Bad World Tour

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bad World Tour
Logo quảng bá của tour diễn cho năm 1988
Chuyến lưu diễn của Michael Jackson
AlbumBad
Ngày bắt đầu12 tháng 9 năm 1987
Ngày kết thúc27 tháng 1 năm 1989
Số buổi diễn58 ở Bắc Mỹ
41 ở Châu Âu
23 ở Châu Á
5 ở Úc
127 tổng cộng
Doanh thu125.8 triệu đô (296.989 triệu đô theo thời giá năm 2024)[1]
Thứ tự chuyến lưu diễn của Michael Jackson
Victory Tour
(1984)
Bad
(1987–89)
Dangerous World Tour
(1992–93)

"Bad World Tour" là chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới đầu tiên của ca sĩ người Mỹ Michael Jackson với tư cách là nghệ sĩ hát đơn, đi qua Nhật Bản, Úc, Hoa KỳChâu Âu từ ngày 12 tháng 9 năm 1987 tới ngày 27 tháng 1 năm 1989. Chuyến lưu diễn được tài trợ bởi công ty Pepsi-Cola, bao gồm 123 buổi biểu diễn trong vòng 16 tháng với sự tham dự của 4,4 triệu khán giả[1]. Khi tour lưu diễn kết thúc và thu về hơn 125 triệu đôla, nó đã được 2 lần ghi vào Sách Kỷ lục Guinness cho tour lưu diễn có quy mô lớn nhất lịch sử và có nhiều khán giả tham dự nhất[2]. Chỉ tính riêng tại Mỹ, đã có đến 54 buổi biểu diễn, thu về 20,3 triệu đôla.

Vào tháng 4 năm 1989, chuyến lưu diễn đã được đề cử ở hạng mục "Tour diễn của năm 1988" tại lễ trao giải International Rock Award. Mặc dù giải thưởng đã thuộc về Amnesty International nhưng không ai có thể phủ nhận rằng chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới đầu tiên của Michael là chuyến lưu diễn lớn nhất thế giới[3].

Ở mọi buổi biểu diễn, Jackson đã dành riêng 400 vé cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Các vé này được chuyển đến các bệnh viện, trại mồ côi và quỹ từ thiện. Jackson còn dành tiền thu được từ các buổi biểu diễn để quyên góp cho các bệnh nhân mắc bệnh về thần kinh[4].

Tổng quát[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 6 năm 1987, quản lý của Michael là Frank DiLeo đã công bố kế hoạch về một tour diễn thế giới solo đầu tiên của nam ca sĩ.[2] Sponsored by Pepsi,[3] Kể từ sau thành công của album Bad, ra mắt ngày 31 tháng 8 năm 1987, đã tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, đặc biệt là Nhật Bản, người ta đã đặt biệt danh cho Jackson là "Typhoon Michael" (Cơn bão Michael Jackson)[5]. Lúc này sức hút của Michael lan tỏa nhanh chóng và đã ngang bằng với MadonnaGeorge Michael. Khi máy bay của Michael Jackson đáp xuống sân bay Narita tại Tokyo, đã có đến 600 nhà báo, phóng viên cùng hàng trăm ngàn người hâm mộ la hét điên cuồng bao phủ khắp đường bay khi Michael đến.[4] Kể cả Bubbles, chú khỉ cưng của Michael, cũng đã có đến hơn 300 người đến chào hỏi.[4] Để vận chuyển những dụng cụ sân khấu, Michael đã cho một máy bay riêng để vận chuyển cùng 132 nhân viên của chuyến lưu diễn.

