá trị hơn 15 tỉ USD[9].

Nguồn gốc và lịch sử phát hành

Bìa quyển I – Harry Potter and the Philosopher's Stone

Năm 1990, J. K. Rowling đang đi chuyến xe lửa từ Manchester đến Luân Đôn thì ý tưởng về Harry bất chợt nảy ra trong đầu bà. Rowling kể về nguyên nhân hình thành ý tưởng trên trang web của mình: "Tôi đã viết văn liên tục từ lúc 6 tuổi nhưng chưa bao giờ cảm thấy hào hứng về một ý tưởng nào trước đây. Tôi chỉ ngồi và nghĩ, trong suốt 4 giờ khi tàu bị hoãn, và mọi chi tiết bừng lên trong trí óc tôi, cùng với hình ảnh một cậu bé gầy, tóc đen, đeo kính cận và không biết mình là một phù thủy, trở nên ngày càng sống động với tôi."

Nơi bà viết những trang đầu tiên của bộ sách là ở một cái bàn nhỏ trong một quán cà phê, nơi mà bà vừa viết vừa uống cà phê. Thu nhập từ các quyển sách này và tiền bản quyền các bộ phim cũng như các hàng hoá liên quan đã giúp bà giàu hơn Nữ hoàng Elizabeth II của Anh (nhưng bà phủ nhận việc có trên 280.000.000 £).

Năm 1995, Harry Potter and the Philosopher's Stone được hoàn thành và bản thảo của nó được gửi đến nhiều nhà xuất bản khác nhau. Người thứ hai mà bà thử gửi, Christopher Little, đã giới thiệu bà và gửi bản thảo đến nhà xuất bản Bloomsbury. Sau khi 8 nhà sản xuất khác từ chối, cuối cùng Bloomsbury đã đề nghị với Rowling một khoản tiền 3.000£ để phát hành sách. Mặc dù Rowling không giới hạn tuổi để đọc quyển sách khi bắt đầu viết bộ truyện Harry Potter, nhưng nhà xuất bản ban đầu lại nhắm đến trẻ em từ 9 đến 11 tuổi.

Quyển Harry Potter đầu tiên được nhà xuất bản Bloomsbury in ra tại Anh vào tháng 7 năm 1997. Ở Mỹ, sách được in bởi nhà xuất bản Scholastic vào tháng 9 năm 1998, khi đó Rowling nhận được số tiền 105.000$ cho bản quyền sách tại Mỹ - số tiền ứng trước cho một tập sách cho thiếu nhi viết bởi một tác giả vô danh. E ngại độc giả Mỹ khó có thể hiểu được từ philosopher hoặc không quen với đề tài phép thuật (như tên Philosopher's Stone mang nghĩa vậy), Scholastic đã đổi tựa sách thành Harry Potter and the Sorcerer's Stone cho thị trường Mỹ.

Hơn gần một thập kỷ, bộ truyện Harry Potter đã gặt hái được rất nhiều thành công. Một phần nhờ vào những bài giới thiệu khen ngợi và chiến lược phát hành của những nhà xuất bản, và cũng nhờ vào sự lan truyền giữa những độc giả, đặc biệt là trẻ em. Điều này rất đáng lưu ý vì trong nhiều năm, niềm đam mê văn học trong xã hội đã bị tụt hậu sau nhiều phương tiện giải trí khác như video game và Internet. Những nhà xuất bản đã lợi dụng cơn sốt của độc giả và liên tục phát hành bốn phần đầu tiên. Điều này giúp sự hào hứng của độc giả không bị nguội đi trong khi Rowling nghỉ sức trước khi viết tiếp Harry Potter and the Goblet of Fire (Harry Potter và chiếc cốc lửa) và Harry Potter and the Order of the Phoenix (Harry Potter và Hội Phượng hoàng), cũng như làm gia tăng sự nhiệt thành của người đọc đối với bộ truyện. Bộ truyện đã thu hút được cả những độc giả trưởng thành. Hai bản khác nhau của Harry Potter tiếp tục được phát hành, được phân biệt nhờ dòng chữ và hình bìa. Một bản dành cho trẻ em và một bản dành cho người lớn.

