Bước tới nội dung

Marko Dević

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Marko Dević
Марко Девић
Dević vào năm 2014
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Marko Dević[1]
Ngày sinh 27 tháng 10, 1983 (40 tuổi)
Nơi sinh Belgrade, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia,
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
Chiều cao 1,85 m (6 ft 1 in)
Vị trí
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
Zvezdara
OFK Beograd
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2001–2002 Zvezdara 14 (2)
2002–2003 Železnik 19 (1)
Tổng cộng 402 (142)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2008–2014 Ukraina 35 (7)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Marko Dević (tiếng Kirin Serbia: Марко Девић; tiếng Ukraina: Марко Девiч, chuyển tự Marko Devych;[2] sinh ngày 27 tháng 10 năm 1983) là một cựu cầu thủ bóng đá người Ukraina gốc Serbia.

Sau khi nhập tịch Ukraina từ năm 2008, cầu thủ gốc Serbia Dević có trận ra mắt tuyển quốc gia nuôi của mình vào năm 2008.[3] Anh có 35 lần ra sân và ghi bảy bàn thắng cho đội tuyển Ukraina.[4] Năm 2013, anh trở thành cầu thủ đầu tiên ghi hat-trick cho đội tuyển quốc gia Ukraina ở một trận đấu chính thức.

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra ở Belgrade (Serbia, Cộng hòa Nam Tư), Dević bắt đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ quê nhà Zvezdara, anh chó 14 lần ra sân và ghi hai bàn thắng ở mùa giải 2001–02,[5] trong thời gian ấy câu lạc bộ bị rớt khỏi hạng đấu cao nhất.[6] Sau đó anh đầu quân cho Železnik, Radnički BeogradVoždovac, toàn bộ các câu lạc bộ đó đều ở Serbia. Anh chỉ thi đấu một năm cho từng câu lạc bộ. Anh ghi ba bàn sau 20 lần ra sân cho Železnik, gồm một bàn sau 19 trận ở giải quốc gia và hai bàn trong một trận ở cúp quốc gia. Anh ghi một bàn sau 16 trận thi đấu cho Radnički, rồi gia nhập Voždovac và ghi được bốn bàn sau 14 trận ra sân.

Volyn Lutsk

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, câu lạc bộ Ukraina Volyn Lutsk mua được Dević. Ở mùa giải Ngoại hạng Ukraina 2004–05, anh có 14 lần ra sân nhưng không ghi được bàn nào, khi Volyn kết thúc ở vị trí thứ tám.[7] Ở mùa bóng kế tiếp, anh kiến tạo hai bàn sau 18 lần ra sân ở giải quốc gia cho Volyn. Ở cuối mùa bóng ấy câu lạc bộ bị rớt hạng.[8] Dević có 32 trận thi đấu ở giải quốc gia cho Volyn và một trận ở cúp quốc gia, ghi được hai bàn thắng.

