Bước tới nội dung

Tiếng Azerbaijan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Azerbaijan
Azeri
Azərbaycan dili, آذربایجان دیلی, Азәрбајҹан дили[a]
Phát âm[ɑzærbɑjdʒɑn dili ]
Sử dụng tại
Khu vựcAzerbaijan, Kavkaz
Tổng số người nói26 triệu (2007)[1]
Dân tộcNgười Azerbaijan
Phân loạiTurk
Hệ chữ viết
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Azerbaijan
 Nga
Quy định bởiViện HLKHQG Azerbaijan
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1az
ISO 639-2aze
ISO 639-3tùy trường hợp:
azj – Bắc Azerbaijan
azb – Nam Azerbaijan
slq – Salchuq
qxq – Qashqai
Glottologazer1255  North Azeri–Salchuq[2]
sout2696  South Azeri–Qashqa'i[3]
Linguaspherepart of 44-AAB-a
Khu vực nói tiếng Azerbaijan tại Liên Kavkaz
  Vùng nơi tiếng Azerbaijan số đông
  Vùng nơi tiếng Azerbaijan là ngôn ngữ thiểu số đáng kể
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Azerbaijan hay tiếng Azeri, cũng đôi khi được gọi là tiếng Thổ Azerbaijan[4] hay tiếng Thổ Azeri,[5][6] là một ngôn ngữ Turk được nói chủ yếu bởi người Azerbaijan, tập trung chủ yếu tại Liên KavkazAzerbaijan thuộc Iran. Ngôn ngữ này có địa vị chính thức tại AzerbaijanDagestan (một chủ thể liên bang của Nga) nhưng không có địa vị chính thức tại Azerbaijan thuộc Iran, nơi đa số người Azerbaijan sinh sống. Nó cũng được nói tại những cộng đồng người Azerbaijan tại GruziaThổ Nhĩ Kỳ, cũng như tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Tiếng Azerbaijan là một thành viên của nhánh Oghuz của ngữ hệ Turk. Nó có hai dạng chính, Bắc Azerbaijan (nói tại Cộng hòa Azerbaijan và Nga, dựa trên phương ngữ Shirvan) và Nam Azerbaijan (nói tại Iran, dựa trên phương ngữ Tabriz). Tiếng Azerbaijan có quan hệ gần gũi với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Qashqai, tiếng Turkmentiếng Tatar Krym; chúng có thể thông hiểu lẫn nhau ở mức độ nào đó.[7]

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Cộng hòa Azerbaijan từ năm 1992 quy định sử dụng Bảng chữ cái Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan lifbası), một bảng chữ Latinh cải biến, cho việc viết tiếng Azerbaijan [8], thay thế các phiên bản trước dựa trên chữ Cyrillchữ Ả Rập.[9]

Iran chữ Ả Rập được sử dụng để viết tiếng Azeri. Mặc dù đã có một vài nỗ lực tiêu chuẩn hóa, nhưng chính tả và tập hợp các chữ cái vẫn được sử dụng khác nhau giữa các nhà văn Azeri của Iran, với ít nhất hai nhánh chính, là chính tả được sử dụng bởi tạp chí Behzad BehzadiAzari, và chính tả được sử dụng bởi tạp chí Varliq, dù cả hai đều xuất bản hàng quý ở Tehran.

Tại Nga vẫn sử dụng chữ Cyrill [10].

  1. ^ Các viết cũ từng được dùng tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Azerbaijan tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “North Azeri–Salchuq”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “South Azeri–Qashqa'i”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Hasanli, Jamil (ngày 18 tháng 12 năm 2014). Khrushchev's Thaw and National Identity in Soviet Azerbaijan, 1954–1959. Lexington Books. ISBN 9781498508148.
  5. ^ Djavadi, Abbas (ngày 19 tháng 7 năm 2010). “Iran's Ethnic Azeris And The Language Question”. RadioFreeEurope/RadioLiberty. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ electricpulp.com. “AZERBAIJAN viii. Azeri Turkish – Encyclopaedia Iranica”. www.iranicaonline.org. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ Sinor, Denis (1969). Inner Asia. History-Civilization-Languages. A syllabus. Bloomington. tr. 71–96. ISBN 0-87750-081-9.
  8. ^ Alakbarov, Farid (2000). Mirza Fatali Akhundov: alphabet reformer before his time. Azer-baijan International, 8(1), 53.
  9. ^ Script change in Azerbaijan: acts of identity Lưu trữ 2016-06-04 tại Wayback Machine. Lynley Hatcher, International Journal of the Sociology of Language. Volume 2008, Issue 192, Pages 105–116, ISSN (Online) 1613-3668, ISSN (Print) 0165-2516, doi:10.1515/IJSL.2008.038, July 2008, page 106.
  10. ^ Derbend.ru

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]