Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Làn sóng Đài Loan”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
đã đóng bq
Denniss (thảo luận | đóng góp)
Dòng 19: Dòng 19:


- Sự chú trọng rõ rệt tới ham muốn tình cảm của phụ nữ - Khởi nguồn từ những tình tiết kịch theo khuôn mẫu đánh trúng tâm lí phụ nữ, “''[[Vườn sao băng]]''” quảng bá sự hấp dẫn, quyến rũ của các nam diễn viên (do nhóm nhạc thần tượng [[F4]] thủ vai), đem đến cho phụ nữ một sự tự do nhất định trong việc biểu đạt tình yêu<ref>{{chú thích sách|last=Ying Zhu|title=TV China|year=2009|publisher=[[Indiana University Press]]|pages=100}}</ref><ref>{{chú thích sách|last=Heryanto|first=Ariel|title=Popular Culture in Indonesia: Fluid Identities in Post-Authoritarian Politics|year=2008|publisher=[[Routledge]]|pages=105}}</ref>.
- Sự chú trọng rõ rệt tới ham muốn tình cảm của phụ nữ - Khởi nguồn từ những tình tiết kịch theo khuôn mẫu đánh trúng tâm lí phụ nữ, “''[[Vườn sao băng]]''” quảng bá sự hấp dẫn, quyến rũ của các nam diễn viên (do nhóm nhạc thần tượng [[F4]] thủ vai), đem đến cho phụ nữ một sự tự do nhất định trong việc biểu đạt tình yêu<ref>{{chú thích sách|last=Ying Zhu|title=TV China|year=2009|publisher=[[Indiana University Press]]|pages=100}}</ref><ref>{{chú thích sách|last=Heryanto|first=Ariel|title=Popular Culture in Indonesia: Fluid Identities in Post-Authoritarian Politics|year=2008|publisher=[[Routledge]]|pages=105}}</ref>.
[[Tập tin:South korea and taiwan.svg.png|trái|nhỏ|[[Bốn con hổ châu Á]], bao gồm [[Hàn Quốc]] và [[Trung Hoa Dân Quốc|Đài Loan]] (màu đỏ)]]
[[Tập tin:South korea and taiwan.png|trái|nhỏ|[[Bốn con hổ châu Á]], bao gồm [[Hàn Quốc]] và [[Trung Hoa Dân Quốc|Đài Loan]] (màu đỏ)]]


Như một hệ quả tất yếu sau thành công của “''[[Vườn sao băng]]''”, phần tiếp theo của nó “''[[Vườn sao băng II]]''” dần dần được phát sóng ở nhiều quốc gia [[châu Á]], trước khi nguồn nguyên liệu này sau đó lần lượt được chuyển thể bởi các đài truyền hình ở [[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]] và [[Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc]]. Phiên bản của đài [[KBS]] Hàn Quốc được đổi tên thành “''[[Boys Over Flowers]]''” dựa trên một bộ truyện tranh cùng tên của Nhật Bản lâu đời trước đó.
Như một hệ quả tất yếu sau thành công của “''[[Vườn sao băng]]''”, phần tiếp theo của nó “''[[Vườn sao băng II]]''” dần dần được phát sóng ở nhiều quốc gia [[châu Á]], trước khi nguồn nguyên liệu này sau đó lần lượt được chuyển thể bởi các đài truyền hình ở [[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]] và [[Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc]]. Phiên bản của đài [[KBS]] Hàn Quốc được đổi tên thành “''[[Boys Over Flowers]]''” dựa trên một bộ truyện tranh cùng tên của Nhật Bản lâu đời trước đó.

Phiên bản lúc 14:08, ngày 28 tháng 1 năm 2014

Làn sóng Đài Loan (Đài lưu)
Tiếng Nhật
Kanji台流
Tiếng Hoa
Phồn thể台流
Giản thể台流

Làn sóng Đài Loan hay Đài lưu (tiếng Nhật: 台流) là tên gọi bắt nguồn từ Nhật Bản để chỉ sự lan toả văn hoá đại chúng Đài Loan tại đây (bao gồm: diễn viên, phim truyền hình, âm nhạc, thời trang, phim điện ảnh) và để phân biệt với Làn sóng Hàn Quốc song song tồn tại ở Nhật.[1]

Lịch sử

Bên cạnh thành công ban đầu của làn sóng Hallyu tại Đông Á vào đầu thế kỷ 21, còn có một sự phát triển đáng chú ý không kém trong những sản phẩm văn hoá nhập khẩu đến từ Đài Loan, quốc gia mà cũng giống như Hàn Quốc khi là một trong Bốn con hổ châu Á. Sự lan toả làn sóng văn hoá đại chúng Đài Loan xảy ra sớm hơn một chút, trước khi làn sóng Hallyu được biết đến ở châu Á. Năm 2001, bộ phim truyền hình Đài Loan "Vườn sao băng" được phát sóng và đã nhanh chóng thu hút khán giả từ khắp nơi trong khu vực. Nó trở thành bộ phim được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử truyền hình Philippines[2], tập trung hơn 10 triệu người xem mỗi ngày chỉ tính riêng ở Manila[3], đưa các nam chính của nhóm nhạc Đài Loan F4 trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm[4]. Sự phổ biến của F4 lan rộng khắp châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt NamPhilippines. Sau thành công của họ, nhiều boyband khác của xứ Đài cũng nổi lên cùng thời gian đó như 5566, 183 ClubPhi Luân Hải. Năm 2002, một phóng viên của BBC miêu tả các thành viên của F4 từ những diễn viên vô danh trước đó đã "tạo nên làn sóng hâm mộ cuồng nhiệt khắp châu Á" như một hệ quả tất yếu sau thành công của "Vườn sao băng"[5]. Sự phổ biến của "Vườn sao băng" (được chuyển thể từ bộ truyện tranh Nhật Bản Boys Over Flowers) có thể là do hai yếu tố sau đây:

- Sự đồng cảm của khán giả với điểm nhấn riêng trong việc thăng tiến cảm xúc cùng nhân vật chính.

- Sự chú trọng rõ rệt tới ham muốn tình cảm của phụ nữ - Khởi nguồn từ những tình tiết kịch theo khuôn mẫu đánh trúng tâm lí phụ nữ, “Vườn sao băng” quảng bá sự hấp dẫn, quyến rũ của các nam diễn viên (do nhóm nhạc thần tượng F4 thủ vai), đem đến cho phụ nữ một sự tự do nhất định trong việc biểu đạt tình yêu[6][7].

Bốn con hổ châu Á, bao gồm Hàn QuốcĐài Loan (màu đỏ)

Như một hệ quả tất yếu sau thành công của “Vườn sao băng”, phần tiếp theo của nó “Vườn sao băng II” dần dần được phát sóng ở nhiều quốc gia châu Á, trước khi nguồn nguyên liệu này sau đó lần lượt được chuyển thể bởi các đài truyền hình ở Nhật Bản, Hàn QuốcTrung Quốc. Phiên bản của đài KBS Hàn Quốc được đổi tên thành “Boys Over Flowers” dựa trên một bộ truyện tranh cùng tên của Nhật Bản lâu đời trước đó.

Năm 2002, bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Bản tình ca mùa đông” trở thành sản phẩm đầu tiên của thể loại phim thần tượng Hàn Quốc bắt kịp với thành công của “Vườn sao băng”, thu hút các tín đồ hâm mộ ở châu Á với doanh thu của các sản phẩm liên quan đến Bản tình ca mùa đông như những bộ DVD và các tiểu thuyết vượt mốc 3,5 triệu USD tại Nhật Bản[8].

Kể từ năm 2002, xu hướng chương trình truyền hình tại Đông Nam Á bắt đầu trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ khi phim truyền hình Hàn Quốc và Đài Loan lấp đầy khoảng trống vốn dành cho các bộ phim Hollywood trong suốt thời gian đầu.[2] Mặc dù phim truyền hình Hàn dần dần lấn át những sản phẩm cùng thể loại đến từ Đài Loan nhưng phần lớn fan châu Á vẫn quan tâm chủ yếu đến các nhóm nhạc Đài như F4, S.H.EPhi Luân Hải. Sự đột phá của K-Pop chỉ bắt đầu với sự ra mắt của TVXQSuper Junior mà sau này hai boyband này được đài BBC ca ngợi như một cái tên dưới cùng một nhà trong khu vực.[9]

Cho đến cuối những năm 2000, nhiều nhóm nhạc Đài Loan không còn bắt kịp được với các đồng nghiệp K-Pop nữa. Dẫu rằng một số nhóm nhạc Đài như F4Phi Luân Hải tiếp tục duy trì một lượng fan tuy nhỏ mà trung thành ở châu Á, nhưng giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã nhanh chóng tiếp nhận các nhóm nhạc K-Pop như Big BangSuper Junior, mà cả hai nhóm này đã và đang thu hút một lượng fan khổng lồ đến từ Nam Mĩ, nhiều khu vực của Đông Âu, vùng Trung Đông, và cho tới một lượng fan nhỏ hơn ở phương Tây (đặc biệt là trong cộng đồng người nhập cư gốc Á, Trung Đông, gốc Phi hay Đông Âu).

