Bước tới nội dung

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1912

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1912

← 1908 5 tháng 11, 1912 1916 →

531 thành viên của Đại cử tri đoàn
266 phiếu phiếu để đắc cử
Số người đi bầu58.8% Giảm 6.6 pp
 
Woodrow Wilson-H&E.jpg
Unsuccessful 1912 2.jpg
Đề cử Woodrow Wilson Theodore Roosevelt
Đảng Dân chủ Cấp tiến
Quê nhà New Jersey New York
Đồng ứng cử Thomas R. Marshall Hiram Johnson
Phiếu đại cử tri 435 88
Tiểu bang giành được 40 6
Phiếu phổ thông  6,296,284 4,122,721
Tỉ lệ 41.8% 27.4%

 
Unsuccessful 1912.jpg
Eugene Debs portrait.jpeg
Đề cử William Howard Taft Eugene V. Debs
Đảng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Quê nhà Ohio Indiana
Đồng ứng cử Nicholas M. Butler
(thay thế James S. Sherman)
Emil Seidel
Phiếu đại cử tri 8 0
Tiểu bang giành được 2 0
Phiếu phổ thông  3,486,242 901,551
Tỉ lệ 23.2% 6.0%

Bản đồ hiển thị kết quả bầu cử. Xanh lam biểu thị bang thắng bởi Wilson/Marshall, Xanh lục biểu thị bang thắng bởi Roosevelt/Johnson, Đỏ biểu thị bang thắng bởi Taft/Butler. Các con số cho biết số phiếu đại cử tri được phân bổ cho mỗi tiểu bang.

Tổng thống trước bầu cử

William Howard Taft
Cộng hòa

Tổng thống được bầu

Woodrow Wilson
Dân chủ

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1912cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 32, được tổ chức vào thứ Ba, ngày 5 tháng 11 năm 1912. Thống đốc Đảng Dân chủ Woodrow Wilson từ New Jersey đã đánh bại cả Tổng thống đương nhiệm Đảng Cộng hòa William Howard Taft lẫn cựu Tổng thống Theodore Roosevelt (người tranh cử dưới ngọn cờ của Đảng Cấp tiến mới thành lập) và ứng cử viên Đảng Xã hội chủ nghĩa Eugene V. Debs.[1]

Roosevelt làm Tổng thống từ năm 1901 đến năm 1909 với tư cách là đảng viên Đảng Cộng hòa, và được người do ông ủng hộ, Taft, kế nhiệm. Thiên hướng bảo thủ của Taft ngày càng làm phật lòng Roosevelt, vì vậy ông đã đối đầu với Taft để tranh đề cử của đảng tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1912. Khi Taft và các đồng minh bảo thủ của ông giành chiến thắng trong gang tấc, Roosevelt, cùng với các đảng viên cấp tiến ủng hộ mình, thành lập Đảng Cấp tiến và tham gia tranh cử với tư cách là đảng thứ ba. Tại Đại hội Đảng Dân chủ, Wilson đã giành được đề cử Tổng thống ở lần bỏ phiếu thứ 46, đánh bại Chủ tịch Hạ viện Champ Clark và một số ứng cử viên khác với sự ủng hộ của William Jennings Bryan và các đảng viên Đảng Dân chủ cấp tiến khác. Đảng Xã hội chủ nghĩa thì tái đề cử Eugene V. Debs.

Cuộc tổng tuyển cử đã bị Wilson, Roosevelt, Taft và Debs chi phối gay gắt. Cương lĩnh "Chủ nghĩa tân dân tộc" của Roosevelt ủng hộ các chương trình bảo hiểm xã hội, giảm thời gian làm việc xuống còn 8 giờ một ngày cũng như các quy định khắt khe của liên bang đối với nền kinh tế. Cương lĩnh "Tân Tự do" của Wilson ủng hộ cắt giảm thuế, cải cách ngân hàng và ban hành luật chống độc quyền mới. Đương kim Tổng thống Taft tham gia tranh cử trong một chiến dịch nhẹ nhàng với cương lĩnh "Bảo thủ tiến bộ" làm nòng cốt. Debs, người đang cố gắng thu hút sự ủng hộ cho các chính sách xã hội chủ nghĩa của mình, tuyên bố rằng Wilson, Roosevelt và Taft đều được các phe phái khác nhau trong các quỹ tín thác tư bản tài trợ, và rằng Roosevelt là một nhà mị dân sử dụng ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa để hạ bệ chính các chính sách xã hội chủ nghĩa, mở đường cho các chính sách tư bản chủ nghĩa của mình.

Sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa đã mở đường cho việc Wilson giành được 40 bang và một chiến thắng vang dội ở Đại cử tri đoàn với chỉ 41,8% số phiếu phổ thông, tỷ lệ phiếu bầu phổ thông thấp nhất của ứng cử viên chiến thắng kể từ năm 1860. Wilson là đảng viên Dân chủ đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1892 cũng như là ứng cử viên tổng thống đầu tiên nhận được hơn 400 phiếu đại cử tri trong một cuộc bầu cử tổng thống. Roosevelt đứng thứ hai với 88 phiếu đại cử tri và 27% số phiếu phổ thông. Taft giành được 23% số phiếu bầu toàn quốc và giành chiến thắng cử tri đoàn ở hai bang VermontUtah. Debs, người về đích ở vị trí thứ tư, không giành được bất kỳ phiếu đại cử tri nào nhưng thu về 6% số phiếu phổ thông, tỷ lệ phiếu bầu cao nhất của một ứng cử viên Đảng Xã hội chủ nghĩa từng giành được trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ. Đây là cuộc bầu cử Tổng thống gần đây nhất kể từ năm 1876, mà Đảng Dân chủ đề cử một Thống đốc đương nhiệm ra tranh cử.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Đảng Cộng hòa Theodore Roosevelt đã từ chối tái tranh cử vào năm 1908 để thực hiện cam kết với người dân Mỹ là không tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.[a] Roosevelt đã chọn Bộ trưởng Chiến tranh William Howard Taft để trở thành người kế nhiệm, và Taft đã đánh bại William Jennings Bryan trong cuộc tổng tuyển cử năm 1908.

Chia rẽ nội bộ Đảng Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Phim hoạt hình Punch của Leonard Raven-Hill, mô tả sự chia rẽ giữa Taft và Roosevelt.

Trong thời gian Taft nắm quyền, rạn nứt đã xuất hiện trong mối quan hệ của Roosevelt và Taft, và họ lần lượt trở thành lãnh đạo của hai phe phái trong nội bộ Đảng Cộng hòa: phái Cấp tiến do Roosevelt lãnh đạo và phái Bảo thủ do Taft lãnh đạo.[2] Phái cấp tiến ủng hộ hạn chế lao động đối với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và có thiện cảm hơn với công đoàn. Họ cũng ủng hộ bầu cử trực tiếp các thẩm phán liên bang và tiểu bang thay vì Tổng thống hoặc Thống đốc bổ nhiệm. Phái bảo thủ ủng hộ áp thuế cao để khuyến khích sản xuất trong nước, đồng thời ủng hộ các lãnh đạo doanh nghiệp thay vì các liên đoàn lao động và nhìn chung phản đối bầu cử trực tiếp đối với các thẩm phán.

Chính sách của Taft

[sửa | sửa mã nguồn]

Những rạn nứt trong đảng bộc lộ rõ nhất khi Taft ủng hộ Đạo luật thuế quan Payne–Aldrich vào năm 1909.[3] Đạo luật tạo điều kiện lớn cho vùng Đông Bắc công nghiệp và khiến vùng Tây Bắc và Nam tức giận, nơi có nhu cầu giảm thuế rất lớn.[4] Điều này trái ngược với lời hứa của Taft vào đầu nhiệm kỳ rằng ông sẽ ủng hộ giảm thuế, dù thực tế chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã là chính sách cốt lõi của Đảng Cộng hòa kể từ khi mới thành lập.[5]

Taft cũng phản đối chính sách chống độc quyền của Roosevelt.[6] Sự phân biệt của Roosevelt đối với "quỹ tín thác tốt" với "quỹ tín thác xấu" đã nhận về vô vàn chỉ trích. [7] Taft thì lập luận rằng tất cả các công ty độc quyền phải bị giải tán. Taft cũng sa thải nhà bảo tồn nổi tiếng Gifford Pinchot khỏi vị trí Cục trưởng Cục Kiểm lâm vào năm 1910.[8] Đến năm 1910, sự chia rẽ trong đảng ngày càng lớn hơn, Roosevelt và Taft quay lưng lại với nhau bất chấp tình bạn cá nhân của họ. Vào mùa hè năm đó, Roosevelt bắt đầu chuyến công du diễn thuyết toàn quốc, trong đó ông vạch ra triết lý cấp tiến của mình và đề xướng cương lĩnh Chủ nghĩa Tân Dân tộc trong một bài phát biểu ở Osawatomie, Kansas, vào ngày 31 tháng 8.[9]

Quyền lực của Tòa án và Cải cách tư pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nguồn gốc khác cho sự căng thẳng này còn liên quan đến thẩm quyền của Tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao. Ngay từ năm 1910, Roosevelt đã bắt đầu chỉ trích một số quyết định của tòa án, chẳng hạn như vụ Lochner kiện New York (1905), và những luật gia mà ông gọi là “thẩm phán hóa thạch”. Ông tin rằng Tòa án Tối cao đang cố gắng giải thích một cách luồn lách nhằm hợp pháp hóa Tu chính án thứ 14 cũng như học thuyết "hợp đồng tự do" để ngăn chặn những cải cách tiến bộ như giới hạn giờ làm việc. Roosevelt, cùng với những người cấp tiến theo chủ nghĩa dân túy như William Jennings Bryan trong Đảng Dân chủ, ủng hộ một tu chính án cho phép bãi nhiệm các thẩm phán và thậm chí hủy bỏ cả các quyết định của tòa án. Điều này khiến Taft (cựu thẩm phán và Chánh án Tòa án Tối cao tương lai) và phái bảo thủ phẫn nộ. Taft coi Roosevelt là mối nguy hiểm đối với chính phủ hợp hiến và quyết tâm chống lại sự hiện diện của ông trong cuộc chiến giành đề cử tại Đảng Cộng hòa.[10]

