Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Áo-Hung”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rescuing 1 sources and tagging 0 as dead.) #IABot (v2.0.7
Dòng 163: Dòng 163:
* [http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.o/o818181.htm;internal&action=_setlanguage.action?LANGUAGE=en Austria-Hungary, Dual Monarchy]
* [http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.o/o818181.htm;internal&action=_setlanguage.action?LANGUAGE=en Austria-Hungary, Dual Monarchy]
* [http://www.frontedolomitico.it/ The Austro-Hungarian Army in the Italian Dolomites (in italian)]
* [http://www.frontedolomitico.it/ The Austro-Hungarian Army in the Italian Dolomites (in italian)]

{{Chủ đề Áo}}


{{DEFAULTSORT:Áo-Hung}}
{{DEFAULTSORT:Áo-Hung}}

Phiên bản lúc 16:44, ngày 21 tháng 10 năm 2020

Đế quốc Áo-Hung
Tên bản ngữ
1867–1918
Đại quốc kỳ Áo-Hung
Đại quốc kỳ
Đại quốc huy Áo-Hung
Đại quốc huy

Tiêu ngữIndivisibiliter ac Inseparabiliter
"Không phân rã và li khai"

Quốc caGott erhalte, Gott beschütze, Unsern Kaiser, unser Land!
"Chúa phù hộ, Chúa che chở, Hoàng đế ta, Tổ quốc ta !"
Vị trí của Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.
Vị trí của Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôVienna
Budapest
Thành phố lớn nhấtVienna: 1 623 538 người


Budapest: 1 612 902 người
Ngôn ngữ thông dụngĐức
Hungary, Séc, Slovak, Serb, Croat, Bosnia, Ba Lan, Ukrainia, Ruthenia, Romania, Tiếng Ý
Tôn giáo chính
Công giáo La Mã
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Hoàng đế 
• 1848–1916
Franz Joseph I
• 1916–1918
Karl I
Lịch sử
Thời kỳChủ nghĩa đế quốc mới
29 tháng 5 1867
• Tiệp Khắc độc lập
28 tháng 10 1918
• Nam Slav độc lập
29 tháng 10 1918
31 tháng 10 1918
• Hòa ước giải thể
năm 1919 & năm 1920
Địa lý
Diện tích 
• 1910
676 615 km2
(Lỗi biểu thức: Dư số mi2)
Dân số 
• 1910
51 390 223
Kinh tế
Đơn vị tiền tệGulden
Krone (từ 1892)
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Áo (1804–1867)
Áo thuộc Đức
Cộng hòa Dân chủ Hungaria
Đệ nhất cộng hòa Tiệp Khắc
Đệ nhị cộng hòa Ba Lan
Cộng hòa Lemko-Rusyn
Cộng hòa Nhân dân Ukraina
Cộng hòa Quốc gia Tây Ukraina
Cộng hòa Komancza
Quốc gia của người Slovenia, Croatia và Serbia
Vương quốc Serbia
Cộng hòa Banat, Bačka và Baranja
Chế độ nhiếp chính Carnaro của Ý
Vương quốc Nam Tư

Đế quốc Áo-Hung hay Nền quân chủ kép, là một chính thể quân chủ lập hiếncường quốcTrung Âu[a]. Đế quốc Áo-Hung được thành lập năm 1867 theo Công ước Áo-Hungary, tồn tại 51 năm, cho đến khi sụp đổ năm 1918, vì bại trận trong Thế chiến thứ nhất. Thủ đô của đế quốc đặt tại ViennaBudapest, do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg trị vì.[1][2]

Đế quốc Áo-Hung được thành lập sau chiến tranh Áo-Phổ, dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áovương quốc Hungary vào ngày 30 tháng Ba năm 1867.

Đế quốc Áo-Hung theo thể chế liên bang đa quốc gia. Lãnh thổ của đế quốc bao gồm toàn bộ lưu vực sông Danube mà ngày nay thuộc các quốc gia như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, một phần lãnh thổ của Serbia, RomaniaBa Lan, và vương quốc tự trị Croatia, với tổng cộng 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích lớn thứ hai[3] (sau đế quốc Nga) và dân số đông thứ ba châu Âu (sau Nga và đế quốc Đức).

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo – Hung tham gia phe Liên minh. Khu chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận khiến đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự cai trị của nhà Habsburg trên toàn cõi châu Âu.

Thành lập

Đế quốc Áo-Hung được cai trị bởi nhà Habsburg. Tổ tiên của vương triều này là một lãnh chúa phong kiến của người Frank Thụy Sĩ. Đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn các Hoàng đế La Mã Thần thánh thuộc dòng họ Habsburg. Dòng họ này luôn mở rộng lãnh địa bằng các cuộc hôn nhân hoặc thôn tính đối với Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý,…

Đến thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bảnchâu Âu mà đỉnh điểm là các cuộc cách mạng tư sản lần lượt lật đổ chế độ quân chủ chuyên chếAnh, Pháp khiến nhà Habsburg ngày càng suy yếu.

Cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Áo bị vương quốc Phổ đánh bại và phải rút khỏi Liên bang Đức. Trước hoàn cảnh đó, nhà Habsburg liên minh với Vương quốc Hungary để đảm bảo quyền thống trị của mình ở trung tâm của châu Âu.

Mùa xuân năm 1867, Áo và Hungary đi đến thống nhất việc thành lập đế quốc Áo-Hung, lấy sông Donau làm ranh giới, trong đó đế quốc Áo-Hung bao gồm Áo, Séc, Slovenia; vương quốc Hungary bao gồm Hungary, Slovakia, Croatia. Hoàng đế Áo-Hung lúc đó là Franz Joseph I chính thức trở thành hoàng đế Habsburg đầu tiên cai trị Hungary.

Kinh tế

Nền kinh tế Áo-Hung đã thay đổi đáng kể trong thời kỳ quân chủ kép. Cách thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lan rộng khắp Đế quốc trong 50 năm. Thay đổi công nghệ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Về tài chính, sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên của Áo (Wiener Börse) được mở vào năm 1771 tại Vienna, sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên của Vương quốc Hungary (Sở giao dịch chứng khoán Budapest) được mở tại Budapest vào năm 1864. Ngân hàng trung ương (Ngân hàng phát hành) được thành lập như là Ngân hàng Quốc gia Áo năm 1816. Năm 1878, ngân hàng này chuyển đổi thành Ngân hàng Quốc gia Áo-Hung với các văn phòng chính ở cả Vienna và Budapest. Ngân hàng trung ương được điều hành bởi các thống đốc và phó thống đốc người Áo hoặc Hungary.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người đã tăng khoảng 1,76% mỗi năm trong giai đoạn 1870-1913. Mức tăng trưởng cao hơn nhiều quốc gia châu Âu khác như Anh (1%), Pháp (1,06%) và Đức (1,51%).Tuy nhiên, so với Đức và Anh, toàn bộ nền kinh tế Áo-Hung vẫn bị tụt hậu đáng kể, vì hiện đại hóa bắt đầu muộn hơn nhiều. Giống như Đế quốc Đức, nước Áo-Hungary thường xuyên sử dụng các chính sách và thực tiễn kinh tế tự do.

Năm 1873, cố đô BudaÓbuda (Buda cổ) của Hungary đã chính thức được sáp nhập với thành phố lớn thứ ba của đế quốc, Pest, tạo thành vùng đô thị mới Budapest. Chiếm 2/3 điện tích của Budapest với địa thế tương đối bằng phẳng, Pest đã phát triển thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, thương mại và văn hóa của đế quốc Áo-Hung. Nhiều tổ chức nhà nước và hệ thống hành chính hiện đại của Hungary đã được thành lập trong thời kỳ này.

Tăng trưởng kinh tế tập trung chủ yếu tại Vienna và Budapest, các khu vực AlpsBohemian, dẫn đến sự chênh lệch lớn về mức sống giữa người dân các vùng khác nhau trong đế chế.

Nhìn chung, các khu vực phía tây vẫn phát triển hơn so với phía đông. Vương quốc Hungary trở thành nhà xuất khẩu bột lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Xuất khẩu thực phẩm lớn của Hungary không chỉ giới hạn ở nước láng giềng Đức, Ý, mà cả các thành phố và trung tâm công nghiệp của Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, tăng trưởng kinh tế ở miền đông vượt trội hoàn toàn so với miền tây của đế quốc. Nền công nghiệp nông nghiệp và thực phẩm của vương quốc Hungary với trung tâm Budapest chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả đế quốc sang phần còn lại của châu Âu. Trong khi đó, các khu vực công nghiệp phía tây, tập trung chủ yếu quanh PrahaVienna lại phát triển theo hướng đa ngành.

Sự phân công lao động giữa đông và tây, cùng liên minh kinh tế và tiền tệ đã thúc đẩy kinh tế Áo-Hung tăng trưởng vượt bậc vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong khi các vùng của Áo duy trì sự thống trị trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, Hungary lại có vị trí tốt hơn trong các lĩnh vực chủ đạo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, tập trung vào ngành chế tạo máy, đặc biệt đối với ngành điện lực, ngành công nghiệp đầu máy và ngành công nghiệp ô tô, trong khi ở ngành công nghiệp nhẹ, các cơ khí chính xác công nghiệp là chiếm ưu thế nhất. Trong những năm trước Thế chiến I, đất nước này là nhà sản xuất máy móc lớn thứ 4 trên thế giới.

Hai đối tác thương mại quan trọng nhất là Đức (1910: 48% tổng lượng xuất khẩu, 39% tổng lượng nhập khẩu) và Vương quốc Anh (1910: gần 10% tổng số hàng xuất khẩu, 8% tổng số hàng nhập khẩu), đối tác quan trọng thứ ba là Hoa Kỳ, tiếp theo là Nga, Pháp, Thụy Sĩ, România, các quốc gia BalkanNam Mỹ. Tuy nhiên, thương mại với nước láng giềng Nga có tỉ lượng tương đối thấp (1910: 3% sản lượng hàng xuất khẩu, chủ yếu là máy móc, và 7% tổng lượng nhập khẩu, chủ yếu là nguyên liệu thô từ Nga).

Xã hội và dân tộc

Do lãnh thổ trải dài nên Đế quốc Áo-hùng là nhà nước đa sắc tộc. Ngoài 2 dân tộc chính là người Áongười Hungary, còn có người Tiệp Khắc, người Slovak, người Serb, người Croatia, người Ba Lan, người România, người Đức, người Ukraina,…

Do đó, đế quốc Áo-Hung sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Giống như đế quốc Nga, đế quốc Áo-Hung cũng thi hành 1 chính sách áp bức dân tộc hết sức tàn khốc, các dân tộc bị đế quốc Áo-Hung đối xử tàn bạo và chịu nhiều khinh rẻ. Vì vậy, đế quốc Áo-Hung được gọi là "nhà tù của các dân tộc".

Tuy nhiên, kể cả khi Nikolai II làm Hoàng đế Nga đã thi hành chính sách tự do dân tộc hơn, thì Áo-Hung vẫn không thay đổi và tiếp tục thi hành chính sách cực đoan này đến khi tan rã.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Dù có nền kinh tế hết sức lạc hậu và mâu thuẫn dân tộc gay gắt nhưng Đế quốc Áo-Hung lại muốn bành trướng lãnh thổ, nhất là khu vực Balkan. Năm 1882, Đế quốc Áo-Hung gia nhập Liên minh Trung tâm cùng Đế quốc Đức và Đế quốc Ottoman. Tham vọng của Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là làm chủ khu vực Balkan và giữ lại vai trò cường quốc của mình ở châu Âu. Mục tiêu trước hết của Áo-Hung là phải tiêu diệt Serbia.

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo-Hung là Franz Ferdinand bị một phần tử khủng bố Serbia ám sát tại Sarajevo, Bosnia. Ngày 23 tháng 7, Áo-Hung gửi tối hậu thư cho Serbia và đến ngày 28 tháng 7, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Trong chiến tranh, Đế quốc Áo-Hung đánh nhau với Serbia ở Chiến trường Balkan, Đế quốc NgaChiến trường Đông ÂuÝChiến trường Nam Âu. Quân đội Áo-Hung liên tiếp bại trận trên các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Đông Âu mà tiêu biểu là bại trận trước quân Nga tại Galicia năm 1916. Năm 1916, hoàng đế Franz Joseph I qua đời, Karl I lên ngôi vua. Ngày 3 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng và tan rã không lâu sau đó.

Tan rã

Đầu năm 1918, làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đòi chấm dứt chiến tranh và độc lập cho các dân tộc đang chịu sự áp bức của nhà Habsburg ngày càng lan rộng. Ngày 16 tháng 10, hoàng đế Karl I ra tuyên bố cải cách Đế quốc Áo-Hung thành 1 liên bang các quốc gia dân tộc và trao quyền tự quyết cho các dân tộc. Tuy nhiên những cải cách này đã không cứu vãn được tình thế. Ngày 28 tháng 10, Tiệp Khắc tuyên bố tách khỏi Đế quốc Áo-Hung. Cùng ngày tại thủ đô Viên xảy ra 1 cuộc tổng đình công của công nhân Áo đòi chấm dứt chiến tranh. Ngày 29 tháng 10, lợi dụng những thất bại của Quân đội Áo-Hung trong cuộc chiến và không khí cách mạng dâng cao ở Viên, những dân tộc Slavơ phía nam tuyên bố tách khỏi Đế quốc Áo-Hung và thành lập nhà nước của người Serb, người Croatiangười Slovenia. Ngày 21 tháng 10, các nghị sĩ hạ viện Áo tuyên bố thành lập Quốc hội lâm thời. Thất bại của Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã góp phần làm tan rã Đế quốc Áo-Hung. Ngày 11 tháng 11 năm 1918, cách mạng ở Đức lật đổ chế độ quân chủ, Chính phủ mới của Đức đầu hàng và Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trước tin đó, hoàng đế Karl I đã tuyên bố thoái vị và chạy trốn khỏi Viên. Hiệp ước Véc-xay ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã tách đế quốc Áo-Hung thành 2 quốc gia Liên bang Cộng hoà ÁoCộng hòa Hungary. Ngày 12 tháng 11, Quốc hội lâm thời của Áo tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chấm dứt hoàn toàn sự thống trị của nhà Hasburg.

Trong khi đó Hungary cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh do đó nhân dân Hungary cũng bất mãn với Đế quốc Áo-Hung. Đầu tháng 10 tin quân đội Áo-Hung thảm bại ở Ý càng làm nhân dân Hungary thêm căm phẫn. Ngày 31 tháng 10 năm 1918, công nhân và binh lính Hungary tiến hành khởi nghĩa ở Budapest. Binh lính Áo-Hung vứt bỏ quân hiệu vào thùng rác, tước vũ khí sĩ quan rồi tham gia khởi nghĩa cùng nhân dân. Những người khởi nghĩa nhanh chóng các vị trí quan trọng trong thành phố và đòi thiết lập nhà nước Cộng hòa Hungary độc lập. Một chính phủ liên hiệp đã được thành lập do Micha Karoli đứng đầu. Ngày 16 tháng 11, nước cộng hòa vô sản Hungary tuyên bố thành lập, nhà Hasburg bị lật đổ và Đế quốc Áo-Hung cũng chính thức chấm dứt sự tồn tại sau 51 năm và trên vùng lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung xây dựng nên 3 quốc gia: Áo, HungaryTiệp Khắc, một phần đất của Ba LanNam Tư.

Quốc kỳ và quốc huy

Chú thích

  1. ^ McCarthy, Justin (1880). A History of Our Own Times, from 1880 to the Diamond Jubilee. New York, United States of America: Harper & Brothers, Publishers. tr. 475–476.
  2. ^ Dallin, David (tháng 11 năm 2006). The Rise of Russia in Asia. ISBN 9781406729191.
  3. ^ Max-Stephan Schulze (1996). Engineering and Economic Growth: The Development of Austria-Hungary's Machine-Building Industry in the Late Nineteenth Century Frankfurt am Main: Peter Lang. p. 295.

Liên kết ngoài


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu