Long Hải (thị trấn)
Long Hải
|
|||
---|---|---|---|
Thị trấn | |||
Thị trấn Long Hải | |||
Một làng chài nhỏ bên bờ biển ở Long Hải | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Bà Rịa – Vũng Tàu | ||
Huyện | Long Điền | ||
Thành lập | 1984[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°23′58″B 107°14′10″Đ / 10,39944°B 107,23611°Đ | |||
| |||
Diện tích | 10,52 km² | ||
Dân số (2003) | |||
Tổng cộng | 35.167 người | ||
Mật độ | 3.344 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 26662[2] | ||
Long Hải là một thị trấn thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Thị trấn Long Hải nằm ở phía nam huyện Long Điền, cách thành phố Bà Rịa khoảng 15 km về phía đông nam và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Đất Đỏ
- Phía tây giáp xã Phước Hưng và biển Đông
- Phía nam giáp biển Đông
- Phía bắc giáp huyện Đất Đỏ và xã Phước Hưng.
Thị trấn có diện tích 10,52 km², dân số năm 2003 là 35.167 người[3], mật độ dân số đạt 3.344 người/km².
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau năm 1975, Long Hải là một xã thuộc huyện Long Đất.
Ngày 17 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 12-HĐBT[1]. Theo đó, chuyển xã Long Hải thành thị trấn Long Hải.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2003/NĐ-CP[3]. Theo đó:
- Điều chỉnh 207,33 ha diện tích tự nhiên của thị trấn Long Hải về xã Phước Hải quản lý
- Chuyển thị trấn Long Hải về huyện Long Điền mới thành lập.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Long Hải còn lại 1.051,67 ha diện tích tự nhiên và 35.167 người.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Thị trấn Long Hải được chia thành 12 khu phố: Hải An, Hải Bình, Hải Điền, Hải Hà 1, Hải Hà 2, Hải Hòa, Hải Lộc, Hải Phong 1, Hải Phong 2, Hải Sơn, Hải Tân và Hải Vân.[4]
Du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Tại thị trấn Long Hải có biển Long Hải với nước trong mát và bãi cát vàng chạy dài khá yên tĩnh. Bãi biển chạy dài theo chân núi Minh Đạm, với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Đi dọc theo bờ biển là những bãi đá nhiều hình dạng khác nhau. Nếu không muốn tắm biển, du khách có thể bơi ở hồ nước biển nằm sát bờ biển cũng tạo cảm giác thoải mái như trên biển vậy. Long Hải có con đường chạy ven biển có rừng cây anh đào được quân đội Nhật Bản tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam mang đến trồng và thường nở hoa vào các dịp Tết Nguyên đán. Trước đây, người dân Long Hải chủ yếu sống bằng nghề làm biển nhưng ngày nay đã chuyển qua nghề dịch vụ du lịch.
Di tích
[sửa | sửa mã nguồn]Đến nơi đây, du khách còn có thể chiêm ngưỡng các di tích lịch sử, điển hình như di tích núi Minh Đạm, đây là nơi hy sinh của hai chiến sĩ Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện ủy Long Điền trong thời kỳ chiến tranh Chiến tranh Đông Dương. Ngoài ra, Long Hải còn có Dinh Cô được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, cùng với những ngôi chùa uy nghiêm gắn liền với phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ của Long Hải.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Nền kinh tế của thị trấn chủ yếu dựa vào du lịch, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Tịnh xá Ngọc Hải bên bờ biển ở Long Hải
-
Bãi biển Long Hải
-
Thủy sản khô được bày bán khá nhiều bên bờ biển ở Long Hải
-
Cảnh tấp nập bên bờ biển ở Long Hải
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Quyết định 12-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn, phường của tỉnh Đồng Nai”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b “Nghị định 152/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
- ^ Nghị quyết 108/NQ-HĐND năm 2020 về sắp xếp, sáp nhập các thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và hỗ trợ thôi việc do dôi dư sau khi sắp xếp, sáp nhập