Khi Michael đang ở Tokyo, ca sĩ pop người Úc Molly Meldrum cũng đã bay đến để phỏng vấn trong một giờ với Michael Jackson và Frank DiLeo, người sau đó đã trở thành nhà quản lý của Michael.[4] Khi đang biểu diễn ở Osaka, Michael đã được Thị trưởng Yasushi Oshima trao tặng Chìa khóa đến thành phố[6]. Kể từ sau buổi biểu diễn ở Osaka, Michael luôn luôn biểu diễn bài hát I Just Can't Stop Loving You để tưởng nhớ Yoshioka Hagiwara, một cậu bé 5 tuổi bị bắt cóc và đã bị ám sát. Michael còn dành tặng 12 ngàn Đôla cho gia đình của Hagiwara.[5]

Sau 14 buổi biểu diễn ở Nhật Bản, tour diễn đã đến Úc với 5 buổi diễn tại Melbourne, SydneyBrisbane. Cũng giống như ở Nhật Bản, người ta cũng đặt biệt danh cho Michael là "Crocodile Jackson". Khi không lưu diễn, Jackson đã dành thời gian để đến thăm những trẻ em nghèo khó tại ngoại ô thành phố Sydney.

Vì nhiều lý do khác nhau nên các buổi biểu diễn ở WellingtonAuckland tại New Zealand đã bị hoãn lại.

Lượt thứ 2[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi tour diễn bắt đầu, Michael đã được thiết kế một bộ trang phục mới. Lần này anh mặc một chiếc áo màu bạc cùng với quai đeo ở thắt lưng và đầu gối. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ bộ trang phục mới của Michael hơi chật và trông rất buồn cười[7]. Sau các buổi diễn ở Nhật Bản và Úc, anh tiếp tục biểu diễn buổi diễn đầu tiên ở Mỹ, tại Pensacola, Florida.

Vào ngày 3 tháng 3 năm 1988, Michael tổ chức một buổi biểu diễn riêng tại Madison Square Garden,New York. Tổng số tiền thu được từ buổi diễn này Michael sẽ dành tặng cho quỹ United Negro College Fund. Các vé của buổi diễn này sẽ không được mua ở phòng bán vé mà thay vào đó sẽ có một máy quay xổ số xem ai may mắn được nhận vé. Siedah Garrett, người đã song ca cùng Michael trong bài hát I Just Can't Stop Loving You và đồng sáng tác bài hát Man in the Mirror cũng có một sự góp mặt đặc biệt. Vì bị cảm cúm nên buổi biểu diễn ở St. Louis, Missouri đã bị hoãn lại. Tại mỗi buổi diễn ở Atlanta,Georgia, anh đều dành 100 vé cho quỹ Children's Wish cho những trẻ em bị bệnh hiểm nghèo.

Sau các buổi diễn ở Mỹ, Jackson tiếp tục chuyến lưu diễn tại châu Âu, mà mở đầu là buổi biểu diễn tại Roma, Ý vào ngày 23 tháng 5 năm 1988. Chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi buổi diễn bắt đầu. Jackson đã bí mật đi ra cửa sau của khách sạn Lord Byron để thay đồ và xoắn tóc giả, cạo râu và đi bộ đến nơi biểu diễn cùng với bảo vệ của anh. Sau buổi diễn, anh đã được một chiếc taxi riêng chở về khách sạn. Khi đang ở Roma, anh đã dành tặng 100 ngàn Đôla cho bệnh viện Bambino Gesù. Buổi diễn tiếp theo sau Roma là ở Torino.

Tour diễn tại Basel, Thụy Sĩ, đã có sự tham dự đặc biệt của Elizabeth Taylor, Bob Dylan. Tại đây, anh cũng đã gặp Oona O'Neill, góa phụ của vua hài Charlie Chaplin, thần tượng của Michael. Khi biểu diễn ở châu Âu, anh cũng đã được mọi người đặt tên là "The Earl of Whirl" và "Peter Pan của nhạc Pop".

Những buổi diễn tại Vương Quốc Anh, mà đặt biệt là tại sân vân động Sân vận động Wembley, là được nhiều khán giả chờ đợi nhất, vì tour diễn Victory Tour tại Anh năm 1984 đã bị hoãn lại. Anthony Davis, một nhân viên bảo vệ của buổi diễn, đã nói: "Tôi đã chờ giây phút này từ lâu lắm rồi". Tổng cộng 72 ngàn vé đã được bán hết. Buổi biểu diễn đầu tiên tại London vào ngày 14 tháng 7 năm 1988 đã có sự góp mặt của nhiều diễn viên nổi tiếng như Shirley Bassey, Jack NicholsonFrank Bruno. Hai ngày sau thì lại có sự tham dự của Công nương DianaHoàng tử Charles.