Tại Nhật Bản

Dựa trên các trang web tiếng Anh viết về K-Pop khiến người hâm mộ phương Tây thấy được sự nổi tiếng của K-Pop tại Nhật Bản, nhưng chưa có bài viết nào nói rằng K-Pop chỉ là một trong hai xu hướng phổ biến trên đất nước mặt trời mọc. Còn một xu hướng khác, tất nhiên đó là nhạc Pop Đài Loan. Có hẳn một từ dành cho xu hướng này tại Nhật Bản gọi là 台流 (Đài Lưu; người Nhật đọc là Tairyu), có nghĩa là dòng văn hóa đại chúng Đài Loan tại Nhật Bản. Xu hướng này đã được phổ biến tại Nhật một thời gian với những bộ "phim thần tượng" Đài Loan như "Vườn sao băng", "Thơ ngây", "Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ", "Lửa bóng rổ", và gần đây là "Trạm kế tiếp hạnh phúc" đã tạo nên cơn sốt tại Nhật Bản, trong khi các nghệ sĩ Nhật như Gackt thường xuyên tới Đài Loan để thư giãn.[10]

Ngày 20 tháng 5 năm 2008, đĩa đơn tiếng Nhật "Stay with you" của nhóm nhạc thần tượng Đài Loan Phi Luân Hải chính thức được phát hành tại xứ sở hoa anh đào, ngay lập tức leo lên vị trí 14 trong bảng xếp hạng.[11] Đĩa đơn đã mang thêm về cho Phi Luân Hải một lượng fan khổng lồ tại đây. Trước đó, những bộ phim truyền hình thần tượng như Chung cực nhất ban, Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ của các thành viên trong nhóm đã được khán giả Nhật Bản biết đến khi phát sóng ở đây và Fan club chính thức của nhóm tại Nhật cũng được thành lập với sự tham gia của đông đảo fan hâm mộ, chứng tỏ mức độ được yêu thích Phi Luân Hải ở đây là không hề nhỏ.[12]

Hiện tại, nam ca sĩ Đài Loan La Chí Tường được coi là đang dẫn đầu làn sóng Đài Loan tại Nhật Bản.[13] Ngày 15 tháng 2 năm 2012, anh đã thực hiện một bước đột phá mới trong sự nghiệp âm nhạc của mình khi tấn công vào thị trường Nhật Bản với việc phát hành single đầu tiên "Dante". Đĩa đơn ngay lập tức leo lên vị trí số 10 trên bảng xếp hạng Oricon trong tuần đầu tiên phát hành. Anh là ca sĩ Đài Loan thứ hai có bài hát xuất hiện trên Oricon trong vòng 25 năm qua sau ca sĩ Đặng Lệ Quân, đồng thời cũng là nam ca sĩ Đài đầu tiên có tên trong Top 10 của bảng xếp hạng này. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản thậm chí còn ca ngợi anh là phiên bản Đài Loan của thần tượng Nhật Bản Yamashita Tomohisa.[14]

Tại Trung Quốc

Làn sóng văn hoá đại chúng Đài Loan tràn sang Trung Quốc bao gồm các ca sĩ nhạc pop, talk show, chương trình truyền hình tạp kĩ và những bộ phim truyền hình.

