Trào lưu Nhật Bản
Trào lưu Nhật Bản (Nhật lưu) | |||||
Tiếng Nhật | |||||
---|---|---|---|---|---|
Kanji | 日流 | ||||
Hiragana | にちりゅう | ||||
Tiếng Hàn | |||||
Hangul | 일류 | ||||
Hanja | 日流 | ||||
|
Trào lưu Nhật Bản[1] hay Nhật lưu là một từ được dùng để chỉ sự lan toả tiểu văn hoá và văn hóa đại chúng Nhật Bản, chủ yếu tại các nước Á Đông như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam,[2][3][4] trong đó manga là trọng tâm chủ yếu.
Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Trong xu hướng thời hiện đại ngày nay, nhiều quốc gia ở Đông Á đặc biệt là Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong đã và đang hấp thụ văn hóa đại chúng Nhật Bản như âm nhạc và video trong nhiều năm sau sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế Nhật những năm 1980 - 1990. Nhiều bộ phim Nhật Bản, đặc biệt là phim truyền hình thì rất phổ biến ở Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong thế hệ trẻ hơn sau khi các bộ phim được dịch sang ngôn ngữ bản địa. Các sản phẩm điện tử và đồ ăn Nhật Bản có thể tìm thấy trên khắp khu vực Đông Á (ngoại trừ Bắc Triều Tiên) cũng như là Việt Nam và Singapore.
Tại Hồng Kông
[sửa | sửa mã nguồn]Kể từ thập niên 1980, loạt phim Siêu chiến đội (Super Sentai) của Nhật Bản được dịch và phát sóng đều đặn ở Hồng Kông. Các cửa hiệu nhập khẩu của Nhật như chuỗi cửa hàng bách hóa Sogo ở Vịnh Đồng La đã đưa nhân vật Hello Kitty trở thành một biểu tượng văn hóa.
Vào đầu thập niên 1990, văn hóa Nhật Bản có tác động đáng kể đến văn hóa Hồng Kông thông qua nền văn hóa đại chúng bao gồm âm nhạc và diễn xuất. Nhiều công ty giải trí của Nhật đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang Hồng Kông để nhắm tới đối tượng chủ yếu là tầng lớp trung lưu và thế hệ thanh thiếu niên - những người mê mệt văn hóa, ẩm thực và lối sống của người Nhật, kết quả là Hồng Kông trở thành một trong những địa điểm chính dành cho việc xuất khẩu văn hóa phẩm Nhật Bản. Phương pháp tiếp cận thành công bằng marketing và hiệu quả quảng bá của những người đại diện tài năng là hai trong số các tác nhân chính góp phần lan tỏa văn hóa Nhật Bản ra đại chúng Hồng Kông trong suốt những năm 1990.[5]
Tại Đài Loan
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thập niên 1990, sau khi chính quyền Đài Loan bãi bỏ lệnh cấm văn hóa đại chúng Nhật Bản thì phim truyền hình, trò chơi điện tử, phim hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản tiến vào Đài Loan với số lượng lớn, tạo thành ảnh hưởng to lớn đối với xã hội Đài Loan.[6][7]
Tại Hàn Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Nền văn hóa Hàn Quốc từng bị các sản phẩm văn hóa của Nhật Bản như manga, phim và tiểu thuyết lấn át. Đến khi kiểm duyệt truyền thông Nhật Bản tại Hàn Quốc được nới lỏng, nhiều bộ phim Nhật cũng đã được công chiếu tại đây.[8]
Từ tháng 2 năm 2011, nhà xuất bản truyện tranh Haksan Culture ở Hàn Quốc bắt đầu phát hành tập đầu tiên của bộ truyện tranh Đại chiến Titan bằng tiếng Hàn. Một kênh truyền hình cáp ở Hàn Quốc cũng đã phát sóng phim hoạt hình được dàn dựng theo bộ truyện tranh này. Sau khi phim phát sóng, bộ truyện đã tiêu thụ được 434.000 cuốn ở Hàn Quốc. Cách đó vài năm, bộ truyện tranh Nhật Bản Les Gouttes de Dieu đã trở thành một hiện tượng văn hóa, song lượng sách bán ra của Đại chiến Titan trong thời gian đầu còn vượt cả Les Gouttes de Dieu. Ở thị trường Hàn Quốc, những đầu sách mới chỉ tiêu thụ được khoảng 3.000 cuốn trong những ngày đầu phát hành, tuy nhiên Đại chiến Titan đã bán được hơn 50.000 cuốn. Cơn sốt Đại chiến Titan đã khiến một số kênh truyền hình Hàn Quốc dàn dựng nhiều chương trình hài nhái theo bộ truyện này, như Infinite Challenge trên kênh MBC.[9]
