Chung kết UEFA Europa Conference League 2022

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chung kết UEFA Europa Conference League 2022
Sự kiệnUEFA Europa Conference League 2021-22
Ngày25 tháng 5 năm 2022 (2022-05-25)
Địa điểmSân vận động Kombëtare, Tirana
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Chris Smalling (Roma)[1]
Trọng tàiIstván Kovács (Romania)[2]
Khán giả19.597[3]
Thời tiếtTrời nắng
23 °C (73 °F)
Độ ẩm 51%[4]
2023

Trận chung kết UEFA Europa Conference League 2022 là trận đấu cuối cùng của UEFA Europa Conference League 2021-22, mùa giải đầu tiên của giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ hạng ba của châu Âu do UEFA tổ chức. Trận đấu được diễn ra vào ngày 25 tháng 5 năm 2022 tại Sân vận động KombëtareTirana, Albania,[5][6] giữa câu lạc bộ Ý Roma và câu lạc bộ Hà Lan Feyenoord.

Roma giành chiến thắng 1–0 để giành chức vô địch UEFA Europa Conference League đầu tiên của giải đấu, câu lạc bộ đầu tiên đến từ Ý vô địch một giải đấu UEFA trong 12 năm.[7] Vì họ đã giành quyền tham dự vòng bảng của UEFA Europa League 2022–23 thông qua thành tích ở giải vô địch quốc gia, danh sách tham dự của giải được cân bằng lại. Nếu đội vô địch chưa lọt vào Champions League hoặc Europa League thông qua thành tích ở giải vô địch quốc gia, đội bóng đó nhận một suất ở vòng bảng Europa League.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động KombëtareTirana là nơi tổ chức trận chung kết.

Sân vận động Kombëtare được lựa chọn bởi Ủy ban điều hành UEFA trong cuộc họp của họ vào ngày 3 tháng 12 năm 2020.[8][9][6][10]

Trận đấu này là trận chung kết giải đấu UEFA đầu tiên được diễn ra ở Albania. Sân vận động Kombëtare có sức chứa 21.690 chỗ ngồi là sân nhà của đội tuyển quốc gia Albania, cũng như là câu lạc bộ Dinamo TiranaPartizani. Sân vận động khởi công xây dựng vào năm 2016,[11] và mở cửa vào tháng 11 năm 2019.[12]

Đường đến trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỉ số của đội lọt vào chung kết được đưa ra trước tiên (N: sân nhà; K: sân khách).

Ý Roma Vòng Hà Lan Feyenoord
Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về Giai đoạn vòng loại Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về
Không tham dự Vòng loại thứ hai Kosovo Drita 3–2 0–0 (K) 3–2 (N)
Vòng loại thứ ba Thụy Sĩ Luzern 6–0 3–0 (K) 3–0 (N)
Thổ Nhĩ Kỳ Trabzonspor 5–1 2–1 (K) 3–0 (N) Vòng play-off Thụy Điển IF Elfsborg 6–3 5–0 (N) 1–3 (K)
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
Bulgaria CSKA Sofia 5–1 (N) Lượt trận 1 Israel Maccabi Haifa 0–0 (K)
Ukraina Zorya Luhansk 3–0 (K) Lượt trận 2 Cộng hòa Séc Slavia Prague 2–1 (N)
Na Uy Bodø/Glimt 1–6 (K) Lượt trận 3 Đức Union Berlin 3–1 (N)
Na Uy Bodø/Glimt 2–2 (N) Lượt trận 4 Đức Union Berlin 2–1 (K)
Ukraina Zorya Luhansk 4–0 (N) Lượt trận 5 Cộng hòa Séc Slavia Prague 2–2 (K)
Bulgaria CSKA Sofia 3–2 (K) Lượt trận 6 Israel Maccabi Haifa 2–1 (N)
Nhất bảng C
VT Đội ST Đ
1 Ý Roma 6 13
2 Na Uy Bodø/Glimt 6 12
3 Ukraina Zorya Luhansk 6 7
4 Bulgaria CSKA Sofia 6 1
Nguồn: UEFA
Vị trí chung cuộc Nhất bảng E
VT Đội ST Đ
1 Hà Lan Feyenoord 6 14
2 Cộng hòa Séc Slavia Prague 6 8
3 Đức Union Berlin 6 7
4 Israel Maccabi Haifa 6 4
Nguồn: UEFA
Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về
Không tham dự Vòng play-off đấu loại trực tiếp Không tham dự
Hà Lan Vitesse 2–1 1–0 (K) 1–1 (N) Vòng 16 đội Serbia Partizan 8–3 5–2 (K) 3–1 (N)
Na Uy Bodø/Glimt 5–2 1–2 (K) 4–0 (N) Tứ kết Cộng hòa Séc Slavia Prague 6–4 3–3 (N) 3–1 (K)
Anh Leicester City 2–1 1–1 (K) 1–0 (N) Bán kết Pháp Marseille 3–2 3–2 (N) 0–0 (K)

Thông tin trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Đội "nhà" (vì mục đích hành chính) được xác định bằng một lượt bốc thăm bổ sung được tổ chức sau khi bốc thăm tứ kết và bán kết.

