Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng trường Mosin”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thể loại
Dòng 105: Dòng 105:
{{Vũ khí Liên Xô trong CTTG II}}
{{Vũ khí Liên Xô trong CTTG II}}


[[Thể loại:Súng bộ binh]]
[[thể loại:Súng Nga]]
[[thể loại:Súng Nga]]
[[Thể loại:Súng trường]]
[[Thể loại:Súng trường]]
[[Thể loại:Vũ khí Nga]]
[[Thể loại:Vũ khí trong Chiến tranh Việt Nam]]

{{Liên kết bài chất lượng tốt|et}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|et}}



Phiên bản lúc 16:26, ngày 26 tháng 7 năm 2012

Mosin-Nagant
Tập tin:Mosin Nagant series of rifles.jpg
LoạiSúng trường
Nơi chế tạo Nga
 Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1891-1998
Sử dụng bởiXem phần các quốc gia sử dụng
TrậnChiến tranh Nga-Nhật
Nội chiến Nga
Thế chiến thứ nhất
Thế chiến thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Việt Nam
Lược sử chế tạo
Người thiết kếSergei Ivanovich Mosin, Léon Nagant
Năm thiết kế1891
Nhà sản xuấtTula, Izhevsk, Sestroryetsk, Châtellerault, Remington, New England Westinghouse và nhiều hãng khác
Giai đoạn sản xuất1891-1965
Số lượng chế tạoxấp xỉ 37.000.000 (Nga/Liên Xô)
Thông số
Khối lượng4 kg (8.8 lb) (M91/30) (M91/30)
3.4 kg (7.5 lb) (M38)
4.1 kg (9 lb) (M44)
Chiều dài1,232 mm (48.5 in) (M91/30)
1,013 mm (39.9 in) (cạc-bin)
Độ dài nòng730 mm (28.7 in) (M91/30)
514 mm (20.2 in) (cạc-bin)

Đạn7.62x54mmR
Cơ cấu hoạt độngkhóa nòng không tự động
Sơ tốc đầu nòng~ 850 m/s (2,789 ft/s) đối với súng trường
~800 m/s (2,625 ft/s) đối với cạc-bin
Chế độ nạp5 viên mỗi ổ đạn-hộp tiếp đạn đơn

Súng trường chiến đấu Mosin Nagant (được gọi là súng K44Việt Nam) là loại súng trường lên đạn thủ công từng được sử dụng bởi quân đội Đế quốc Nga từ năm 1891, quân đội Liên Xô và các nước Đông Âu cho đến tận những năm 1960 và hiện vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Súng dùng đạn súng trường chiến đấu tiêu chuẩn 7,62 x 54mmR.

Lịch sử

Thiết kế ban đầu

Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, binh sĩ Nga được trang bị loại súng trường lên đạn thủ công Berdan trong khi binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị súng trường Winchester bắn liên tục khiến cho phía Nga bị thương vong lớn. Các chỉ huy chiến trường của Nga trước tình hình đó đã yêu cầu hiện đại hóa quân đội. Trong nỗ lực hiện đại hóa này, thiết kế của đại úy Sergei Ivanovich Mosin và thiết kế của một người BỉLéon Nagant đã được chấp nhận và kết hợp thành mẫu súng trường dùng đạn cỡ 7,62 vào năm 1891. Việc sản xuất bắt đầu được tiến hành từ năm 1892 tại cả Nga và Pháp.

Thế chiến thứ nhất và thời kì nội chiến

Trong chiến tranh Nga-Nhật 1904, khoảng 3,8 triệu khẩu súng trường model 1891 này đã được trang bị cho quân đội Nga. Mặc dù đã có một số phiên bản cải tiến ra đời, song trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng 3,3 triệu khẩu model 1891 đã được đặt hàng sản xuất tại AnhMỹ. Khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, một số súng model 1891 vẫn chưa kịp trao cho quân đội Nga hoàng. Những súng này sau đó được trang bị cho quân đội Anh và Mỹ can thiệp vào Nga sau Cách mạng thời kỳ 1918-1919. Một số khác được trang bị cho các đơn vị quân đội Hoa Kỳ trong nước. Hoa Kỳ cũng dựa vào model 1891 mà thiết kế súng trường "U.S. Rifle, 7.62mm, Model of 1916", một trong những loại súng trường quân dụng phổ biến của Hoa Kỳ một thời.

1 số lượng lớn Mosin-Nagants đã bị quân đội ĐứcÁo-Hung tịch thu và sử dụng. Trong thời gian Nội chiến Nga, súng Mosin-Nagant lại tiếp tục được cả hai phía Hồng quânBạch vệ ưa chuộng. Sau khi Hồng quân chiến thắng, vào năm 1924, một ủy ban hiện đại hóa vũ khí đã tiến hành dự án hiện đại hóa súng Mosin-Nagant, và model 1930 ra đời.

