Quốc tang tại Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cờ rủ trong lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 12/10/2013

Quốc tang tại Việt Nam là nghi thức tang lễ cao nhất ở Việt Nam, được hiểu là cả nước để tang. Nghi lễ Quốc tang là đặc biệt được quy định trong văn bản pháp lý của nhà nước. Hiện nay, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tổ chức lễ tang cán bộ công viên chức và một số văn bản nhà nước khác có quy định về quốc tang.[1] Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng có chủ trương "đồng ý tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân. Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể về các trường hợp này".[2] Tuy nhiên chưa có văn bản nào của Chính phủ thể chế hóa chủ trương này của Đảng. Ngày 5/11/2020, phát biểu trong phiên họp Quốc hội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) đề xuất xem xét bổ sung thực hiện nghi thức Quốc tang đối với trường hợp có nhiều đồng bào thiệt mạng trong các thảm họa thiên tai, như thiệt hại trong đợt mưa lũ, sạt lở ở miền Trung.[3][4]

Nghi thức Quốc tang[sửa | sửa mã nguồn]

Chức danh được tổ chức lễ Quốc tang[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cán bộ đang giữ hoặc ngưng giữ một trong các chức vụ này sau khi từ trần được tổ chức lễ Quốc tang:[1]

Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.[5]

Trong quá khứ, các văn bản quy định về quốc tang ở Việt Nam có khác nhau. Trong Nghị định 62/2001/NĐ-CP ban hành năm 2001, Quốc tang chỉ áp dụng cho những người đã và đang giữ các chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.

Nghi thức Quốc tang[sửa | sửa mã nguồn]

Nghi thức không thống nhất trong các thời kỳ khác nhau. Thông thường, Ban Chấp hành Trung ương và các cơ quan nhà nước cấp cao sẽ có thông báo chính thức, thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang, quy định thời gian quốc tang, đưa tin trên các phương tiện truyền thông, tổ chức lễ viếng, truy điệu, an táng, treo cờ rủ, hoãn hoặc hủy tổ chức các hoạt động văn nghệ,... Ngoài ra, quy định hiện hành có truyền hìnhphát thanh trực tiếp trên các đài truyền hình, đài phát thanh khi viếng, truy điệu, an táng. Quy định hiện hành của Việt Nam theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP ban hành năm 2012 là không bắn đại bác trong quốc tang.[1]

Thông báo về Lễ Quốc tang[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang bao gồm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.[6]

Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang. Ban Lễ tang Nhà nước bao gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần. Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này; Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[6]

Còn Ban Tổ chức Lễ tang bao gồm từ 15 đến 20 thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần. Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này; Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ (Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cũng đồng thời là một thành viên của Ban Lễ tang Nhà nước).[6]

Thời gian và địa điểm Quốc tang[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang thường là 2 ngày (trừ một số trường hợp đặc biệt). Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang màu đen và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Dải băng tang treo trên cờ rủ có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tối đa theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.[6]

Tang lễ Lê Khả Phiêu tại Nhà tang lễ Quốc gia

Nếu ở Hà Nội, lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông. Còn nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, lễ Quốc tang sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn. Công tác an táng được thực hiện tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.[6] Tuy nhiên lễ quốc tang tại Thành phố Hồ Chí Minh thường được tổ chức ở Hội trường Thống Nhất.

Danh sách Quốc tang tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật Chức danh Ngày quốc tang Trưởng ban lễ tang

Huỳnh Thúc Kháng
Nguyên Quyền Chủ tịch nước 29/04/1947[7] Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh
Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước 05/09/1969–10/09/1969[8] Lê Duẩn

Nguyễn Lương Bằng
Phó Chủ tịch nước 23/07/1979

Tôn Đức Thắng
Chủ tịch nước 01/04/1980–05/04/1980 Trường Chinh

Lê Duẩn
Tổng Bí thư 11/07/1986–15/07/1986

Phạm Hùng
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 13/03/1988–15/03/1988[9] Nguyễn Văn Linh

Trường Chinh
Nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), nguyên Chủ tịch Quốc hội 02/10/1988–06/10/1988

Lê Đức Thọ
Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên thường trực Ban Bí thư 16/10/1990–17/10/1990[10]

Kaysone Phomvihane
Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 26/11/1992–28/11/1992 Không có, quốc tang dành cho người nước ngoài

Kim Il-sung
Tổng Bí thư Đảng lao động Triều Tiên, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 16/07/1994

Nguyễn Hữu Thọ
Nguyên Chủ tịch Quốc hội 28/12/1996–30/12/1996 Đỗ Mười

Nguyễn Văn Linh
Nguyên Tổng Bí thư 05/05/1998–06/05/1998 Lê Khả Phiêu

Trung tướng Lê Quang Đạo
Nguyên Chủ tịch Quốc hội 29/07/1999–30/07/1999

Phạm Văn Đồng
Nguyên Thủ tướng Chính phủ 05/05/2000–06/05/2000[11]

Võ Văn Kiệt
Nguyên Thủ tướng Chính phủ 14/06/2008–15/06/2008[12] Nông Đức Mạnh
Võ Chí Công
Nguyên Chủ tịch Hội đồng nhà nước (nay là Chủ tịch nước) 10/09/2011–12/09/2011[13] Nguyễn Phú Trọng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nguyên Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam 11/10/2013–13/10/2013[14]

Fidel Castro
Nguyên Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba 04/12/2016[15] Không có, quốc tang dành cho người nước ngoài

Phan Văn Khải
Nguyên Thủ tướng Chính phủ 20/03/2018–22/03/2018[16] Nguyễn Phú Trọng [17][18]

Đại tướng Trần Đại Quang
Chủ tịch nước 26/09/2018–27/09/2018[19]

Đỗ Mười
Nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) 06/10/2018–07/10/2018[20]

Đại tướng Lê Đức Anh
Nguyên Chủ tịch nước 03/05/2019–04/05/2019[21]

Thượng tướng Lê Khả Phiêu
Nguyên Tổng Bí thư 14/08/2020-15/08/2020[22]

Lễ tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 04 tháng 04 năm 1926, lễ quốc tang cho Phan Châu Trinh đã được tổ chức bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh được tổ chức rộng rãi ở khắp ba kỳ, trở thành một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ.

Ngày 19 tháng 11 năm 2021, toàn quốc bước vào lễ tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong sau thời gian điều trị COVID-19 với quy mô gần giống với một lễ quốc tang (tổ chức trên phạm vi cả nước). Buổi lễ chỉ được xếp vào lễ tưởng niệm vì không treo cờ rủ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức
  2. ^ THÔNG BÁO 19-TB/TW của Bộ Chính trị năm 2011
  3. ^ ĐBQH kiến nghị ngày Quốc tang để chia sẻ với đồng bào tử nạn vì thiên tai
  4. ^ Kiến nghị tổ chức quốc tang cho đồng bào tử nạn vì thiên tai
  5. ^ “Lễ Quốc tang tổ chức trong trường hợp nào?”. VnExpress. ngày 22 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  6. ^ a b c d e “Quốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?”. Thanh Niên Online. ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  7. ^ “Huỳnh Thúc Kháng và Hồ Chí Minh - Sự gặp gỡ của hai tư tưởng, nhân cách lớn”. https://www.qdnd.vn. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  8. ^ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Quốc tang trong 6 ngày từ ngày 5 đến ngày 10/9/1969. Ở miền Nam Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn Chính phủ tổ chức tang lễ trong 8 ngày từ ngày 4 đến ngày 11/9/1969.
  9. ^ Hà Nội Mới 16 Tháng Ba 1988 — Thư viện báo chí của Thư viện Quốc gia Việt Nam
  10. ^ Le Duc Tho buried with honors
  11. ^ “Lịch lễ Quốc tang cố thủ tướng Phạm Văn Đồng”. YouTube. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2023. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  12. ^ “Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần”. VnExpress. ngày 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  13. ^ “Thông báo lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng đồng chí Võ Chí Công”. Dân trí. ngày 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  14. ^ “Quốc tang Đại tướng diễn ra như thế nào”. VnExpress. ngày 11 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  15. ^ “Việt Nam sẽ để quốc tang Chủ tịch [[Fidel Castro]]”. Zing News. ngày 28 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp); Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  16. ^ “Tổ chức quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong 2 ngày”. Zing News. ngày 17 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  17. ^ “Danh sách Ban lễ tang đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh”. VTV News. 27 tháng 4 năm 2019.
  18. ^ “Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”. Nhân Dân. 11 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ “Tổ chức quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày”. Zing News. ngày 23 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  20. ^ “Tổ chức quốc tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong hai ngày”. VnExpress. ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  21. ^ “Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong 2 ngày 3 và 4-5”. Người lao động. ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  22. ^ “Tổ chức quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong 2 ngày 14 - 15.8”. Báo Thanh niên. ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020. |first= thiếu |last= (trợ giúp)