Michael biểu diễn tại Leeds vào ngày 29 tháng 8 năm 1988, ngày sinh nhật lần thứ 30 của anh. Tất cả các khán giả đều hát bài "Happy Birthday to You" để chúc mừng sinh nhật anh. Sau buổi diễn, anh đã dành tặng 130 ngàn Đôla cho quỹ từ thiện Give For Life. Buổi diễn cuối cùng của Michael ở Anh là tại Liverpool, nơi sản sinh ra nhóm nhạc huyền thoại The Beatles. Show diễn được tổ chức tại Aintree Racecourse với hơn 125 ngàn khán giả tham dự, là buổi biểu diễn có nhiều khán giả tham dự nhất của chuyến lưu diễn Bad World Tour.

Sau 41 buổi diễn ở châu Âu, Jackson quay trở lại Mỹ để biểu diễn lần thứ hai, anh biểu diễn thêm tại 7 thành phố nữa. Jackson dự định sẽ kết thúc chuyến lưu diễn vào ngày 26 tháng 12 năm 1988, nhưng vì bị sưng cổ họng nên anh phải hoãn 6 buổi biểu diễn tại Los Angeles, California vào tháng 11, nhưng anh đã biểu diễn lại 5 buổi diễn vào tháng 1 năm 1989. Tổng cộng đã có 23 buổi diễn tại Nhật Bản với lượng khán giả tham dự lên đến 570 ngàn người. 5 buổi diễn cuối cùng của anh là ở sân Memorial Sports Arena tại Los Angeles, khi kết thúc chuyến lưu diễn vào ngày 27 tháng 1 năm 1989, anh đã dành tiền thu được từ buổi biểu diễn cuối cùng để dành tặng cho tổ chức Childhelp.

Các ca khúc trình diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt thứ nhất