Quyết tâm của Roosevelt

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1910, đảng Cộng hòa mất 57 ghế tại Hạ viện, mở đường cho việc đảng Dân chủ giành được thế đa số lần đầu tiên kể từ năm 1894. Kết quả này là một thất bại nặng nề đối với phái bảo thủ trong đảng.[11] James E. Campbell viết rằng một nguyên nhân khả dĩ là do một số lượng lớn cử tri cấp tiến ủng hộ các ứng cử viên của đảng thứ ba thay vì các đảng viên Cộng hòa bảo thủ.[12] Roosevelt tiếp tục từ chối lời kêu gọi tranh cử tổng thống cho đến năm 1911. Trong một lá thư vào tháng 1 gửi cho biên tập viên tờ báo William Allen White, ông viết, "Tôi không nghĩ chỉ có tham gia khi chỉ có một phần nghìn cơ hội để giành được đề cử là một quyết định khôn ngoan."[13]

Tuy nhiên, những đồn đoán vẫn tiếp tục làm rạn nứt mối quan hệ của Roosevelt và Taft. Sau nhiều tháng liên tục nhận được sự ủng hộ đề nghị tranh cử, Roosevelt thay đổi quan điểm của mình, viết cho nhà báo Henry Beach Needham vào tháng 1 năm 1912 rằng nếu đề cử "đến với tôi như một phong trào quần chúng thực sự thì tất nhiên tôi sẽ chấp nhận."[14]

Đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cử của Đảng Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Republican Party (United States)
Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)
Đề cử của Đảng Cộng hòa năm 1912
William Howard Taft James S. Sherman
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Tổng thống Hoa Kỳ

thứ 27
(1909–1913)

Phó Tổng thống Hoa Kỳ

thứ 27
(1909–1912)

Chiến dịch
566 đại biểu

791.425 phiếu bầu

Các ứng cử viên khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Ứng cử viên được liệt kê theo số đại biểu giành được
Theodore Roosevelt Robert La Follette Albert Cummins
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ

từ New York
(1901–1909)

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ

từ Wisconsin
(1906–1925)

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ

từ Iowa
(1908–1926)

Campaign Campaign Campaign
TB: 22 tháng 6, 1912

466 đại biểu
1,183,238 phiếu

TB: 22 tháng 6, 1912

36 đại biểu
336,373 phiếu

TB: 22 tháng 6, 1912

10 đại biểu
0 phiếu

Lựa chọn đại biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên, nhiều đại biểu tại đại hội đã được bầu trong một cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống. Phái cấp tiến ủng hộ các cuộc bầu cử sơ bộ như một cách phá vỡ sự kiểm soát của các thủ lĩnh chính trị đối với đảng. Tổng cộng có 12 bang đã tổ chức bầu cử sơ bộ trước Đại hội Đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sĩ Robert "Fighting Bob" La Follette đã thắng hai trong bốn cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên (Bắc Dakota và Wisconsin, quê hương của ông), nhưng Taft đã giành được chiến thắng lớn tại New York, quê hương của Roosevelt và tiếp tục thu hút các đại biểu ở những bang truyền thống và bảo thủ.

Bắt đầu bằng chiến thắng vang dội ở Illinois vào ngày 9 tháng 4, Roosevelt đã thắng chín trong số mười cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống gần nhất (bao gồm cả Ohio, quê hương của Taft), và chỉ thua Massachusetts.[15]

Taft cũng nhận được sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức của Đảng Cộng hòa ở miền Nam. Số bang thuộc Liên minh miền Nam cũ ủng hộ Taft gấp 5 lần số bang phản đối ông. Các bang này đã luôn bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ trong mọi cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1880, và Roosevelt cho rằng trao cho những bang này 1/4 số đại biểu dù họ sẽ không đóng góp gì vào chiến thắng của Đảng Cộng hòa là một điều bất công.

Đại hội Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

388 đại biểu được bầu qua cuộc bầu cử sơ bộ và Roosevelt giành được 281 đại biểu, Taft nhận được 71 đại biểu, và La Follette nhận được 36 đại biểu. Tuy nhiên, nhờ lá phiếu từ các đại biểu được bầu tại Đại hội các bang, Taft giành tới 566 phiếu so với 466 phiếu của tất cả các ứng viên khác, đồng thời giúp ông có nhiều hơn 540 phiếu cần thiết để được đề cử. Roosevelt cáo buộc phe Taft có hơn 200 đại biểu được chọn một cách gian lận. Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa đã ra phán quyết có lợi cho Taft trong 233 trường hợp trong khi chỉ có 6 trường hợp có lợi cho Roosevelt. Ủy ban cũng điều tra 92 trường hợp khác và đều đưa ra phán quyết có lợi cho cả hai người họ.[16][17]

Phe Roosevelt chỉ trích số lượng lớn đại biểu phân cho các khu vực mà Đảng Cộng hòa dường như không có cơ hội giành chiến thắng trong tổng tuyển cử, khi hơn 200 đại biểu được phân bổ cho các khu vực mà Đảng Cộng hòa chưa từng giành chiến thắng kể từ Thỏa hiệp năm 1877, hoặc 4 đại biểu đến từ các vùng lãnh thổ không có quyền bỏ phiếu trong tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính Roosevelt, khi ấy còn ủng hộ Taft, đã từ chối ủng hộ bãi bỏ hoàn toàn các phái đoàn từ phía nam tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1908 do ông cần những lá phiếu này để Taft giành được đề cử.[18]

Herbert S. Hadley là giám đốc chiến dịch của Roosevelt trong suốt Đại hội. Hadley đề nghị thay thế 74 đại biểu của Taft bằng 72 đại biểu sau khi Đại hội được triệu tập, nhưng đề nghị của ông bị bác bỏ. Elihu Root, một người ủng hộ Taft, đã được chọn để chủ tọa đại hội sau khi giành được 558 phiếu so với 501 phiếu của McGovern. Root bị cáo buộc đã giành chiến thắng bằng sự ủng hộ từ các quận có rất ít cử tri từ các phái đoàn miền Nam để nâng số phiếu nhận được của mình trong khi mọi bang miền Bắc, ngoại trừ bốn bang, đều bỏ phiếu ủng hộ McGovern.[19] Trong bài phát biểu bế mạc của mình, Root nhắc lại sự ủng hộ của đảng đối với việc "kiểm tra và giới hạn hiến pháp" bằng cách trích dẫn lời của những nhân vật như Alexander Hamilton, John Marshall và Abraham Lincoln, bác bỏ hoàn toàn ủng hộ của Roosevelt đối với việc bãi nhiệm Thẩm phán, và xác định Đảng Bảo thủ là đảng theo chủ nghĩa bảo thủ hiến pháp.[20]

Roosevelt đã phá vỡ truyền thống và tham dự đại hội, nơi ông được chào đón với sự ủng hộ to lớn của các cử tri.[21] Bất chấp sự hiện diện của Roosevelt ở Chicago và những nỗ lực của ông nhằm loại bỏ những người ủng hộ Taft, liên danh Taft và James S. Sherman đã được tái đề cử ngay từ lần bỏ phiếu đầu tiên.[22] Sherman là Phó Tổng thống đương nhiệm đầu tiên được tái đề cử kể từ John C. Calhoun năm 1828. Sau khi thất bại, Roosevelt tuyên bố thành lập một đảng mới với khẩu hiệu "phục vụ toàn dân".[23] Đảng này sau này được gọi là Đảng Cấp tiến. Roosevelt thông báo rằng đảng của ông sẽ tổ chức Đại hội ở Chicago và ông sẽ chấp nhận đề cử của họ nếu ông được chọn.[23] Trong khi đó, Taft quyết định không vận động tranh cử trước cuộc bầu cử sau bài phát biểu nhận đề cử vào ngày 1 tháng 8.[24] Warren G. Harding là người tuyên bố đề cử Taft. Taft đã giành được đề cử trong khi 344 đại biểu của Roosevelt bỏ phiếu trắng. Henry Justin Allen đã đọc một bài phát biểu của Roosevelt, trong đó ông chỉ trích tiến trình Đại hội này và tuyên bố rằng các đại biểu đã bị "cướp" từ tay ông để củng cố đề cử của Taft.[25]

Lá phiếu Tổng thống [26] [27] [28]
William Howard Taft 561
Theodore Roosevelt 107
Robert M. La Follette 41
Albert B. Cummins 17
Charles Evans Hughes 2
Có mặt, không biểu quyết 344
Vắng mặt 6
Lá phiếu Phó Tổng thống
James S. Sherman 596
William Borah 21
Charles Edward Merriam 20
Herbert S. Hadley 14
Albert J. Beveridge 2

Đề cử của Đảng Dân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Democratic Party (United States)
Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)
Đề cử của Đảng Dân chủ năm 1912
Woodrow Wilson Thomas R. Marshall
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Thống đốc New Jersey

thứ 34
(1911–1913)

Thống đốc Indiana

ngày 27
(1909–1913)

Chiến dịch
Đại biểu TĐH 122

527.296 phiếu bầu

Các ứng cử viên khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Ứng cử viên được liệt kê theo số đại biểu giành được
Champ Clark Oscar Underwood Judson Harmon Eugene Foss Thomas Marshall
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ

từ Missouri
(1911–1919)

Dân biểu Hoa Kỳ

từ Alabama
(1897–1915)

Thống đốc

Ohio
(1909–1913)

Thống đốc

Massachusetts
(1911–1914)

Thống đốc

Indiana
(1909–1913)

Chiến dịch Chiến dịch Chiến dịch Chiến dịch
TB: 2 tháng 7, 1912

423 đại biểu
427,938 phiếu

TB: 2 tháng 7, 1912

84 đại biểu
114,947 phiếu

TB: 2 tháng 7, 1912

48 đại biểu
128,633 phiếu

TB: 2 tháng 7, 1912

36 đại biểu
0 phiếu

TB: 2 tháng 7, 1912

30 đại biểu
0 phiếu

Simeon Baldwin John Burke
Thống đốc

Connecticut
(1911–1915)

Thống đốc

North Dakota
(1907–1913)

Chiến dịch Chiến dịch
TB: 2 tháng 7, 1912

14 đại biểu
0 phiếu

TB: 2 tháng 7, 1912

10 đại biểu
9,357 phiếu

Vào đầu năm 1912, nhiều người tin rằng ứng cử viên Tổng thống ba lần của Đảng Dân chủ William Jennings Bryan sẽ cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ để giành đề cử của đảng lần thứ tư và dường như sẽ không gặp khó khăn gì nếu ông làm vậy. Tuy nhiên, Bryan đã tuyên bố vài tháng trước Đại hội rằng ông không quan tâm đến một cuộc chiến dịch tranh cử khác. Mặc dù vẫn được nhiều người coi là nhà lãnh đạo tư tưởng của Đảng Dân chủ, nhưng sự thay đổi trong quyền lực của Đảng sau thành công của họ tại cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1910 đồng nghĩa với việc Bryan không còn được 2/3 số thành viên ủng hộ để giành lấy đề cử một lần nữa.