Roma Ý1–0Hà Lan Feyenoord
Chi tiết
Roma[4]
Feyenoord[4]
GK 1 Bồ Đào Nha Rui Patrício Thẻ vàng 84'
CB 23 Ý Gianluca Mancini
CB 6 Anh Chris Smalling
CB 3 Brasil Roger Ibañez
DM 77 Armenia Henrikh Mkhitaryan Thay ra sau 17 phút 17'
DM 4 Ý Bryan Cristante
RM 2 Hà Lan Rick Karsdorp Thay ra sau 89 phút 89'
LM 59 Ba Lan Nicola Zalewski Thẻ vàng 66' Thay ra sau 67 phút 67'
AM 22 Ý Nicolò Zaniolo Thay ra sau 67 phút 67'
AM 7 Ý Lorenzo Pellegrini (c) Thẻ vàng 37'
CF 9 Anh Tammy Abraham Thay ra sau 89 phút 89'
Dự bị:
GK 87 Brasil Daniel Fuzato
DF 5 Uruguay Matías Viña Vào sân sau 89 phút 89'
DF 15 Anh Ainsley Maitland-Niles
DF 24 Albania Marash Kumbulla
DF 37 Ý Leonardo Spinazzola Vào sân sau 67 phút 67'
MF 17 Pháp Jordan Veretout Vào sân sau 67 phút 67'
MF 27 Bồ Đào Nha Sérgio Oliveira Vào sân sau 17 phút 17'
MF 52 Ý Edoardo Bove
FW 11 Tây Ban Nha Carles Pérez
FW 14 Uzbekistan Eldor Shomurodov Vào sân sau 89 phút 89'
FW 64 Ghana Felix Afena-Gyan
FW 92 Ý Stephan El Shaarawy
Huấn luyện viên:[note 1]
Bồ Đào Nha José Mourinho
GK 1 Hà Lan Justin Bijlow (c)
RB 3 Hà Lan Lutsharel Geertruida
CB 18 Áo Gernot Trauner Thẻ vàng 25' Thay ra sau 74 phút 74'
CB 4 Argentina Marcos Senesi
LB 5 Hà Lan Tyrell Malacia Thay ra sau 88 phút 88'
CM 26 Hà Lan Guus Til Thay ra sau 59 phút 59'
CM 17 Na Uy Fredrik Aursnes
CM 10 Thổ Nhĩ Kỳ Orkun Kökçü Thay ra sau 88 phút 88'
RF 14 Anh Reiss Nelson Thay ra sau 74 phút 74'
CF 33 Nigeria Cyriel Dessers
LF 7 Colombia Luis Sinisterra
Dự bị:
GK 16 România Valentin Cojocaru
GK 21 Israel Ofir Marciano
GK 30 Hà Lan Thijs Jansen
DF 2 Na Uy Marcus Holmgren Pedersen Vào sân sau 74 phút 74'
DF 13 Hà Lan Philippe Sandler
DF 25 Hà Lan Ramon Hendriks
DF 32 Hà Lan Denzel Hall
MF 6 Hà Lan Jorrit Hendrix
MF 28 Hà Lan Jens Toornstra Vào sân sau 59 phút 59'
FW 9 Iran Alireza Jahanbakhsh Vào sân sau 88 phút 88'
FW 11 Hà Lan Bryan Linssen Vào sân sau 74 phút 74'
FW 23 Thụy Điển Patrik Wålemark Vào sân sau 88 phút 88'
Huấn luyện viên:
Hà Lan Arne Slot

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Chris Smalling (Roma)[1]

Trợ lý trọng tài:[2]
Vasile Marinescu (Romania)
Ovidiu Artene (Romania)
Trọng tài thứ tư:[2]
Sandro Schärer (Thụy Sĩ)
Trợ lý trọng tài video:[2]
Marco Fritz (Đức)
Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video:[2]
Christian Dingert (Đức)
Hỗ trợ tổ trợ lý trọng tài:[2]
Bastian Dankert (Đức)

Luật trận đấu[13]

  • 90 phút thi đấu chính thức
  • 30 phút của hiệp phụ nếu tỷ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức
  • Loạt sút luân lưu nếu tỷ số vẫn hòa sau hiệp phụ
  • Mỗi đội có 12 cầu thủ dự bị
  • Mỗi đội thay tối đa 5 cầu thủ, với cầu thủ thứ sáu được phép thay ở hiệp phụ[note 2]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trợ lý huấn luyện viên Roma Salvatore Foti nhận một thẻ vàng (59').
  2. ^ Mỗi đội chỉ có ba cơ hội để thay người, với cơ hội thứ tư được áp dụng ở hiệp phụ, ngoại trừ quyền thay người được thực hiện tại thời điểm nghỉ giữa giờ, trước khi bắt đầu hiệp phụ và tại thời điểm nghỉ giữa hai hiệp phụ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Smalling named official UEFA Europa Conference League final Laufenn Player of the Match”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f “Referee teams appointed for 2022 UEFA club competition finals”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 11 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b “Full Time Summary Final – Roma v Feyenoord” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b c “Tactical Lineups – Final – Wednesday 25 May 2022” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “UEFA Europa Conference League: all you need to know”. UEFA. ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  6. ^ a b “Tirana to host first UEFA Europa Conference League Final”. UEFA. ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ “Roma 1–0 Feyenoord: Zaniolo strike wins the first Europa Conference League final”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “EPO plans to submit bid to host UEFA Europa Conference League final”. AGONAsport. 28 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “UEFA Executive Committee agenda for December meeting”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ “Tirana to stage first Europa Conference League final in 2022”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 3 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ “Fillon zyrtarisht prishja e stadiumit Qemal Stafa” [The demolition of Qemal Stafa Stadium has officially begun] (bằng tiếng Albania). Albanian Public Television. Albanian Public Television. 9 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ “2022 UEFA Europa Conference League final: Tirana”. UEFA. 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ “Regulations of the UEFA Europa Conference League, 2021/22 Season”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 2021. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ a b c “Team statistics” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]