Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Liên kết hỏng
Dòng 228: Dòng 228:


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.qdnd.vn/qkqd/vi-vn/112/default.html Trang của quân khu 1 trên báo Quân đội Nhân dân]
* [https://archive.is/20130421220518/www.qdnd.vn/qkqd/vi-vn/112/default.html Trang của quân khu 1 trên báo Quân đội Nhân dân]


{{Sơ khai Việt Nam}}
{{Sơ khai Việt Nam}}

Phiên bản lúc 13:10, ngày 23 tháng 8 năm 2014

Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Quân khu 1 là đơn vị quân sự cấp quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng Đông Bắc bộ Việt Nam. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Lãnh đạo đương nhiệm:

Lược sử hình thành

Tiền thân của Quân khu 1 là tổ chức Khu 1, được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 10 năm 1945. Theo đó, toàn quốc được phân chia lại thành 9 chiến khu, trong đó địa bàn của Khu 1 gồm 13 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên. Ông Lê Quảng Ba được bổ nhiệm làm Khu trưởng và ông Tạ Xuân Thu làm Chính ủy Khu.[1]

Sau Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, quân Pháp tiến vào miền Bắc. Để tiện chỉ đạo và phát huy khả năng độc lập tác chiến của từng địa phương, từ tháng 10 năm 1946, địa bàn các chiến khu được phân chia lại thành 12 chiến khu. Địa bàn Khu 1 được chia tách một số tỉnh để thành lập Khu 10Khu 12. Đến tháng 7 năm 1947, địa bàn các chiến khu từ Quảng Ngãi trở ra có sự điều chỉnh tạm thời. Khu 1 và Khu 12 cộng thêm 2 tỉnh Vĩnh Yên và Tuyên Quang được tổ chức thành Liên khu A. Theo Sắc lệnh 120-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 1 năm 1948, Liên khu A được điều chỉnh tổ chức thành Liên khu 1 gồm Khu 1 và Khu 12, gồm 10 tỉnh Đông Bắc Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Quảng Yên, Hòn GaiHải Ninh. Tân Thiếu tướng Chu Văn Tấn được bổ nhiệm làm Tư lệnh, tân Thiếu tướng Lê Hiến Mai làm Chính ủy.[2].

Đến ngày 4 tháng 11 năm 1949, Liên khu Việt Bắc được thành lập trên cơ sở Liên khu 1 và Liên khu 10[3]. Tư lệnh đầu tiên là Thiếu tướng Lê Quảng Ba, Chính ủy Thiếu tướng Chu Văn Tấn.

Quân khu 1 được thành lập theo Sắc lệnh 45-LCT ngày 24 tháng 5 năm 1976, trên cơ sở sáp nhập Quân khu Tây BắcQuân khu Việt Bắc. Địa bàn ban đầu bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu. Đến năm 1978, nhập thêm 2 tỉnh Hà BắcQuảng Ninh (tách ra từ Quân khu 3) và tách ra các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu để thành lập Quân khu 2. Đến giữa năm 1979, tách Quảng Ninh để thành lập Đặc khu Quảng Ninh.

Địa bàn hiện tại bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang.[4]

Tổ chức hiện tại

Các cơ quan quản trị

  • Bộ Tham mưu
    • Phòng Tác Chiến
    • Phòng Quân Lực
  • Cục Chính trị
    • Phòng Cán bộ
  • Cục Hậu cần
    • Phòng Tài Chính
  • Cục Kỹ thuật
  • Văn phòng Bộ tư lệnh

Các đơn vị trực thuộc

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng.
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn.
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang.
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh
  • Trường Quân sự quân khu Phú bình Thái nguyên
  • Tiểu đoàn Đặc công 21
  • Tiểu đoàn Quân báo 35
  • Lữ đoàn cơ giới 375 Bác giang
  • Lữ đoàn tăng 260 lạng sơn
  • Trung doàn thông tin 701 thái nguyên
  • Lữ đoàn phòng không 210 thái nguyên
  • Trung đoàn không quân 923 bắcGiang
  • Sư đoàn 3
  • Sư đoàn 346

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ

Tư lệnh

STT Họ tên Thời gian tại chức Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Đàm Quang Trung 1976-1986 Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980), Thượng tướng (1984) Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc. Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên
2 Đàm Văn Ngụy 1987-1996 Trung tướng (1984) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1956)
3 Phùng Quang Thanh 1996-2001 Thiếu tướng (1994), Trung tướng (1999) Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (từ 2007 đến nay) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1971)
4 Nguyễn Khắc Nghiên 2001-2002 Thiếu tướng (1997) Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (2006-2010)
5 Phạm Xuân Thệ 2002-2007 Trung tướng (2002) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2011)
6 Nguyễn Văn Đạo 2008-2010 Trung tướng (2008)
7 Bế Xuân Trường 2010-nay Thiếu tướng (2008), Trung tướng (2011)

Chính ủy, phó Tư lệnh về Chính trị

STT Họ tên Thời gian tại chức Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Đàm Quang Trung 1976-1980 Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980) Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc. Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên
Nguyễn Hùng Phong ?-? Trung tướng Phó tư lệnh Chính trị, Bí thư Đảng ủy
Đàm Đình Trại 1998-2004 Thiếu tướng, Trung tướng Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam Phó tư lệnh Chính trị
Vi Văn Mạn 2004-2011 Thiếu tướng, Trung tướng (2008) Phó tư lệnh Chính trị, từ 2006 là Chính ủy
Nguyễn Sỹ Thăng 2011-nay Thiếu tướng (2008), Trung tướng (2011) Chính ủy

Tham mưu trưởng

STT Họ tên Thời gian tại chức Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Nguyễn Anh Đệ 1977-1979 Đại tá (1974), Thiếu tướng (1979) Trung tướng (1983), Tư lệnh Binh chủng Đặc công
2 Hoàng Đan 1980-1983 Thiếu tướng (1977) Cục trưởng Cục khoa học quân sự, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam
Nguyễn Quốc Khánh ?-2007 Thiếu tướng Trung tướng (2008), Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam
Nguyễn Văn Đạo 2007-2008 Thiếu tướng Trung tướng (2008), Tư lệnh Quân khu 1
Bế Xuân Trường 2008-2010 Thiếu tướng (2008) Trung tướng (2011), Tư lệnh Quân khu 1
Phạm Thanh Sơn 2010-nay Thiếu tướng (2011)

Tuyên dương

  • Huân chương Sao vàng
  • 02 Huân chương Hồ Chí Minh
  • 03 Huân chương Độc lập
  • 10 Huân chương Quân công

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ "Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)", Hà Nội, 1991
  2. ^ Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. Tr.608.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tdqs4
  4. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. Tr. 839.

Liên kết ngoài