Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xu hướng tính dục”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 39: Dòng 39:


=== Các mối quan hệ ngoài xu hướng tính dục ===
=== Các mối quan hệ ngoài xu hướng tính dục ===
Những người đồng tính nam và đồng tính nữ có thể sẽ có quan hệ tình dục với người khác giới tính vì nhiều nguyên nhân, bao gồm mong muốn có được một gia đình truyền thống được công nhận và nỗi lo lắng về sự kỳ thị và sự bài trừ của tôn giáo. Trong khi một số thành viên của cộng đồng LGBT giấu xu hướng tính dục của mình khỏi người vợ/chồng, những người khác phát triển bản dạng tính dục đồng tính của mình một cách tích cực và vẫn giữ được cuộc hôn nhân dị tính lành mạnh. Công khai xu hướng tính dục với bản thân, người bạn đời, và con cái có thể mang tới những khó khăn mà những người đồng tính không kết hôn với người dị tính hoặc không có con không gặp phải.
Những người đồng tính nam và đồng tính nữ có thể sẽ có quan hệ tình dục với người khác giới tính vì nhiều nguyên nhân, bao gồm mong muốn có được một gia đình truyền thống được công nhận và nỗi lo lắng về sự kỳ thị và sự bài trừ của tôn giáo.<ref name="Brokeback">{{cite news
|title=Many Couples Must Negotiate Terms of 'Brokeback' Marriages|url=https://www.nytimes.com/2006/03/07/health/07broke.html?_r=2&oref=slogin&oref=slogin|last=Butler|first=Katy|date=March 7, 2006|newspaper=New York Times}}</ref><ref>{{cite news
|title=How to tell if your husband is gay
|first=Rochelle
|last=Hentges
|newspaper=[[Pittsburgh Tribune-Review]]
|date=October 4, 2006
|url=http://www.pittsburghlive.com/x/pittsburghtrib/news/tribpm/s_473458.html
|archive-url=https://web.archive.org/web/20061022161748/http://www.pittsburghlive.com/x/pittsburghtrib/news/tribpm/s_473458.html
|url-status=dead
|archive-date=October 22, 2006
}}</ref><ref>{{Cite journal|title=Taylor & Francis Online : Gay Men from Heterosexual Marriages |journal=Journal of Homosexuality|volume=42|issue=4|pages=15–34|date=30 June 2012|doi=10.1300/J082v42n04_02|pmid=12243483|last1 = Higgins|first1 = Daryl J.|s2cid=32047519}}</ref><ref>{{citation |url= http://www.sltrib.com/faith/ci_4138478 |title= Gay, Mormon, married |first= Peggy Fletcher |last= Stack |authorlink= Peggy Fletcher Stack |date= August 5, 2006 |newspaper= [[The Salt Lake Tribune]] |url-status=dead |archiveurl= https://web.archive.org/web/20130621165041/http://www.sltrib.com/faith/ci_4138478 |archivedate= June 21, 2013 }}</ref><ref>{{cite web|url=http://psychologytoday.com/articles/pto-19990301-000030.html|archive-url=https://archive.today/20070501170741/http://psychologytoday.com/articles/pto-19990301-000030.html|url-status=dead|archive-date=2007-05-01|title=Gay No More|work=psychologytoday.com}}</ref> Trong khi một số thành viên của cộng đồng LGBT giấu xu hướng tính dục của mình khỏi người vợ/chồng, những người khác phát triển bản dạng tính dục đồng tính của mình một cách tích cực và vẫn giữ được cuộc hôn nhân dị tính lành mạnh.<ref>{{cite journal |author1=Hays D |author2=Samuels A |title=Heterosexual women's perceptions of their marriages to bisexual or homosexual men |journal=J Homosex |volume=18 |issue=1–2 |pages=81–100 |year=1989 |pmid=2794500 |doi=10.1300/J082v18n01_04 }}</ref><ref>{{cite journal |author=Coleman E |title=Bisexual and gay men in heterosexual marriage: conflicts and resolutions in therapy |journal=J Homosex |volume=7 |issue=2–3 |pages=93–103 |year=1981 |pmid=7346553 |doi=10.1300/J082v07n02_11 }}</ref><ref>{{cite journal |author=Matteson DR |title=Bisexual men in marriage: is a positive homosexual identity and stable marriage possible? |journal=J Homosex |volume=11 |issue=1–2 |pages=149–71 |year=1985 |pmid=4056386 |doi=10.1300/J082v11n01_12}}</ref> Công khai xu hướng tính dục với bản thân, người bạn đời, và con cái có thể mang tới những khó khăn mà những người đồng tính không kết hôn với người dị tính hoặc không có con không gặp phải.<ref>{{Cite journal|last1=Nascimento|first1=Geysa Cristina Marcelino|last2=Scorsolini-Comin|first2=Fabio|last3=Nascimento|first3=Geysa Cristina Marcelino|last4=Scorsolini-Comin|first4=Fabio|date=September 2018|title=Revealing one's Homosexuality to the Family: An Integrative Review of the Scientific Literature|url=http://www.scielo.br/scielo.php?script=sci_abstract&pid=S2358-18832018000301527&lng=en&nrm=iso&tlng=en|journal=Trends in Psychology|language=en|volume=26|issue=3|pages=1527–1541|doi=10.9788/tp2018.3-14pt|issn=2358-1883}}</ref>


=== Khả năng thay đổi ===
=== Khả năng thay đổi ===

Phiên bản lúc 07:28, ngày 22 tháng 11 năm 2020

Xu hướng tính dục là một loại hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc tình dục (hoặc cả hai) một cách lâu dài đối với những người thuộc giới tính hoặc giới khác, thuộc cùng giới tính hoặc giới, thuộc cả hai giới tính hoặc nhiều hơn một giới. Những sự hấp dẫn này thường được bao gồm trong dị tính luyến ái, đồng tính luyến áisong tính luyến ái,[1][2][3] trong khi vô tính luyến ái (sự khan hiếm về hấp dẫn tình dục đối với người khác) đôi khi được xem là loại thứ tư.[4][5]

Các danh mục này là các khía cạnh mang tính đa dạng hơn trong bản chất của bản dạng tính dục và thuật ngữ.[3] Ví dụ: mọi người có thể sử dụng các nhãn khác, chẳng hạn như toàn tính luyến ái hoặc đa tính luyến ái,[3][6] hoặc không dùng bất kì nhãn nào cả.[1] Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, xu hướng tính dục "cũng đề cập đến nhận dạng của một người dựa trên điểm hấp dẫn đó, hành vi liên quan, và sự tham gia vào cộng đồng những người có cùng sự hấp dẫn".[1][7] Androphiliagynephilia là những thuật ngữ được sử dụng trong khoa học hành vi để mô tả xu hướng tính dục như một sự thay thế cho khái niệm giới nhị nguyên. Androphilia mô tả sự hấp dẫn tính dục đối với tính nam hay nam giới; gynephilia mô tả sự hấp dẫn tính dục đối với tính nữ hay nữ giới.[8] Thuật ngữ sở thích tình dục phần lớn trùng lặp với xu hướng tính dục, nhưng thường được phân biệt rõ ràng trong các nghiên cứu tâm lý học.[9] Chẳng hạn, một người được xác định là song tính sẽ thích việc làm tình với giới tính này hơn giới tính kia.[10] Sở thích tình dục cũng có thể mang ý nghĩa là sự lựa chọn dựa trên một mức độ nào đó,[9][11][12] trong khi các nhà khoa học lại không đồng ý như vậy, bởi họ cho xu hướng tính dục không phải là một sự lựa chọn.[13][14][15]

Các nhà khoa học không biết nguyên nhân chính xác dẫn tới xu hướng tính dục, nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng nó là kết quả của sự tác động qua lại một cách phức tạp của các tác nhân di truyền, nội tiết tốảnh hưởng từ môi trường.[13][15][16] Mặc dù vẫn chưa một giả thuyết nào về nguyên nhân dẫn đến xu hướng tính dục nhận được sự ủng hộ rộng rãi, các nhà khoa học phần lớn ủng hộ các lý thuyết dựa trên cơ sở sinh học.[13] Có nhiều bằng chứng ủng hộ các nguyên nhân sinh học, phi xã hội hơn là do xã hội, đặc biệt là đối với nam giới.[17][18][19] Không có bằng chứng xác thực nào cho thấy việc nuôi dạy hoặc trải nghiệm thời thơ ấu có vai trò đối với xu hướng tính dục.[20] Ở khắp các nền văn hóa, hầu hết mọi người là dị tính luyến ái, chỉ một thiểu số được ghi nhận là đồng tính luyến ái hoặc song tính luyến ái.[17][18]:8[19]:9-10 Xu hướng tính dục của một người có thể ở bất kỳ đâu trên một phổ liên tục, từ chỉ có sự hấp dẫn đối với người có giới tính khác đến chỉ có sự hấp dẫn đối với người có cùng giới tính.[1]

Xu hướng tính dục được nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực sinh học, khoa học thần kinhtâm lý học (bao gồm cả tình dục học), nhưng nó cũng là một lĩnh vực đề tài trong xã hội học, lịch sử (bao gồm các quan điểm của nhà kiến ​​tạo xã hội) và luật.[21]

Định nghĩa, phân biệt bản dạng tính dục và hoạt động tình dục

Tổng quan

Từ trước đến nay, xu hướng tính dục được định nghĩa bao gồm dị tính luyến ái, song tính luyến ái, đồng tính luyến ái, còn vô tính luyến ái được một số nhà nghiên cứu xem là loại thứ tư và được định nghĩa là không bao gồm những xu hướng tính dục đã biết. Một người vô tính luyến ái có rất ít hoặc không có sự hấp dẫn về tình dục đối với người khác.[4][5] Nó có thể được xem như không có xu hướng tính dục,[22] và cuộc tranh luận rằng nó có phải xu hướng tính dục hay không vẫn đang diễn ra.[4][5]

Hầu hết những định nghĩa về xu hướng tính dục bao gồm yếu tố tâm lý, ví dụ như đối tượng của sự ham muốn tình dục của một người, hoặc yếu tố hành vi, tập trung vào giới tính của một hoặc nhiều bạn tình của một cá nhân. Một số người chỉ thích đi theo định nghĩa hoặc bản dạng của một cá nhân nào đó. Theo hiểu biết của giới khoa học và chuyên môn, “sự hấp dẫn cốt lõi tạo nên nền tảng cho xu hướng tính dục khi lớn thường xuất hiện vào giữa thời thơ ấu cho đến đầu giai đoạn vị thành niên.”[1] Xu hướng tính dục khác với bản dạng tình dục ở chỗ xu hướng tính dục bao gồm mối quan hệ với người khác, trong khi bản dạng tình dục là một khái niệm về bản thân.

Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho rằng: “Xu hướng tính dục đề cập đến một loại hấp dẫn về tâm lý, tình cảm hoặc tình dục lâu dài với nam, nữ hoặc cả hai giới tính” và “những hành vi và sự hấp dẫn tương tự đã được ghi nhận ở nhiều nền văn hóa và quốc gia trên khắp thế giới, và những người mang những sự hấp dẫn này được gán cho những nhãn nhận dạng. Ở Hoa Kỳ, những nhãn quen thuộc nhất là lesbian (nữ có sự hấp dẫn đối với nữ), gay (nam có sự hấp dẫn đối với nam), và bisexual (nam hoặc nữ có sự hấp dẫn đối với cả hai giới tính). Tuy nhiên, một số người sẽ chọn dùng những nhãn khác hay không dùng cái nào cả.” Họ nói thêm rằng xu hướng tính dục “khác hoàn toàn so với những yếu tố khác của giới tính và giới, bao gồm giới tính sinh học (đặc điểm cơ thể, tâm lý và di truyền gắn liền với việc mang giới tính nam hoặc nữ), bản dạng giới (nhận thức của bản thân về việc là nam hay nữ), và vai trò giới xã hội (các chuẩn mực văn hóa xác định hành vi là nữ tính hay nam tính)”.[1]

Bản dạng tính dục và hoạt động tình dục có mối quan hệ mật thiết với xu hướng tính dục, nhưng chúng cũng khác nhau. Bản dạng tính dục là nhận thức của một cá nhân về chính bản thân người đó; hoạt động tình dục đề cập đến những hành động về tình dục mà cá nhân thực sự thực hiện; còn xu hướng tính dục đề cập đến “những mong ước, gắn bó và khao khát”.[23] Một cá nhân có thể thể hiện xu hướng tính dục của mình thông qua những hành vi hoặc không.[1] Những người có xu hướng tính dục không phải dị tính luyến ái nhưng lại khác với bản dạng tính dục của họ đôi khi bị xem là ‘chưa công khai’. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng có thể là một sự phản ánh của một bối cảnh văn hóa nhất định và một sự chuyển giao cụ thể trong xã hội khi vấn đề hòa nhập các nhóm giới tính thiểu số đang dần được giải quyết. Trong những nghiên cứu về xu hướng tính dục, khi nói về mức độ trùng khớp giữa sự hấp dẫn tình dục, hoạt động tình dục và bản dạng tính dục, các nhà khoa học thường dùng các thuật ngữ “đồng điệu” hoặc “không đồng điệu.” Theo đó, khi một người nữ bị hấp dẫn bởi một người nữ khác, nhưng tự nhận bản thân là dị tính luyến ái và chỉ làm tình với nam, có thể được xem như đang có sự không đồng điệu giữa xu hướng tính dục (đồng tính luyến ái) với bản dạng tính dục và hoạt động tình dục (dị tính luyến ái).[24]

