Phụ nữ mua vui Tượng đài phụ nữ mua vui, Philippines
Tên tiếng Trung Phồn thể 慰安婦 Giản thể 慰安妇 Tên tiếng Nhật Kanji 慰安婦 Hiragana いあんふ Tên tiếng Nhật thay thế Kanji 従軍慰安婦 Tên tiếng Triều Tiên Hangul 위안부 Hanja 慰安婦 Tên tiếng Triều Tiên thay thế Hangul 일본군 성노예 Hanja 日本軍性奴隸 Nghĩa đen sexual slavery of Japanese Armed Forces
Phụ nữ giải khuây , phụ nữ mua vui , (từ Hán Việt: Ủy an phụ) là từ chỉ những người phụ nữ bị quân đội chiếm đóng của Đế quốc Nhật Bản hãm hiếp , họ là phụ nữ các nước bị Nhật Bản chiếm đóng như Trung Quốc , Triều Tiên , Việt Nam , Indonesia , Malaysia . Đây là những người bị quân đội Nhật Bản ép buộc làm nô lệ tình dục trước thế chiến thứ hai .[1] [2]
Theo ước tính của các học giả người Nhật thì ít nhất cũng có khoảng 20.000 người liên quan và có đến 410.000 người liên quan theo tính toán của các học giả Trung Quốc ,[3] nhưng con số chính xác thì vẫn đang được nghiên cứu và tranh cãi. Các nhà sử học và các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đa số nạn nhân là những người phụ nữ Triều Tiên , Trung Quốc , Nhật Bản và Philippines ,[4] nhưng phụ nữ các nước Thái Lan , Việt Nam , Malaysia , Đài Loan , Indonesia , và các khu vực bị Nhật Bản chiếm đóng khác cũng bị sử dụng vào các "trạm giải khuây". Các trạm này nằm ở Nhật Bản , Trung Quốc , Philippines , Indonesia , và lúc đó là Malaya , Thái Lan , lúc đó là Miến Điện , lúc đó là New Guinea , Hương Cảng , Áo Môn , và lúc đó đang là Đông Dương thuộc Pháp .[5]
Phụ nữ trẻ từ các quốc gia dưới sự kiểm soát của Đế quốc Nhật Bản đã bị cho là bị bắt cóc khỏi nhà của họ. Trong một số trường hợp, phụ nữ cũng được tuyển mộ làm việc trong quân đội.[6] Có tài liệu ghi chép lại rằng quân đội Nhật Bản tuyển dụng phụ nữ thông qua sự ép buộc.[7] Tuy nhiên, vài người Nhật như nhà sử học Hata Ikuhiko , đã bác bỏ ý kiến cho rằng có sự tuyển mộ bắt buộc phụ nữ giải khuây có tổ chức từ chính phủ hay quân đội Nhật Bản.[8]
^ Tessa Morris-Suzuki (ngày 8 tháng 3 năm 2007), Japan’s ‘Comfort Women’: It's time for the truth (in the ordinary, everyday sense of the word) , The Asia-Pacific Journal: Japan Focus , truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008
^ WCCW 2004 .
^ Rose 2005 , tr. 88 .
^ “Women and World War II: Comfort Women” . About.com Education. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015 .
^ Reuters & 2007-03-05 .
^ Yoshimi 2000 , tr. 100–101, 105–106, 110–111;Fackler & 2007-03-06 ;BBC & 2007-03-02 ;BBC & 2007-03-08 .
^ Ministerie van Buitenlandse zaken 1994 , tr. 6–9, 11, 13–14.
^ Hata Ikuhiko, NO ORGANIZED OR FORCED RECRUITMENT: MISCONCEPTIONS ABOUT COMFORT WOMEN AND THE JAPANESE MILITARY (PDF) , hassin.sejp.net, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008 (First published in Shokun May, 2007 issue in Japanese. Translated by Society for the Dissemination of Historical Fact).