Có đến hàng triệu người dân Trung Quốc theo dõi những chương trình truyền hình nổi tiếng của Đài Loan, nhưng họ không xem trên TV mà thoải mái thường thức trên Internet hay các DVD sao chép lậu bán tràn lan ở đại lục. Trên thực tế, các chương trình truyền hình của Đài Loan không được chính quyền Trung Quốc cho phép phát sóng ở đại lục do bị coi là không thích hợp. Ví dụ, một chương trình được xem nhiều nhất vào năm 2012 là cuộc trò chuyện tâm tình của ca sĩ Đài Loan FanFan, nhưng chắc chắn một điều là nó không chính thức xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc cấm tiệt mọi loại chương trình truyền hình của Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh không muốn người dân Trung Quốc bị tiêm nhiễm văn hóa Đài Loan bất chấp mối quan hệ ngoại giao giữa hai cơ cấu chính quyền được cải thiện trong những năm gần đây và văn hóa Đài Loan đang là hiện tượng gây sốt ở đại lục. Nhưng, hiện nay Đài Loan đang cố gắng xoa dịu những mối lo ngại của Bắc Kinh. Ví dụ nhiều bài hát nổi tiếng của Đài Loan được phát sóng trên Đài Phát thanh Trung Quốc.

Nhiều chương trình truyền hình quy mô ở Trung Quốc - như chương trình mừng năm mới vừa qua - sẽ không thể hấp dẫn nếu thiếu đi sự xuất hiện của các nghệ sĩ Đài Loan. Mặc dù quá nhỏ bé so với Trung Quốc đại lục, song Đài Loan có nền văn hóa đại chúng được đánh giá cao bởi người Hoa trên khắp thế giới, kể cả ở đại lục trong những thập niên quan hệ căng thẳng trước đây.

Vào thập niên 80 thế kỷ trước, nữ ca sĩ Đài Loan Đặng Lệ Quân (Teresa Teng) nổi tiếng đến mức chính quyền Trung Quốc cấm nghe nhạc của cô nhưng cuối cùng vẫn không ngăn được sự ái mộ cuồng nhiệt của người Hoa trên khắp thế giới đối với giọng ca này. Đặng Lệ Quân được coi là một diva của châu Á. Năm 1986, tạp chí Time của Mỹ bình chọn Đặng Lệ Quân vào Top 10 ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới và Top 7 ca sĩ của năm.

Trong thời gian qua, chỉ có vài bộ phim điện ảnh Đài Loan được phép chiếu trong các rạp ở Trung Quốc nhưng các chương trình truyền hình Đài Loan vẫn bị coi là chương trình nước ngoài cho dù được nói bằng tiếng Hoa phổ thông (Quan thoại). Không chỉ ở lĩnh vực âm nhạc và truyền hình, mà cả ngành xuất bản cũng vậy - các nhà xuất bản và tác giả Đài Loan đang cố gắng đấu tranh để bán hay in sách của họ ở Trung Quốc.

Văn hóa đại chúng Đài Loan không được phê chuẩn chính thức ở Trung Quốc dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền và thất thu tài chính. Ví dụ, các ca sĩ Đài Loan nổi tiếng bị ảnh hưởng túi tiền do âm nhạc của họ phổ biến ở đại lục qua các DVD sao chép lậu hay được tải xuống từ Internet. Mới đây tân Bộ trưởng Văn hóa Đài Loan - Lung Ying-tai - tuyên bố bà muốn tăng cường hơn nữa sự trao đổi văn hóa giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Lung Ying-tai ước tính có hơn 1 triệu bản sao chép tác phẩm bán chạy nhất của bà nhan đề "Đại Hà, Đại Hải" (Big River, Big Sea) để bán ngoài thị trường đen ở Trung Quốc. Cuốn sách kể câu chuyện người Trung Quốc vượt biên từ đại lục đến Đài Loan vào năm 1949. Bà Lung nhận định sự trao đổi văn hóa cũng là một con đường xây dựng hòa bình: "Thử nhìn vào gương của những quốc gia như Đức, Ba Lan hay Pháp sẽ thấy họ đã làm gì sau Thế chiến thứ hai. Đó là họ quảng bá trao đổi văn hóa với những quốc gia từng là kẻ thù của họ. Mục đích của họ là gì? Đó là xây dựng hòa bình, mà chỉ có trao đổi văn hóa mới làm được điều đó".

Cũng có thời gian chính quyền Đài Loan siết chặt nhập khẩu văn hóa Trung Quốc, chỉ cho phép công chiếu 10 phim điện ảnh của đại lục mỗi năm. Đài Loan cũng hạn chế các chương trình quảng cáo của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông ở địa phương cũng như cấm tiệt các chương trình truyền hình Trung Quốc do nội dung nhạy cảm về chính trị. Ví dụ, một bộ phim về cuộc Cách mạng Tân Hợi - dẫn đến sự lật đổ hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa ngày xưa - không được phép phổ biến ở Đài Loan. Từ khi mối quan hệ giữa hai chính quyền được cải thiện vào năm 2008, sự trao đổi văn hóa bắt đầu tiến triển, với sự đóng góp của các tầng lớp sinh viên, học giả và nghệ sĩ.

Đài Loan cũng đề nghị những nghệ sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc tham gia tranh giải Kim Mã (Golden Horse) danh giá của nơi này - được đánh giá là giải Oscar cho những phim nói tiếng Hoa - lần đầu tiên vào tháng 11/2012 bất chấp còn đó những mối lo ngại.[15]

Tại Việt Nam

Thời kì 2004 - 2008 chứng kiến sự bùng nổ của "phim thần tượng" Đài Loan tại châu Á, kéo theo đó là sự phổ biến dòng nhạc tình cảm lãng mạn, dễ thương kiểu C-Pop. Ở Việt Nam thời gian đó, tiêu biểu có Thu Thủy là nữ ca sĩ V-Pop bị ảnh hưởng từ C-Pop nhiều nhất.[16]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Pauli (2 tháng 2 năm 2010). “Rainie Yang releases Japanese version of "Youth Bucket" that fans do want”. CpopAccess. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013. The English-based Kpop blogosphere has made it known to western fans of the huge popularity of Kpop over in Japan, but what has not been reported is that Kpop is actually only one of two popular trends going on over in the land of the rising sun. The other trend, of course, is Taiwanese pop. We kid you not, and there’s even a word for it Japanese called 台流 (pronounced Tairyu), which literally means the influx of Taiwanese pop culture in Japan.
  2. ^ a b Celdran, David. “It's Hip to Be Asian”. PHILIPPINE CENTER FOR INVESTIGATIVE JOURNALISM. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ Celdran, David. “It's Hip to Be Asian”. PHILIPPINE CENTER FOR INVESTIGATIVE JOURNALISM. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ Kee-yun, Tan. “Welcome back pretty boys”. Asiaone. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ Hewitt, Duncan. “Taiwan 'boy band' rocks China”. BBC. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ Ying Zhu (2009). TV China. Indiana University Press. tr. 100.
  7. ^ Heryanto, Ariel (2008). Popular Culture in Indonesia: Fluid Identities in Post-Authoritarian Politics. Routledge. tr. 105.
  8. ^ Lee, Claire. “Remembering 'Winter Sonata,' the start of hallyu”. The Korea Herald. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
  9. ^ Williamson, Lucy. “South Korea's K-pop craze lures fans and makes profits”. BBC. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ Pauli (2 tháng 2 năm 2010). “Rainie Yang releases Japanese version of "Youth Bucket" that fans do want”. CpopAccess. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013. The English-based Kpop blogosphere has made it known to western fans of the huge popularity of Kpop over in Japan, but what has not been reported is that Kpop is actually only one of two popular trends going on over in the land of the rising sun. The other trend, of course, is Taiwanese pop. We kid you not, and there’s even a word for it Japanese called 台流 (pronounced Tairyu), which literally means the influx of Taiwanese pop culture in Japan. This trend has been prevalent in Japan for quite some time though, with Taiwanese idol dramas like Meteor Garden, Hot Shot, and soon Autumn’s Concerto making waves in Japan, while Japanese artists like Gackt making frequent visits to Taiwan for pleasure.
  11. ^ http://www.tin247.com/phi_luan_hai_co_the_se_tiep_buoc_f4-20-70186.html
  12. ^ http://thegioinhac.vn/wap-tin-tuc/23/3712/DG1FIG3712/Phi-Luan-Hai-tao-suc-hut-voi-showbiz-Nhat-Ban.html
  13. ^ “Tiểu Trư dẫn đầu làn sóng Đài Loan, buổi họp fan đầu tiên tại Tokyo”. Yahoo! Taiwan. 29 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  14. ^ “Show Luo makes debut in Japan”. xinmsn. 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  15. ^ “Taiwan's pop culture leaps Chinese hurdles”. BBC News, Taipei. 13 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2013. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  16. ^ Nhật Đông, Xuân Yến (19 tháng 3 năm 2012). “Thu Thủy: Hãy để thời gian trả lời”. Báo Hoa Học Trò số 951, trang 5. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài