Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Hanoi University of Home Affairs | |
---|---|
![]() Mã trường: DNV | |
Địa chỉ | |
Trụ sở chính: ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội 371 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội | |
Thông tin | |
Loại | Đại học & Cao đẳng |
Khẩu hiệu | “Chất lượng – Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiện đại – Hội nhập”. |
Thành lập | 1971 |
Thể loại | Công lập |
Hiệu trưởng | Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Chiến |
Màu | Trắng và Xanh dương |
Website | http://truongnoivu.edu.vn/ https://huha.edu.vn/ |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HUHA |
Thuộc tổ chức | Bộ Nội vụ |
Thành viên của | Học viện Hành chính Quốc Gia |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Sửu Tiến sĩ Lê Thanh Huyền |
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University of Home Affairs) là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập năm 1971 trực thuộc Bộ Nội vụ và được đổi tên vào ngày14 tháng 11 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.[1] Ngày 15 tháng 09 năm 2022,Chính phủ ban hành Nghị định 63/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụquyết định sáp nhập trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia[2].
Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập năm 1971 trực thuộc Bộ Nội vụ nhưng mãi đến ngày 14 tháng 11 năm 2011 trường mới được đổi tên như ngày nay. Trước đây có tên gọi là Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I. Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 21/4/2008. Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ Nội vụ, địa chỉ của trường là Ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trường đào tạo các ngành nghề như Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý Chính quyền Nhà Nước, Chính trị học, Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà Nước, Luật, Lưu trữ học, Quản lý văn hoá, Hệ thống thông tin, Thông tin - Thư viện, Ngôn ngữ Anh, Văn hóa học, Kinh tế học... Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Nội vụ vẫn duy trì và phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo các ngành nghề trước đây. Đồng thời, trường còn mở thêm một số ngành nghề, lĩnh vực cùng hình thức đào tạo đa dạng. Hiệu trưởng là PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến. Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc (bao gồm 2 Phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh); 8 phòng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm. Từ ngày 15 tháng 09 năm 2022,Chính phủ ban hành Nghị định 63/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ[3][4] quyết định trường Đại học Nội vụ Hà Nội được sáp nhập vào trường Học viện Hành chính Quốc gia.[5][6]
Trụ sở[sửa | sửa mã nguồn]
Miền Bắc (trụ sở chính cơ sở I): HUHA 1
- 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam.
- 371 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam.
Miền Trung (phân hiệu cơ sở II): HUHA 2
- 749 đường Trần Hưng Đạo, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nước Việt Nam.
- 02 đường Nguyễn Lộ Trạch, phường Hoà Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nước Việt Nam.
Miền Nam (phân hiệu cơ sở III): HUHA 3
- 181 đường Lê Đức Thọ, phường 5, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam.
- 89 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam.
Tuyển sinh[sửa | sửa mã nguồn]
□ Các phương thức và điều kiện xét tuyển sinh:[sửa | sửa mã nguồn]
- Phương thức 1: xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
+ Tốt nghiệp THPT.
+ Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (trường công bố sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT).
- Phương thức 2: xét tuyển theo kết quả học tập THPT (hay xét học bạ).
+ Tốt nghiệp THPT.
+ Tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên (điểm >18đ và ko môn nào dưới 6đ trong tổ hợp xét tuyển).
- Phương thức 3: xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực do các trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
+ Tốt nghiệp THPT.
+ Tổng điểm đạt từ 550 điểm trở lên (kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và 70 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Phương thức 4: xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
+ Tốt nghiệp THPT.
+ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC, iBT) tương đương 4,5 IELTS trở lên trong thời hạn
- Phương thức 5: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
+ Tốt nghiệp THPT.
+ Đạt điều kiện xét tuyển thẳng của nhà trường bao gồm:
◎ Các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
◎ Các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
◎ Các thí sinh là học sinh giỏi ở cấp bậc THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12).
Chương trình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Sứ mệnh[sửa | sửa mã nguồn]
Mở cơ hội học tập cho mọi người với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa trình độ theo định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ, nền công vụ và xã hội trong công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế.
Quy mô đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và 46 đại học. Ngoài ra, nhà trường còn có 200 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác.
Các ngành và chuyên ngành đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
- ngành Quản trị văn phòng.
- ngành Quản trị nhân lực.
- ngành Quản lý Chính quyền Nhà Nước.
- ngành Luật.
- Chuyên ngành Luật về Luật - Thanh tra.
5. ngành Lưu trữ học.
- Chuyên ngành Lưu trữ học về Văn thư - Lưu trữ.
6. ngành Chính trị học.
- Chuyên ngành Chính trị học về Chính sách công.
- Chuyên ngành Chính trị học về Công tác tôn giáo.
7. ngành Thông tin - Thư viện.
- Chuyên ngành Thông tin - Thư viện về Quản trị thông tin.
8. ngành Hệ thống thông tin.
- Chuyên ngành Hệ thống thông tin về Thương mại điện tử.
9. ngành Quản lý văn hóa.
- Chuyên ngành Quản lí văn hoá về Di sản văn hóa và Phát triển du lịch.
10. ngành Văn hóa học.
- Chuyên ngành Văn hóa học về Truyền thông.
- Chuyên ngành Văn hóa học về Du lịch.
11. ngành Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà Nước.
12. ngành Ngôn ngữ Anh.
- Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh về Biên - Phiên dịch.
- Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh về Tiếng Anh du lịch.
13. ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành.
14. ngành Kinh Tế học.
Học phí[sửa | sửa mã nguồn]
Học phí trường Đại học Nội vụ Hà Nội: mức học phí rơi vào khoảng 450.000 đồng/tín chỉ, riêng đối với nhóm ngành Hệ thống thông tin mức học phí sẽ rơi vào khoảng 550.000 đồng/tín chỉ. Tùy vào số lượng tín chỉ các bạn đăng ký mà mức học phí mỗi kỳ sẽ có sự khác nhau.
Mức học phí sinh viên sẽ đóng 1 năm học khoảng từ 8 – 17 triệu đồng/năm học (tùy từng ngành sẽ có mức học phí khác nhau).
Danh dự[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiều phần thưởng cao quý đã được trao tặng cho nhà trường như:
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba của nước CHXHCN Việt Nam.
+ Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba của nước CHXHCN Việt Nam.
+ Huân chương Hữu nghị của nước CHDCND Lào.
+ Huân chương Lao động hạng Nhất của nước CHDCND Lào.
+ Huân chương Tự do hạng Nhất của nước CHDCND Lào.
+ Bằng khen của Chính phủ.
+ Bằng khen của Bộ Nội vụ.
+ Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Bằng khen của Bộ Công an.
+ Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú.
+ Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động.
+ Đảng bộ của nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
+ Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]
- ^ “Sáp nhập Đại học Nội vụ Hà Nội với Học viện Hành chính Quốc gia”. Tin nhanh VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ Trí, Dân. “Giảm 19 đơn vị khi sáp nhập ĐH Nội vụ và Học viện Hành chính Quốc gia”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ Trí, Dân. “Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ, sáp nhập 2 trường đại học”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Sáp nhập Đại học Nội vụ Hà Nội với Học viện Hành chính Quốc gia”. Tin nhanh VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Nhập Trường ĐH Nội vụ vào Học viện Hành chính quốc gia”. Báo Thanh Niên. 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.