Tiếng Java

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Java
ꦧꦱꦗꦮ
Basa Jawa
basa ("ngôn ngữ") viết bằng chữ Java
Sử dụng tạiJava (Indonesia)
Tổng số người nói100 triệu (2013)
Dân tộcNgười Java (Mataram, Osing, Tengger, Boyan, Samin, Cirebon, Banyumasan, vân vân)
Phân loạiNam Đảo
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Java cổ (Kawi)
  • Tiếng Java
Hệ chữ viếtBảng chữ cái Latinh
Chữ Java
Chữ Ả Rập (Pegon)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Vùng đặc biệt Yogyakarta
Trung Java
Đông Java
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1jv
ISO 639-2jav
ISO 639-3tùy trường hợp:
jav – Javanese
jvn – Caribbean Javanese
jas – New Caledonian Javanese
osi – Osing
tes – Tenggerese
kaw – Kawi
Glottologjava1253[1]
Linguasphere31-MFM-a
Vùng nói tiếng Java:
  vùng nơi tiếng Java là ngôn ngữ chính
  vùng nơi tiếng Java là ngôn ngữ thiểu số đáng kể
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Java (ꦧꦱꦗꦮ, basa Jawa; phát âm tiếng Java: [bɔsɔ dʒɔwɔ]) (trong cách nói thông tục là ꦕꦫꦗꦮ, cara Jawa; phát âm tiếng Java: [tjɔrɔ dʒɔwɔ]) là ngôn ngữ của người Java tại miền đông và trung đảo Java, Indonesia. Cũng có những nhóm người nói tiếng Java tại tây Java. Đây là tiếng mẹ đẻ của trên 98 triệu người[2] (hơn 42% tổng dân số Indonesia).

Tiếng Java là một ngôn ngữ Nam Đảo, nhưng không có quan hệ đặc biệt gần với những ngôn ngữ Nam Đảo khác. Những ngôn ngữ gần gũi nhất của tiếng Java là tiếng Sunda, tiếng Maduratiếng Bali. Đa số người Java cũng nói tiếng Indonesia, một dạng tiếng Mã Lai được nói tại Indonesia, vì mục đích thương mại cũng như để giao tiếp với những người Indonesia không nói tiếng Java.

Ngoài ra, còn có người nói tiếng Java tại Malaysia (tập trung tại các bang SelangorJohor) và Singapore. Tiếng Java cũng được nói trong cộng đồng nhập cư gốc Java ở Suriname (cho đến năm 1975 là Surinam, thuộc địa Hà Lan) và ở New Caledonia.[3]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Java là một phần của nhánh Mã Lay-Đa Đảo thuộc ngữ hệ Nam Đảo, mặc dù mối quan hệ chính xác của nó với các ngôn ngữ Mã Lay-Đa Đảo khác rất khó xác định. Sử dụng phương pháp từ thống kê từ vựng, Isidore Dyen đã phân loại tiếng Java là một phần của "Javo-Sumatra Hesion", cũng bao gồm tiếng Sunda và nhóm ngôn ngữ "Mã Lai".[a][4][5] Nhóm này cũng được gọi là "Mã Lai-Java" bởi nhà ngôn ngữ học Berndt Nothofer, người đầu tiên cố gắng phục dựng nó chỉ dựa trên bốn ngôn ngữ được ghi nhận tốt nhất vào thời điểm đó (Java, Sunda, MaduraMã Lai).[6]

Nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Java đã bị phê bình và bác bỏ bởi các nhà ngôn ngữ học khác.[7][8] Alexander Adelaar không đưa tiếng Java vào trong nhóm Mã Lai-Sumbawa (bao gồm các ngôn ngữ Mã Lai, tiếng Sunda và tiếng Madura) đề xuất của ông.[8][9] Robert Blust cũng không đưa tiếng Java vào trong phân nhóm Đại Bắc Borneo (một đề xuất mà ông đặt ra để thay thế nhóm Mã Lai-Sumbawa). Tuy nhiên, Blust cũng cho rằng có khả năng các ngôn ngữ Đại Bắc Borneo (GNB) có liên quan chặt chẽ với nhiều ngôn ngữ miền Tây khác của Indonesia, bao gồm cả tiếng Java.[10] Gợi ý của Blust đã được Alexander Smith xem xét kỹ lưỡng hơn. Smith đưa tiếng Java vào trong nhóm Tây Indonesia (bao gồm cả GNB và một số nhóm khác), mà ông coi là một trong những nhánh chính của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo.[11]

Người nói[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Jawa (Java) được viết bằng chữ Chữ Java.

Ngôn ngữ này được sử dụng ở Yogyakarta, Trung JavaĐông Java, cũng như bờ biển phía bắc Tây Java. Nó cũng là ngôn ngữ của người Java sinh sống tại các tỉnh khác của Indonesia (người Java có mặt khắp Indonesia do chương trình di chuyển dân cư của chính phủ vào cuối thế kỷ 20), bao gồm các tỉnh Lampung, JambiBắc Sumatra. Ở Suriname, tiếng Java creole hoá là ngôn ngữ của một bộ phận người dân là hậu duệ của công nhân đồn điền được người Hà Lan mang đến vào thế kỷ 19. Ở Madura, Bali, Lombok và vùng Sunda của Tây Java, nó cũng được sử dụng như một ngôn ngữ văn học. Nó từng là ngôn ngữ hoàng cung ở Palembang, Nam Sumatra, cho đến khi cung điện bị người Hà Lan cướp phá vào cuối thế kỷ 18.

Tiếng Java được viết bằng chữ Latinh, chữ Javachữ Ả Rập.[12] Ngày nay, chữ Latinh là hệ chữ chính dùng để viết, mặc dù chữ Java vẫn được dạy như một phần môn tiếng Java, một môn học bắt buộc ở cấp tiểu học cho đến cấp trung học ở Yogyakarta, Trung Java và Đông Java.