Trong khi đó, tiểu thuyết mới của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki là Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương cũng thu hút được lượng độc giả đáng kể ở Hàn Quốc. Cuốn sách này đã chiếm vị trí đầu trong danh sách các tiểu thuyết bán chạy nhất Hàn Quốc suốt 5 tuần liền, kể từ khi được phát hành hồi tháng 7. Trước khi sách được xuất bản ở Hàn Quốc, nhiều nhà xuất bản nội địa đã giành nhau bản quyền in tác phẩm này, với số tiền đặt cọc lên tới 150 triệu yên. Khi sách được tung ra thị trường, người hâm mộ Hàn Quốc đã xếp hàng nhiều giờ ở các cửa hàng sách lớn ở trung tâm Seoul để có được những cuốn sách đầu tiên. Đến nay Tsukuru Tazaki đã bán được hơn 6 triệu cuốn, cao gấp 3 lần so với cuốn tiểu thuyết trước của Murakami Haruki là 1Q84.[9]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Nhật Bản muốn tạo trào lưu để tăng xuất khẩu”. Kênh truyền hình FBNC. ngày 28 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng quỹ Cool Japan trị giá 1 tỷ đô la Mỹ giúp thúc đẩy trào lưu Nhật Bản trên toàn thế giới thông qua xuất khẩu thời trang, thực phẩm, các sản phẩm văn hóa có thể đảm bảo cho sự hồi phục của kinh tế Nhật Bản. (...) Câu hỏi đặt ra là, các quan chức chính phủ có phải là những người có thể tạo ra xu hướng Nhật Bản trên thế giới hay không?
- ^ 佐々木朋美 韓国のオンラインショッピングモールに"日流"ブーム到来 Lưu trữ 2010-09-09 tại Wayback Machine マイコミジャーナル, ngày 19 tháng 9 năm 2007
- ^ 上海万博、SKE48と世界コスプレ王者が登場、「日流」ファンで盛り上がる Lưu trữ 2010-06-25 tại Wayback Machine サーチナ, ngày 21 tháng 6 năm 2010
- ^ クォン・ヨンソク『「韓流」と「日流」~文化から読み解く日韓新時代』 日本放送出版協会, ngày 30 tháng 7 năm 2010 ISBN 9784140911600
- ^ N. Otmazgin (2014). A regional gateway: Japanese popular culture in Hong Kong, 1990–2005. Asian Cultural Industries. Vol. 15, Issue 2, tr. 323 - 335. Retrieved from https://doi.org/10.1080/14649373.2014.918700
- ^ Hirai, Taiki; Hernandez Hernandez, Alvaro David (ngày 14 tháng 11 năm 2015). “The Reception of Japanese Animation and its Determinants in Taiwan, South Korea and China” [Sự đón nhận và các yếu tố quyết định hoạt hình Nhật Bản tại Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc]. SAGE Publishing (bằng tiếng Anh). Đại học Kobe. doi:10.1177/1746847715589061. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
- ^ Wang, Kanzhi (2010). “Cosplay in China: Popular culture and youth community” [Cosplay tại Trung Quốc: Văn hóa đại chúng và cộng đồng trẻ]. Đại học Lund (bằng tiếng Anh). Thụy Điển. Master’s thesis. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2010. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Hồng Mai Ngạo Tuyết (ngày 12 tháng 5 năm 2023). “Giới trẻ Hàn Quốc dần tiếp nhận J-Pop và anime, không còn ác cảm với văn hóa Nhật Bản”. VnReview.vn. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2023.
- ^ a b Việt Lâm (theo Korea Times) (ngày 26 tháng 8 năm 2013). “'Làn sóng Nhật Bản' lấn sân hallyu”. Thể thao & Văn hoá. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Shelley Ching-yu Hsieh (謝菁玉); Hui-li Hsu (許蕙麗) (ngày 1 tháng 1 năm 2006). “Japan mania and Japanese loanwords in Taiwan Mandarin: Lexical structure and social discourse” [台灣的哈日與日語借詞:裡會面觀和詞彙影響]. Journal of Chinese linguistics (bằng tiếng Anh). 34 (1): 44–79. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2022.
- Shu-ling Huang (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Nation-branding and transnational consumption: Japan-mania and the Korean wave in Taiwan”. Media, Culture & Society (bằng tiếng Anh). 33 (1): 3–18. doi:10.1177/0163443710379670. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2022.