Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dục Đức”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 109: Dòng 109:
# '''Hoài Trạch công [[Thành Thái|Nguyễn Phúc Bửu Lân]]''' (懷澤公 阮福寶嶙), tức vua [[Thành Thái]].
# '''Hoài Trạch công [[Thành Thái|Nguyễn Phúc Bửu Lân]]''' (懷澤公 阮福寶嶙), tức vua [[Thành Thái]].
# Nguyễn Phúc Bửu Chuẩn (阮福寶𡹐 [[9 tháng 2]] năm [[1882]] - [[13 tháng 12]] năm [[1884]]).
# Nguyễn Phúc Bửu Chuẩn (阮福寶𡹐 [[9 tháng 2]] năm [[1882]] - [[13 tháng 12]] năm [[1884]]).
# Tuyên Hóa công [[Nguyễn Phúc Bửu Tán]] (宣化王 阮福寶巑 [[1882]] - [[8 tháng 5]] năm [[1941]]), có sách chép là '''Toàn''', '''Thiện'''. Chánh thất là Nguyễn Thị Mai,<ref name=":0" /> con gái của [[Nguyễn Thân]]. Con cái:
# Tuyên Hóa vương [[Nguyễn Phúc Bửu Tán]] (宣化王 阮福寶巑 [[1882]] - [[8 tháng 5]] năm [[1941]]), có sách chép là '''Toàn''', '''Thiện'''. Chánh thất là Nguyễn Thị Mai,<ref name=":0" /> con gái của [[Nguyễn Thân]]. Con cái:
## Vĩnh Phù
## Vĩnh Phù
## Vĩnh Bảo
## Vĩnh Bảo
Dòng 120: Dòng 120:
## Công nữ Mỵ Hà
## Công nữ Mỵ Hà
## Công nữ Diệm Lan
## Công nữ Diệm Lan
# Hoài Ân công [[Nguyễn Phúc Bửu Liêm]] (懷恩王 阮福寶嵰 [[1884]] - [[5 tháng 8]] năm [[1940]]), có sách chép là '''Khiêm'''. Có con trai là Vĩnh Giao, tập phong ''Quận công'' (1936).<ref>{{Chú thích web|url=http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=WJMY19361016.2.10.2#|tiêu đề=Tràng An báo, Số 165}}</ref>
# Hoài Ân vương [[Nguyễn Phúc Bửu Liêm]] (懷恩王 阮福寶嵰 [[1884]] - [[5 tháng 8]] năm [[1940]]), có sách chép là '''Khiêm'''. Có con trai là Vĩnh Giao, tập phong ''Quận công'' (1936).<ref>{{Chú thích web|url=http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=WJMY19361016.2.10.2#|tiêu đề=Tràng An báo, Số 165}}</ref>
# Mỹ Hóa công [[Nguyễn Phúc Bửu Lỗi]] (美化公 阮福寶𡾊 [[19 tháng 4]] năm [[1884]] - [[20 tháng 5]] năm [[1902]]), có sách chép là '''Lũy''', không có con. [[Thành Thái]] cho lấy Công tôn Bửu Giới làm thừa tự, ban thụy '''Tĩnh Nhã''' (靜雅). Con Bửu Giới là Vĩnh Tỳ tập phong ''Kỳ Ngoại hầu''.<ref>[[Đại Nam thực lục]], Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên, quyển 14, điều 1109.</ref>
# Mỹ Hóa công [[Nguyễn Phúc Bửu Lỗi]] (美化公 阮福寶𡾊 [[19 tháng 4]] năm [[1884]] - [[20 tháng 5]] năm [[1902]]), có sách chép là '''Lũy''', không có con. [[Thành Thái]] cho lấy Công tôn Bửu Giới làm thừa tự, ban thụy '''Tĩnh Nhã''' (靜雅). Con Bửu Giới là Vĩnh Tỳ tập phong ''Kỳ Ngoại hầu''.<ref>[[Đại Nam thực lục]], Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên, quyển 14, điều 1109.</ref>