Phần Lan có thời là xứ phụ thuộc của Đế quốc Nga, nên cũng quen dùng súng Mosin-Nagant model 1891. Sau này, Phần Lan cho ra vài phiên bản cải tiến. Kết quả là trong Chiến tranh Mùa ĐôngChiến tranh Tiếp diễn (đều trong Chiến tranh thế giới thứ hai) cả 2 bên chiến tuyến đều dùng súng Mosin-Nagant.

Súng Mosin-Nagant còn được trang bị cho lực lượng kháng chiến Franco trong Nội chiến Tây Ban Nha.

Thế chiến thứ hai

Khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào năm 1941, model 1930 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô. Hàng triệu cây súng đã được sản xuất để đưa ra chiến trường.

Phiên bản súng bắn tỉa của Mosin-Nagant được chế tạo năm 1932 đã gây được tiếng vang trong thời kì này, góp phần tạo nên chiến tích của 2 xạ thủ anh hùng Liên Xô Vasily Grigoryevich ZaitsevLyudmila Pavlichenko trong trận Stalingrad. Bên phía Phần Lan, Simo Häyhä, người nổi tiếng với chiến tích bắn hạ 505 lính Hồng quân cũng sử dụng 1 cây M28 Mosin-Nagant. Đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 17,4 triệu khẩu Mosin-Nagant model 1930 đã được chế tạo.

Sau thế chiến thứ hai

Sau này N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của Quân Đội Liên Xô (2/1944). Sau đó, Liên Xô còn đưa ra mẫu năm 1959. Đây là mẫu cuối cùng của súng này được thiết kế ở Liên Xô. Sau thế chiến thứ hai, Mosin-Nagant dần dần được thay thế bằng SKS hay AK. Tuy nhiên nó vẫn được các nước Đông Âu và 1 số quốc gia xã hội chủ nghĩa sử dụng trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt NamAfghanistan

Các nước Tiệp Khắc, Bulgaria, Ba Lan, Trung Quốc cũng phát triển các mẫu súng dựa trên Mosin-Nagant model 1944 hoặc model 1959 của Liên Xô.

Loại súng này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ giữa những năm 1950 và sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam. Nhân dân miền Nam thường gọi là súng bá đỏ, quân đội gọi là súng K44.

Đặc tính kỹ thuật

Mẫu súng Mosin-Nagants 1891 đời đầu (trên) và mẫu Mosin-Nagant cạc-bin đời sau (dưới)
Sung bắn tỉa M-52 của Hungary dựa trên mẫu Mosin Nagant
  • Cỡ nòng 7,62 mm, nòng súng dài 730 mm, toàn bộ súng dài 1,533 m (bao gồm cả lưỡi lê), nặng trên duới 4,0 kg;
  • Tốc độ bắn 10 phát/phút (đối với xạ thủ giỏi), sơ tốc đầu đạn 820 m/s, đường đạn ngoài xa nhất 3000m, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 600 m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53RP-46). Khi sử dụng kính ngắm quang học và loại đạn nặng, có liều phóng lớn, xạ thủ bắn tỉa có thể nâng tầm bắn có hiệu quả đến 1200 m.
  • Là loại súng trường bắn phát 1, lên đạn bằng khóa nòng thủ công, sử dụng hộp tiếp đạn đơn (khác với Garand M1 và súng SKS sử dụng hộp tiếp đạn đôi) chứa được 5 viên, đạn cỡ 7,62 mm.
  • Tốc độ bắn chậm nhưng rất chính xác, bắn xa nên được còn sử dụng làm súng bắn tỉa, súng bắn tỉa được lắp thêm ống ngắm quang học (PU, PE) bên sườn trái sử dụng để bắn tỉa rất hiệu quả. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các đơn vị bắn tỉa của Hồng Quân được phiên chế tới cấp sư đoàn, đều sử dụng Mosin-Nagant làm súng bắn tỉa.
  • Nhược điểm : bắn chậm, ít đạn, quá dài và nặng nề, thời gian lên đạn và nạp đạn quá lâu. Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng vào thời đại đó thì đây là súng bắn tỉa có uy lực rất lớn, hơn hẳn khẩu M-21Garand M1 của Hoa Kỳ, chỉ kém hơn một chút về hoả lực so với Mauser K-98k của Đức.

Các quốc gia sử dụng

Tham khảo

  1. ^ http://www.mosinnagant.net/ussr/variations_of_the_rifles_mosin.asp

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt