Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 32: Dòng 32:
'''Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo''', '''ngữ tộc Malay-Polynesia''', hay '''ngữ tộc Mã Lai-Polynesia''', là một phân nhóm của [[ngữ hệ Nam Đảo]], với tổng cộng chừng 385,5 triệu người nói. Các ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo là ngôn ngữ của các dân tộc Nam Đảo ở [[Đông Nam Á]] hải đảo, các đảo trong Thái Bình Dương, [[Madagascar]], cùng một phần Đông Nam Á lục địa. Những ngôn ngữ miền tây của ngữ tộc cho thấy ảnh hưởng của [[tiếng Phạn]] và [[tiếng Ả Rập]] do ảnh hưởng của [[Ấn Độ giáo]], [[Phật giáo]], và, từ thế kỷ X, [[Hồi giáo]].
'''Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo''', '''ngữ tộc Malay-Polynesia''', hay '''ngữ tộc Mã Lai-Polynesia''', là một phân nhóm của [[ngữ hệ Nam Đảo]], với tổng cộng chừng 385,5 triệu người nói. Các ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo là ngôn ngữ của các dân tộc Nam Đảo ở [[Đông Nam Á]] hải đảo, các đảo trong Thái Bình Dương, [[Madagascar]], cùng một phần Đông Nam Á lục địa. Những ngôn ngữ miền tây của ngữ tộc cho thấy ảnh hưởng của [[tiếng Phạn]] và [[tiếng Ả Rập]] do ảnh hưởng của [[Ấn Độ giáo]], [[Phật giáo]], và, từ thế kỷ X, [[Hồi giáo]].


Hai đặc điểm của ngữ tộc là hệ thống [[phụ tố]] và [[láy âm]] (lập lại toàn bộ hay một phần từ, như trong ''[[wiki-wiki]])'' để tạo từ mới. Như những ngôn ngữ Nam Đảo khác, chúng thường có hệ thống âm vị nhỏ. Hầu hết không có cụm phụ âm (ví dụ, [skr]). Đa số có ít phụ âm, thường là năm.
Hai đặc điểm của ngữ tộc là hệ thống [[phụ tố]] và [[láy âm]] (lập lại toàn bộ hay một phần từ, như trong ''[[wiki-wiki]])'' để tạo từ mới. Như những ngôn ngữ Nam Đảo khác, chúng thường có hệ thống âm vị nhỏ. Hầu hết không có cụm phụ âm (ví dụ, [skr]). Đa số có ít nguyên âm, thường là năm.


==Ngôn ngữ==
==Ngôn ngữ==

Phiên bản lúc 13:22, ngày 25 tháng 4 năm 2020

Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo
Phân bố
địa lý
Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương, Madagascar
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
  • Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo
Ngôn ngữ nguyên thủy:Mã Lai-Đa Đảo nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
ISO 639-5:poz
Glottolog:mala1545[1]
{{{mapalt}}}
Mạn tây khu vực phân bố ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo.
  Philippine (không hiện: YamiĐài Loan
  Borneo
  Sunda–Sulawesi (không hiện: Chamorro)
  Những ngôn ngữ Châu Đại Dương viễn tây

Các nhánh của ngữ chi Châu Đại Dương:
  Temotu
Hai vòng đen ở rìa tây bắc Micronesia là hai ngôn ngữ Sunda–Sulawesi (tiếng Palautiếng Chamorro). Vòng đen trong quầng xanh là những ngôn ngữ Papua ngoài khơi.

Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo, ngữ tộc Malay-Polynesia, hay ngữ tộc Mã Lai-Polynesia, là một phân nhóm của ngữ hệ Nam Đảo, với tổng cộng chừng 385,5 triệu người nói. Các ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo là ngôn ngữ của các dân tộc Nam Đảo ở Đông Nam Á hải đảo, các đảo trong Thái Bình Dương, Madagascar, cùng một phần Đông Nam Á lục địa. Những ngôn ngữ miền tây của ngữ tộc cho thấy ảnh hưởng của tiếng Phạntiếng Ả Rập do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, và, từ thế kỷ X, Hồi giáo.

Hai đặc điểm của ngữ tộc là hệ thống phụ tốláy âm (lập lại toàn bộ hay một phần từ, như trong wiki-wiki) để tạo từ mới. Như những ngôn ngữ Nam Đảo khác, chúng thường có hệ thống âm vị nhỏ. Hầu hết không có cụm phụ âm (ví dụ, [skr]). Đa số có ít nguyên âm, thường là năm.

Ngôn ngữ

Những ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo hạt nhân có khoảng 230 triệu người nói, bao gồm những ngôn ngữ như tiếng Mã Lai (tiếng Indonesiatiếng Malaysia), tiếng Sunda, tiếng Java, tiếng Bugis, tiếng Bali, tiếng Aceh; cùng những ngôn ngữ châu Đại Dương, như tiếng Tolai, tiếng Gilbert, tiếng Fiji, tiếng Hawaii, tiếng Māori, tiếng Samoa, tiếng Tahiti, và tiếng Tonga.

Nhóm ngôn ngữ Philippines là nhánh cổ xưa nhất về ngữ pháp trong ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo, với hơn 100 triệu người nói, kéo dài từ đảo Lan Tự (Đài Loan), toàn quần đảo Philippines, và Sulawesi (Indonesia). Nhóm Philippines gồm tiếng Tagalog (tiếng Filipino), tiếng Cebu, tiếng Ilokano, tiếng Hiligaynon, tiếng Trung Bikol, tiếng Waray, và tiếng Kapampangan, mỗi tiếng có trên 3 triệu người nói.

Ở Bắc Borneo, ngôn ngữ đông người nói nhất là tiếng Kadazan-Dusun, với trên 200.000+ người nói. Xa tận châu Phi, trên đảo Madagascar, có tiếng Malagasy, một ngôn ngữ được người Nam Đảo mang đến.

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Malayo-Polynesian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.

Liên kết ngoài