Cẩm Phả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 118.71.165.207 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 09:51, ngày 3 tháng 1 năm 2014 (→‎Lịch sử). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP, Thành lập thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vị trí địa lý

Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý từ 20o58'10 - 21o12' vĩ độ bắc, 107o10' - 107o23'50 kinh độ đông[3]. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồthành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Longhuyện Vân Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên.

Điều kiện tự nhiên

Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi[4]. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oc, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù[5].

Cảng than năm 1917

Lịch sử

Đầu thế kỷ 19, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn châu Tiên Yên. Năm 1831, vua Minh Mệnh tách Cẩm Phả làm một tổng thuộc huyện Hoành Bồ, gồm 5 phố và và 3 , trong đó 5 phố là Hạ Lâm, Núi Trọc, Ngã Hai, Mông Dương, Vạn Hoa và 3 gồm có Cẩm Phả, Đại Lộc, Quang Hanh.

Năm 1884, Vua Tự Đức kí hiệp ước Patenotre công nhận sự bảo hộ của Pháp. Thay mặt triều đình nhà Nguyễn tổng đốc Tôn Thất Bật đã ký kết hiệp ước, bán vùng Đông Triều, Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả cho Pháp với giá 25 vạn đồng[6]. Ngày 24 tháng 8 năm 1886, Bavieaupour thành lập công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Soci é té Francai sdes Char bon na ges du Tôn Kin) độc quyền chiếm đoạt và khai thác than vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương. Năm 1888, Pháp cho tiến hành thăm dò khai thác than trên cơ sở những lò cũ của dân bản xứ là người Sán Dìu, Thanh Phán, Kinh, Tày, Hoa...

Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu bao gồm cả tổng Cẩm Phả và Hà Tu, tách khỏi Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, Pháp bỏ châu Hà Tu, lập châu Cẩm Phả bao gồm phía đông Hoành Bồ, phần lớn huyện Ba Chẽ và đảo Cái Bầu[6].

Một góc cẩm phả xưa

Ngày 27 tháng 9 năm 1945, chính quyền nhân dân Cẩm Phả, Cửa ông được thành lập[7]. Lúc này Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai. Tháng 11 năm 1946, quân Pháp quay lại chiếm đóng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông hợp thành liên thị xã[8].

Ngày 22 tháng 4 năm 1955, Pháp rút khỏi Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng[8]. Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả chính thức được thành lập trực thuộc khu Hồng Quảng, gồm 7 phường: Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Trung, Cẩm Thủy, Cẩm Thạch; 3 thị trấn: Cọc 6, Cửa Ông, Mông Dương và 3 xã: Cẩm Bình, Quang Hanh, Thái Bình.

Sau năm 1975, Cẩm Phả trở thành huyện của Quảng Ninh. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chuyển xã Dương Huy thuộc huyện Hoành Bồ và xã Cộng Hòa của huyện Cẩm Phả về thị xã Cẩm Phả quản lý[9]. Ngày 10 tháng 9 năm 1981, chia thị trấn Mông Dương thành phường Mông Dương và xã Cẩm Hải; chuyển thị trấn Cửa Ông thành phường Cửa Ông; chuyển thị trấn Cọc 6 thành phường Cẩm Phú; chuyển xã Thái Bình thành phường Cẩm Thịnh.[10]. Tháng 3 năm 1994, Quần đảo Cô Tô tách ra khỏi huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô, phần còn lại của huyện Cẩm Phả đổi tên thành huyện Vân Đồn. Sau lại tách ra thành lập thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn mới. Ngày 16 tháng 8 năm 2001, chuyển 2 xã Cẩm BìnhQuang Hanh thành 2 phường có tên tương ứng[11]. Ngày 21 tháng 2 năm 2012, thị xã Cẩm Phả chính thức trở thành thành phố Cẩm Phả [12].

Hành chính

Thành phố Cẩm Phả 2010 có 16 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 13 phường và 3 trực thuộc:

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cẩm Phả[13]
Tên Diện tích (ha) Dân số (người)
Các Phường (13)
Quang Hanh 5135 17427
Cẩm Thạch 431 12999
Cẩm Thuỷ 268 12049
Cẩm Trung 507 14744
Cẩm Thành 125 9484
Cẩm Tây 488 7426
Cẩm Bình 138 8423
Cẩm Ðông 695 10483
Cẩm Sơn 1015 17079
Tên Diện tích (ha) Dân số (người)
Các Phường (13)
Cẩm Phú 853 15840
Cẩm Thịnh 587 9759
Cửa Ông 1096 17008
Mông Dương 11446 15566
Các Xã (3)
Cẩm Hải 1464 1327
Cộng Hoà 5088 3184
Dương Huy 4677 3207
Quốc lộ 18

Dân cư

Tính đến ngày 21 tháng 02 năm 2012, dân số tại thành phố Cẩm Phả có 195.800 người, với mật độ dân số đạt 403 người/km², dân số nam chiếm 59% dân số nữ chiếm 47%[14]. Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm 95,2% dân số, còn lại đáng kể là người Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toàn thành phố. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ[14].

Giao thông

Quốc lộ 18 từ thành phố Hạ Long qua đèo Bụt chạy suốt lòng thành phố đến cực đông là cầu Ba Chẽ và đường nội thành kéo dài từ phường Cẩm Thạch tới phường Cẩm Đông là tuyến đường song song trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ[15]. Tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thành phố. Cẩm Phả cũng có đặc thu đường sắt để vận chuyển than rất riêng biệt. Cẩm Phả trước kia có bến phà Vần Đồn nhưng sau khi xây cầu Vân Đồn bến ngừng hoạt động. Cẩm Phả có cảng Cửa Ông phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than và các bến tàu nhỏ phục vụ cho du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long[15].

Bóc rót than trên cảng

Kinh tế

Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch[16]...Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là 751 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 USD[17].

Nhà máy xi măng Cẩm Phả

Trữ lượng khoáng sản chủ yếu của Cẩm Phả là than đá, với tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than của toàn tỉnh Quảng Ninh[18]. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất[18]. Ngoài ra, các khoáng sản khác như antimon, đá vôi, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm[19]. Vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng[19], với Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Thành phố Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Du lịch

Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái[20]. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan. Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ, ngơi của công nhân mỏ. Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn[20].

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b Phân công nhiệm vụ các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2011-2016, Cổng thông tin điện tử Thành phố Cẩm Phả.
  2. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ Vị trí địa lý của thành phố Cẩm Phả, Theo Dư chí Quảng Ninh năm 2001.
  4. ^ Địa hình của Thành phố Cẩm Phả chủ yếu là đồi núi, Cổng thông tin điện tử Thành phố Cẩm Phả.
  5. ^ Khí hậu tại thành phố Cẩm Phả, Theo Dư chí Quảng Ninh năm 2001.
  6. ^ a b Xa xưa, Cẩm Phả là một xã trong tổng Hà Môn thuộc châu Tiên Yên, Theo trang Vinacomin.
  7. ^ Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai., Theo trang Thành Đoàn Cẩm Phả.
  8. ^ a b Lịch sử - văn hoá - xã hội của Cẩm Phả, Cổng thông tin điện tử Thành phố Cẩm Phả.
  9. ^ Quyết định 17-CP năm 1979 phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh
  10. ^ Quyết định số 63/HĐBT ngày 10/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  11. ^ Nghị định 51/2001/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoành Bồ để mở rộng thành phố Hạ Long và thành lập phường thuộc thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
  12. ^ Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2012 thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh do Chính phủ ban hành.
  13. ^ ", Danh sách đơn vị hành chính
  14. ^ a b Dân cư tại thành phố Cẩm Phả, Theo Dư chí Quảng Ninh năm 2001 và số liệu cập nhật của Phòng Thống kê Cẩm Phả.
  15. ^ a b Quốc lộ 18 từ thành phố Hạ Long qua đèo Bụt, Theo Thành đoàn Cảnh Phả.
  16. ^ Thu hút đầu tư ở thành phố trẻ, Theo báo Quảng Ninh.
  17. ^ Công bố quyết định thành lập thành phố Cẩm Phả, Theo VietnamPlus.
  18. ^ a b Cẩm Phả trở thành thành phố thứ 4 của tỉnh Quảng Ninh, Theo Dân Trí.
  19. ^ a b Cẩm Phả: thành phố thứ 4 của tỉnh Quảng Ninh, Theo SaiGonNews.
  20. ^ a b Văn bản liên kết, Theo Dư chí Quảng Ninh năm 2001.

Bản mẫu:Thành phố Cẩm Phả

Bản mẫu:Huyện thị Đông Bắc Bộ