Tiếng Java là ngôn ngữ đứng thứ mười về số người bản ngữ và ngôn ngữ không chính thức được sử dụng nhiều nhất. Nó được nói bởi khoảng 100 triệu người. Ít nhất 45% tổng dân số Indonesia là người gốc Java hoặc sống ở khu vực mà tiếng Java là ngôn ngữ chính. Tất cả bảy tổng thống Indonesia kể từ năm 1945 đều là người gốc Java.[13] Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi người Java có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của tiếng Indonesia, ngôn ngữ quốc gia của Indonesia.

Có ba phương ngữ chính: Trung Java, Đông Java và Tây Java. Ba phương ngữ này tạo thành một cụm phương ngữ từ phía bắc Banten ở cực tây của Java đến Banyuwangi Regency ở góc phía đông của hòn đảo. Tất cả các phương ngữ Java đều ít nhiều thông hiểu lẫn nhau. Sự khác biệt chủ yếu ở cách phát âm, nhưng cũng có sự khác biệt về từ vựng.

Dù dấu vết tiếng Java cổ nhất ta có được là từ "bản khắc Tarumanegara" niên đại năm 450 công nguyên. Ví dụ cổ nhất về một văn bản viết hoàn toàn bằng tiếng Java là "bản khắc Sukabumi", có niên đại năm 804. Bản khắc này, tìm thấy ở phó huyện Pare, huyện Kediri, Đông Java, thực sự là một bản sao của một bản gốc cổ hơn khoảng 120 năm; chỉ bản sao này được bảo tồn. Nội dung của nó là về việc xây dựng một con đập cho một kênh thủy lợi gần sông Śrī Hariñjing (Srinjing ngày nay). Bản khắc này là bản cuối cùng được biết đến được viết bằng chữ Pallava; tất cả văn bản tiếng Java về sau được viết bằng chữ Java.

Bản thảo lá cọ Kakawin Sutasoma, một bài thơ tiếng Java thế kỷ 14.

Tiếng Java ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ phân phối các ngôn ngữ được nói ở Java, MaduraBali.

Mặc dù tiếng Java không phải là ngôn ngữ quốc gia, nhưng nó đã được công nhận là một ngôn ngữ khu vực ở ba tỉnh của Indonesia có mật độ người Java lớn nhất: Trung Java, Yogyakarta và Đông Java.[cần dẫn nguồn] Tiếng Java được dạy ở trường học và được sử dụng trong một số phương tiện thông tin đại chúng, cả điện tử và in ấn. Tuy nhiên, không còn tờ nhật báo nào viết bằng tiếng Java. Các tạp chí tiếng Java bao gồm Panjebar Semangat, Jaka Lodhang, Jaya Baya, Damar JatiMekar Sari.

Từ năm 2003, một đài truyền hình địa phương Đông Java (JTV) đã phát một số chương trình truyền hình bằng phương ngữ Surabaya, bao gồm Pojok kampung (tin tức), Kuis RT / RWPojok Perkoro (một chương trình tội phạm). Trong các chương trình phát sóng về sau, các chương trình đều bằng phương ngữ Trung Java (được gọi là basa kulonan, "ngôn ngữ phía Tây") và tiếng Madura.

Năm 2005, một tạp chí tiếng Java mới, Damar Jati, xuất hiện. Nó không được công bố ở vùng trung tâm của người Java mà ở Jakarta.

Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây chữ Java được dùng để viết tiếng Java. Sang thế kỷ 20 việc sử dụng chữ Java đã được thay thế phần lớn bằng chữ Latinh.[14][15][16]

Bảng Unicode chữ Java
Official Unicode Consortium code chart Version 12.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+A98x
U+A99x
U+A9Ax
U+A9Bx ꦿ
U+A9Cx
U+A9Dx

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Malayic" của Dyen khác với quan niệm "Malayic" ra đời sau, hẹp hơn của Alexanderedomar. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai của Dyen bao gồm tiếng Madura, tiếng Acehnhóm ngôn ngữ Mã Lai (=Malayic của Adelaar).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Javanesic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Kewarganegaraan, Suku Bangsa, Agama dan Bahasa Sehari-hari Penduduk Indonesia - Hasil Sensus Penduduk 2010. Badan Pusat Statistik. 2011. ISBN 978-979-064-417-5.
  3. ^ https://seasia.co/2017/12/08/121-years-of-javanese-people-in-new-caledonia
  4. ^ Dyen 1965, tr. 26.
  5. ^ Nothofer 2009, tr. 560.
  6. ^ Nothofer 1975, tr. 1.
  7. ^ Blust 1981.
  8. ^ a b Adelaar 2005, tr. 357, 385.
  9. ^ Ogloblin 2005, tr. 590.
  10. ^ Blust 2010, tr. 97.
  11. ^ Smith 2017, tr. 443, 453–454.
  12. ^ Van der Molen (1983:VII-VIII).
  13. ^ Sukarno has a Javanese father and a Balinese mother, Habibie has a father of Gorontalo descent and a Javanese mother, while Megawati is Sukarno's daughter through his wife, who is from Bengkulu.
  14. ^ Everson, Michael (ngày 6 tháng 3 năm 2008). “L2/08-015R: Proposal for encoding the Javanese script in the UCS” (PDF).
  15. ^ Soebadyo, Haryati (2002) Indonesian Heritage 10: Bahasa dan Sastra. Jakarta: Buku Anak Bangsa - Grolier International. ISBN 979-8926-23-4
  16. ^ Leinster, Troy (2012). Nieuw Javaansch No.1. The Hague

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Javanese language tại Wikimedia Commons

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Suriname