Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29: Dòng 29:
| tên tiếng Anh = University of Economics Ho Chi Minh City
| tên tiếng Anh = University of Economics Ho Chi Minh City
| thành viên của = Bộ Giáo dục và Đào tạo
| thành viên của = Bộ Giáo dục và Đào tạo
}}{{dablink|Xem thêm: [[Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng]] và [[Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội]]}}'''Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh''' ({{Lang-en|'''University of Economics Ho Chi Minh City'''}} được viết tắt: '''UEH''' – khẩu hiệu: '''Nơi đào tạo Nhà quản lý và Doanh nhân thành đạt''') là một [[trường đại học]] chuyên ngành kinh tế tại [[Việt Nam]], nằm trong nhóm [[Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam|đại học trọng điểm quốc gia]].<ref>{{Chú thích web|url=http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/dai-hoc-kinh-te-tphcm-ap-dung-giao-trinh-quoc-te-vao-day-hoc-631999.html|tiêu đề=Đại học Kinh tế TP.HCM áp dụng giáo trình quốc tế vào dạy học}}</ref> Đây là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý cho [[Chính phủ Việt Nam|chính phủ]] và các [[doanh nghiệp]] lớn. Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn được đánh giá là một trong '''1000''' [[trường đại học]] chuyên ngành '''kinh tế – kinh doanh''' đứng đầu thế giới theo nhiều tổ chức xếp hạng uy tín, chẳng hạn như Eduniversal.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.universityworldnews.com/filemgmt_data/files/UWN%20-%20Top%201000.pdf|tiêu đề=THE WORLD'S TOP 1000 BUSINESS SCHOOLS}}</ref>
}}{{dablink|Xem thêm: [[Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng]] và [[Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội]]}}'''Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh''' ({{Lang-en|'''University of Economics Ho Chi Minh City'''}},viết tắt: '''UEH''') là một [[trường đại học]] chuyên ngành kinh tế tại [[Việt Nam]], nằm trong nhóm [[Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam|đại học trọng điểm quốc gia]].<ref>{{Chú thích web|url=http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/dai-hoc-kinh-te-tphcm-ap-dung-giao-trinh-quoc-te-vao-day-hoc-631999.html|tiêu đề=Đại học Kinh tế TP.HCM áp dụng giáo trình quốc tế vào dạy học}}</ref> Đây là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý cho [[Chính phủ Việt Nam|chính phủ]] và các [[doanh nghiệp]] lớn. Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn được đánh giá là một trong '''1000''' [[trường đại học]] chuyên ngành '''kinh tế – kinh doanh''' đứng đầu thế giới theo nhiều tổ chức xếp hạng uy tín, chẳng hạn như Eduniversal.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.universityworldnews.com/filemgmt_data/files/UWN%20-%20Top%201000.pdf|tiêu đề=THE WORLD'S TOP 1000 BUSINESS SCHOOLS}}</ref>


==Lịch sử hình thành==
==Lịch sử hình thành==

Phiên bản lúc 17:37, ngày 28 tháng 7 năm 2021

Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh
University of Economics Ho Chi Minh City
Tập tin:Logo Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM.jpg
Địa chỉ
Map
59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin
LoạiĐại học kinh tế hệ công lập
Thành lập1976
Hiệu trưởngGS.TS. Sử Đình Thành
Giảng viên580 người
Websitewww.ueh.edu.vn
Thông tin khác
Thành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạo
Thống kê
Sinh viên đại họcKhoảng 16.440 người
Sinh viên sau đại họcKhoảng 4.780 người

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: University of Economics Ho Chi Minh City,viết tắt: UEH) là một trường đại học chuyên ngành kinh tế tại Việt Nam, nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia.[1] Đây là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn được đánh giá là một trong 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế – kinh doanh đứng đầu thế giới theo nhiều tổ chức xếp hạng uy tín, chẳng hạn như Eduniversal.[2]

Lịch sử hình thành

Phiên hiệu của trường được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1976 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn và các Trường Đại học Kinh tế khác của miền Nam trước 1975, trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cùng thời gian đó, là cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng được thành lập vào tháng 10 năm 1976. Ngày 15 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài chính.