Metalist Kharkiv

[sửa | sửa mã nguồn]
Dević thi đấu chạm trán Malmö FF vào tháng 11 năm 2011

Myron Markevych đưa Dević về câu lạc bộ Metalist Kharkivgiải Ngoại hạng Ukraina. Anh ghi bốn bàn sau 27 trận ở giải quốc gia trong mùa bóng đầu tiên khoác áo Metalist, giúp đội cán đích ở vị trí thứ ba.[9] Ở mùa giải 2007–08, anh trở thành vua phá lưới ở giải Ngoại hạng Ukraina với 19 bàn thắng sau 27 trận thi đấu. Những cầu thủ xếp ngay sau anh là Oleksandr Hladky, Oleksandr KosyrinYevhen Seleznyov, mỗi người ghi được 17 bàn thắng.[10] Bất chấp thành tích ghi bàn của Dević, Metalist một lần nữa kết thúc ở vị trí thứ ba. Dević có khởi đầu chậm cháp ở đầu mùa giải 2008–09,.song ở vòng đấu thứ 13, anh ghi cả hai bàn trong trận thắng 2–0 trước Chornomorets Odesa. Anh kết thúc mùa bóng với tám bàn thắng sau 24 trận ở giải quốc gia, và Metalist lại xếp ở vị trí thứ ba.[11] Metalist cũng lọt vào vòng 16 đội ở Cúp UEFA, nhưng để thua một đội Ukraina khác là Dynamo Kyiv do luật bàn thắng sân khách, với tỉ số chung cuộc là 3–3.[12] Ở mùa bóng 2009–10, anh kiến tạo tám bàn sau 20 trận ở giải quốc gia, và Metalist kết thúc ở vị trí thứ ba.[13] Ở mùa bóng 2010–11, Dević đứng đầu bảng chân kiến tạo của mùa với 9 pha kiến tạo. Anh cũng ghi 14 bàn sau 24 ở giải quốc gia để trở thành chân sút ghi được nhiều bàn thứ hai, chỉ sau Yevhen Seleznyov của Dnipro, giúp Metalist cán đích ở vị trí thứ ba.[14] Ở mùa giải 2011–12, Dević ghi 11 bàn sau 26 trận ở giải quốc gia, và Metalist kết thúc mùa ở vị trí thứ ba lần thứ sáu liên tiếp.[15] Metalist cũng tiến vào trận tứ kết của Europa League, song để thua đội bóng Bồ Đào Nha Sporting chung cuộc 3–2.[16] Dević ghi năm bàn và ba kiến tạo sau 484 phút thi đấu, đồng hạng tám trong bảng xếp hạng ghi nhiều bàn nhất.

Anh rời câu lạc bộ vào năm 2012 để gia nhập câu lạc bộ đương kim vô địch Ngoại hạng Ukraina Shakhtar Donetsk. Dević đã ghi được 64 bàn sau 148 trận đá ở giải quốc gia cho Metalist và 75 bàn sau 192 lần ra sân ở mọi giải đấu.

Shakhtar Donetsk

[sửa | sửa mã nguồn]

Dević gia nhập Shakhtargiải Ngoại hạng Ukraina 2012–13 với bản hợp đồng dài bốn năm[17] cùng mức phí 4,4 triệu euro. Tuy khoác áo số 33 tại Metalist, anh lại nhận áo số 18 tại Shakhtar do áo số 33 đã được trao cho Darijo Srna. Anh có trận ra sân cho Shakhtar khi vào sân từ ghế dự bị ở phút thứ 77 thay cho Alex Teixeira ở trận thắng 2–0 trước Metalurh Donetsk tại Siêu cúp Ukraina 2012.[18] Đây là danh hiệu đầu tiên của Dević. Anh có trận ra mắt ở giải quốc gia cho Shakhtar là ở trận thắng đậm 6–0 trước Arsenal Kyiv. Anh vào sân từ ghế dự bị thay Alex Teixeira ở phút thứ 69 và ghi bàn đầu tiên cho Shakhtar - một quả đá phạt đền ở phút thứ 94 của trận đấu.[19] Anh có trận đá chính đầu tiên ở trận thắng đậm 4–0 trước Volyn Lutsk. Anh ghi bàn đầu tiên trong trận và kiến tạo một bàn cho Henrikh Mkhitaryan.[20] Anh ghi một bàn thắng nữa ở trận thắng 4–1 trước Vorskla.[21]

Trở lại Metalist

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 2 năm 2013, Dević trở lại Metalist với bản hợp đồng dài bốn năm.[22]

Ngày 27 tháng 2 năm 2014, Dević ký thỏa thuận dài bốn năm thi đấu cho Rubin Kazan; anh thi đấu cho đội 14 trận và ghi ba bàn thắng. Tháng 1 năm 2015, anh được đem cho mượn ở câu lạc bộ Al Rayyan của Qatar; ở Qatar, anh chơi 18 trận và ghi 11 bàn thắng. Anh giúp đội bóng giành quyền thăng hạng len giải bóng đá các ngôi sao Qatar.

Ngày 17 tháng 1 năm 2017, Dević ký hợp đồng dài một năm rưỡi với câu lạc bộ FC Rostovgiải Ngoại hạng Nga.[23] Sau chỉ sáu tháng gắn bó, Dević rời Rostov vào ngày 17 tháng 6 năm 2017.[24]

Cuối sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 1 năm 2017, anh đầu quân cho câu lạc bộ FC Vaduz.[25]

Ngày 4 tháng 8 năm 2018, Dević ký hợp đồng hai năm với câu lạc bộ Sabah FC.[26]

Ngày 16 tháng 1 năm 2020, Sabah thông báo Dević đã trở lại đội bóng với bản hợp đồng kéo dài đến hết mùa 2019–20.[27] Dević rời Sabah vào ngày 24 tháng 4 năm 2020.[28]

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Dević giữ bóng trong trận gặp Áo vào tháng 6 năm 2012

Tháng 6 năm 2008, Dević nhập tịch Ukraina với hy vọng thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina.[29] Tuy Dević không phải là cầu thủ bóng đá đầu tiên từ ngoài khu vực Liên Xô cũ chấp nhận quốc tịch Ukraina, quyết định nhập tịch của anh lại dấy lên nhiều cuộc bàn tán trên các phương tiện truyền thông về việc tiếp nhận cầu thủ nước ngoài. Cầu thủ quốc tế đầu tiên nhập tịch Ukraina là Mamadi Sangare từ Conakry, Guinea; anh này thi đấu cho FC Desna Chernihiv vào năm 2008 và trước đó là FC CSKA Kyiv.

Dević cũng có một mùa giải rất thành công ở mùa 2007–08: anh ghi 19 bàn và trở thành vua phá lưới, gây áp lực lên huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Olexiy Mykhailychenko để ông chọn anh. Song Mykhailychenko lại lưỡng lự, cho rằng một mùa giải tuyệt vời có thể là chưa đủ để Devic có cơ hội được chọn lên tuyển Ukraina. Tuy nhiên, ông đã chọn Dević ra sân trong một trân giao hữu gặp Na Uy vào ngày 19 tháng 11 năm 2008,[30] trở thành người nhập tích thứ ba thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina được triệu tập ở thời điểm ấy, cùng Oleksandr AliyevArtem Milevskyi. Dević thi đấu ở nửa sau trận đấu và khoác áo số 10. Ở những năm tiếp theo, số lần ra sân cho đội tuyển Ukraina của anh giảm đi đáng kể do màn trình diễn kém ở giải Ngoại hạng Ukraina cũng như chưa ghi bàn cho đội tuyển.