Bryan thừa nhận rằng 3 cuộc tranh cử tổng thống của ông đều kết thúc với thất bại lớn, đầu tiên là trước William McKinley, và sau đó là Taft, sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của ông với tư cách là một ứng cử viên, ngay cả cuộc bầu cử năm 1904, cuộc bầu cử duy nhất trong bốn cuộc bầu cử liền kề trước đó mà Bryan không được đề cử là ứng cử viên của đảng, Đảng Dân chủ cũng nhận thất bại nặng nề. Tuy nhiên, Bryan vẫn có đủ người ủng hộ trong đảng nên ông vẫn có đủ ảnh hưởng để trở thành lãnh đạo hàng đầu tại đại hội.

Đại hội Đảng Dân chủ được tổ chức tại Baltimore từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7. Ban đầu, người dẫn đầu trong các thăm dò là Chủ tịch Hạ viện Champ Clark từ Missouri . Mặc dù Clark nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong các lần bỏ phiếu sớm, nhưng ông ấy không thể đạt được đa số 2/3 cần thiết để giành chiến thắng.

Cơ hội giành được đề cử của Clark bị tổn hại khi Tammany Hall, tổ chức chính trị hùng mạnh của Đảng Dân chủ tại Thành phố New York, ủng hộ ông. Sự ủng hộ của Tammany đã khiến Bryan, ứng cử viên tổng thống ba lần của đảng Dân chủ và lãnh đạo phái cấp tiến của đảng, quay lưng lại với Clark, người mà ông chỉ trích là ứng cử viên của Phố Wall, và chuyển sự ủng hộ của mình sang Thống đốc theo chủ nghĩa cải cách của New Jersey Woodrow Wilson. Wilson đã liên tục đứng thứ hai trong nhiều lần bỏ phiếu, gần như từ bỏ hy vọng và gần như rời bỏ các đại biểu của mình để họ bỏ phiếu cho một ứng cử viên khác. Thay vào đó, việc Bryan chuyển sự ủng hộ từ Clark sang Wilson đã khiến nhiều đại biểu khác làm điều tương tự. Wilson dần dần có được sức mạnh trong khi sự ủng hộ của Clark ngày càng giảm, và cuối cùng Wilson đã nhận được đề cử ở lần bỏ phiếu thứ 46.

Thomas R. Marshall, Thống đốc Indiana, người đã trao phiếu bầu của Indiana cho Wilson, được tuyên bố là người đồng tranh cử cùng Wilson.

Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống
Lần 1 Lần 2 Nhất trí
Thomas R. Marshall 389 644.5 1,088
John Burke 304.67 386.33
George E. Chamberlain 157 12.5
Elmore W. Hurst 78 0
James H. Preston 58 0
Martin J. Wade 26 0
William F. McCombs 18 0
John E. Osborne 8 0
William Sulzer 3 0
Trắng 46.33 44.67

Đề cử của Đảng Cấp tiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Progressive Party (United States, 1912)
Đảng Cấp tiến (Hoa Kỳ, 1912)
Đề cử của Đảng Cấp tiến năm 1912
Theodore Roosevelt Hiram Johnson
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Tổng thống Hoa Kỳ

thứ 26
(1901–1909)

Thống đốc California

thứ 23
(1911–1917)

Đại hội Đảng Cấp tiến tại Chicago Coliseum, 1912

Taft đã giành được đề cử của Đảng Cộng hòa trong khi 344 đại biểu của Roosevelt bỏ phiếu trắng. Cuối ngày hôm đó, những người ủng hộ Roosevelt đã gặp nhau tại Chicago Orchestra Hall và đề nghị ông làm ứng cử viên độc lập cho chức Tổng thống. Roosevelt đã chấp nhận mặc dù ông yêu cầu tổ chức một đại hội chính thức. Roosevelt ban đầu cân nhắc việc không tranh cử với tư cách ứng cử viên đảng thứ ba cho đến khi George Walbridge PerkinsFrank Munsey đề nghị hỗ trợ tài chính. Roosevelt và những người ủng hộ ông đã thành lập Đảng Cấp tiến tại một đại hội, do Thượng nghị sĩ Albert J. Beveridge tạm thời chủ tọa, vào ngày 5 tháng 8, và Hiram Johnson được chọn làm đồng tranh cử của ông. Ben B. LindseyJohn M. Parker đã được xem xét để được chọn làm ứng viên Tổng thống, tuy nhiên Parker và Lindsey sau cùng đều đề cử Johnson cho vị trí này.[29]

Đảng Cấp tiến hứa sẽ tăng cường quản lý liên bang và bảo vệ phúc lợi của dân thường. Tại Đại hội, Perkins đã ngăn chặn một kế hoạch chống độc quyền, gây sốc cho những nhà cải cách vốn coi Roosevelt là một người chống độc quyền thực thụ.[cần dẫn nguồn] Các đại biểu tham dự đại hội đã sử dụng thánh ca " Tiến lên, những người lính Cơ đốc giáo " làm đảng ca của họ. Trong bài phát biểu nhận đề cử của mình, Roosevelt đã so sánh chiến dịch tranh cử Tổng thống sắp tới với Trận chiến Armageddon và tuyên bố rằng Đảng Cấp tiến sẽ "chiến đấu vì Chúa".[cần dẫn nguồn]

Đề cử của Đảng Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Socialist Party of America
Đảng Xã hội Mỹ
Đề cử của Đảng Xã hội năm 1912
Eugene V. Debs Emil Seidel
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
Thượng nghị sĩ

bang Indiana
(1885–1889)

Thị trưởng Milwaukee

thứ 36
(1910–1912)

Các ứng cử viên khác:

Kết quả phiếu phổ thông của Eugene V. Debs là cao nhất trong lịch sử Đảng Xã hội.

Các đảng viên của Đảng Xã hội Hoa Kỳ đã giành chiến thắng trong nhiều cuộc bầu cử từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 1908 đến năm 1912 với việc Emil Seidel được bầu làm thị trưởng Milwaukee, Wisconsin và Victor L. Berger được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ. Đảng tuyên bố rằng họ có 435 thành viên được bầu vào các văn phòng vào năm 1911 và hơn 1000 thành viên vào năm 1912.[30]

Dan Hogan đề cử Debs cho chức Tổng thống. Debs đã giành được đề cử Tổng thống, mặc dù ông đã cho rằng nên trao đề cử cho biên tập viên Fred Warren của Appeal to Reason, với 165 phiếu bầu trong khi Seidel nhận được 56 phiếu bầu và Charles Edward Russell nhận được 54 phiếu bầu. Seidel sau cùng được đề cử làm Phó Tổng thống.[31][32][33]

Sau phiếu bầu ứng viên Tổng thống, Seidel và Russell đã đề xuất một kiến nghị để Debs được nhất trí đề cử và nó đã được chấp nhận. Hogan và Slayton đề xuất nhất trí đề cử Seidel cho chức Phó Tổng thống và nó cũng được chấp nhận. Otto Branstetter, Berger và Carl D. Thompson, các đại biểu dự Đại hội, đã bỏ phiếu cho Seidel trong phiếu bầu ứng viên Tổng thống. Morris Hillquit, Meyer LondonJohn Spargo, các đại biểu dự Đại hội, đã ủng hộ Russell trong phiếu bầu ứng viên Tổng thống. Hogan, một đại biểu đến từ Arkansas, đã ủng hộ Debs trong phiếu bầu Tổng thống.[34]

J. Mahlon Barnes, quản lý chiến dịch tranh cử của Debs trong cuộc bầu cử năm 1908, cũng làm quản lý chiến dịch của Debs vào năm 1912. Đảng Xã hội dự đoán rằng họ sẽ nhận được hơn hai triệu phiếu bầu và có 12 thành viên được bầu vào Quốc hội, nhưng Debs chỉ nhận được 897.011 phiếu bầu và Berger thất cử. Debs nhận được số phiếu bầu lớn nhất từ Ohio trong khi cách biệt phiếu bầu lớn nhất của ông là ở Nevada. Tỷ lệ tăng điểm phần trăm lớn nhất kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 1908 là ở Tây Virginia, nơi tổng số phiếu bầu của họ tăng hơn 300%. George Brinton McClellan Harvey tuyên bố rằng nếu Roosevelt không tranh cử thì Debs sẽ giành được thêm nửa triệu phiếu bầu.[35] Số lượng những người theo chủ nghĩa xã hội trong các cơ quan lập pháp của bang tăng từ 20 lên 21.[36]

Phiếu bầu ứng cử viên Tổng thống Lần 1 Lần 2 Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống Lần 1 Lần 2
Eugene V. Debs 165 Nhất trí Emil Seidel 159 Nhất trí
Emil Seidel 56 Dan Hogan 73
Charles Edward Russell 54 John W. Slayton 24
Nguồn [37] [37] [37] [37] [37]

Tổng tuyển cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Roosevelt đã thực hiện một chiến dịch toàn quốc sôi nổi cho Đảng Cấp tiến, tố cáo cách thức đề cử của Đảng Cộng hòa đã bị "đánh cắp". Ông tập hợp các lý tưởng cải cách của mình dưới học thuyết "Chủ nghĩa tân dân tộc" và thúc đẩy vai trò lớn hơn của liên bang trong điều tiết nền kinh tế và trừng phạt các tập đoàn kinh doanh bẩn.[cần dẫn nguồn] Roosevelt tập hợp phái cấp tiến bằng những bài phát biểu tố cáo cơ sở chính trị. Ông hứa sẽ có "một ủy ban thuế quan chuyên nghiệp, hoàn toàn loại bỏ khả năng họ bị áp lực chính trị hoặc ảnh hưởng kinh doanh điều hướng."[38]

Wilson thì ủng hộ chính sách mang tên "Tân Tự do". Chính sách này chủ yếu dựa trên chủ nghĩa cá nhân thay vì thành lập một chính phủ mạnh mẽ.[cần dẫn nguồn]

Một phim hoạt hình xã luận của Đảng Cộng hòa mô tả Roosevelt trộn lẫn các thành phần "cấp tiến" trong các bài phát biểu của mình.

Wilson phản đối đề xuất của Roosevelt về việc thành lập một bộ máy kỹ trị hùng mạnh chịu trách nhiệm quản lý các tập đoàn lớn, mà thay vào đó, Wilson ủng hộ việc chia nhỏ các tập đoàn lớn để tạo ra một sân chơi kinh tế bình đẳng. Mặc dù bài hùng biện của Wilson tôn trọng sự hoài nghi ăn vào máu của Đảng Dân chủ đối với chính phủ và "chủ nghĩa tập thể", nhưng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Wilson sẽ áp dụng một số cải cách cấp tiến mà Roosevelt đã vận động.

Một tấm bưu thiếp tranh cử của Đảng Cộng hòa cáo buộc chính quyền Wilson sẽ buộc những người về hưu quay trở lại làm việc.

Taft vận động tranh cử một cách thầm lặng và nói về sự cần thiết của các thẩm phán phải có quyền lực hơn các quan chức được bầu. Sự rời bỏ của phái cấp tiến khiến Đảng Cộng hòa bị phái bảo thủ kiểm soát chặt chẽ. Phần lớn nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm mục đích làm mất uy tín của Roosevelt như một kẻ cấp tiến nguy hiểm, nhưng điều này không có tác dụng lắm.[cần dẫn nguồn] Nhiều tờ báo quốc gia ủng hộ Đảng Cộng hòa miêu tả Roosevelt là một kẻ tự cao tự đại, chỉ chạy theo xu hướng để làm hỏng cơ hội thắng cử của Taft và nuôi dưỡng sự phù phiếm của bản thân.

Đảng Xã hội có ít kinh phí so với các chiến dịch của Đảng Cộng hòa, Dân chủ và Cấp tiến. Chiến dịch của Debs chỉ chi 66.000 USD, chủ yếu cho 3,5 triệu tờ rơi và đi đến các cuộc mít tinh được tổ chức tại địa phương. Sự kiện lớn nhất của Debs là bài phát biểu trước 15.000 người ủng hộ ở thành phố New York. Đám đông hát "La Marseillaise" và "The Internationale". Emil Seidel, đồng tranh cử của Debs, khoe khoang:

Mới một năm trước công nhân còn ném rau thối và trứng thối vào chúng tôi nhưng bây giờ tất cả đã thay đổi... Trứng cao quá. Có một người khổng lồ vĩ đại lớn lên ở đất nước này và một ngày nào đó sẽ tiếp quản công việc của quốc gia này. Bây giờ ông ấy là một người khổng lồ nhỏ nhưng ông ấy đang phát triển rất nhanh. Tên của người khổng lồ nhỏ bé này là chủ nghĩa xã hội.

Debs tuyên bố rằng không có hy vọng nào với hệ thống tư bản đang suy tàn thời điểm đó, và cho rằng những người công nhân bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa hoặc Đảng Dân chủ còn tệ hơn là vứt bỏ phiếu bầu của mình. Debs nhấn mạnh rằng các đảng viên Đảng Dân chủ, Đảng Cấp tiến và Đảng Cộng hòa đều được tài trợ bởi các phe phái khác nhau trong các quỹ tín thác của chủ nghĩa tư bản và chỉ có Đảng Xã hội mới đại diện cho tầng lớp lao động. Debs lên án "Bill Taft Cấm đoán" và lên án Roosevelt vì đã ăn trộm nhiều lý tưởng xã hội chủ nghĩa của đảng ông với mục đích làm cho các chính sách của ông trở nên thu hút hơn với tầng lớp lao động. Tại một bài phát biểu tranh cử ở Philadelphia vào ngày 28 tháng 9 năm 1912, Debs đã nói về Roosevelt:

Theodore Roosevelt bây giờ gọi tôi là "Anh bạn Debs". Tôi không thừa nhận mối quan hệ mới này. Tôi vẫn mong muốn trở thành một công dân, một cái gai trong mắt ông ta. Nếu lúc đó ông ta biết tôi thì bây giờ tôi cũng biết ông ta. Tôi biết ông ta đại diện cho điều gì và phương pháp của ông ta là gì. Tôi biết ông ta là kẻ thù của công nhân. Tôi biết hiện tại ông ta đang cố gắng đánh lừa giai cấp này để tiếp tục tham vọng ích kỷ của mình - quay trở lại Nhà Trắng và nếu có thể thì ở đó suốt đời.[39]

Nỗ lực ám sát Theodore Roosevelt

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại điểm dừng chiến dịch của mình ở Milwaukee vào ngày 14 tháng 10, John Schrank, một chủ quán rượu đến từ New York, đã bắn vào ngực Roosevelt. Viên đạn xuyên qua một hộp kính mắt bằng thép và bản sao bị gấp lại nhiều lần của 50 trang bài phát biểu Nguyên nhân tiến bộ lớn hơn bất kỳ cá nhân nào của của Roosevelt và găm vào ngực ông. Schrank ngay lập tức bị tước vũ khí và bị bắt.[40] Schrank đã theo dõi Roosevelt. Ông bị ảo tưởng và cho biết hồn ma của Tổng thống McKinley đã ra lệnh cho ông giết Roosevelt để ngăn cản nhiệm ông giành lấy nhiệm kỳ thứ ba.[41]

Roosevelt hét lên yêu cầu vụ tấn công của Schrank không gây hại đến ông và đảm bảo với đám đông rằng mình ổn, sau đó ra lệnh cho cảnh sát áp giải Schrank và yêu cầu không có hành vi bạo lực nào được xảy ra với hắn.[42] Roosevelt, một thợ săn và nhà giải phẫu học giàu kinh nghiệm, đã kết luận chính xác rằng vì ông không ho ra máu nên viên đạn chưa chạm tới phổi. Ông ấy từ chối lời đề nghị đến bệnh viện và thay vào đó phát biểu theo lịch trình với máu thấm đẫm áo.[43] Lời phát biểu mở đầu của ông trước đám đông đang tụ tập là, "Thưa quý vị, tôi không biết liệu các bạn có biết rằng tôi vừa bị bắn hay không, nhưng để giết được một con nai sừng tấm thì cần nhiều hơn thế." Ông ấy đã phát biểu trong 90 phút trước khi hoàn thành bài phát biểu của mình và nhận chăm sóc y tế.[44][45]

Sau đó, kết quả thăm dò và chụp X-quang cho thấy viên đạn đã găm vào cơ ngực của Roosevelt nhưng không xuyên qua màng phổi. Các bác sĩ kết luận rằng việc để nó tại vị trí bắn sẽ ít gây nguy hiểm hơn là cố gắng loại bỏ nó, và Roosevelt đã mang theo viên đạn bên mình suốt quãng đời còn lại.[46][47]

Taft không vận động tranh cử và tập trung vào công việc làm Tổng thống của mình. Wilson đã đình chỉ chiến dịch tranh cử của mình một thời gian ngắn. Đến ngày 17 tháng 10, Wilson sau đó nhanh chóng tái khởi động chiến dịch tranh cử nhưng tránh chỉ trích trực tiếp đối với Roosevelt hoặc đảng của ông.[48] Roosevelt dành hai tuần để hồi phục sức khỏe trước khi quay trở lại chiến dịch tranh cử với bài phát biểu quan trọng vào ngày 30 tháng 10, nhằm trấn an những người ủng hộ ông rằng ông đủ sức khỏe để làm Tổng thống.[49]

Cái chết của Phó Tổng thống Sherman

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 30 tháng 10 năm 1912, Phó Tổng thống James S. Sherman qua đời vì bệnh viêm thận, khiến Taft mất đi đồng tranh cử trong khi chỉ còn chưa đầy một tuần là đến cuộc bầu cử. Nicholas Murray Butler, hiệu trưởng Đại học Columbia, nhanh chóng được chọn để thay thế Sherman trong đề cử của Đảng Cộng hòa.[50]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

.Vào ngày 5 tháng 11, Wilson đã giành được chức Tổng thống một cách dễ dàng khi thắng kỷ lục 40 bang. Tính đến 2024, đây là cuộc bầu cử tổng thống duy nhất kể từ năm 1860 mà có đến 4 ứng cử viên nhận được hơn 5% số phiếu phổ thông và một ứng cử viên của đảng thứ ba vượt trội hơn ứng cử viên từ một trong hai đảng lớn trong cuộc tổng tuyển cử. Wilson đắc cử Tổng thống với tỷ lệ phiếu phổ thông thấp hơn bất kỳ ứng cử viên nào kể từ Abraham Lincoln năm 1860. Kết quả của Taft vẫn là thành tích tệ nhất của bất kỳ Tổng thống đương nhiệm tái tranh cử nào, cả về số phiếu đại cử tri (8) và tỷ lệ phiếu phổ thông (23,17%). 8 phiếu đại cử tri của ông là ít nhất của bất kỳ một ứng cử viên Đảng Cộng hòa và bất kỳ ứng cử viên của đảng lớn nào, bằng với số lượng ít ỏi trong chiến dịch tranh cử năm 1936 của Alf Landon. 23,17% số phiếu phổ thông của ông là mức thấp nhất từ trước đến nay đối với một ứng cử viên Đảng Cộng hòa hoặc bất kỳ ứng cử viên đảng lớn nào.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1852, Iowa, Maine, New Hampshire, Ohio và Rhode Island bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ và là lần đầu tiên trong lịch sử Massachusetts bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ sẽ không thắng lại Maine cho đến năm 1964, Connecticut và Delaware cho đến năm 1936, Illinois, Indiana, Iowa, New Jersey, New York, Oregon, West Virginia và Wisconsin cho đến năm 1932, và Massachusetts và Rhode Island cho đến năm 1928. Ngoài ra, đây là lần cuối cùng cho đến năm 1932, đảng Cộng hòa không giành được chiến thắng ở Michigan, Minnesota và Nam Dakota. Đây là một trong hai lần kể từ năm 1852, Maine và Vermont không ủng hộ cùng một đảng (lần còn lại là vào năm 1968). 88 phiếu đại cử tri của Theodore Roosevelt và 27,4% số phiếu phổ thông là số phiếu cao nhất mà một đảng thứ ba giành được trong một cuộc bầu cử tổng thống.[51]

Tổng số phiếu bầu và tỷ lệ phần trăm của Wilson ít hơn tổng số phiếu bầu của William Jennings Bryan trong bất kỳ chiến dịch nào trong số ba chiến dịch của ông.[52] Chỉ ở hai khu vực, New England và Thái Bình Dương, số phiếu của Wilson lớn hơn số phiếu lớn nhất của Bryan.[53] Cuộc bầu cử năm 1912 là cuộc bầu cử đầu tiên có phiếu bầu từ 48 bang lục địa hiện đại của Hoa Kỳ.

Chỉ có 12 trong số 48 bang có một ứng cử viên giành chiến thắng với đa số phiếu phổ thông. Wilson giành chiến thắng đa số ở 11 tiểu bang từng tham gia Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Tiểu bang còn lại là South Dakota, nơi Roosevelt giành chiến thắng đa số do Tafr thậm chí còn không xuất hiện trên các lá phiếu bầu cử ở đây. Taft chỉ thắng 2 tiểu bang, Vermont và Utah, mà không nhận được đa số phiếu.[52] Đây là lần duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà ba ứng cử viên tham gia đều từng có thời gian làm Tổng thống.

Wilson đứng đầu ở 40 bang. Ông đứng thứ hai sau Roosevelt ở 5 bang, sau Taft ở Utah. Ông đứng thứ ba ở 2 bang gồm Michigan, nơi Roosevelt đứng đầu còn Taft đứng thứ hai, và Vermont, nơi Taft đứng đầu còn Roosevelt đứng thứ hai.

Roosevelt đứng đầu ở 6 bang. Ông đứng thứ hai ở 24 bang, sau Wilson ở 23 bang, và sau Taft ở Vermont. Ông đứng thứ ba 17 bang. Tại 15 trong số này, Wilson đứng đầu còn Taft đứng thứ hai. Ở hai bang còn lại, Taft đứng đầu và Wilson đứng thứ hai ở Utah, trong khi Wilson đứng đầu và Debs đứng thứ hai ở Florida. Roosevelt không xuất hiện trên lá phiếu cử tri tại Oklahoma.

Taft đứng đầu ở Vermont và Utah. Ông đứng thứ hai ở 18 bang, sau Wilson ở 17 trong số này. Bang còn lại là Michigan, nơi Taft đứng thứ hai sau Roosevelt. Ông đứng thứ 3 ở 21 bang. Tại 18 trong số này, Wilson đứng đầu và Roosevelt đứng thứ 2. Tại 3 bang còn lại, Minnesota, Pennsylvania, và Washington, Roosevelt đứng đầu còn Wilson đứng thứ 2. Taft đứng thứ 4 tại 5 bang. Tại 4 trong số đó, 3 người dẫn đầu theo thứ tự lần lượt là Wilson-Roosevelt-Debs. Ở Florida, Wilson đứng đầu, Debs đứng thứ hai, và Roosevelt đứng thứ ba. Dù không có tên trên lá phiếu cử tri tại California, Taft giành được 3,914 phiếu, đứng thứ 5, sau Roosevelt, Wilson, Debs, và Chafin. Taft không có tên trên lá phiếu cử tri ở South Dakota, không giành được bất kỳ phiếu nào kể cả là phiếu bổ sung.

Debs đứng thứ hai ở Florida sau Wilson. Ông đứng thứ 3 ở 7 bang. Tại Nevada, Arizona, Louisiana và Mississippi, Wilson đứng đầu, Roosevelt đứng thứ 2, Debs thứ 3 còn Taft thứ 4. 3 bang còn lại mà Debs đứng thứ 3 là Oklahoma, nơi Roosevelt không có tên trên lá phiếu cử tri; South Dakota, nơi Taft không có tên trên lá phiếu cử tri; và California, nơi Taft không có tên trên lá phiếu cử tri, nhưng giành được các lá phiếu bổ sung, làm Taft đứng thứ 5 ở California. Debs đứng thứ 4 ở 38 bang. Debs thua Chafin ở 2 bang, Vermont và Delaware, với Debs đứng thứ 5 ở cả 2 bang.

Chafin đứng chót ở 18 bang. Bang mà Chafin không đứng chót là 19 trong tổng số 20 bang mà Reimer có tên trên lá phiếu cử tri – Reimer đứng chót ở 20 bang mà ông tham gia – cùng với Vermont và Delaware, nơi Chafin thắng Debs. Bang còn lại mà Chafin không đứng chót là California, nơi Taft chỉ là một ứng viên bổ sung và đứng chót. Reimer không có tên trên lá phiếu cử tri ở 28 bang, trong khi Chafin không có ở 8 bang. Chỉ có Utah là nơi mà Reimer có tên trên lá phiếu cử tri mà Chafin thì không.

Theo quận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở 1,396 quận, không ứng viên nào giành chiến thắng đa số.[54] Wilson thắng 1,969 quận nhưng giành đa số ở chỉ 1,237, ít hơn số mà Bryan từng có được ở tất cả các chiến dịch tranh cử của mình.[53]

"Những người khác", mà hầu hết là Roosevelt, thắng 772 quận và giành đa số ở 305 quận. Hầu hết trong số đó là ở Pennsylvania (48), Illinois (33), Michigan (68), Minnesota (75), Iowa (49), South Dakota (54), Nebraska (32), Kansas (51), Washington (38), và California (44).

Debs thắng 4 quận: LakeBeltrami ở Minnesota, Burke ở North Dakota, và Crawford ở Kansas. Chỉ có duy nhất một quận bầu cho một ứng viên đảng Xã hội.

Taft thắng chỉ 232 quận và giành đa số ở 35. Ngoài South Dakota và California, nơi Taft không xuất hiện trên lá phiếu, Taft không thắng bất kỳ quận nào ở Maine, New Jersey, Minnesota, Nevada, Arizona, và 7 bang "Thâm Nam".[53]

9 quận không ghi nhận bất kỳ lá phiếu nào do sự tước quyền bầu cử của người da đen hoặc do là nơi cư trú của Thổ dân Mỹ, những người sẽ không giành đủ quyền công dân trong tận 12 năm nữa. Tới 2024, 1912 vẫn là kỳ bầu cử cuối cùng mà những quận chính của Indiana như HamiltonHendricks, cùng với Quận Walworth, Wisconsin, PulaskiLaurel ở Kentucky và Hawkins, Tennessee cùng ủng hộ một ứng viên từ Đảng Dân chủ.[51]

Ứng cử viên tổng thống Đảng phái Tiểu bang
quê hương
Phiếu
phổ thông
Phiếu đại
cử tri
Ứng cử viên liên danh Tiểu bang quê hương của
ứng cử viên liên danh
Số phiếu đại cử tri
của ứng cử viên liên danh
Số phiếu %
Woodrow Wilson Dân chủ New Jersey 6,296,284 41.84% 435 Thomas R. Marshall Indiana 435
Theodore Roosevelt Cấp tiến New York 4,122,721 27.40% 88 Hiram Johnson California 88
William Howard Taft (đương nhiệm) Cộng hòa Ohio 3,486,242 23.17% 8 Nicholas Murray Butler New York 8
Eugene V. Debs Xã hội Indiana 901,551 5.99% 0 Emil Seidel Wisconsin 0
Eugene W. Chafin Cấm rượu Arizona 208,156 1.38% 0 Aaron S. Watkins Ohio 0
Arthur E. Reimer Lao động Xã hội chủ nghĩa Massachusetts 29,324 0.19% 0 August Gillhaus New York 0
Khác 4,556 0.03% Khác
Tổng số 15,048,834 100% 531 531
Cần để thắng 266 266
Phiếu Phổ thông
Wilson
  
41.84%
Roosevelt
  
27.40%
Taft
  
23.17%
Debs
  
5.99%
Khác
  
1.60%
Phiếu Đại cử tri
Wilson
  
81.92%
Roosevelt
  
16.57%
Taft
  
1.51%

Kết quả theo tiểu bang

[sửa | sửa mã nguồn]
Bang/quận thắng bởi Wilson/Marshall
Bang/quận thắng bởi Roosevelt/Johnson
Bang/quận thắng bởi Taft/Butler
Woodrow Wilson
Dân chủ
Theodore Roosevelt
Cấp tiến
William H. Taft
Cộng hòa
Eugene V. Debs
Xã hội
Eugene Chafin
Cấm rượu
Arthur Reimer
Lao động XHCN
Cách biệt Tổng số
Tiểu bang phiếu đại
cử tri
# % phiếu đạibr>cử tri # % phiếu đạibr>cử tri # % phiếu đạibr>cử tri # % phiếu đạibr>cử tri # % phiếu đạibr>cử tri # % phiếu đạibr>cử tri # % #
Alabama 12 82,438 69.89 12 22,680 19.23 - 9,807 8.31 - 3,029 2.57 - - - - - - - 59,758 50.66 117,959 AL
Arizona 3 10,324 43.52 3 6,949 29.29 - 3,021 12.74 - 3,163 13.33 - 265 1.12 - - - - 3,375 14.23 23,722 AZ
Arkansas 9 68,814 55.01 9 21,644 17.30 - 25,585 20.45 - 8,153 6.52 - 908 0.73 - - - - 43,229 34.55 125,104 AR
California 13 283,436 41.81 2 283,610 41.83 11 3,914 0.58 - 79,201 11.68 - 23,366 3.45 - - - - -174 -0.03 673,527 CA
Colorado 6 114,232 42.80 6 72,306 27.09 - 58,386 21.88 - 16,418 6.15 - 5,063 1.90 - 475 0.18 - 41,926 15.71 266,880 CO
Connecticut 7 74,561 39.16 7 34,129 17.92 - 68,324 35.88 - 10,056 5.28 - 2,068 1.09 - 1,260 0.66 - 6,237 3.28 190,398 CT
Delaware 3 22,631 46.48 3 8,886 18.25 - 15,998 32.85 - 556 1.14 - 623 1.28 - - - - 6,633 13.62 48,694 DE
Florida 6 35,343 69.52 6 4,555 8.96 - 4,279 8.42 - 4,806 9.45 - 1,854 3.65 - - - - 30,537 60.07 50,837 FL
Georgia 14 93,087 76.63 14 21,985 18.10 - 5,191 4.27 - 1,058 0.87 - 149 0.12 - - - - 71,102 58.53 121,470 GA
Idaho 4 33,921 32.08 4 25,527 24.14 - 32,810 31.02 - 11,960 11.31 - 1,536 1.45 - - - - 1,111 1.05 105,754 ID
Illinois 29 405,048 35.34 29 386,478 33.72 - 253,593 22.13 - 81,278 7.09 - 15,710 1.37 - 4,066 0.35 - 18,570 1.62 1,146,173 IL
Indiana 15 281,890 43.07 15 162,007 24.75 - 151,267 23.11 - 36,931 5.64 - 19,249 2.94 - 3,130 0.48 - 119,883 18.32 654,474 IN
Iowa 13 185,325 37.64 13 161,819 32.87 - 119,805 24.33 - 16,967 3.45 - 8,440 1.71 - - - - 23,506 4.77 492,356 IA
Kansas 10 143,663 39.30 10 120,210 32.88 - 74,845 20.47 - 26,779 7.33 - - - - - - - 23,453 6.42 365,497 KS
Kentucky 13 219,484 48.48 13 101,766 22.48 - 115,510 25.52 - 11,646 2.57 - 3,253 0.72 - 1,055 0.23 - 103,974 22.97 452,714 KY
Louisiana 10 60,871 76.81 10 9,283 11.71 - 3,833 4.84 - 5,261 6.64 - - - - - - - 51,588 65.10 79,248 LA
Maine 6 51,113 39.43 6 48,495 37.41 - 26,545 20.48 - 2,541 1.96 - 946 0.73 - - - - 2,618 2.02 129,640 ME
Maryland 8 112,674 48.57 8 57,789 24.91 - 54,956 23.69 - 3,996 1.72 - 2,244 0.97 - 322 0.14 - 54,885 23.66 231,981 MD
Massachusetts 18 173,408 35.53 18 142,228 29.14 - 155,948 31.95 - 12,616 2.58 - 2,754 0.56 - 1,102 0.23 - 17,460 3.58 488,056 MA
Michigan 15 150,751 27.36 - 214,584 38.95 15 152,244 27.63 - 23,211 4.21 - 8,934 1.62 - 1,252 0.23 - -62,340 -11.31 550,976 MI
Minnesota 12 106,426 31.84 - 125,856 37.66 12 64,334 19.25 - 27,505 8.23 - 7,886 2.36 - 2,212 0.66 - -19,430 -5.81 334,219 MN
Mississippi 10 57,324 88.90 10 3,549 5.50 - 1,560 2.42 - 2,050 3.18 - - - - - - - 53,775 83.39 64,483 MS
Missouri 18 330,746 47.35 18 124,375 17.80 - 207,821 29.75 - 28,466 4.07 - 5,380 0.77 - 1,778 0.25 - 122,925 17.60 698,566 MO
Montana 4 27,941 35.00 4 22,456 28.13 - 18,512 23.19 - 10,885 13.64 - 32 0.04 - - - - 5,485 6.87 79,826 MT
Nebraska 8 109,008 43.69 8 72,681 29.13 - 54,226 21.74 - 10,185 4.08 - 3,383 1.36 - - - - 36,327 14.56 249,483 NE
Nevada 3 7,986 39.70 3 5,620 27.94 - 3,196 15.89 - 3,313 16.47 - - - - - - - 2,366 11.76 20,115 NV
New Hampshire 4 34,724 39.48 4 17,794 20.23 - 32,927 37.43 - 1,981 2.25 - 535 0.61 - - - - 1,797 2.04 87,961 NH
New Jersey 14 178,289 41.20 14 145,410 33.60 - 88,835 20.53 - 15,948 3.69 - 2,936 0.68 - 1,321 0.31 - 32,879 7.60 432,739 NJ
New Mexico 3 20,437 41.39 3 8,347 16.90 - 17,733 35.91 - 2,859 5.79 - - - - - - - 2,704 5.48 49,376 NM
New York 45 655,573 41.27 45 390,093 24.56 - 455,487 28.68 - 63,434 3.99 - 19,455 1.22 - 4,273 0.27 - 200,086 12.60 1,588,315 NY
North Carolina 12 144,407 59.24 12 69,135 28.36 - 29,129 11.95 - 987 0.40 - 118 0.05 - - - - 75,272 30.88 243,776 NC
North Dakota 5 29,555 34.14 5 25,726 29.71 - 23,090 26.67 - 6,966 8.05 - 1,243 1.44 - - - - 3,829 4.42 86,580 ND
Ohio 24 424,834 40.96 24 229,807 22.16 - 278,168 26.82 - 90,144 8.69 - 11,511 1.11 - 2,630 0.25 - 146,666 14.14 1,037,094 OH
Oklahoma 10 119,156 46.95 10 - - - 90,786 35.77 - 41,674 16.42 - 2,185 0.86 - - - - 28,370 11.18 253,801 OK
Oregon 5 47,064 34.34 5 37,600 27.44 - 34,673 25.30 - 13,343 9.74 - 4,360 3.18 - - - - 9,464 6.91 137,040 OR
Pennsylvania 38 395,637 32.49 - 444,894 36.53 38 273,360 22.45 - 83,614 6.87 - 19,525 1.60 - 706 0.06 - -49,257 -4.04 1,217,736 PA
Rhode Island 5 30,412 39.04 5 16,878 21.67 - 27,703 35.56 - 2,049 2.63 - 616 0.79 - 236 0.30 - 2,709 3.48 77,894 RI
South Carolina 9 48,357 95.94 9 1,293 2.57 - 536 1.06 - 164 0.33 - - - - - - - 47,064 93.37 50,350 SC
South Dakota 5 48,942 42.07 - 58,811 50.56 5 - - - 4,662 4.01 - 3,910 3.36 - - - - -9,869 -8.48 116,325 SD
Tennessee 12 133,021 52.80 12 54,041 21.45 - 60,475 24.00 - 3,564 1.41 - 832 0.33 - - - - 72,546 28.80 251,933 TN
Texas 20 221,589 72.73 20 28,853 8.86 - 26,755 9.45 - 25,743 8.25 - 1,738 0.57 - 442 0.14 - 192,736 63.17 305,120 TX
Utah 4 36,579 32.55 - 24,174 21.51 - 42,100 37.46 4 9,023 8.03 - - - - 510 0.45 - -5,521 -4.91 112,386 UT
Vermont 4 15,354 24.43 - 22,132 35.22 - 23,332 37.13 4 928 1.48 - 1,095 1.74 - - - - -1,200 -1.91 62,841 VT
Virginia 12 90,332 65.95 12 21,776 15.90 - 23,288 17.00 - 820 0.60 - 709 0.52 - 50 0.04 - 67,044 48.95 136,975 VA
Washington 7 86,840 26.90 - 113,698 35.22 7 70,445 21.82 - 40,134 12.43 - 9,810 3.04 - 1,872 0.58 - -26,858 -8.32 322,799 WA
West Virginia 8 113,197 42.11 8 79,112 29.43 - 56,754 21.11 - 15,248 5.67 - 4,517 1.68 - - - - 34,085 12.68 268,828 WV
Wisconsin 13 164,230 41.06 13 62,448 15.61 - 130,596 32.65 - 33,476 8.37 - 8,584 2.15 - 632 0.16 - 33,634 8.41 399,966 WI
Wyoming 3 15,310 36.20 3 9,232 21.83 - 14,560 34.42 - 2,760 6.53 - 434 1.03 - - - - 750 1.77 42,296 WY
TỔNG SỐ 531 6,296,284 41.84 435 4,122,721 27.40 88 3,486,242 23.17 8 901,551 5.99 - 208,156 1.38 - 29,324 0.19 - 2,173,563 14.44 15,044,278 US

Bang chuyển sự ủng hộ từ Đảng Cộng hòa sang Đảng Dân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bang chuyển sự ủng hộ từ Đảng Cộng hòa sang Đảng Cấp tiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu bang sít sao

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (13 phiếu đại cử tri):

  1. California, 0.03% (174 phiếu)

Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 5% (142 phiếu đại cử tri):

  1. Idaho, 1.05% (1,111 phiếu)
  2. Illinois, 1.62% (18,570 phiếu)
  3. Wyoming, 1.77% (750 phiếu)
  4. Vermont, 1.91% (1,200 phiếu)
  5. Maine, 2.02% (2,618 phiếu)
  6. New Hampshire, 2.04% (1,797 phiếu)
  7. Connecticut, 3.28% (6,237 phiếu)
  8. Rhode Island, 3.48% (2,709 phiếu)
  9. Massachusetts, 3.58% (17,460 phiếu)
  10. Pennsylvania, 4.04% (49,257 phiếu)
  11. North Dakota, 4.42% (3,829 phiếu)
  12. Iowa, 4.77% (23,506 phiếu)
  13. Utah, 4.91% (5,521 phiếu)

Các bang có cách biệt chiến thắng từ 5% đến 10% (73 phiếu đại cử tri):

  1. New Mexico, 5.48% (2,704 phiếu)
  2. Minnesota, 5.81% (19,430 phiếu)
  3. Kansas, 6.42% (23,453 phiếu)
  4. Montana, 6.87% (5,485 phiếu)
  5. Oregon, 6.91% (9,464 phiếu)
  6. New Jersey, 7.60% (32,879 phiếu)
  7. Washington, 8.32% (26,858 phiếu)
  8. Wisconsin, 8.41% (33,634 phiếu)
  9. South Dakota, 8.48% (9,869 phiếu)

Tiểu bang quyết định:[b]

  1. New York, 12.6% (200,086 phiếu) (cho chiến thắng của Wilson)
  2. Ohio, 18.9% (146,666 phiếu) (cho chiến thắng của Roosevelt)
  3. New Hampshire, 37.2% (32,743 phiếu) (cho chiến thắng của Debs)

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Dân chủ cao nhất:

  1. Quận Greenville, South Carolina 100%
  2. Quận Marlboro, South Carolina 100%
  3. Quận Hampton, South Carolina 100%
  4. Quận Jasper, South Carolina 100%
  5. Quận Reagan, Texas 100%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Cấp tiến cao nhất:

  1. Quận Scott, Tennessee 75.15%
  2. Quận Campbell, South Dakota 74.93%
  3. Quận Avery, North Carolina 72.69%
  4. Quận Hutchinson, South Dakota 67.84%
  5. Quận Hamlin, South Dakota 66.79%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Cộng hòa cao nhất:

  1. Quận Zapata, Texas 80.89%
  2. Quận Valencia, New Mexico 77.25%
  3. Quận Kane, Utah 75.40%
  4. Quận Clinton, Kentucky 64.79%
  5. Quận Huerfano, Colorado 63.36%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho ứng cử viên Khác cao nhất:

  1. Quận Lake, Minnesota 36.81%
  2. Quận Crawford, Kansas 35.28%
  3. Quận Marshall, Oklahoma 34.94%
  4. Quận McCurtain, Oklahoma 31.83%
  5. Quận Okfuskee, Oklahoma 30.90%

Bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả ở các thành phố lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả của các thành phố khác nhau trong 100 đô thị lớn nhất theo cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1910.

Thành phố Bang Wilson Taft Roosevelt Debs Khác Tổng cộng
San Francisco CA 48,953 65 38,610 12,354 1,166 101,148
Oakland CA 11,210 0 14,221 1,549 525 27,505
Denver CO 26,690 8,155 25,154 2,750 764 63,513
Bridgeport CT 5,870 4,625 3,654 1,511 284 15,944
Hartford CT 7,481 6,396 2,467 849 258 17,451
New Haven CT 8,946 7,291 3,252 1,696 442 21,627
Waterbury CT 4,440 3,261 1,675 787 212 10,375
Des Moines IA 6,005 3,669 6,432
Chicago IL 124,297 71,030 150,290 53,743 2,806 402,166
Ft. Wayne IN 4,892 1,896 2,793
Indianapolis IN 18,306 8,722 9,693
New Orleans LA 26,433 904 5,692
Boston MA 43,065 21,427 21,533 1,818 428 88,271
Cambridge MA 6,667 3,362 3,403 192 68 13,692
Fall River MA 5,160 4,224 3,453 219 256 13,312
Lowell MA 5,459 3,034 3,783 170 82 12,528
Lynn MA 4,595 4,144 4,764 583 178 14,264
New Bedford MA 3,290 4,177 1,905 626 98 10,096
Somerville MA 4,062 3,757 4,072 176 78 12,145
Springfield MA 4,375 5,167 3,161 555 58 13,316
Worcester MA 6,049 10,532 4,818 230 140 21,769
Baltimore MD 48,030 15,597 33,679 1,763 253 99,322
Portland ME 4,242 2,776 3,305 197 58 10,578
Kansas City MO 26,954 4,646 20,894 1,470 465 54,429
St. Louis MO 58,845 46,509 24,746 9,159 1,068 140,327
Manchester NH 4,502 4,022 2,165 520 35 11,244
Bayonne NJ 3,717 1,184 2,552
Camden NJ 6,895 5,517 4,707
Elizabeth NJ 5,139 1,900 3,953
Jersey City NJ 21,069 4,070 11,986
Newark NJ 14,031 10,780 19,721
Paterson NJ 7,437 3,007 7,223
Trenton NJ 5,146 3,898 4,753
Buffalo NY 26,192 14,433 20,769
New York City NY 312,426 126,582 188,896 33,239 2,730 663,873
Rochester NY 13,430 12,230 11,102 2,593 636 39,991
Yonkers NY 5,533 4,056 4,536 354 49 14,528
Cincinnati OH 31,221 30,588 9,970 6,520 401 78,700
Allentown PA 4,627 1,224 3,475 686 59 10,071
Erie PA 3,407 2,378 1,898 1,464 140 9,287
Philadelphia PA 66,308 91,944 82,963 9,784 691 251,690
Pittsburgh PA 17,352 14,658 25,394 8,498 534 66,436
Reading PA 6,130 1,657 6,719 2,800 83 17,389
Scranton PA 6,193 1,817 7,971 564 214 16,759
Wilkes-Barre PA 2,905 1,178 3,951 219 47 8,300
Salt Lake City UT 7,488 8,964 6,587 2,498
Norfolk VA 3,539 195 451 33 10 4,228
Richmond VA 5,636 405 483 91 12 6,627
Milwaukee WI 24,501 15,092 5,127 17,708 511 62,939
  1. ^ Mặc dù ông trở thành Tổng thống sau vụ ám sát William McKinley vào năm 1901, nhưng nhiệm kỳ thứ hai của McKinley vào thời điểm đó chỉ mới trôi qua được 6 tháng. Vì vậy, Roosevelt đã phục vụ được gần tám năm và thực tế là hai nhiệm kỳ gần trọn vẹn. Mặc dù Tu chính án thứ 22 đối với Hiến pháp Hoa Kỳ không có hiệu lực cho đến tận năm 1951, nó sẽ ngăn cản Roosevelt tìm kiếm một nhiệm kỳ khác, vì ông đã phục vụ hơn hai năm trong nhiệm kỳ dang dở của McKinley.
  2. ^ Tipping-point state, lược dịch là Tiểu bang quyết định, là tiểu bang mà sau khi thông báo kết quả đã nâng số phiếu đại cử tri của một ứng cử viên vượt số phiếu cần thiết để thắng cử

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Morris, Edmund (2010). Colonel Roosevelt. New York: Random House Trade Paperbacks. tr. 215, 646.
  2. ^ Gould, Lewis L. (16 tháng 10 năm 2014). “5. The Taft-Roosevelt Split, 1905–1912”. The Republicans: A History of the Grand Old Party . New York: Oxford Academic (xuất bản 2014). tr. 116–142. doi:10.1093/acprof:osobl/9780199936625.003.0006.
  3. ^ Coletta, Presidency of William Howard Taft ch 3
  4. ^ G. M. Fisk, "The Payne-Aldrich Tariff". Political Science Quarterly (1910). 25(1), 35–39. doi:10.2307/2141008.
  5. ^ Stanley D. Solvick, "William Howard Taft and the Payne-Aldrich Tariff." Mississippi Valley Historical Review 50.3 (1963): 424–442. JSTOR 1902605.
  6. ^ Anderson (1973), p. 79
  7. ^ “TR Center – The President's dream of a successful hunt”. www.theodorerooseveltcenter.org.
  8. ^ Schweikart and Allen, p. 491.
  9. ^ O'Mara, Margaret (2017). Pivotal Tuesdays. Philadelphia, PA: University of Pennsylvania Press. tr. 32.
  10. ^ Istre, Logan S. (2021). “Bench over Ballot: The Fight for Judicial Supremacy and the New Constitutional Politics, 1910–1916”. The Journal of the Gilded Age and Progressive Era (bằng tiếng Anh). 20 (1): 2–23. doi:10.1017/S1537781420000079. ISSN 1537-7814.
  11. ^ Schantz, Harvey L. (1996). American Presidential Elections. Albany: State University of New York Press. tr. 169.
  12. ^ Campbell, James E. (1993). The Presidential Pulse of Congressional Elections. Lexington: University Press of Kentucky. tr. 261.
  13. ^ . Letter to. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
  14. ^ O'Mara, Margaret (2017). Pivotal Tuesdays. Philadelphia: University of Pennsylvania Press. tr. 35–37.
  15. ^ “History, Travel, Arts, Science, People, Places | Smithsonian”. Smithsonianmag.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ Nash, Howard P. Jr. (1959). Third Parties in American Politics. PublicAffairs.
  17. ^ “Taft 566 – Roosevelt 466. – Present Line-Up of Instructed and Pledged Delegates With All the Contests Decided” (PDF). The New York Times. 16 tháng 6 năm 1912. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ Nash, Howard P. Jr. (1959). Third Parties in American Politics. PublicAffairs.
  19. ^ Nash, Howard P. Jr. (1959). Third Parties in American Politics. PublicAffairs.
  20. ^ Istre, Logan Stagg (2021). “Bench over Ballot: The Fight for Judicial Supremacy and the New Constitutional Politics, 1910–1916”. The Journal of the Gilded Age and Progressive Era. 20 (1): 13. doi:10.1017/s1537781420000079. ISSN 1537-7814.
  21. ^ O'Mara, Margaret (2017). Pivotal Tuesdays. Philadelphia: University of Pennsylvania Press. tr. 44.
  22. ^ “Taft Nominee; Sherman His Running Mate”. Chicago Tribune. 23 tháng 6 năm 1912. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.(cần đăng ký mua)
  23. ^ a b O'Laughlin, John (23 tháng 6 năm 1912). “Roosevelt Is Named Leader Of New Party”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.(cần đăng ký mua)
  24. ^ Henry F. Pringle, The Life and Times of William Howard Taft (1939) 2:818, 832, 834,
  25. ^ Nash, Howard P. Jr. (1959). Third Parties in American Politics. PublicAffairs.
  26. ^ “Taft Is Nominated On First Ballot”. Santa Cruz News. Santa Cruz, CA. 22 tháng 6 năm 1912. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2018.
  27. ^ “Taft Wins With 561”. The Courier. Harrisburg, PA. 23 tháng 6 năm 1912. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2018.
  28. ^ Pietrusza, David (2007). 1920: The Year of the Six Presidents. New York: Carroll & Graf. ISBN 978-0-7867-1622-7.
  29. ^ Nash, Howard P. Jr. (1959). Third Parties in American Politics. PublicAffairs.
  30. ^ Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  31. ^ Haynes, Fred (1924). Social Politics in the United States. The Riverside Press Cambridge. tr. 200.
  32. ^ Currie, Harold W. (1976). Eugene V. Debs. Twayne Publishers.
  33. ^ Coleman, McAlister (1930). Eugene V. Debs: A Man Unafraid. Greenberg Publisher.
  34. ^ Spargo, John (1912). Proceedings of the National Convention of the Socialist Party. Socialist Party of America.
  35. ^ Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  36. ^ Murphy, Paul (1974). Political Parties In American History, Volume 3, 1890-present. G. P. Putnam's Sons.
  37. ^ a b c d e Spargo, John (1912). Proceedings of the National Convention of the Socialist Party. Socialist Party of America.
  38. ^ Theodore Roosevelt Association. "The New Nationalism." The New Nationalism – Theodore Roosevelt Association. N.p., n.d. Web. 17 Apr. 2017.
  39. ^ “The Red Sea of Socialism: Campaign Speech at Convention Hall, Philadelphia (September 28, 1912)” (PDF). marxists.org. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  40. ^ Gerard Helferich, Theodore Roosevelt and the Assassin: Madness, Vengeance, and the Campaign of 1912 (2013)
  41. ^ Lewis Gould, Four Hats in the Ring: The 1912 Election and the Birth of Modern American Politics (2008) p. 171.
  42. ^ Remey, Oliver E.; Cochems, Henry F.; Bloodgood, Wheeler P. (1912). The Attempted Assassination of Ex-President Theodore Roosevelt. Milwaukee, Wisconsin: The Progressive Publishing Company. tr. 192.
  43. ^ “Medical History of American Presidents”. Doctor Zebra. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  44. ^ “Excerpt”, Detroit Free Press, History buff, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2015, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2018.
  45. ^ “It Takes More Than That to Kill a Bull Moose: The Leader and The Cause”. Theodore Roosevelt Association. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  46. ^ “Roosevelt Timeline”. Theodore Roosevelt. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  47. ^ Timeline of Theodore Roosevelt's Life by the Theodore Roosevelt Association at http://www.theodoreroosevelt.org
  48. ^ "Wilson Starts on a Tour: Will Not Touch on Third Party's Programme in Speeches." New York Times Oct 17. 1912, p. 10.
  49. ^ Morris, Edmund (2010). Colonel Roosevelt. New York: Random House Trade Paperbacks. tr. 250–251.
  50. ^ Gould, Lewis L. (2008). Four hats in the ring : the 1912 election and the birth of modern American politics. Lawrence, Kan.: University Press of Kansas. tr. 157. ISBN 978-0-7006-1564-3. OCLC 180756978.
  51. ^ a b Sullivan, Robert David; ‘How the Red and Blue Map Evolved Over the Past Century’; America Magazine in The National Catholic Review; June 29, 2016
  52. ^ a b The Presidential Vote, 1896–1932, Edgar E. Robinson, p. 14
  53. ^ a b c The Presidential Vote, 1896–1932, Edgar E. Robinson, p. 15
  54. ^ The Presidential Vote, 1896–1932, Edgar E. Robinson, p. 17

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Video
Booknotes interview with James Chace on 1912: Wilson, Roosevelt, Taft, and Debs, August 29, 2004, C-SPAN
Presentation by Chace on 1912, May 12, 2004, C-SPAN
  • Anders, O. Fritiof. "The Swedish-American Press in the Election of 1912" Swedish Pioneer Historical Quarterly (1963) 14#3 pp. 103–126
  • Broderick, Francis L. Progressivism at risk: Electing a president in 1912 (Praeger, 1989).
  • Chace, James (2004). 1912: Wilson, Roosevelt, Taft, and Debs – The Election That Changed the Country. New York: Simon and Schuster. ISBN 0-7432-0394-1.
  • Cooper, John Milton Jr. (1983). The Warrior and the Priest: Woodrow Wilson and Theodore Roosevelt. Cambridge: Belknap Press. ISBN 0-674-94751-7.
  • Cowan, Geoffrey. Let the People Rule: Theodore Roosevelt and the Birth of the Presidential Primary (2016).
  • Delahaye, Claire. "The New Nationalism and Progressive Issues: The Break with Taft and the 1912 Campaign," in Serge Ricard, ed., A Companion to Theodore Roosevelt (2011) pp. 452–67. online Lưu trữ tháng 12 14, 2020 tại Wayback Machine
  • DeWitt, Benjamin P. The Progressive Movement: A Non-Partisan, Comprehensive Discussion of Current Tendencies in American Politics. (1915).
  • Flehinger, Brett. The 1912 Election and the Power of Progressivism: A Brief History with Documents (Bedford/St. Martin's, 2003).
  • Gable, John A. The Bullmoose Years: Theodore Roosevelt and the Progressive Party. (Kennikat Press, 1978).
  • Gould, Lewis L. Four Hats in the Ring: The 1912 Election and the Birth of Modern American Politics (2009). JSTOR j.ctv2rsfczd.
  • Gould, Lewis L. "Theodore Roosevelt, William Howard Taft, and the Disputed Delegates in 1912: Texas as a Test Case." Southwestern Historical Quarterly 80.1 (1976): 33–56 JSTOR 30238426.
  • Hahn, Harlan. "The Republican Party Convention of 1912 and the Role of Herbert S. Hadley in National Politics." Missouri Historical Review 59.4 (1965): 407–423. Taft was willing to compromise with Missouri Governor Herbert S. Hadley as presidential nominee; TR said no.
  • Istre, Logan S. "Bench over Ballot: The Fight for Judicial Supremacy and the New Constitutional Politics, 1910–1916." The Journal of the Gilded Age and Progressive Era 20, no. 1 (2021): 2-23. doi:10.1017/S1537781420000079.
  • Kipnis, Ira (1952). The American Socialist Movement, 1897–1912. New York: Columbia University Press.
  • Kraig, Robert Alexander. "The 1912 Election and the Rhetorical Foundations of the Liberal State." Rhetoric and Public Affairs (2000): 363–395. JSTOR 41940243.
  • Link, Arthur S. (1956). Wilson: Volume 1, The Road to the White House.
  • Milkis, Sidney M., and Daniel J. Tichenor. "'Direct Democracy' and Social Justice: The Progressive Party Campaign of 1912." Studies in American Political Development 8#2 (1994): 282–340. doi:10.1017/S0898588X00001267.
  • Milkis, Sidney M. Theodore Roosevelt, the Progressive Party, and the Transformation of American Democracy. Lawrence, KS: University Press of Kansas, 2009.
  • Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  • Mowry, George E. (1946). Theodore Roosevelt and the Progressive Movement. Madison: Wisconsin University Press. online
  • Mowry, George E. "The Election of 1912" in Arthur M. Schlesinger, Jr., and Fred L Israel, eds., History of American Presidential Elections: 1789–1968 (1971) 3: 2135–2427. online
  • Mowry, George E. The Era of Theodore Roosevelt and the Birth of Modern America. (Harper and Row, 1962) online.
  • Ness, Immanuel, and James Ciment, eds. The Encyclopedia of Third Parties in America (3 vol. 2000).
  • O'Mara, Margaret. Pivotal Tuesdays: Four Elections That Shaped the Twentieth Century (2015), compares 1912, 1932, 1968, 1992 in terms of social, economic, and political history
  • Painter, Carl, "The Progressive Party In Indiana," Indiana Magazine of History, 16#3 (1920), pp. 173–283. JSTOR 27785944.
  • Pinchot, Amos. History of the Progressive Party, 1912–1916. Introduction by Helene Maxwell Hooker. (New York University Press, 1958).
  • Sarasohn, David. The Party of Reform: Democrats in the Progressive Era (UP of Mississippi, 1989), pp. 119–154.
  • Schambra, William. "The Election of 1912 and the Origins of Constitutional Conservatism." in Toward an American Conservatism (Palgrave Macmillan, 2013). 95–119.
  • Selmi, Patrick. "Jane Addams and the Progressive Party Campaign for President in 1912." Journal of Progressive Human Services 22.2 (2011): 160–190. doi:10.1080/10428232.2010.540705.
  • Startt, James D. "Wilson's Election Campaign of 1912 and the Press." in Woodrow Wilson and the Press: Prelude to the Presidency (Palgrave Macmillan, 2004) pp. 197–228.
  • Unger, Nancy C. Fighting Bob La Follette: The Righteous Reformer (U of North Carolina Press, 2003) pp. 200–220.
  • Unger, Nancy C. "The 'Political Suicide' of Robert M. La Follette: Public Disaster, Private Catharsis" Psychohistory Review 21#2 (1993) pp. 187–220 online on his disastrous speech of February 2, 1912.
  • Warner, Robert M. "Chase S. Osborn and the Presidential Campaign of 1912." Mississippi Valley Historical Review 46.1 (1959): 19–45. JSTOR 1892386.
  • Wilensky, Norman N. (1965). Conservatives in the Progressive Era: The Taft Republicans of 1912. Gainesville: University of Florida Press.

Nguồn chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bryan, William Jennings. A Tale of Two Conventions: Being an Account of the Republican and Democratic National Conventions of June, 1912, with an Outline of the Progressive National Convention of August in the Same Year (Funk & Wagnalls Company, 1912). online
  • Chester, Edward W. A guide to political platforms (1977) online
  • Pinchot, Amos. What's the Matter with America: The Meaning of the Progressive Movement and the Rise of the New Party (Amos Pinchot, 1912).
  • Republican campaign text-book 1912 (1912) online
  • Roosevelt, Theodore. Theodore Roosevelt's Confession of Faith Before the Progressive National Convention, August 6, 1912 (Progressive Party, 1912) online.
  • Roosevelt, Theodore. Bull Moose on the Stump: The 1912 Campaign Speeches of Theodore Roosevelt Ed. by Lewis L. Gould. (UP of Kansas, 2008).
  • Wilson, Woodrow (1956). John Wells Davidson (biên tập). A Crossroads of Freedom, the 1912 Campaign Speeches. online
  • Porter, Kirk H. and Donald Bruce Johnson, eds. National party platforms, 1840–1964 (1965) online 1840–1956

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]