Phiên bản lúc 16:44, ngày 16 tháng 8 năm 2019

Nguyễn Cung Tông
Dục Đức
育德
Vua Việt Nam
Hoàng đế Đại Nam
Trị vì20 tháng 7 năm 1883 -
23 tháng 7 năm 1883
(3 ngày)
Tiền nhiệmTự Đức
Kế nhiệmHiệp Hòa
Thông tin chung
Sinh23 tháng 2 năm 1852
Huế, Đại Nam
Mất6 tháng 10 năm 1883
Huế, Đại Nam
An tángAn Lăng (安陵)
Thê thiếpTừ Minh Huệ Hoàng hậu
Hậu duệ19 người con, bao gồm 11 hoàng tử và 8 công chúa
Tên húy
Nguyễn Phúc Ưng Ái
Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛)
Thụy hiệu
Huệ Hoàng đế (惠皇帝)
Miếu hiệu
Cung Tông (恭宗)
Triều đạiNhà Nguyễn
Hoàng gia caĐăng đàn cung
Thân phụNguyễn Phúc Hồng Y
Thân mẫuTrần Thị Nga

Dục Đức (chữ Hán: 育德 23 tháng 2 năm 18526 tháng 10 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛), là vị hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Nguyễn. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883[1] nhưng tại vị chỉ được ba ngày, ngắn nhất trong số 13 vị hoàng đế của triều Nguyễn,[2][3][4] được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Cung Tông (阮恭宗).

Thân thế và cuộc sống ban đầu

Dục Đức sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852 tại Huế. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1853).[5] Ông là con thứ hai của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y[6][7] (con trai thứ tư của vua Thiệu Trị) và bà Trần Thị Nga, có tự là Ưng Ái (膺𩡤) (sử không lưu lại húy).

Năm 1869, khi được 17 tuổi, ông được bác ruột là vua Tự Đức chọn làm con nuôi (vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên vua Tự Đức không có con)[8] và ban tên tự Ưng Chân (膺禛), đồng thời cho ra ở Dục Đức đường (育德堂) và giao cho Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên trông nom dạy bảo. Năm 1883 ông được phong làm Thụy Quốc công (瑞國公).

Sử sách còn nêu nguyên do ông phải đổi tên vì Nguyễn Phúc Hồng Y sinh ra ông, tên Ái không có bộ thị, nên Tự Đức nhận ông làm con, đổi là Nguyễn Phúc Ưng Chân, tên này có bộ thị (xem thêm bài Đế hệ thi).

Trong thời gian này, ông có quan hệ chặt chẽ với người Pháp, khi đó đang xâm lược Việt Nam. Năm 1881, vào thời điểm Pháp rục rịch tấn công miền bắc, ông từng cho chuyển nhiều tài liệu quan trọng về việc nước cho Trú sứ PhápRheinart.[5]

Vị vua ba ngày

Ngày 15 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức lâm trọng bệnh, đưa di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, và dùng Trần Tiễn Thành làm Phụ chánh Đại thần, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết làm Đồng Phụ chánh Đại thần.[9] Nhưng trong di chiếu có đoạn phê bình tính nết của tự quân như sau: ... Ưng Chân tuy từ lâu nay đã trưởng thành nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Mà nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây". Các quan Phụ chính Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "chưa chắc đã đảm đương được việc lớn" nhưng vua Tự Đức từ chối, vì cho rằng viết như thế để tự quân biết kiểm điểm và tu tỉnh.[10]

Vào giờ Thìn (11-13 h) ngày 19 tháng 7 năm 1883, Tự Đức qua đời ở điện Càn Thành, Ưng Chân khóc lạy tờ cố mệnh ở điện Cần Chánh,[1] sau đó vào điện Hoàng Phước chịu tang.[11]

Trước kia, Tự Đức còn sinh tiền không yêu quý Ưng Chân, thường kiếm cớ bắt lỗi, quở mắng, ngược lại thương yêu người con nuôi thứ 3 là Ưng Đăng (sau là Hoàng đế Kiến Phúc). Nguyễn Văn Tường thấy vậy, nghĩ rằng thế nào Ưng Đăng cũng được chọn nối ngôi, nên khinh thường Ưng Chân ra mặt, không ngờ tờ di chiếu lại viết như thế, khiến trong lòng Tường chẳng được yên, và Tôn Thất Thuyết cũng không bằng lòng với tự quân. Gặp lúc Tự quân đem nhiều người thân cận vào làm hộ vệ trong điện Hoàng Phước và các sở Quang Minh, những người này tự do ra vào cung điện, trong khi các tờ tâu trình khẩn cấp, cơ mật từ các viên đại thần các tỉnh dâng lên để trong điện một đêm vẫn chưa giao ra. Lại trong khi làm lễ cúng tiên đế mà tự quân vẫn mặc áo sắc lục cũ, hoặc sai chế ngay các đồ dùng riêng, đều là những hành động bị cấm trong thời gian để tang. Hai viên phó Phụ chánh thấy vậy càng thêm ganh ghét.

Tường mật bàn với Thuyết rằng:

Tiên đế đã bảo vua nối ngôi chưa chắc đương nổi việc lớn, lại giao cho ngôi lớn. Nay bắt đầu, cử động đã như thế, huống chi là ngày sau ư? Đó là việc lo riêng cho chúng ta.

Thuyết vốn ỷ mình cầm quân đội trong tay, cũng có mưu đồ phế lập, mới đáp:

Cứ như lời chiếu thì mưu tính là vì Xã tắc, bất đắc dĩ mà làm việc nhỏ như Y Doãn, Hoắc Quang,[12] cũng là chí của Tiên đế.

Tự quân cho rằng trong di chiếu có đoạn nói không tốt về mình, không muốn đọc cho mọi người nghe thấy, mới triệu ba viên Phụ chính vào bàn việc bỏ đoạn ấy đi, nói rằng:[5]

Vua là bậc đứng đầu trăm họ, phải là người có đạo đức đứng đầu, di chiếu của Tiên đế vì lo trăm họ, nên có lời răn bảo nghiêm khắc như trên. Ngày nay việc nước khó khăn, quan hệ ngoại giao căng thẳng, nếu để di chiếu lan truyền thì quân Pháp sẽ tìm cớ gây rối, mà các lân bang cũng xem thường, với tình hình như vậy, đình thần giải quyết ra sao.

Và đề nghị xóa phần di chiếu đó. Trần Tiễn Thành bằng lòng, hai viên còn lại cũng giả vờ đồng ý. Vì thế Tự quân tự tay xóa bỏ đoạn ấy trong tờ di chiếu, lại dặn riêng với Trần Tiễn Thành cách hành xử lúc tuyên đọc di chiếu.

Đến hôm đọc di chiếu, Trần Tiễn Thành khi đến đoạn ấy thì đọc lướt và nhỏ tiếng, không ai nghe thấy cả. Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết khi đó mới giở trò lật mặt, giả bộ làm ra vẻ quái lạ, rồi chất vấn vua nối ngôi sao dám giấu bớt di chiếu của Tiên đế, thật là bậy bạ vô cùng, lại vặn hỏi Tiễn Thành. Tiễn Thành biết rằng đã bị đánh lừa, mới đáp rằng mình bị chứng khan tiếng, đọc đến đoạn ấy thì hết hơi. Tường và Thuyết không chịu, lập tức sai quân cấm vệ bắt giữ 10 người hộ vệ của vua nối ngôi đứng đầu là Nguyễn Như Khuê, giam vào ngục, rồi cho Tham tri Nguyễn Trọng Hợp lấy di chiếu đọc lại.[13] Sau đó họp các hoàng thân và các quan ở Tả vu, nói về tội lỗi của Ưng Chân, và xin lập vua khác. Trần Tiễn Thành muốn can ngăn, nhưng Tôn Thất Thuyết quát rằng:

Ông cũng có tội to, còn muốn nói gì nữa.

Khi đó trong cả triều chỉ có quan Ngự sử là Phan Đình Phùng lên tiếng phản đối, vị thũ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương sau này liền bị bắt giam vào ngục.[11][14] Trần Tiễn Thành và các hoàng thân đều khiếp sợ, không dám làm trái và cùng ký tên vào tờ hạch tội, tâu xin ý chỉ của Thái hoàng Thái hậu (Từ Dụ) truất bỏ đi. Tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức bốn tội lớn:

  • Muốn sửa di chiếu của vua cha: Ở đây Tự quân là con nuôi của Tự Đức, coi Tự Đức là "Dưỡng phụ" chứ không phải "phụ hoàng". Nhưng Tự Đức đã có di chiếu, Dục Đức lại coi Tự Đức như vua cha của mình. Tự Đức mất để lại di chiếu. Dục Đức thấy di chiếu còn thừa một đoạn nên cắt bớt đoạn đó.
  • Có đại tang mà mặc áo màu: Ở đây là lúc Tự Đức mất đi, các quan mặc áo tang để đi tang lễ Tự Đức. Dục Đức khi có tang lễ lại mặc áo màu, cởi áo long bào ra để an táng Tự Đức.
  • Tự tiện đưa một giáo sĩ vào Hoàng thành: Ở đây muốn nói Dục Đức nghe tin có một giáo sĩ, sai người đưa giáo sĩ ấy vào. Thái hậu Từ Dụ thấy vậy kinh sợ, nhưng Dục Đức lệnh giáo sĩ phải ở lại.
  • Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha: Ở đây ý nói Tự Đức có 300 cung nữ.

Sau khi nhận được sự đồng ý của Thái hoàng Thái hậu, hai quan Phụ chính liền ra chỉ phế truất ông vào ngày 23 tháng 7 năm 1883,[15] giáng làm Thụy quốc công như trước,[13] và giam vua Dục Đức ở nơi ở cũ là Dục Đức đường, rồi viện Thái y, và cuối cùng là Ngục thất[16] trong Kinh thành Huế.

Kết cục Phế đế

Nguyễn Văn Tường muốn lập Ưng Đăng lên làm vua, nhưng Tôn Thất Thuyết nắm quân đội trong tay, lập em của Tự Đức là Lãng quốc công Hồng Dật lên ngôi, với niên hiệu là Hiệp Hòa, lúc này Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết bàn nhau việc trừ khử Tự quân (tức Dục Đức, lúc đó đang bị giam ở viện Thái y), mới dời ông qua nhà ngục phủ Thừa Thiên và cho canh giữ cẩn mật, lại bắt các con của ông về quản thúc ở quê mẹ: hai hoàng tử thứ 7 (tức vua Thành Thái sau này) và thứ 9 theo mẹ là bà Vương phi Phan Thị Điều về xã Phú Lương, Hoàng tử thứ 10 theo mẹ là bà Nguyễn thị về xã Phú Xuân, còn Hoàng tử thứ 11 vẫn đang trong bụng mẹ. Các con của ông nguyên trong tên có bộ Sơn(山) đều phải đổi theo bộ Thạch(石). Hai người mật báo với quan cai ngục không cho Tự quân ăn uống gì nữa.

Giờ Thìn (7-9h) ngày 6 tháng 10 năm 1883[17] ông qua đời vì bị bỏ đói,[18] hưởng dương 32 tuổi. Người cai ngục khai rằng ông tuyệt thực mà chết, và đem di hài an táng ở cánh đồng xứ Tứ Tây, xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sau được gọi là An Lăng.

Tuy nhiên, theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì đang khi vua Dục Đức hết sức đau đớn vì đói khát, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã sai người giết vua bằng thuốc độc vì sợ để lâu sẽ sinh biến.[19] Vì chỉ làm vua được mấy ngày chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức đường.

Năm 1886 dưới triều vua Đồng Khánh, ông được truy phong là Thụy Nguyên quận vương, thụy là Trang Cung.[13] Năm 1889, Đồng Khánh băng hà, con của Dục Đức là Bửu Lân được lập lên ngôi, tức Hoàng đế Thành Thái. Vua mới cho lập miếu Hoàng khảo (hay Tân miếu) trong kinh thành để thờ cúng Dục Đức. Năm 1892, Thành Thái truy tôn cha mình là Cung Tông Huệ Hoàng đế (恭宗惠皇帝). Lăng của Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1897, đổi Tân miếu thành miếu Cung Tông, năm 1899 cho xây điện thờ ở An Lăng, gọi là điện Long Ân.[13] Năm 1901, vua Thành Thái truy thụy cho cha mình là Khoan Nhân Duệ Triết Tĩnh Minh Huệ Hoàng đế (寬仁睿哲靜明惠皇帝), miếu hiệuCung Tông (恭宗).[20]

Gia quyến

Vợ

Cùng với 6 người vợ khác.

Con cái

Vua Dục Đức có 19 người con, gồm 11 con trai và tám con gái.

Con trai

  1. Nguyễn Phúc Bửu Cương (阮福寶岡 22 tháng 12 năm 1871 - 7 tháng 10 năm 1876).
  2. Nguyễn Phúc Bửu Trĩ (阮福寶峙 2 tháng 9 năm 1872 - 1 tháng 10 năm 1878).
  3. Nguyễn Phúc Bửu Mỹ (阮福寶嵋 24 tháng 11 năm 1874 - 2 tháng 9 năm 1877).
  4. Nguyễn Phúc Bửu Nga (阮福寶峨 8 tháng 9 năm 1875 - 14 tháng 11 năm 1876).
  5. Nguyễn Phúc Bửu Nghi (阮福寶宜 6 tháng 11 năm 1876 - 9 tháng 4 năm 1877).
  6. Nguyễn Phúc Bửu Côn (阮福寶崑 22 tháng 11 năm 1877 - 21 tháng 11 năm 1880).
  7. Hoài Trạch công Nguyễn Phúc Bửu Lân (懷澤公 阮福寶嶙), tức vua Thành Thái.
  8. Nguyễn Phúc Bửu Chuẩn (阮福寶𡹐 9 tháng 2 năm 1882 - 13 tháng 12 năm 1884).
  9. Tuyên Hóa vương Nguyễn Phúc Bửu Tán (宣化王 阮福寶巑 1882 - 8 tháng 5 năm 1941), có sách chép là Toàn, Thiện. Chánh thất là Nguyễn Thị Mai,[21] con gái của Nguyễn Thân. Con cái:
    1. Vĩnh Phù
    2. Vĩnh Bảo
    3. Vĩnh Thừa
    4. Vĩnh Nhi
    5. Vĩnh Trì
    6. Vĩnh Phan, tập phong Đình hầu, cha của hai nhạc sĩ Bảo ChấnBảo Phúc.[21][22]
    7. Vĩnh Ngọc
    8. Công nữ Cúc Phương
    9. Công nữ Mỵ Hà
    10. Công nữ Diệm Lan
  10. Hoài Ân vương Nguyễn Phúc Bửu Liêm (懷恩王 阮福寶嵰 1884 - 5 tháng 8 năm 1940), có sách chép là Khiêm. Có con trai là Vĩnh Giao, tập phong Quận công (1936).[23]
  11. Mỹ Hóa công Nguyễn Phúc Bửu Lỗi (美化公 阮福寶𡾊 19 tháng 4 năm 1884 - 20 tháng 5 năm 1902), có sách chép là Lũy, không có con. Thành Thái cho lấy Công tôn Bửu Giới làm thừa tự, ban thụy Tĩnh Nhã (靜雅). Con Bửu Giới là Vĩnh Tỳ tập phong Kỳ Ngoại hầu.[24]

Con gái

  1. Mỹ Lương công chúa Nguyễn Phúc Tốn Tùy (美良公主阮福巽隨 1872 - 1917), con gái trưởng, tục xưng Đại công chúa nương nương (大公主娘娘) hay còn gọi là Bà chúa Nhất. Lấy Nguyễn Kế (阮繥), con trai Diên Lộc quận công Nguyễn Thân. Sinh ra Công nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà, tức Mệ Bông.
  2. Phúc Lâm công chúa Nguyễn Phúc Môn Gia (福林公主阮福閒家 ? - 1925). Lấy Trương Quang Chử (張光楮), cháu Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế, con trai Phò mã Đô úy Trương Quang Trụ.
  3. Nguyễn Phúc Như Tâm.
  4. Nguyễn Phúc Thị Nghị.
  5. Nguyễn Phúc Học Giá.
  6. Nguyễn Phúc Mẫn Sự.
  7. Nguyễn Phúc Thông Lư.
  8. Tân Phong công chúa Nguyễn Phúc Chu Hoàn (新豐公主阮福珠環 1883 - ?), tục xưng Bát công chúa nương nương (八公主娘娘) hay Bà chúa Tám. Lấy Nguyễn Hữu Khâm (阮有廞), con trai Vĩnh Quốc công Nguyễn Hữu Độ.[25] Có con là Công nữ Nguyễn Hữu Bích Tiên sau bà Tiên lấy Hoàng tùng đệ Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn.[26]

Thư mục

  • Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục chính biên tập 8, Nhà Xuất bản Giáo dục, bản điện tử.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục chính biên tập 9, Nhà Xuất bản Giáo dục, bản điện tử.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu (Cao Xuân Dục chủ biên, 1908), bản điện tử.
  • Trần Trọng Kim (1968), Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Tân Việt.
  • Phan Thuận An (1994), Kiến trúc cố đô Huế, Nhà Xuất bản Thuận Hóa.
  • Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc (1995), Nguyễn Phúc Tộc thế phả, Nhà Xuất bản Thuận Hóa.
  • Nguyễn Khắc Thuần (1995), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục.
  • Tôn Thất Bình (2006), Kể chuyện chín chúa mười ba vua triều Nguyễn, Nhà xuất bản Trẻ.
  • Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh (1999), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục

Chú thích

  1. ^ a b Theo website Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế [1]. Có nguồn ghi là ngày 20 tháng 7.
  2. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 533.
  3. ^ Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, trang 96.
  4. ^ Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 4), thì vua Dục Đức "nối ngôi mới được 5 ngày" (Nhà Xuất bản Văn học, 2004, bản dịch: trang 86).
  5. ^ a b c Nguyễn Phước tộc, sách đã dẫn, trang 371.
  6. ^ Tôn Thất Bình, sách đã dẫn, trang 114.
  7. ^ Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, trang 94.
  8. ^ Ngoài Nguyễn Phúc Ưng Chân (tức vua Dục Đức), vua Tự Đức còn nhận nuôi hai người cháu nữa, đó là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (về sau là vua Đồng Khánh) và Nguyễn Phúc Ưng Đăng (còn gọi là Dưỡng Thiện, về sau là vua Kiến Phúc).
  9. ^ Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh, sách đã dẫn, trang 580.
  10. ^ Tôn Thất Bình, sách đã dẫn, trang 115.
  11. ^ a b Quốc triều chánh biên toát yếu, trang 210.
  12. ^ Y Doãn đuổi vua là Thái Giáp ra ở Đông cung 3 năm sau lại đón về cho làm vua. Hoắc Quang làm tướng, bỏ vua là Xương Ấp vương, lập Hán Tuyên Đế làm vua.
  13. ^ a b c d Nguyễn Phước tộc, sách đã dẫn, trang 372.
  14. ^ Tôn Thất Bình, sách đã dẫn, trang 116 - 117.
  15. ^ Phan Thuận An, sách đã dẫn, trang 115.
  16. ^ Ngục thất (sau đổi tên là Khám đường) trong Kinh thành Huế là một cái nhà tù "đặc biệt" dành cho những người phạm "trọng tội", được thiết lập từ đầu triều Nguyễn. Khi ấy, Ngục thất nằm ở góc Tây Bắc trong Kinh thành Huế, trên một cái hồ lớn, thường gọi là hồ Khám. Toàn khu có bốn cái nhà. Một nhà dài lớn ở phía trước, dùng làm văn phòng và trại canh. Ba dãy nhà sau là trại giam. Tù nhân ở đây phần lớn là những tu sĩ đạo Thiên chúa không chấp hành luật lệ cấm đạo của các vua nhà Nguyễn. Tuy nhiên, những người tù nổi tiếng nhất lại là ba cái đầu lâu của Nguyễn Nhạc, Nguyễn HuệNguyễn Quang Toản. Sau trận Kinh thành Huế năm 1885, ba đầu lâu ấy mới thất lạc. Cho đến đời vua Thành Thái, thì Ngục thất không còn được sử dụng nữa. Nguyên do là vì cha ông là vua Dục Đức đã bị truất phế, tống ngục, và rồi chết đói tại đây. Ngày nay, trên nền Ngục thất xưa là trường Phổ thông Cơ sở Tây Lộc, thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế. Nguồn tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân, "Ngục thất" trong sách Hướng dẫn tham quan Kinh thành Huế. Nhà Xuất bản Thuận Hóa, 1994, tr. 147-148.
  17. ^ Theo Phạm Văn Sơn (sách đã dẫn, tr. 386) và Phan Thuận An (sách đã dẫn, tr. 115), có nguồn cho là ngày 24 tháng 10 năm 1884 thời vua Hàm Nghi, như website Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế [2], và ở đây [3].
  18. ^ [4], [5]
  19. ^ Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, 1962, tr. 386.
  20. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên, Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 1024. Ngày Tân Hợi (ngày 15), truy tiến tôn thụy cho Hoàng khảo Cung Huệ Hoàng đế là Cung Tông Khoan nhân Duệ triết Tĩnh minh Huệ Hoàng đế.
  21. ^ a b Biệt phủ Tuyên Hóa Vương - quá khứ bị lãng quên
  22. ^ Décès du prince Buu-Toan
  23. ^ “Tràng An báo, Số 165”.
  24. ^ Đại Nam thực lục, Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên, quyển 14, điều 1109.
  25. ^ [6]
  26. ^ “Nguyen Huu Bich Tien”. Truy cập 17 tháng 5 năm 2015.