Sự may mắn

Harry Potter là một điển hình về các tác phẩm văn học giá trị nhưng phải gánh chịu sự hắt hủi của các nhà xuất bản trong hành trình đến với độc giả. Tập 1 của Harry Potter đã không nhận được sự chấp thuận nào từ 12 nhà xuất bản, trong đó có cả những đơn vị lớn như Penguin và Harper Collin. Tập truyện Harry Potter đầu tiên chỉ được chấp nhận bởi Bloomsbury, một nhà xuất bản nhỏ ở Anh nhưng cũng là may mắn nhờ con gái 8 tuổi của giám đốc nhà xuất bản được cho đọc mấy chương đầu của bản thảo. J.K. Rowlling nhận được hợp đồng xuất bản đầu tiên với số lượng in không quá 1000 bản, kèm theo đó là một lời khuyên từ biên tập viên Barry Cunnighamm rằng: "Bà nên tìm một công việc ổn định, bởi vì bà có rất ít cơ hội kiếm sống bằng việc viết sách cho thiếu nhi."

Câu chuyện

Tóm tắt nội dung

Câu chuyện mở ra với bữa tiệc mừng của một thế giới phù thủy mà nhiều năm nay đã bị khủng hoảng bởi Chúa tể Hắc ám Voldemort. Đêm trước đó, Voldemort đã tìm thấy nơi sinh sống của gia đình Potter tại thung lũng Godric và giết chết Lily cũng như James Potter vì một lời tiên tri dự đoán sẽ ảnh hưởng đến Voldemort rằng hắn sẽ bị đánh bại bởi ""đứa trẻ sinh ra khi tháng bảy tàn đi"" mà Voldemort tin đứa trẻ là Harry Potter. Tuy vậy, khi hắn định giết Harry, Lời nguyền Chết chóc Avada Kedavra đã bật lại, Voldemort bị tiêu diệt, chỉ còn là một linh hồn, không sống cũng không chết. Trong lúc đó, Harry bị lưu lại một vết sẹo hình tia chớp đặc biệt trên trán mình, dấu hiệu bên ngoài duy nhất từ lời nguyền. Cậu là người sống sót duy nhất khi trúng phải lời nguyền này, và việc đánh bại Voldemort đầy bí ẩn đó đã được cộng đồng phù thủy phong danh hiệu "Đứa bé sống sót".

Vào đêm tiếp theo, một phù thủy nhưng không được sử dụng pháp thuật (Rubeus Hagrid) mang Harry tới gia đình dì dượng của cậu, nơi sẽ là chỗ ở của cậu trong 10 năm sắp tới. Cậu bé Harry mồ côi sau đó được nuôi lớn bởi gia đình Dursley - những người không phải là phù thủy và luôn tìm mọi cách để ngăn cản cậu đến với quyền năng phép thuật. Dì và dượng của Harry luôn hắt hủi cậu, vì họ rất ghét phép thuật nên dì và dượng của Harry đã giấu tất cả những vật tài sản phép thuật mà cậu thừa kế cũng như luôn phạt cậu thật nặng khi có điều gì đó lạ thường xảy ra.

Dù vậy, khi sinh nhật lần thứ 11 của cậu đến gần, thì những điều bất thường liên tục xảy ra, cậu phát hiện rằng mình có thể trò chuyện với "rắn" (bằng "Xà Ngữ") và nhảy lên nóc nhà. Và Harry lần đầu tiên được thế giới phép thuật liên lạc, cậu nhận được những lá thư từ Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts gửi tới. Những lá thư đó bị dượng cậu lấy đi trước khi cậu có cơ hội đọc được chúng. Vào ngày sinh nhật 11 tuổi, cậu được Hagrid - người giữ khóa của trường Hogwarts – cho biết thật ra cậu là một pháp sư và đã được mời vào học ở trường Hogwarts. Mỗi phần truyện là một năm học, ̣hầu hết diễn ra ở Hogwarts. Harry đã vượt qua nhiều phép thuật khó khăn, trở ngại của xã hội và thay đổi của cảm xúc trong thời thiếu niên đầy khó khăn của mình. Cậu cũng dũng cảm chống lại quyền lực ngày càng lớn mạnh của Voldemort và sự phủ nhận dai dẳng của Bộ Pháp thuật về sự trở lại của Voldemort.

Bà Rowling đã tuyên bố sẽ viết tất cả bảy phần, mỗi phần càng "bi quan" hơn phần trước, phát triển theo cuộc đời Harry. Trong khi Harry lớn lên, kẻ thù của cậu, Voldemort, ngày càng trở nên nguy hiểm. Đến giữa năm 2007, toàn bộ bảy phần đã được xuất bản. Phần thứ bảy và cuối cùng có tên tiếng AnhHarry Potter and the Deathly Hallows (tên tiếng Việt: Harry Potter và bảo bối tử thần) được xuất bản ngày 21 tháng 7 năm 2007.

Cấu trúc và thể loại

Bộ tiểu thuyết thiên về pháp thuật, với những góc nhìn nhiều chiều, có thể xem chúng thuộc thể loại Bildungsroman, một loại tiểu thuyết dành cho việc giáo dục, câu chuyện xoay quanh ngôi trường pháp thuật Hogwarts, một ngôi trường nội trú ở Anh dành cho phù thủy, nơi giảng dạy việc sử dụng phép thuật. Bộ truyện được xem tương tự như tác phẩm Tom Brown's School Days của Thomas Hughes và một số tiểu thuyết khác thuộc vào thời nữ hoàng Victoria I và vua Edward VII về cuộc sống ở một ngôi trường nội trú tư của Anh (English public school).

Các quyển sách này đã được so sánh với A Wizard of Earthsea (Pháp sư xứ Hải Địa) của Ursula K. Le Guin, The Chronicles of Narnia (Biên niên sử về Narnia) của C. S. Lewis và một số tác phẩm khác. Chúng là một thể loại tiểu thuyết của văn chương Anh nói về đời sống trong trường nội trú, và các phần tả về gia đình dì và dượng của Harry làm nhiều độc giả liên tưởng đến các tác phẩm của Roald Dahl. Hơn nữa các câu chuyện về Harry Potter đã được so sánh với tiểu thuyết giả tưởng bộ ba nổi tiếng The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của J. R. R. Tolkien.

Stephen King từng cho rằng bộ truyện là một "truyện thần kỳ huyền bí và sâu sắc", và mỗi tập truyện đều được dựng nên theo kiểu của những cuộc phiêu lưu bí ẩn như phong cách của Sherlock Holmes. Những tập truyện đều để lại những manh mối ẩn giấu trong lời kể, mà các nhân vật đều theo đuổi những mối nghi ngờ khác nhau xuyên suốt nhiều địa điểm đẹp lạ lùng, dẫn đến một kết thúc bất ngờ thường đảo lộn những gì mà các nhân vật vẫn tin là đúng.

Câu chuyện được kể với góc nhìn của một người thứ ba; với một số ít ngoại lệ:

  • Chương 1 của Hòn đá phù thuỷ: Một nửa được viết theo quan điểm của Vernon Dursley, dượng của Harry, và phần kia viết theo quan điểm khách quan.
  • Hai trận đấu Quidditch trong Hòn đá phù thuỷ được viết theo một quan điểm độc lập, miêu tả các sự việc Harry không thấy được trong khi tham gia trận đấu.
  • Chương 1 của Chiếc cốc lửa: Ngoại trừ việc lập cảnh đầu tiên, chương này viết theo quan điểm của một nhân vật phụ, Frank Bryce, nhưng các hành động đều được Harry thấy trong một giấc mơ.
  • Hai chương đầu của Hoàng tử lai: Harry không thể thấy được những sự kiện này.

Người đọc có thể tìm thấy những bí mật của câu chuyện như chính Harry. Những suy nghĩ và toan tính của các nhân vật khác, kể cả những nhân vật trung tâm như Hermione GrangerRon Weasley, cũng được giấu đi cho đến khi Harry được tiết lộ cho biết.

Bộ truyện đi theo một khuôn khổ. Kể về những năm học của Harry, chúng thường bắt đầu từ nhà của cậu với gia đình Dursley ở thế giới Muggle. Sau đó, Harry đến những địa chỉ phép thuật (như Hẻm xéo, trang trại Hang Sóc, số 12 Quảng trường Grimmauld) một thời gian trước khi nhập học, bằng cách đón chuyến tàu hỏa của trường tại Sân ga 9¾. Ngay khi tới trường, những nhân vật mới hoặc cũ đều lần lượt xuất hiện, và Harry phải vượt qua mọi thời khóa biểu của mỗi ngày, như những bài luận, những cuộc rượt đuổi kinh hoàng và những giáo viên hà khắc. Cậu chuyện tiến dần đến cao trào ở gần hoặc ngay sau kì thi cuối năm, khi Harry phải đối mặt hoặc với Voldemort hoặc một trong những Tử thần Thực tử. Kết quả cuối cùng thường là Harry có được những bài học quan trọng qua quá trình tranh luận với thầy hiệu trưởng Albus Dumbledore.

Thế giới phù thủy trong Harry Potter

Những yếu tố thường gặp

Phù thủy thuần chủng, phù thủy lai, Muggle

Phù thủy nói chung thường nhìn người Muggle-là những người không pháp thuật với con mắt khinh thường; nhưng đối với một số ít người, thái độ đó trở thành một niềm tin mù quáng. Những người này thường tự đặt mình vào một cấp bậc khác dựa vào số tổ tiên là phù thủy của mỗi người, với những phù thủy có "dòng máu thuần chủng" (những người mang huyết thống phép thuật hoàn toàn) ở bậc đầu tiên, tới những phù thủy lai (gồm tổ tiên là phù thủy lẫn Muggle) và sau cùng là những phù thủy gốc Muggle (bị gọi là Máu Bùn). Những kẻ ủng hộ vào huyết tộc tin rằng chỉ có người thuần dòng máu phù thủy mới là người quản lý thế giới phép thuật, và không cho phép những người Muggle trở thành phù thủy thật sự. Một vài người còn quá quắt đến độ ám sát người Muggle hoặc không cho phép họ được học phép thuật. Những người sùng bái tột độ luôn là những phù thủy thuần chủng. Tuy nhiên, ngay cả Voldemort, một trong những kẻ luôn ủng hộ huyết tộc nổi tiếng nhất, cũng chỉ là một phù thủy lai. Thật ra, chỉ có rất ít những dòng họ thật sự thuần chủng vì họ phải kết hôn với người Muggle để không bị mất đi dòng máu phù thủy của mình. Thế nhưng nhiều dòng họ vẫn tìm cách che giấu sự thật này. Một ví dụ là ở gia phả dòng họ Black đã xóa đi vài thành viên với lý do trên.

Phân loại phù thủy theo huyết thống
  • Muggle: Là những người không mang dòng máu phù thủy và không có phép thuật (ví dụ: Vernon Dursley (dượng của Harry Potter))
  • Phù thủy xuất thân Muggle: Là những người không mang dòng máu phù thủy nhưng có phép thuật (ví dụ: Hermione Granger. Những phù thủy thuần chủng thường kì thị gọi họ bằng một từ rất khinh miệt là Máu bùn (Mudblood)).
  • Phù thủy lai: Là người mang nửa dòng máu Muggle nửa dòng máu phù thủy (ví dụ: Voldemort có bố Tom Riddle mang dòng máu Muggle, mẹ Merope Gaunt mang dòng máu Thuần chủng, Harry Potter (mẹ là Lily Evans-phù thủy xuất thân Muggle, bố là James Potter-phù thủy thuần chủng)...), Severus Snape (Cha: Tobias Snape, một Muggle, mẹ: Eileen Prince, phù thủy thuần chủng,...)
  • Phù thủy thuần chủng: Là người có dòng máu phù thủy hoàn toàn, không có máu Muggle (ví dụ: Ron Weasley (cả gia đình Ron đều mang dòng máu phù thủy...))
  • Á phù thủy (Tiếng Anh: Squib) Là những người mang dòng máu phù thủy thuần chủng nhưng bẩm sinh không có phép thuật hoặc năng lực phép thuật quá thấp. Đây là dạng phù thủy ngược lại với những phù thủy xuất thân từ Muggle. (ví dụ: thầy Filch, bà Figg,...)

Cú là một vật nuôi thường gặp nhất của thế giới phù thủy. Chúng làm công việc là chuyển thư từ và các đồ vật đến cho người nhận. Cú trong thế giới phù thuỷ rất thông minh, có thể chuyển thư không cần địa chỉ và có thể hiểu được tiếng nói và tâm trạng của con người. Tên các con Cú hay xuất hiện trong Harry Potter là: Hedwig, Pigwedgion, Hermes, Errol, Gorgon-nước đại(con cú của bác Hagrid).

Tiền tệ

Có 3 đơn vị tiền tệ là: galleon, sickle và knut. Một đồng vàng galleon bằng 17 sickle bạc, một sickle bạc bằng 29 knut đồng.

Các phù thuỷ thường cất tiền tại ngân hàng phù thủy Gringotts do những con yêu tinh quản lý.

Các nhà trong Hogwarts

Hogwarts được chia thành 4 Nhà (Ký túc xá) được đặt theo tên của bốn người thành lập trường Hogwarts. Đó là

Mỗi năm các học sinh năm thứ nhất sẽ được Chiếc Nón Phân loại xếp vào mỗi nhà vào lúc bắt đầu năm học. Harry, Ron và Hermione được xếp vào nhà Gryffindor – và sau đó trở thành bạn thân của nhau.

Đề tài

Nội dung

Theo như Rowling, một đề tài chính trong bộ truyện là cái chết. Bà nói rằng: "Bộ truyện của tôi đề cập nhiều đến cái chết. Chúng mở đầu bằng cái chết của cha mẹ Harry. Voldemort có một nỗi ám ảnh về việc chế ngự cái chết và tham vọng bất tử bằng mọi giá, một đích đến của mỗi người có phép thuật. Tôi rất hiểu vì sao Voldemort lại muốn chế ngự cái chết. Chúng ta tất cả đều sợ cái chết."

Trong khi bộ truyện được nhắc đến nhiều bởi những đề tài khác như tình yêu, những thành kiến và sự chọn lựa, nhưng theo như J. K. Rowling từng nói, "đào bới sâu vào cốt truyện", tác giả muốn để những đề tài "tự do phát triển", hơn là ngồi đó và cố sức truyền đạt những ý tưởng cho độc giả. Bộ truyện cũng chứa đựng đế tài quen thuộc về thời niên thiếu, mà trong đó Rowling đã có ý đồ tiết lộ bản năng giới tính của các nhân vật và không để Harry "mắc kẹt trong tuổi thiếu niên mãi mãi".

J. K. Rowling nói rằng bà là "vai phụ" và có một số tính chất chính trị trong truyện Harry Potter, nhưng cũng nói rằng "mỗi độc giả sẽ tự tìm hiểu câu chuyện bên trong đó".

Rowling phát biểu rằng đối với bà, sự tỏa sáng chân thật của những truyện ngắn dường như là sự "rõ ràng một cách mù mờ". Cách bà chọn là giữa những gì là sự thật và những gì một bài văn yêu cầu, "bởi vì, đó là cách sự chuyên chế bắt đầu, làm mọi người không chán nản, họ sẽ đi theo một con đường dễ dàng và bất chợt nhận thấy mình thật sự đang đứng sâu trong một vấn đề lớn".

Niên đại

Bộ truyện chủ yếu tránh đề cập đến một năm nhất định. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp cho thấy bộ truyện và nhiều sự kiện trong quá khứ được nói đến trong đó thuộc vào những năm được cho là phù hợp. Cụ thể hơn, Harry được sinh ra vào năm 1980, và tập đầu tiên được bắt đầu vào năm 1991. Những mốc thời gian lần đầu tiên được nêu ra trên trang web HP-Lexicon, và từ đó được chấp nhận và ứng dụng vào những thước phim của hãng Warner Bros., từ lời bình luận của bà Rowling và bằng tặng phẩm bản copy của gia phả dòng họ Black trong một cuộc bán đấu giá từ thiện.

Tranh cãi

Bộ truyện cũng gặp phải nhiều cuộc tranh cãi. Nó trở thành đề tài của nhiều vụ kiện pháp lý, phần lớn bắt nguồn từ những tổ chức tôn giáo người Mỹ cho rằng phép thuật trong truyện làm trẻ em bị mê hoặc, hoặc từ nhiều cuộc xung đột liên quan đến sự xâm phạm bản quyền và nhãn hiệu. Danh tiếng rộng khắp của bộ truyện và giá trị trên thị trường đã khiến Rowling, các nhà xuất bản và hãng phim Warner Bros phải dùng đến những biện pháp pháp lý để bảo vệ bản quyền của mình, bao gồm việc cấm bán những sản phẩm nhái theo Harry Potter, nhắm đến những người chủ các website lấy tên là "Harry Potter" và việc tác giả Nancy Stouffer kiện Rowling về việc mạo văn.

Giải thưởng và vinh dự

J. K. Rowling và bộ truyện Harry Potter đã nhận được rất nhiều giải thưởng từ khi bắt đầu phát hành tập truyện Hòn đá phù thủy. Các giải thưởng bao gồm 4 giải Whitaker Platunum Book (tất cả đều vào năm 2001), 3 giải Nestlé Smarties Book (1997–1999), 2 giải của Hội đồng nghệ thuật Scotland (1999 và 2001), giải khai trương Whitbread - sách dành cho trẻ em của năm (1999)[cần dẫn nguồn], giải thưởng quyển sách của năm bởi WHSmith (2006) và nhiều giải khác[cần dẫn nguồn]. Vào năm 2000, Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban - Harry Potter and the Prisoner of Azkaban được đề cử cho giải Tiểu thuyết xuất sắc nhất ở giải thưởng Hugo Awards và đến năm 2001 thì Harry Potter và chiếc cốc lửa - Harry Potter and the Goble of Fire được nhận giải.[cần dẫn nguồn]

Bộ truyện còn vinh dự nhận giải thưởng của Carnegie Medal (1997), được liệt kê vào danh sách Giải thưởng Bảo hộ trẻ em (1998), và nằm trong rất nhiều danh sách truyện cao quý, sự chọn lựa của các nhà biên tập và danh sách những tác phẩm hay nhất của Liên hiệp Thư viện Mỹ, báo New York Times, thư viện Chicago và báo Publishers Weekly.

Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (Harry Potter và tù nhân ngục Azkaban) - tập thứ ba của loạt phim chuyển thể từ truyện được Viện hàn lâm Nghệ thuật điện ảnh và truyền hình Anh quốc (BAFTA) bình chọn là phim dành cho trẻ em hay nhất thập kỷ trong lễ trao giải First Light Awards 2011.

Thành công thương mại

Danh tiếng của bộ truyện Harry Potter được xem là sự thành công đáng kể về mặt tài chính của Rowling, các nhà xuất bản và những nhà giữ bản quyền khác về Harry Potter. Bộ truyện đã được bán ra với trên 325 triệu bản trên khắp thế giới và cũng đi vào điện ảnh đầy thành công với hãng Warner Bros, mà mọi tập đều đạt thành công riêng – Harry Potter and the Philosopher’s Stone nằm trong top 4 những bộ phim đạt doanh thu cao nhất của mọi thời kỳ; 3 bộ phim còn lại đều nằm trong top 20. Loạt phim đã lần lượt làm phát sinh thêm 5 video game và kết hợp với chúng để tạo nên hơn 400 sản phẩm về Harry Potter khác (bao gồm cả iPod) mà tới tháng 7 năm 2005 đã biến nhãn hiệu về Harry Potter đạt tới 4 tỉ dollar, và biến J. K. Rowling thành một nhà tỉ phú, theo như một số bài báo, bà còn có thể giàu hơn cả nữ hoàng Elizabeth II của Anh.

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2007, những người bán lẻ đã tuyên bố rằng Bảo bối tử thần đã phá vỡ kỉ lục về sách đặt trước của chính bộ truyện, với hơn 500.000 bản được đặt trước qua mạng.[cần dẫn nguồn]

Ảnh hưởng về mặt văn hóa

Từ khi Hòn đá phù thủy được phát hành, một số khuynh hướng xã hội liên quan đến bộ truyện đã xuất hiện. Vào năm 2005, các bác sĩ ở bệnh viện John Radcliffe ở Oxford kể rằng cuộc nghiên cứu về cuối tuần vào Thứ bảy ngày 21 tháng 6 năm 2003 và Chủ nhật ngày 1 tháng 6 năm 2005 (hai ngày gần kề ngày phát hành sách) cho thấy chỉ có 36 trẻ em cần nhập viện khẩn cấp để hồi phục chấn thương do tai nạn, so với những cuối tuần khác con số trung bình là 67.[cần dẫn nguồn] Tương tự, vài dấu hiệu nhỏ cho thấy sự tiến bộ trong lĩnh vực văn học của trẻ em nhờ vào Harry Potter, được công bố vào năm 2006 khi văn bản của công ty Kids and Family Reading (hợp tác với Scholastic) mở cuộc khảo sát, cho thấy 51% độc giả của Harry Potter từ 5 đến 17 tuổi nói rằng chúng đã không bao giờ đọc sách do hứng thú trước khi bắt đầu đọc Harry Potter.[cần dẫn nguồn] Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy theo như 65% trẻ em và 76% cha mẹ, việc học tập ở trường của trẻ đã tăng lên đáng kể từ khi chúng đọc bộ truyện.[cần dẫn nguồn]

Một sự việc đáng ghi nhận là số lượng fan hâm mộ đã tăng đến mức khổng lồ. Những fan hâm mộ đã hào hứng chờ đợi tập truyện mới nhất đến độ các nhà sách trên khắp thế giới bắt đầu ngưng mọi hoạt động để tập trung vào ngày phát hành sách, kể từ năm 2000 với tập Harry Potter và chiếc cốc lửa. Sự kiện này, những buổi chơi nhập vai nhân vật, vẽ mặt và nhiều hoạt động sôi nổi khác ngày càng mở rộng trong cộng đồng fan Harry Potter và đã thành công vượt bậc trong việc thu hút fan cũng như bán sách với gần 9 triệu trên 10,8 triệu bản in đầu tiên của Harry Potter và Hoàng tử lai được bán sạch chỉ trong 24 giờ. Trong đó, có một số ít "super-fan". Bên cạnh việc họp mặt online qua blog, gửi bưu thiếp và các fansite, các super fan của Harry Potter còn có thể tập trung nhau tại các chuyên đề về Harry Potter. Những sự kiện này đã nối mọi người trên khắp thế giới cùng nhau tham dự các buổi thuyết giảng, tranh luận và nhiều hoạt động khác về Harry Potter.

Bộ truyện Harry Potter đã thúc đẩy "Wizard Rock", nơi nhiều ban nhạc được lập ra với tên, hình ảnh và lời nhạc liên quan tới thế giới Harry Potter. Tiêu biểu là nhóm Harry and the PottersThe Cruciatus Curse.

Harry Potter cũng mang lại nhiều thay đổi trong thế giới xuất bản, một trong những sự cải tiến đáng lưu ý nhất trong danh sách Những sách bán chạy nhất của báo New York Times. Sự thay đổi bắt đầu ngay khi xuất bản tập Chiếc cốc lửa vào năm 2000, khi các nhà xuất bản phàn nàn rằng có nhiều khoảng cách quá giữa truyện Harry Potter và các sách khác dành cho trẻ em. Báo The Times sau đó liền lập ra một danh sách riêng cho sách trẻ em – dành cho Harry Potter và các truyện dành cho trẻ em khác.

Từ Muggle được mở rộng hơn cả trong truyện, được mọi người dùng để chỉ những người không biết hoặc khiếm khuyết vài kỹ năng. Vào năm 2003, từ "muggle" đi vào từ điển tiếng Anh của Oxford (Oxford English Dictionary) với định nghĩa trên.