Năm 1986, Khoa Triết - Kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được tách thành Khoa Triết và Khoa Kinh tế. Trong đó, Khoa Kinh tế có chức năng đào tạo đại học, sau đại học và tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, đặc biệt ở 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế học. Từ năm 1990, khoa đào tạo bậc cử nhân theo các chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoạiQuản trị kinh doanh; đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Kinh tế học.

Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9 tháng 7 năm 1996 thành lập Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất 3 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ), Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.[3]

Tuyển sinh đại học

Cơ sở B2 Nguyễn Tri Phương của Trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh

Cử nhân đại học chính quy:

  • Ngành Kinh tế, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Kinh tế học
    • Kinh tế chính trị
  • Ngành Kinh tế đầu tư, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Thẩm định giá
    • Quản trị tài sản
  • Ngành Quản trị Nguồn nhân lực, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Quản trị nhân lực
  • Ngành Bất động sản, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Bất động sản
  • Ngành Kinh doanh nông nghiệp, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Kinh doanh nông nghiệp
  • Ngành Quản trị Kinh doanh, gồm có 04 chuyên ngành:
    • Quản trị
    • Quản trị chất lượng
    • Quản trị khởi nghiệp
    • Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Ngành Quản lý bệnh viện, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Quản lý bệnh viện
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng, gồm có 11 chuyên ngành:
    • Tài chính công
    • Quản lý thuế
    • Tài chính
    • Thuế trong kinh doanh
    • Ngân hàng đầu tư
    • Quản trị hải quan - ngoại thương
    • Ngân hàng quốc tế
    • Đầu tư tài chính
    • Ngân hàng
    • Thị trường chứng khoán
    • Quản trị tín dụng
  • Ngành Tài chính quốc tế, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Quản trị rủi ro tài chính
  • Ngành Bảo hiểm, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Bảo hiểm
  • Ngành Kinh doanh quốc tế, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Kinh doanh quốc tế
    • Ngoại thương
  • Ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Logistic và quản lý chuỗi cung ứng
  • Ngành Marketing, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Marketing
  • Ngành Kinh doanh thương mại, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Kinh doanh thương mại
  • Ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Quản trị lữ hành
    • Quản trị du thuyền
  • Ngành Quản trị khách sạn, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Quản trị khách sạn
    • Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí
  • Ngành Toán kinh tế, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Toán tài chính
    • Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm
  • Ngành Thống kê kinh tế, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Thống kê kinh doanh
  • Ngành Kế toán, gồm có 02 chuyên ngành:
    • Kế toán công
    • Kế toán doanh nghiệp
  • Ngành Kiểm toán, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Kiểm toán
  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý, gồm có 03 chuyên ngành:
    • Hệ thống thông tin kinh doanh
    • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
  • Ngành Thương mại điện tử, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Thương mại điện tử
  • Ngành Kỹ thuật phần mềm, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Công nghệ phần mềm
  • Ngành Khoa học dữ liệu, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Khoa học dữ liệu
  • Ngành Luật , gồm có 01 chuyên ngành:
    • Luật kinh doanh quốc tế
  • Ngành Luật kinh tế , gồm có 01 chuyên ngành:
    • Luật kinh doanh
  • Ngành Quản lý công, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Quản lý công
  • Ngành Ngôn ngữ Anh. gồm có 01 chuyên ngành:
    • Tiếng Anh thương mại
  • Ngành Kiến trúc đô thị, gồm có 01 chuyên ngành:
    • Kiến trúc và thiết kế đô thị thông minh

Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký chương trình Cử nhân chính quy chất lượng cao (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh), Cử nhân tài năng - ISB BBUS (hoàn toàn bằng Tiếng Anh), Liên kết quốc tế,... để nâng cao chất lượng đào tạo.

Chất lượng đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Tính đến tháng 7 năm 2017, trường có 580 giảng viên. Trong đó có 9 Giáo sư, 51 phó giáo sư, 192 tiến sĩ, 369 thạc sĩ và 19 giảng viên có trình độ đại học.[4]

Cựu sinh viên nổi tiếng

Những nhân vật từng học tập tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.
  • Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB).
  • Võ Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á.
  • Nguyễn Hữu Đặng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank).
  • Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Nguyễn Hồng Hà, Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước.
  • Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
  • Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương.
  • Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng bộ Kế hoạch - Đầu tư.
  • Huỳnh Thị Nhân, Thứ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  • Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  • Nìm Vuồn Phu, Chủ tịch sáng lập NIMDO, Chairman Hertz, P.TGD SAIGONBUS.
  • Nguyễn Đức Tài, sáng lập và hiện đang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tại Tập đoàn Thegioididong.com và Điện máy Xanh (mã cổ phiếu: MWG).[5]
  • Trần Mộng Hùng, sáng lập và hiện đang làm thành viên Hội đồng quản trị tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (mã cổ phiếu: ACB).[6]
  • Đặng Thị Hoàng Yến, sáng lập Tập đoàn Công nghiệp Tân Tạo (mã cổ phiếu: ITA).[7]
  • Nguyễn Văn Huynh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank (mã cổ phiếu: LPB). Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ Tài chính Sài Gòn.[8]
  • Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch – Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời (AGPPS) (mã cổ phiếu: LTG).
  • Vũ Mạnh Cường, MC truyền hình chuyên nghiệp.
  • Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ông Cao Thắng, Ca sĩ.
  • Jun Phạm, Ca sĩ.

Cơ sở trực thuộc

Trường có 8 cơ sở dành cho hoạt động giảng dạy, học tập và làm việc; trong đó có 91 phòng học (không kể giảng đường thuê ngoài). Toàn bộ các phòng học đều được trang bị hệ thống micro không dây, máy chiếu đa phương tiện (multimedia), quạt gió, hệ thống chiếu sáng,... đạt tiêu chuẩn sử dụng cho công năng giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Ngoài ra, tất cả các phòng học dành cho học viên bậc sau đại học đều được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ.

Trường đang xúc tiến xây dựng cơ sở mới tại Khu đô thị mới Nam Thành phố.

Trụ sở chính của trường đặt tại cơ sở A, các phòng ban, viện nghiên cứu của trường đều nằm ở đây; các khoa đào tạo: Khoa Lý luận chính trị, Khoa Toán - Thống kê, Khoa Luật, Khoa Quản trị, Khoa Ngoại ngữ kinh tế.

Cơ sở D là trụ sở chính của các khoa đào tạo gồm: Khoa Ngân hàng, Khoa Tài chính, Khoa Tài chính công, Khoa Kế toán, Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh.

Cơ sở E là trụ sở chính của Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing.

Cơ sở H là trụ sở chính của Khoa Kinh tế.

Khoa Quản lý nhà nước đặt trụ sở tại cơ sở 232/6 Võ Thị Sáu.

Thư viện gồm 15 phòng đọc với tổng diện tích là 1.315 m2. Hiện nay, tổng số sách được lưu trữ tại Thư viện là 106.551 quyển (26.284 nhan đề), phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của người học.

Trường có 02 ký túc xá dành cho sinh viên lưu trú với tổng diện tích là 6.376 m2, gồm 227 phòng, sức chứa xấp xỉ 1.700 sinh viên (3,8 m²/sinh viên):

- KTX 135 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- KTX 43 - 45 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 05, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành tích và khen thưởng

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng nhà trường:

Hệ thống tổ chức

Theo Quyết định 1990/QĐ-ĐHKT-NHSU ngày 17/07/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh xác định cơ cấu tổ chức của trường như sau:

Hội đồng trường, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

  • Chủ tịch Hội đồng trường: GS.TS.NGƯT Nguyễn Đông Phong
  • Hiệu trưởng: GS.TS. Sử Đình Thành
  • Phó Hiệu trưởng: TS. Bùi Quang Hùng
  • Chủ tịch Hội đồng Tư vấn: PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt
  • Tổng biên tập Jabes: GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài

Các Phòng/ Viện chức năng

  • Văn phòng trường
  • Phòng Quản trị Nguồn nhân lực
  • Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế
  • Phòng Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên
  • Phòng Quản lý đào tạo Tại chức
  • Viện Đào tạo Sau đại học
  • Viện Đào tạo quốc tế
  • Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng
  • Phòng Kế hoạch đào tạo - Khảo thí
  • Phòng Đảm bảo chất lượng - Phát triển chương trình
  • Phòng Công tác chính trị
  • Phòng Tài chính - Kế toán
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Phòng Cơ sở vật chất
  • Phòng Thanh tra

Các khoa, viện đào tạo

Ban chuyên môn

  • Ban Giáo dục thể chất

Đơn vị tham gia quản lý và phục vụ đào tạo

  • Thư viện
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
  • Trung tâm Phát triển khởi nghiệp
  • Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  • Trạm Y tế

Đơn vị Khoa học công nghệ – Thông tin kinh tế

  • Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
  • Viện Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực
  • Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển
  • Viện Chính sách công
  • Viện Đổi mới sáng tạo
  • Viện Ngôn ngữ - Quốc tế học (ILACS)
  • Viện Kinh tế môi trường Đông Nam Á
  • Viện Nghiên cứu kinh doanh
  • Trung tâm Dữ liệu - Phân tích kinh tế
  • Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quản trị

Các công ty, trung tâm dịch vụ - lao động sản xuất

  • Công ty TNHH một thành viên Sách Kinh tế
  • Công ty TNHH một thành viên In Kinh tế

Cơ sở tại các địa phương

  • Cơ sở Nghiên cứu và Đào tạo cao cấp tại Duyên hải Nam Trung bộ
  • Cơ sở Nghiên cứu và Đào tạo cao cấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

  • Đảng bộ
  • Công đoàn trường
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • Hội sinh viên Việt Nam
  • Hội Cựu chiến binh

Tổ chức quân sự, phòng cháy và chữa cháy

  • Ban Chỉ huy quân sự
  • Trung đội Dân quân tự vệ
  • Đội Phòng cháy chữa cháy

Hội đồng khoa học và đào tạo

Hội đồng tư vấn

UEH-Alumni

Các chương trình, dự án hợp tác đào tạo quốc tế

Học tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cấp bằng của trường đại học nước ngoài.

Bậc đào tạo: Đại học. Bằng cấp: Cử nhân Thương mạiQuản trị
  • Chương trình Curtin (Úc) [3]:
Bậc đào tạo: Đại học. Bằng cấp: Cử nhân Quản trị Kinh doanh
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Chính sách công
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Kinh tế Phát triển
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: MBA, Thạc sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Ngân hàngTài chính, Thạc sĩ Marketing
  • Chương trình Western Sydney (Úc) [7]:
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanhThương mại
Bậc đào tạo: Nghiên cứu sinh. Bằng cấp: Tiến sĩ Kinh tế (Nghiên cứu sinh học giai đoạn 1 tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2 tại Đại học Western Sydney)

Các đời Hiệu trưởng

  • PGS.TS Đào Công Tiến (1990-1995)
  • NGND - GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền (1995-2001)
  • PGS.TS. Phạm Văn Năng (2001-6/2011)
  • GS.TS. Nguyễn Đông Phong (6/2011-9/2020)
  • GS.TS. Sử Đình Thành (9/2020-nay)

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Đại học Kinh tế TP.HCM áp dụng giáo trình quốc tế vào dạy học”.
  2. ^ “THE WORLD'S TOP 1000 BUSINESS SCHOOLS” (PDF).
  3. ^ [1] Lưu trữ 2015-02-24 tại Wayback Machine - Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Trường ĐH Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
  4. ^ “Báo cáo công khai của trường”.
  5. ^ “Thông tin ông Nguyễn Đức Tài”.
  6. ^ “Trần Mộng Hùng, Đại học Kinh tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ “Thông tin bà Đặng Thị Hoàng Yến”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ “Thông tin ông Nguyễn Văn Huynh”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ “Các cơ sở trực thuộc”. Trường Đại học Kinh tế. 21 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2016.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới University of Economics Ho Chi Minh City tại Wikimedia Commons