Sự hấp dẫn đối với tính nam, sự hấp dẫn đối với tính nữ và một số thuật ngữ khác

Androphilia và gynephilia (hoặc gynecophilia) là các thuật ngữ được dùng trong khoa học hành vi để diễn tả sự hấp dẫn về tình dục, được dùng như một thuật ngữ thay thế cho khái niệm đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái. Chúng được dùng để xác định đối tượng mà một cá nhân bị thu hút mà không gán lên cá nhân đó giới tính hay bản dạng giới.[6][25] Người ta còn dùng các thuật ngữ như queer, toàn cảm, mối quan hệ đa ái, hấp dẫn đối với tính nam và tính nữ, hoặc các bản dạng cá nhân như byke (người nữ song tính nhưng có khuynh hướng nghiêng về nữ nhiều hơn và thỉnh thoảng cũng có với nam) hoặc biphilic.[6]

Sử dụng sự hấp dẫn đối với tính nam và sự hấp dẫn đối với tính nữ có thể tránh gây ra sự bối rối và xúc phạm đối với những người không thuộc về nền văn hóa phương Tây, cũng như để miêu tả những người liên giới tính và chuyển giới. Nhà tâm lý học Anil Agrawal giải thích rằng sự hấp dẫn đối với tính nam cũng như sự hấp dẫn đối với tính nữ “là cần thiết để vượt qua những trắc trở to lớn trong việc xác định xu hướng tính dục của những người chuyển giới nam và những người chuyển giới nữ. Ví dụ, thật khó để xác định một người chuyển giới nam và có sự hấp dẫn tình dục đối với nam sẽ là một người nữ dị tính luyến ái hay một người nam đồng tính luyến ái; hoặc một người chuyển giới nữ có sự hấp dẫn tình dục với nữ sẽ là một người nam dị tính luyến ái hay một người nữ đồng tính luyến ái. Bất cứ một nỗ lực nhằm phân loại những người này đều sẽ gây ra không chỉ sự bối rối mà còn là sự xúc phạm đối với họ. Trong những trường hợp đó, tập trung vào đối tượng hấp dẫn họ sẽ tốt hơn là giới tính của người chuyển giới."[26] Nhà tình dục học Milton Diamong đã viết: “Thuật ngữ dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái nên được dùng như tính từ, không phải danh từ, và dùng để miêu tả hành vi, không phải miêu tả con người. Cách sử dụng này đặc biệt có lợi khi bàn về người tình của những người chuyển giới và liên giới tính. Những thuật ngữ mới này cũng không mang những gánh nặng về xã hội từ những thuật ngữ trước đó.”[27] Một số nhà nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng các thuật ngữ để tránh sự thiên vị vốn có đối với những khái niệm của phương Tây về tính dục con người. Khi nói về nhân khẩu của fa’afafine ở Samoa, nhà xã hội học Johanna Schmidt viết rằng trong những nền văn hóa có giới thứ ba được công nhận, thuật ngữ như “người chuyển giới đồng tính luyến ái” không phù hợp với các phạm trù văn hóa.[28]

Yêu người cùng giới, hay SGL, là một thuật ngữ sử dụng bởi một thành phần người Mỹ gốc Phi để gọi chính họ. Nó đồng nghĩa với đồng tính luyến ái nhưng không mang hàm ý kỳ thị.[29]

Một vài nhà nghiên cứu, ví dụ như Bruce Bagemihl, chỉ trích những nhãn như “dị tính luyến ái” và “đồng tính luyến ái” gây khó hiểu và xúc phạm danh dự. Bagemihl viết rằng “…, nguồn gốc của những xu hướng tính dục “dị tính luyến ái” và “đồng tính luyến ái” trong danh pháp này hoàn toàn là giới tính sinh học của cá nhân trước khi xác định lại (xem ví dụ Blanchard et al. 1987, Coleman và Bockting, 1988, Blanchard, 1989). Do đó, những nhãn này bỏ qua nhận thức của cá nhân về bản dạng giới, thứ được ưu tiên hơn là giới tính sinh học, chứ không phải ngược lại.” Bagemihl phản đối cách mà thuật ngữ này khiến mọi người nhầm lẫn rằng người chuyển giới thật ra là đồng tính nam đang cố thoát khỏi sự kỳ thị.[30]

Giới, chuyển giới, hợp giới và sự phù hợp

Những tác giả đi đầu trong chủ đề xu hướng tính dục thường nghĩ rằng về bản chất, xu hướng tính dục có mối quan hệ với giới tính sinh học của một người. Ví dụ, từng có quan điểm rằng một người mang đặc điểm sinh học của nữ bị hấp dẫn bởi những người mang đặc điểm sinh học nữ sẽ mang những đặc điểm của nam giới, và ngược lại.[31] Hầu hết các nhà giả thuyết lớn từ giữa thế kỉ 19 đến đầu thế kỷ 20 có chung quan điểm về xu hướng tính dục, ví dụ như Karl Heinrich Ulrichs, Richard von Krafft-Ebing, Magnus Hirschfeld, Havelock Ellis, Carl Jung, và Sigmund Freud, cũng như nhiều người đồng tính luyến ái mang giới biến thể. Tuy nhiên, cách hiểu về đồng tính luyến ái như một sự nghịch đảo về giới đã gây ra nhiều tranh cãi vào thời điểm đó, và trong nửa sau của thế kỷ 20, bản dạng giới dần được xem như là một hiện tượng khác biết so với xu hướng tính dục. Người chuyển giới hay hợp giới có thể bị hấp dẫn bởi nam giới, nữ giới, hoặc cả hai, dù cho mức phổ biến của những xu hướng tính dục khác nhau cũng sẽ khác nhau giữa hai nhóm người. Một người đồng tính luyến ái, dị tính luyến ái hoặc song tính luyến ái có thể nam tính, nữ tính hoặc trung tính, thêm vào đó, nhiều thành viên và người ủng hộ cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ nhìn nhận “đồng tính luyến ái phù hợp giới” và “dị tính luyến ái không phù hợp giới” như những khuôn mẫu tiêu cực. Dù sao đi nữa, những nghiên cứu của J.Michael Bailey và Kenneth Zucker đã cho thấy phần lớn những người đồng tính nam và đồng tính nữ trong nghiên cứu đã có nhiều mức độ bất hòa hợp giới trong thời thơ ấu.[32]

Người chuyển giới ngày nay nhận định bản thân với xu hướng tính dục trùng khớp với giới của họ, có nghĩa là một người chuyển giới nữ chỉ có hứng thú với nữ sẽ thường dãn nhãn bản thân là đồng tính nữ, một người chuyển giới nam chỉ hứng thú với nữ sẽ là một người nam dị tính.

Xu hướng tính dục trở nên phức tạp hơn khi xem xét những hiểu biết phi nhị nguyên về giới tính (không phải nam, nữ hay liên giới tính) và giới (nam, nữ, chuyển giới, giới thứ ba, …). Nhà xã hội học Paula Rodriguez Rust (2000) lập luận ủng hộ cho một định nghĩa đa chiều hơn về xu hướng tính dục:

Hầu hết các mẫu hình thay thế của tính dục … định nghĩa xu hướng tính dục dựa trên giới tính sinh học hoặc giới nhị nguyên… Hầu hết các nhà khoa học lý thuyết sẽ không loại trừ sự đề cập đến giới tính hoặc giới, mà thay vào đó sẽ ủng hộ việc kết hợp những khái niệm phi nhị nguyên phức tạp của giới tính hoặc giới, những mối quan hệ phức tạp giữa giới tính, giới và tính dục, và/hoặc các không gian phi giới tính vào mô hình tính dục

— Paula C.Rodriguez Rust[33]

Các mối quan hệ ngoài xu hướng tính dục

Những người đồng tính nam và đồng tính nữ có thể sẽ có quan hệ tình dục với người khác giới tính vì nhiều nguyên nhân, bao gồm mong muốn có được một gia đình truyền thống được công nhận và nỗi lo lắng về sự kỳ thị và sự bài trừ của tôn giáo.[34][35][36][37][38] Trong khi một số thành viên của cộng đồng LGBT giấu xu hướng tính dục của mình khỏi người vợ/chồng, những người khác phát triển bản dạng tính dục đồng tính của mình một cách tích cực và vẫn giữ được cuộc hôn nhân dị tính lành mạnh.[39][40][41] Công khai xu hướng tính dục với bản thân, người bạn đời, và con cái có thể mang tới những khó khăn mà những người đồng tính không kết hôn với người dị tính hoặc không có con không gặp phải.[42]