Dević là thành viên của đội tuyển Ukraina dự giải vô địch châu Âu 2012. Ngày 19 tháng 6 năm 2012, anh có tên trong đội hình xuất phát ở trận đấu gặp Anh ở vòng đấu cuối của vòng bảng trước trận tứ kết. Ukraina để thua 0–1, khi cú đánh đầu của Wayne Rooney ở hiệp hai giúp Anh vượt qua đội chủ nhà ở Donbass Arena tại Donetsk. Tuy nhiên, Dević bị từ chối một bàn thắng ở hiệp hai khi John Terry phá bóng trước vạch vôi (theo như xác nhận của các video chiếu lại).[31] Chung cuộc Anh đứng đầu Bảng D và đi tiếp cùng tuyển Pháp, còn Ukraina bị loại. "Bàn thắng ma" của Dević đã khơi lại cuộc tranh luận về công nghệ goal-line trong bóng đá.[32][33] Các đoạn băng phát lại cho thấy đồng đội của Dević là Artem Milevskyi (người chuyền bóng cho Dević) đứng ở vị trí việt vị khi bóng đến chân anh, tuy nhiên pha bóng đó lại không bị các trọng tài phất cờ báo việt vị.[34] Tuy nhiên vào ngày hôm sau, UEFA và trưởng ban trọng tài Pierluigi Collina đã đưa ra phán quyết cuối cùng: các trọng tài đã mắc lỗi khi phủ nhận bàn thắng hợp lệ của Dević và Ukraina.[35][36]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 28 tháng 4 năm 2020[5]
Câu lạc bộ Mùa giải Giải quốc gia Cup Continental Super Cup Total
Hạng đấu Số trận Số bàn thắng Số trận Số bàn thắng Số trận Số bàn thắng Số trận Số bàn thắng Số trận Số bàn thắng
Zvezdara 2001–02 Giải vô địch quốc gia Serbia và Montenegro 14 2 0 0 14 2
Železnik 2002–03 Giải vô địch quốc gia Serbia và Montenegro 19 1 1 2 20 3
Radnički Beograd 2003–04 Giải Hạng Hai quốc gia Serbia và Montenegro 16 1 0 0 16 1
Voždovac 2004–05 Giải Hạng Hai quốc gia Serbia và Montenegro 14 4 0 0 14 4
Volyn Lutsk 2004–05 Giải Ngoại hạng Ukraina 14 0 0 0 14 0
2005–06 18 2 1 0 19 2
Total 32 2 1 0 33 2
Metalist Kharkiv 2006–07 Giải Ngoại hạng Ukraina 27 4 5 0 32 4
2007–08 27 19 1 1 2 0 30 20
2008–09 24 8 3 2 9 1 36 11
2009–10 20 8 1 0 4 0 25 8
2010–11 24 14 0 0 6 2 30 16
2011–12 26 11 0 0 13 5 39 16
Total 148 64 10 3 34 8 192 75
Shakhtar Donetsk 2012–13 Giải Ngoại hạng Ukraina 12 4 1 0 2 0 1 0 16 4
Metalist Kharkiv 2012–13 Giải Ngoại hạng Ukraina 10 5 0 0 0 0 10 5
2013–14 17 15 2 1 2 2 21 18
Total 27 20 2 1 2 2 31 23
Rubin Kazan 2013–14 Giải Ngoại hạng Nga 11 3 0 0 0 0 11 3
2014–15 3 0 0 0 3 0
2015–16 19 7 0 0 6 2 25 9
2016–17 8 1 2 1 10 2
Total 41 11 2 1 6 2 49 14
Al-Rayyan (cho mượn) 2014–15 Giải Hạng Hai Qatar 7 6 4 1 7 4 18 11
Rostov 2016–17 Giải Ngoại hạng Nga 6 1 0 0 2 0 8 1
Vaduz 2017–18 Giải vô địch quốc gia Thụy Sĩ 30 13 3 3 0 0 33 16
Sabah 2018–19 Giải Ngoại hạng Azerbaijan 21 8 0 0 21 8
Voždovac 2019–20 Serbian SuperLiga 12 4 1 0 13 4
Sabah 2019–20 Giải Ngoại hạng Azerbaijan 3 1 0 0 3 1
Career total 402 142 25 11 53 16 1 0 481 169

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 28 tháng 11 năm 2018[37]
Đội tuyển quốc gia Ukraina
Năm Số trận Số bàn thắng
2008 1 0
2009 1 0
2010 5 0
2011 10 2
2012 11 0
2013 5 4
2014 2 1
Total 35 7

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉ số và kết quả liệt kê bàn thắng của Ukraina trước.
# Ngày Nơi tổ chức Đối thủ Tỉ số Kết quả Giải đấu
1 9 tháng 2 năm 2011 GSP Stadium, Nicosia  Thụy Điển 1–1 1–1 Giao hữu
2 15 tháng 11 năm 2011 Arena Lviv, Lviv  Áo 2–1 2–1
3 6 tháng 9 năm 2013  San Marino 1–0 9–0 Vòng loại giải vô địch thế giới 2014
4 15 tháng 10 năm 2013 Stadio Olimpico, Serravalle 0–2 0–8
5 0–4
6 0–6
7 5 tháng 3 năm 2014 Antonis Papadopoulos Stadium, Larnaca  Hoa Kỳ 0–2 0–2 Giao hữu

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Radnički Beograd
  • Giải Hạng hai Serbia và Montenegro (1): 2003–04
Shakhtar Donetsk
Al-Rayyan
  • Giải Hạng Hai Qatar (1): 2014–15
Vaduz
Cá nhân

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Marko Dević”. UEFA. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ “Marko Devich”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “Marko Devych, international football player”. EU-football.info. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “Ukraine - Record International Players”. RSSSF. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ a b “Performance-Driven Web Development & SEO | Loaded Media”. 2 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ “Marko Dević”. UEFA. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ “Ukrainian Premier League standings 2004/05”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ “Ukraine 2005/06”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ “Ukraine 2006/07”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ Сезон 2007-2008 (bằng tiếng Ukraina). UAFootball.net.ua. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  11. ^ “Ukraine 2008/09”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  12. ^ “Dynamo hold off tenacious Metalist”. 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  13. ^ “Ukraine 2009/10”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  14. ^ “Ukraine 2010/11”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  15. ^ “Ukraine 2011/12”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  16. ^ “Metalist pay the penalty as Sporting progress”. 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  17. ^ “Marko Dević signed up by FC Shakhtar” (25 May 2012). shakhtar.com/en. FC Shakhtar Donetsk. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  18. ^ “Metalurh Donetsk vs Shakhtar 0–2”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  19. ^ “Shakhtar vs Arsenal Kyiv 6–0”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  20. ^ “Volyn vs Shakhtar 0–4”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  21. ^ “Shakhtar vs Vorskla 4–1”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  22. ^ Linnyk, Igor (28 tháng 2 năm 2013). “Shakhtar let Dević make Metalist return”. UEFA. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2014.
  23. ^ Добро пожаловать, Марко! (bằng tiếng Nga). FC Rostov. 17 tháng 1 năm 2017.
  24. ^ Марко Девич покинул Ростов. fc-rostov.ru (bằng tiếng Nga). FC Rostov. 17 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.
  25. ^ “Marko Devic zum FC Vaduz” (bằng tiếng Đức). FC Vaduz. 7 tháng 8 năm 2017.
  26. ^ “Ukraynalı hücumçu Marko Deviçlə 2 illik müqavilə bağlanıb”. facebook.com (bằng tiếng Azerbaijan). Sabail FK. 4 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2018.
  27. ^ “MARKO DEVİÇ "SABAH"DA!”. sabahfc.az/ (bằng tiếng Azerbaijan). Sabah FC. 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.
  28. ^ “TƏŞƏKKÜRLƏR, MARKO!”. sabahfc.az/ (bằng tiếng Azerbaijan). Sabah FC. 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2020.
  29. ^ Марко Девич: "Очень рад, что получил гражданство Украины" [Marko Dević: "I am very happy to have received Ukrainian citizenship"] (bằng tiếng Ukraina). UA-Football.com. 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  30. ^ Михайличенко викликав трьох гравців "Металіста" [Mykhailychenko called up three players from "Metalist"] (bằng tiếng Ukraina). UA-Football.com. 10 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  31. ^ Tidey, Will (19 tháng 6 năm 2012). “Ukraine vs. England: Marko Devic Enters Goal-Line Technology Hall of Shame”. The Bleacher Report. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  32. ^ “5 Famous Soccer Goal-Line Controversies”. The Washington Post. 19 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  33. ^ “England, France through to Euro 2012 quarters”. Herald Sun. 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.
  34. ^ “Rooney seizes his chance to lift England's expectations”. The Independent. 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.
  35. ^ “Euro 2012: Uefa admits Ukraine were deprived of a goal against England”. The Guardian. 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.
  36. ^ “Euro 2012: Ukraine goal crossed the line and should have been given says Uefa referee chief Pierluigi Collina”. The Daily Telegraph. 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.
  37. ^ “Dević, Marko”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]