Đường cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa
![]() | Bài viết hoặc đề mục này có chứa thông tin về công trình hoặc cấu trúc đã được dự kiến trong tương lai. Một vài hoặc toàn bộ thông tin này có thể mang tính suy đoán, và nội dung có thể thay đổi khi việc xây dựng được bắt đầu. | ![]() |
Đường cao tốc
Chơn Thành – Đức Hòa |
|
---|---|
![]() Bảng kí hiệu đường cao tốc Bắc Nam phía Tây, trong đó đoạn Chơn Thành – Đức Hòa là một phần của đường cao tốc này. | |
![]() | |
Thông tin tuyến đường | |
Một phần của | ![]() ![]() |
Chiều dài | 82,75 km |
Các điểm giao cắt chính | |
Đầu Đông Bắc | ![]() ![]() |
Các điểm giao cắt | ![]() ![]() ![]() ![]() |
Đầu Tây Nam | ![]() |
Vị trí đi qua | |
Tỉnh/ Thành phố | Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An |
Quận/Huyện |
|
Hệ thống đường | |
Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam | |
Danh sách: Quốc lộ - Cao tốc | |
Cao tốc
|
Đường cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa là phân đoạn của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây có tổng chiều dài 82,75 km, điểm đầu tại điểm cuối cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại km82+754 nối với đường cao tốc Đức Hòa – Mỹ An tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tiến độ triển khai dự án[sửa | sửa mã nguồn]
- Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa được Bộ phê duyệt dự án vào năm 2007 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với quy mô đường cấp III và tiêu chuẩn đường cao tốc, 2 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
- Dự án được khởi công từ năm 2009, do Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, phần đường cơ bản thi công hoàn thành đắp nền K95, phần cầu cơ bản thi công một số hạng mục thuộc kết cấu bên dưới, một số cầu đã lao lắp xong hệ dầm cầu. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn, dự án tạm đình hoãn từ năm 2011.
- Năm 2013, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT tiếp nhận nguyên trạng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà do VEC từ chối tiếp tục thi công.
- Năm 2016, dự án tiếp tục được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ bố trí 430 tỉ đồng từ nguồn vốn dư quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên để thi công cầu vượt quốc lộ 13, cầu vượt quốc lộ 22, nút giao quốc lộ 22 và thanh toán một số khối lượng hoàn thành trước. Để từng bước hoàn thiện các hạng mục còn lại, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư đoạn Chơn Thành – Đức Hòa sang hình thức hợp đồng BOT. Tuy nhiên, trong thời gian triển khai do các quy định pháp luật thay đổi dẫn đến phương án tài chính của dự án không khả thi. Từ đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng triển khai dự án.
- Ngày 12-6-2019, Văn phòng Chính phủ giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc dừng triển khai dự án theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời chuyển dự án sang hình thức đầu tư công sử dụng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021–2025.[1]
Quy mô[sửa | sửa mã nguồn]
- Chiều rộng mặt đường 17m với 4 làn xe: 3.75m x4 +1,5m dãy phân cách giữa, dãy an toàn 2 bên 0.25m x2. Các cầu trên tuyến rộng 17,5m, có dãy phân cách giữa, mặt đường BTNN C19 dày 7cm thảm nhựa tăng cường polyme dày 5cm. Trên tuyến có 2 cầu vượt quốc lộ 13 và quốc lộ 22, 1 cầu lớn vượt sông Sài Gòn nối thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh với huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Tổng mức đầu tư 6800 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
- Tuyến dự kiến sẽ giao cắt với 2 tuyến cao tốc là Cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông đi kèm đường sắt và Cao tốc TP HCM - Mộc Bài đi kèm đường sắt và cắt ĐT822B. Cả 3 nút giao này dự kiến là nút giao liên thông. Tuyến cũng có thể giao với trục động lực Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng và vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương đường cấp III đồng bằng, tiêu chuẩn hình học phù hợp đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 2.293 tỷ đồng (giai đoạn 1). Dự kiến trong năm 2023 dự án sẽ khởi công và hoàn thành vào năm 2025.