Bước tới nội dung

Câu lạc bộ bóng đá Khánh Hòa (1976)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khánh Hoà
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Khánh Hòa
Biệt danhPhố biển
Thành lập1976; 48 năm trước (1976) với tên Phú Khánh
Giải thể2012
Sức chứa25.000
Chủ tịch điều hànhViệt Nam Lê Tiến Anh
Giám đốc
Điều hành
Việt Nam Dương Quốc Hùng
Mùa giải cuối cùng
2012
Giải bóng đá vô địch quốc gia, Thứ 10

Câu lạc bộ bóng đá Khánh Hòa là câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam có trụ sở ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, từng thi đấu tại giải vô địch chuyên nghiệp quốc gia Việt Nam V-League. Thành tích tốt nhất của Câu lạc bộ là xếp thứ 4 mùa giải 2010. Cuối năm 2012, đơn vị chủ quản của câu lạc bộ là Tổng công ty Khánh Việt tuyên bố không tiếp tục duy trì đội hình thi đấu chuyên nghiệp do không đủ khả năng tài chính. Toàn bộ ban huấn luyện và đội hình chuyên nghiệp cùng suất thi đấu tại 2013 sẽ được chuyển giao cho Vicem Hải Phòng.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của đội là Đội bóng đá Phú Khánh, thành lập vào năm 1976. Là đội bóng nghiệp dư đại diện cho tỉnh Phú Khánh, đội bắt đầu tham gia Giải vô địch bóng đá Việt Nam từ năm 1980 và nhiều năm liền đạt thành tích tốt. Tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1987, đội lọt vào vòng bán kết và đạt hạng 4.

Kết thúc Giải phân hạng 1989, đội được xếp vào thi đấu ở Giải A1. Cũng trong năm đó, tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Khánh HòaPhú Yên, đội được chuyển về cho tỉnh Khánh Hòa quản lý với tên gọi Đội bóng đá Khánh Hòa. Tại mùa giải 1991, đội đã thi đấu thành công, giành được suất thăng hạng. Tuy nhiên, đội không duy trì được phong độ khi vào mùa giải năm 1992, và phải chấp nhận xuống thi đấu trở lại ở Giải A1.

Đội trở lại thi đấu ở Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1995 và duy trì được vị trí ở các mùa giải sau đó.

Tại Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp lần đầu tiên mùa bóng năm 2000-01, đội có thành tích tệ nhất giải khi thi đấu 18 trận, chỉ có 7 điểm gồm: 1 trận thắng, 4 trận hòa và 13 trận thua, ghi được 15 bàn thắng và để thủng lưới 36 bàn. Nhưng 15 bàn thắng đó, Đặng Đạo đã chiếm số bàn thắng hơn 1/2 số bàn thắng mà đội ghi được. Kết quả tồi tệ này còn ảnh hưởng tại Giải hạng Nhất mùa bóng 2001-2002. Do bị khủng hoảng cầu thủ, đội có một kết quả thi đấu tồi và nhận kết quả phải xuống thi đấu ở giải hạng Nhì năm sau.

Mùa bóng năm 2004, dưới sự tài trợ của Tổng công ty Khánh Việt của ông bầu Nguyễn Xuân Hoàng, đội thi đấu khá thành công và giành được chức vô địch Giải hạng Nhì, giành được suất thi đấu ở Giải hạng Nhất.

Ngày 1 tháng 11 năm 2004, đội chính thức chuyển sang mô hình câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa chính thức bàn giao đội bóng cho Tổng Công ty Khánh Việt quản lý với tên gọi mới là Câu lạc bộ bóng đá KHATOCO Khánh Hòa.

Tại giải hạng nhất 2005, đội thi đấu thành công với 41 điểm, trong đó có: 12 trận thắng, 5 trận hòa và 5 trận thua, giành được quyền thi đấu tại V-league. Dù đoạt chức vô địch Giải hạng Nhất, nhưng số trận thắng của đội còn ít hơn cả Tiền Giang.

Thành tích thi đấu ở giải chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt 7 năm thi đấu với mô hình bán chuyên nghiệp, đầu tháng 12 năm 2011, đề án thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá Khánh Hòa đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa thông qua, chuyển đổi hoàn toàn Câu lạc bộ bóng đá Khánh Hòa từ mô hình bán chuyên nghiệp sang mô hình chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc mùa giải 2012, do những khó khăn tài chính, các lãnh đạo Câu lạc bộ đã quyết định bán lại suất dự V-League 2013 cho Vicem Hải Phòng, cùng với nhiều cầu thủ của đội hình 1, chỉ giữ lại vài trụ cột cùng ban huấn luyện để bổ sung cho đội hình 2[2]. Các lãnh đội cũng quyết định rút lui không thi đầu tại giải hạng nhất mùa giải 2013 và dự kiến ngày 31 tháng 3 năm 2013, Tổng công ty Khánh Việt sẽ bàn giao đội bóng cho Sở Văn hóa -Thể thao-Du lịch Khánh Hòa quản lý.[3]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải phong cách (1): 2006
Vô địch (1): 2005
Vô địch (1): 2007
Hạng 3 (1): 2008
Hạng nhì (1): Năm 2006
2005
Vô địch (1): 2004

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
Trận đấu giữa Khatoco Khánh Hòa và T&T Hà Nội tại Sân Nha Trang, vòng đấu thứ 24 tại V-League 2009

Sân nhà của đội bóng là Sân vận động 19 tháng 8 còn có tên khác là Sân vận động Nha Trang ở thành phố Nha Trang, có sức chứa khoảng 18000 khán giả.

Đội hình 2005

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 18 tháng 9 năm 2005

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Võ Văn Hạnh
2 HV Việt Nam Trần Tấn Đạt
4 HV Việt Nam Nguyễn Hải Hưởng
5 TV Việt Nam Lê Thanh Phương
6 TV Việt Nam Bùi Sĩ Duy
7 Việt Nam Nguyễn Đình Việt
8 TV Việt Nam Phạm Hữu Phát
9 TV Việt Nam Hồ Văn Thuận
14 Việt Nam Hoàng Ngọc Hùng
15 HV Việt Nam Đào Văn Phong
16 HV Việt Nam Nguyễn Mạnh Tú
Số VT Quốc gia Cầu thủ
17 Angola José Pereira
18 HV Ghana Issfu Anssah
19 TV Việt Nam Nguyễn Thanh Hùng
20 TV Việt Nam Nguyễn Ngọc Điểu
21 HV Việt Nam Trần Thanh Tuấn
22 Việt Nam Lê Văn Tân
24 TV Việt Nam Nguyễn Đông Phương Thọ
26 TM Việt Nam Danh Hoàng Tuấn
27 TV Việt Nam Trần Duy Quang
28 TV Zimbabwe Justice Majabvi
30 TV Việt Nam Trịnh Thái Nguyên
31 Brasil Agostinho Petronil

Thành viên nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất khi đang chơi cho Khatoco Khánh Hòa:

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới khi đang chơi cho Khánh Hòa:

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích từ khi V-League thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]