Cơn sốt Harry Potter

Harry Potter rất phổ biến trên khắp thế giới. Hiện nay đã có hơn 300 triệu ấn bản của sáu quyển sách đầu trong trên 60 ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt, tiếng Latintiếng Hy Lạp cổ điển.[cần dẫn nguồn] Các quyển này thường bán được vài triệu bản vào ngày xuất bản và thường đứng đầu danh sách các sách bán chạy trong năm đó.[cần dẫn nguồn]

Harry Potter được nhà xuất bản Bloomsbury Publishing ấn hành tại Anh và một số nước khác. Tại Hoa Kỳ, bộ Harry Potter được nhà xuất bản Scholastic Press phát hành. Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Harry Potter do nhà văn Lý Lan dịch. Nhà xuất bản chia sách thành những tập nhỏ để có giá thấp phù hợp với trẻ em, thêm hình minh hoạ, đồng thời dùng lối phát hành hàng tuần để thu hút tối đa sức mua. Sau khi hết mỗi quyển thì ra sách dày giống như nguyên bản (không có hình minh hoạ).

Ở Việt Nam, Harry Potter quyển thứ 6, bản tiếng Anh được phát hành lúc 6 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 2005, cùng lúc với các nước khác. Bản dịch tiếng Việt của tập 6 là một cuốn trọn bộ chứ không chia ra nhiều tập nữa, do bên giữ bản quyền không đồng ý [1], được phát hành lúc 8 giờ sáng ngày 24 tháng 9 cùng năm.

Một vài trích dẫn nổi tiếng.

“Có những điều đáng để hy sinh, nhưng không có điều gì đáng để giết chóc” – Harry Potter

“Sớm muộn gì chúng ta cũng phải đối mặt với việc phải lựa chọn giữa điều nên làm và điểu dễ dàng” – Albus Dumbledore

“Làm hoặc không làm, không có chuyện làm thử”– Albus Dumbledore

“Một con sói đơn độc cũng có thể tìm được tình yêu” – Remus Lupin

“Sách có thể cứu rỗi cả cuộc đời của bạn” – Hermione Granger [10]

Từ ngữ sử dụng trong truyện

  • Muggle: chỉ những người bình thường không có phép thuật. Từ Muggle sau này còn được đi vào từ điển Oxford và dùng ngoài đời thường ở Anh để chỉ những người khuyết tật.
  • Mudblood - có nghĩa là "máu bùn": những phù thủy có xuất thân là Muggle (cách gọi phỉ báng).
  • Squib - có nghĩa là "pháo xì": chỉ những phù thủy không có năng lực phép thuật, được Lý Lan dịch là "á phù thủy". Từ này được dùng trong truyện chỉ ông thầy giám thị Argus Filch, bà Arabella Figg (xuất hiện trong tập 5 nhưng đã được nhắc đến trong tập 1 và được miêu tả là một bà già kỳ dị, thích nuôi mèo), cũng như một vài nhân vật khác nữa. Ngoài ra, theo lời bà dì Muriel của Ronald Weasley thì Ariana Dumbledore (em gái Albus Dumbledore) cũng là một á phù thuỷ, dù thực tế không phải vậy.

Xem thêm

Nguồn

  1. ^ a b “Living with Harry Potter”. BBC Radio 4.
  2. ^ a b “Harry Up!”. Entertainment Weekly.
  3. ^ a b “The Last Chapter” (PDF). Our Sunday Visitor. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  4. ^ a b J. K. Rowling. “J. K. Rowling at the Edinburgh Book Festival”. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  5. ^ Geordie Greig. 'There would be so much to tell her...'. The Daily Telegraph.
  6. ^ “Potter's place in the literary canon”. BBC News.
  7. ^ “Rowling 'makes £5 every second'. BBC News.
  8. ^ Harry Potter finale sales hit 11 m. BBC News
  9. ^ “Business big shot: Harry Potter author JK Rowling”. The Times.
  10. ^ Câu nói nổi tiếng trong Harry Potter.

Liên kết ngoài