Các buổi biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự Ngày Thành phố Quốc gia Địa điểm biểu diễn Khán giả
Lượt thứ nhất
Nhật Bản
1 12 tháng 9 năm 1987 Tokyo Nhật Bản Korakuen Stadium 45.000
2 13 tháng 9 năm 1987
3 14 tháng 9 năm 1987
4 19 tháng 9 năm 1987 Osaka Hankyu Nishinomiya Stadium 48.000
5 20 tháng 9 năm 1987
6 21 tháng 9 năm 1987
7 25 tháng 9 năm 1987 Yokohama Yokohama Stadium 38.000
8 26 tháng 9 năm 1987
9 27 tháng 9 năm 1987
10 3 tháng 10 năm 1987
11 4 tháng 10 năm 1987
12 10 tháng 10 năm 1987 Osaka Osaka Stadium 32.000
13 11 tháng 10 năm 1987
14 12 tháng 10 năm 1987
Châu Úc
15 13 tháng 11 năm 1987 Melbourne Úc Olympic Park Stadium 45.000
16 20 tháng 11 năm 1987 Sydney Parramatta Stadium
17 21 tháng 11 năm 1987
18 25 tháng 11 năm 1987 Brisbane Entertainment Centre 13.500
19 28 tháng 11 năm 1987
Lượt thứ hai
Bắc Mỹ
20 23 tháng 2 năm 1988 Kansas City Hoa Kỳ Kemper Arena 16.960
21 24 tháng 2 năm 1988
22 3 tháng 3 năm 1988 Thành phố New York Madison Square Garden 19.000
23 4 tháng 3 năm 1988
24 5 tháng 3 năm 1988
25 12 tháng 3 năm 1988 St. Louis St. Louis Arena 18.000
26 13 tháng 3 năm 1988
27 18 tháng 3 năm 1988 Indianapolis Market Square Arena 17.000
28 19 tháng 3 năm 1988
29 20 tháng 3 năm 1988 Louisville Freedom Hall 19.000
30 23 tháng 3 năm 1988 Denver McNichols Sports Arena 20.125
31 24 tháng 3 năm 1988
32 30 tháng 3 năm 1988 Hartford Hartford Civic Center 15.060
33 31 tháng 3 năm 1988
34 1 tháng 4 năm 1988
35 8 tháng 4 năm 1988 Houston The Summit 17.000
36 9 tháng 4 năm 1988
37 10 tháng 4 năm 1988
38 13 tháng 4 năm 1988 Atlanta The Omni 17.000
39 14 tháng 4 năm 1988
40 15 tháng 4 năm 1988
41 19 tháng 4 năm 1988 Chicago Rosemont Horizon 20.000
42 20 tháng 4 năm 1988
43 21 tháng 4 năm 1988
44 25 tháng 4 năm 1988 Dallas Reunion Arena 19.000
45 26 tháng 4 năm 1988
46 27 tháng 4 năm 1988
47 4 tháng 5 năm 1988 Minneapolis Met Center 16.890
48 5 tháng 5 năm 1988
49 6 tháng 5 năm 1988
Châu Âu
50 23 tháng 5 năm 1988 Roma Ý Flaminio Stadium 35.000
51 24 tháng 5 năm 1988
52 29 tháng 5 năm 1988 Torino Sân vận động Thành phố Torino 53.600
53 2 tháng 6 năm 1988 Viên Áo Sân vận động Prater 55.000
54 5 tháng 6 năm 1988 Rotterdam Hà Lan Sân vận động Feijenoord 48.400
55 6 tháng 6 năm 1988
56 7 tháng 6 năm 1988
57 11 tháng 6 năm 1988 Göteborg Thụy Điển Eriksburg Shipyard 53.000
58 12 tháng 6 năm 1988
59 16 tháng 6 năm 1988 Basel Thụy Sĩ St. Jakob Stadium 50.000
60 19 tháng 6 năm 1988 Berlin Đức Platz der Republik (Reichstag Building/Berlin Wall) 50.000
61 27 tháng 6 năm 1988 Paris Pháp Sân vận động Công viên các Hoàng tử 64.000
62 28 tháng 6 năm 1988
63 1 tháng 7 năm 1988 Hamburg Đức Volksparkstadion 50.000
64 3 tháng 7 năm 1988 Köln Sân vận động Müngersdorfer 70.000
65 8 tháng 7 năm 1988 München Sân vận động Olympic 72.000
66 10 tháng 7 năm 1988 Hockenheim Hockenheimring 80.000
67 14 tháng 7 năm 1988 Luân Đôn Anh Sân vận động Wembley 72.000
68 15 tháng 7 năm 1988
69 16 tháng 7 năm 1988
70 22 tháng 7 năm 1988
71 23 tháng 7 năm 1988
72 26 tháng 7 năm 1988 Cardiff Wales Cardiff Arms Park 55.000
73 30 tháng 7 năm 1988 Cork Ireland Páirc Uí Chaoimh 60.000
74 31 tháng 7 năm 1988
75 5 tháng 8 năm 1988 Marbella Tây Ban Nha Municipal Stadium 28.000
76 7 tháng 8 năm 1988 Madrid Sân vận động Vicente Calderón 60.000
77 9 tháng 8 năm 1988 Barcelona Camp Nou 90.000
78 11 tháng 8 năm 1988 Nice Pháp Stade Charles Ehrmann 50 000
79 14 tháng 8 năm 1988 Montpellier Stade Richter ?
80 19 tháng 8 năm 1988 Lausanne Thụy Sĩ La Pontaise 45.000
81 21 tháng 8 năm 1988 Würzburg Đức Talavera Wiesen 43.000
82 23 tháng 8 năm 1988 Werchter Bỉ Festival Grounds 55.000
83 26 tháng 8 năm 1988 Luân Đôn Anh Sân vận động Wembley 72.000
84 27 tháng 8 năm 1988
85 29 tháng 8 năm 1988 Leeds Roundhay Park 90.000
86 2 tháng 9 năm 1988 Hannover Đức Niedersachsenstadion 40.000
87 4 tháng 9 năm 1988 Gelsenkirchen Park Stadium 52.000
88 6 tháng 9 năm 1988 Linz Áo Linzer Stadium 40.000
89 10 tháng 9 năm 1988 Milton Keynes Anh The Bowl 60.000
90 11 tháng 9 năm 1988 Liverpool Aintree Racecourse 125.000
Bắc Mỹ lần 2
91 26 tháng 9 năm 1988 Pittsburgh Hoa Kỳ Civic Arena 16.230
92 27 tháng 9 năm 1988
93 28 tháng 9 năm 1988
94 3 tháng 10 năm 1988 East Rutherford Meadowlands Arena 20.350
95 4 tháng 10 năm 1988
96 6 tháng 10 năm 1988
97 10 tháng 10 năm 1988 Cleveland Richfield Coliseum 19.000
98 11 tháng 10 năm 1988
99 13 tháng 10 năm 1988 Washington DC Capital Centre 17.470
100 17 tháng 10 năm 1988
101 18 tháng 10 năm 1988
102 19 tháng 10 năm 1988
103 24 tháng 10 năm 1988 Detroit The Palace of Auburn Hills 16.670
104 25 tháng 10 năm 1988
105 26 tháng 10 năm 1988
106 7 tháng 11 năm 1988 Irvine Irvine Meadows Amphitheater 15.000
107 8 tháng 11 năm 1988
108 9 tháng 11 năm 1988
109 13 tháng 11 năm 1988 Los Angeles Memorial Sports Arena 18.000
Nhật Bản lần 2
110 9 tháng 12 năm 1988 Tokyo Nhật Bản Tokyo Dome 45.000
111 10 tháng 12 năm 1988
112 11 tháng 12 năm 1988
113 17 tháng 12 năm 1988
114 18 tháng 12 năm 1988
115 19 tháng 12 năm 1988
116 24 tháng 12 năm 1988
117 25 tháng 12 năm 1988
118 26 tháng 12 năm 1988
Bắc Mỹ lần 3
119 16 tháng 1 năm 1989 Los Angeles Mỹ Memorial Sports Arena 18.000
120 17 tháng 1 năm 1989
121 18 tháng 1 năm 1989
122 26 tháng 1 năm 1989
123 27 tháng 1 năm 1989

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cụm nguồn chỉ số giá cả lạm phát tại Hoa Kỳ:
    • Giai đoạn 1634–1699: McCusker, J. J. (1997). How Much Is That in Real Money? A Historical Price Index for Use as a Deflator of Money Values in the Economy of the United States: Addenda et Corrigenda [Giá đó đổi sang tiền thật bằng bao nhiêu? Chỉ số giá cả theo lịch sử lưu lại được sử dụng làm công cụ giảm phát giá trị tiền tệ trong nền kinh tế Hoa Kỳ: Addenda et Corrigenda] (PDF) (bằng tiếng Anh). American Antiquarian Society.
    • Giai đoạn 1700–1799: McCusker, J. J. (1992). How Much Is That in Real Money? A Historical Price Index for Use as a Deflator of Money Values in the Economy of the United States [Giá đó đổi sang tiền thật bằng bao nhiêu? Chỉ số giá cả theo lịch sử lưu lại được sử dụng làm công cụ giảm phát giá trị tiền tệ trong nền kinh tế Hoa Kỳ] (PDF) (bằng tiếng Anh). American Antiquarian Society.
    • Giai đoạn 1800–nay: Cục Dự trữ Liên bang Ngân hàng Minneapolis. “Consumer Price Index (estimate) 1800–” [Chỉ số giá tiêu dùng (ước tính) 1800–] (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “Jackson sets solo world tour”. The Miami News. ngày 30 tháng 6 năm 1987. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.[liên kết hỏng]
  3. ^ Campbell 1993, p. 186.
  4. ^ a b c childrenbed
  5. ^ “TheMichaelJacksonArchives – Bad Japan Tour 1987”.