Bước tới nội dung

Tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
départements d'outre-mer et territoires d'outre-mer (tiếng Pháp)
Tên bản ngữ
  • départements d'outre-mer et territoires d'outre-mer (tiếng Pháp)
    Các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại Pháp
Quốc kỳ Tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp
Lãnh thổ Cộng hòa Pháp (đỏ) Lãnh thổ hải ngoại (khoanh tròn) Lãnh thổ tuyên bố chủ quyền (Vùng đất Adélie; đường cắt)
Lãnh thổ Cộng hòa Pháp (đỏ)
Lãnh thổ hải ngoại (khoanh tròn)
Lãnh thổ tuyên bố chủ quyền (Vùng đất Adélie; đường cắt)
Location of Tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp
Tổng quan
Khu định cư lớn nhấtNouméa (Nouvelle-Calédonie),
Papeete (Polynésie thuộc Pháp)
Ngôn ngữTiếng Pháp,
Tiếng Antillean Creole,
Tiếng Guianese Creole,
Tiếng Réunion Creole,
Tiếng Shimaore,
Tiếng Tahiti,
Tiếng Marquesan,
'Uvean,
Tiếng Futuna,
Tiếng Drehu,
Tiếng Nengone,
Tiếng Paicî,
Tiếng Ajië,
Tiếng Java,
và 35 ngôn ngữ bản xứ khác của Nouvelle-Calédonie
Chính trị
Lãnh đạo
Emmanuel Macron
Annick Girardin
Lãnh thổ hải ngoại
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
119,396 (Ngoại trừ Vùng đất Adéliekm2
Lỗi biểu thức: Dư toán tử ( mi2
Dân số 
• Ước lượng
2.790.000 (tháng 1 năm 2018)
Kinh tế
Đơn vị tiền tệEuro
Franc CFP
Thông tin khác
Cách ghi ngày thángnn/tt/nnnn (AD)
Các lãnh thổ hải ngoại của Pháp (được khoanh tròn bằng màu đỏ)

Tỉnh và Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp (tiếng Pháp: départements d'outre-mer et territoires d'outre-mer hay viết tắt là DOM-TOM) bao gồm các vùng lãnh thổ do Cộng hòa Pháp quản lý nằm bên ngoài ranh giới địa lý của châu Âu. Các lãnh thổ này có tình trạng pháp lý khác nhau và mức độ tự trị cũng có những khác biệt, tất cả đều có đại diện trong Quốc hội Pháp (trừ những lãnh thổ không có dân cư), và có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Các Tỉnh và Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp bao gồm nhiều hải đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình DươngẤn Độ Dương, Guyane thuộc Pháp thuộc đại lục Nam Mỹ và lãnh thổ tuyên bố chủ quyền tại Nam Cực cũng như các đảo xung quanh. Tổng dân số của các Tỉnh và Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp là 2.685.705 người (1/2011).[1]

Bản đồ Cộng hòa Pháp, với diện tích tương đương và khoảng cách của các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại

Theo quan điểm pháp lý và hành chính, các tỉnh rất khác so với các lãnh thổ: theo Hiến pháp Cộng hòa Pháp, luật pháp Cộng hòa Pháp và các quy định chung (luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật xã hội, luật thuế…) tại các tỉnh giống như tại lãnh thổ chính quốc Pháp. Tuy nhiên, các điều luật và quy định riêng biệt có thể được lập thêm để phù hợp với vị trí đặc biệt của nó. Tại các lãnh thổ, nguyên tắc là ngược lại: các lãnh thổ được quản lý bởi quy chế tự trị, cho phép chúng có luật lệ riêng của mình, ngoại trừ một vài lĩnh vực đặc biệt (như quốc phòng, quan hệ đối ngoại, ngoại thương, tài chính, tòa ánluật hành chính).

Tình trạng theo hiến pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng và tỉnh Hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng Hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ Hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ nhỏ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Clipperton, 1 hòn đảo rộng khoảng 9 km².

Đại diện trong Quốc hội Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Với 2.685.705 người (2011), các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại chiếm 4,1% dân số toàn Cộng hòa Pháp. Họ có đại diện trong cả 2 viện của Quốc hội.

Trong nhiệm kỳ thứ 13 (2007-2012), các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại có 22 đại diện trong Hạ viện, chiếm 3,8% trong số 577 thành viên.

Từ tháng 12/2008, các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại có 19 đại biểu trong Thượng viện Pháp, chiếm 5,5% trong số 343 đại biểu.

Danh sách các Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh và lãnh thổ có người ở

[sửa | sửa mã nguồn]
Cờ Tên Thủ phủ Dân số Diện tích đất liền (km²) Tình trạng Vị trí Ghi chú
Guyane thuộc Pháp Guyane thuộc Pháp Cayenne 229.000

(1/2009)[2]

83.534 Tỉnh hải ngoại / vùng Nam Mỹ
Guadeloupe Guadeloupe Basse-Terre 404.000

(1/2009)[2]

1.628 Caribe
Martinique Martinique Fort-de-France 402.000

(1/2009)[2]

1.128
Polynésie thuộc Pháp French Polynesia Saint-Denis 817.000

(1/2009)[2]

2.512 Châu Phi (Ấn Độ Dương)
Mayotte Mayotte Mamoudzou 186.452

(7/2007)[3]

374 Châu Phi
(Eo biển Mozambique)
Comoros tuyên bố chủ quyền
Nouvelle-Calédonie Nouvelle-Calédonie Nouméa 244.410

(1/2008)[4]

18.575 Cộng đồng đặc biệt Nam Thái Bình Dương Sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về độc

lập trong khoảng 2014-2019.

Réunion Réunion Papeete 264.000

(1/2009)[5]

4.167 Cộng đồng hải ngoại
Wallis và Futuna Wallis và Futuna Matāʻutu 13.484(7/2008)[6] 274
Saint-Pierre và Miquelon Saint Pierre và Miquelon Saint-Pierre 6.099(1/2007)[7] 242 Đông Nam Canada
Saint-Barthélemy Saint Barthélemy Gustavia 8.450(1/2007)[7] 21 Caribe Tách từ Guadeloupe vào ngày 22/2/2007.
Saint-Martin Saint Martin Marigot 35.925(1/2007)[7] 53
Polynésie thuộc Pháp Tahiti Saint-Denis 817.000

(1/2009)[2]

2.512 Châu Phi (Ấn Độ Dương)
Tổng cộng
Tình trạng Dân số (1/2011)[1] Diện tích đất liền (km²)
Tỉnh Hải ngoại / vùng 1.890.705 91.847
Cộng đồng Hải ngoại & Nouvelle-Calédonie 795.000 23.632
Tổng 2.685.705 120.049

Không có người ở

[sửa | sửa mã nguồn]
Cờ Tên gọi Thủ phủ Diện tích đất liền (km²) Tình trạng Vị trí Ghi chú
Pháp Clipperton - 7 Tài sản của Nhà nước Pháp Phía tây bờ biển México México cũng tuyên bố chủ quyền
Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp Banc du Geyser 1 Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp Châu Phi (Eo biển Mozambique) MadagascarComoros cũng tuyên bố chủ quyền
Bassas da India 1 Madagascar cũng tuyên bố chủ quyền
Europa 28
Juan de Nova 5
Quần đảo Crozet Alfred Faure 352 Nam Ấn Độ Dương
Quần đảo Kerguelen Port-aux-Français 7.215
Đảo Saint-Paul
Đảo Amsterdam
Martin-de-Viviès 66 Ấn Độ Dương
Quần đảo Glorioso - 5 Comoros, MadagascarSeychelles cũng tuyên bố chủ quyền
Đảo Tromelin 1 Mauritius cũng tuyên bố chủ quyền

Châu Nam Cực

[sửa | sửa mã nguồn]
Cờ Tên gọi Thủ phủ Diện tích đất liền (km²) Tình trạng Vị trí Ghi chú
Vùng đất Adélie Trạm Dumont d'Urville 432.000 Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp Châu Nam Cực Theo Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực

Các thành phố lớn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp theo dân số đô thị:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b INSEE, Government of France. “Bilan démographique 2010”. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2011. (tiếng Pháp)
  2. ^ a b c d e INSEE, Government of France. “Population des régions au 1er janvier”. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010. (tiếng Pháp)
  3. ^ (tiếng Pháp) INSEE, Government of France. “INSEE Infos No 32” (PDF). Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ (tiếng Pháp) Institut de la statistique et des études économiques de Nouvelle-Calédonie (ISEE). “CHIFFRES CLÉS - Démographie”. Bản gốc (PDF) lưu trữ 25 Tháng mười hai năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ Institut Statistique de Polynésie Française (ISPF). “Enquêtes & Répertoires > État Civil”. Bản gốc lưu trữ 18 Tháng Một năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ INSEE, Government of France. “Les populations des circonscriptions du Territoire des îles Wallis et Futuna”. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009. (tiếng Pháp)
  7. ^ a b c INSEE, Government of France. “Populations légales 2007 pour les départements et les collectivités d'outre-mer”. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010. (tiếng Pháp)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Frédéric Monera, L'idée de République et la jurisprudence du Conseil constitutionnel - Paris: L.G.D.J., 2004 [1] [2] Lưu trữ 2006-09-23 tại Wayback Machine;

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]