Mitsubishi Ki-46

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mitsubishi Ki-46
KiểuMáy bay trinh sát hai động cơ
Hãng sản xuấtMitsubishi
Chuyến bay đầu tiêntháng 9 năm 1939
Được giới thiệutháng 7 năm 1941
Khách hàng chínhLục quân Đế quốc Nhật Bản
Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Được chế tạo1941 - 1944
Số lượng sản xuất1.742

Chiếc Mitsubishi Ki-46 là một kiểu máy bay trinh sát hai động cơ được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II. Lục quân đặt tên nó là "Máy bay Trinh sát Chỉ huy Kiểu 100" (百式司令部偵察機); trong khi phe Đồng Minh đặt tên mã là "Dinah". Chiếc máy bay này được sử dụng trước tiên trong Lục quân Nhật Bản tại Mãn ChâuTrung Hoa, nơi có bảy đơn vị được trang bị nó, và thỉnh thoảng cũng được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong một số phi vụ trinh sát tại vùng duyên hải phía bắc AustraliaTân Guinea. Các xưởng của Mitsubishi đã chế tạo tổng cộng 1.742 chiếc thuộc tất cả các phiên bản từ I đến IV trong khoảng thời gian giữa những năm 1941-1944.

Lục quân Nhật cũng sử dụng máy bay này trong những phi vụ như trên (bất hợp pháp) tại khu vực Malaya (Malaysia ngày nay) trong những tháng trước khi xảy ra Chiến tranh Thái Bình Dương. Sau đó nó được sử dụng tại Miến Điện, Đông DươngThái Lan cũng như trong các chiến dịch tại khu vực Ấn Độ Dương.

Trong giai đoạn 1944-45, trong những ngày cuối cùng của chiến tranh, nó được cải tiến thành kiểu máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao, trang bị hai pháo 20 mm trước mũi và một pháo 37 mm hướng ra phía trước và lên trên, giống như cách bố trí trên chiếc máy bay tiêm kích bay đêm Schrage Musik của Không quân Đức, để chống lại những chiếc B-29 Superfortress của Không lực Lục quân Hoa Kỳ trên các đảo chính quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, nó thiếu sự ổn định cần thiết để nhắm bắn pháo 37 mm, vỏ giáp yếu kém, và tốc độ lên cao chậm.

Ki-46 được trang bị cho hai Sentai (phi đoàn/liên đoàn) trọn vẹn, cũng như cho Chutaicho (phi đội) độc lập của Lục quân Nhật trong Chiến tranh Thái Bình Dương.

Trong và sau chiến tranh Hoa Kỳ chiếm được một số máy bay dùng để đánh giá tính năng bay.

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]

Ki-46
Chiếc nguyên mẫu.
Ki-46 I Kiểu 100
Phiên bản trinh sát của Kiểu Lục quân 100 (Mark I).
Ki-46 II (Mark 2)
Kiểu hoạt động đầu tiên.
Ki-46 II KAI
Phiên bản huấn luyện ba chỗ ngồi cải tiến từ Ki-46 II của Kiểu Lục quân 100. Sử dụng trong huấn luyện điện báo và hoa tiêu, với buồng lái được thiết kế lại, lưng được kéo dài thành bậc.
Ki-46 III
Chiếc nguyên mẫu.
Ki-46 III
Phiên bản trinh sát của Kiểu Lục quân 100 (Mark 3).
Ki-46 III
KAI Phiên bản tiêm kích đánh chặn phòng thủ của Kiểu Lục quân 100. Trang bị hai pháo 20 mm trước mũi và một pháo 37 mm theo kiểu "Schräge Musik".
Ki-46 III
Phiên bản tấn công mặt đất của Kiểu Lục quân 100, không có pháo 37 mm.
ki-46 IIIb
Phiên bản tấn công mặt đất.
Ki-46 IIIc
Không được chế tạo.
Ki-46 IV
Chiếc nguyên mẫu, trang bị hai động cơ Mitsubishi Ha-112-II RU 1.500 mã lực (1.119 kW) có tăng áp, dự trữ nhiên liệu nhiều hơn.
Ki-46 IVa/b
Phiên bản trinh sát/tiêm kích. Không được chế tạo.

Các nước sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Nhật Bản
 Trung Quốc
 Hoa Kỳ
  • Sử dụng một số máy bay chiếm được để thử nghiệm.

Đặc điểm kỹ thuật (Ki-46-II)[sửa | sửa mã nguồn]

Ki-46-II Kiểu 100, tại Bảo tàng Không quân Hoàng gia Anh ở Cosford.

Đặc tính chung[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính bay[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 x súng máy 7,7 mm bắn ra phía sau

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Ki-43 - Ki-44 - Ki-45 - Ki-46 - Ki-47 - Ki-48 - Ki-49

Danh sách liên quan[sửa | sửa mã nguồn]