Khả năng thay đổi

Thông thường, xu hướng tính dục và bản dạng xu hướng tính dục không được phân biệt rõ, điều này có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá chính xác xem xu hướng tính dục có thể thay đổi hay không; bản dạng xu hướng tính dục có thể thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người, và có thể trùng khớp hoặc khác biệt với giới tính sinh học, hành vi tình dục hoặc xu hướng tính dục thực sự của người đó. Đối với hầu hết mọi người, xu hướng tính dục là ổn định và sẽ không thay đổi, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số người có thể sẽ trải nghiệm những thay đổi về xu hướng tính dục, và điều này dễ xảy ra cho nữ giới hơn nam giới. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ phân biệt giữa xu hướng tính dục (sự thu hút bẩm sinh) với bản dạng xu hướng tính dục (có thể thay đổi tại một thời điểm bất kỳ trong cuộc đời 1 người).

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác dẫn đến sự hình thành một xu hướng tính dục nhất định vẫn chưa được công bố. Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định sự ảnh hưởng của gen, hoạt động của hormone, động lực phát triển, sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội và văn hóa khiến nhiều người nghĩ rằng yếu tố sinh học và ngoại cảnh đóng vai trò phức tạp trong việc hình thành nên xu hướng tính dục. Người ta từng cho rằng đồng tính luyến ái là kết quả của quá trình phát triển tâm lý sai lệch từ những trải nghiệm khi còn nhỏ và những mối quan hệ không lành mạnh, bao gồm cả bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu. Người ta thấy rằng khẳng định này là dựa vào định kiến và thông tin sai lệch.

Sinh học

Nghiên cứu đã nhận ra một vài yếu tố sinh học có thể liên quan đến quá trình hình thành xu hướng tính dục, bao gồm gen, hormone tiền sinh sản và cấu trúc não bộ. Chưa có nguyên nhân có khả năng kiểm soát nào được tìm thấy và nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đang được tiến hành.

Tuy nhiên, phần lớn nhà nghiên cứu tin rằng xu hướng tính dục không chỉ được quyết định bởi một yếu tố nào mà là sự kết hợp của di truyền, hormone và sự ảnh hưởng của ngoại cảnh cùng các yếu tố sinh học liên quan đến một hệ liên kết phức tạp giữa các nhân tố kiểu gen và môi trường trong tử cung vào giai đoạn phát triển sớm của phôi thai, họ chú trọng dùng các mô hình sinh học để lý giải nguyên nhân. Các bằng chứng ủng hộ những nguyên nhân phi xã hội, sinh học nhiều hơn đáng kể so với những nguyên nhân liên quan đến xã hội, đặc biệt là ở nam giới. Các nhà khoa học không tin rằng xu hướng tính dục là một lựa chọn và một số tin rằng xu hướng tính dục được xác định trong quá trình thụ thai. Điều tra khoa học ở thời điểm hiện tại hướng tới tìm ra lời giải mang tính sinh học cho việc tiếp nhận một xu hướng tính dục cụ thể. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy một số khác biệt sinh học về mặt thống kê giữa người đồng tính và người dị tính, điều này có thể xuất phát từ cùng một nguyên nhân cơ bản hình thành nên chính xu hướng tính dục.

Nhân tố kiểu gen

Gen có thể liên quan tới sự hình thành xu hướng tính dục. Nghiên cứu trên một cặp song sinh vào năm 2001 dường như loại trừ gen khỏi nhân tố chính, trong khi một nghiên cứu trên một cặp song sinh khác vào năm 2010 cho thấy đồng tính luyến ái được giải thích bởi cả gen và yếu tố ngoại cảnh. Tuy nhiên, thiết kế thực nghiệm của các nghiên cứu song sinh hiện có lại khiến việc giải thích chúng trở nên khó khăn.

Vào năm 2012, một nghiên cứu về liên kết diện rộng của nhiễm sắc thể trên xu hướng tính dục của nam giới đã được tiến hành bởi một số nhóm nhà nghiên cứu độc lập. Một mối liên lệ đáng kể tới đồng tính luyến ái được tìm thấy ở gen trên nhiễm sắc thể Xq28 và nhiễm sắc thể thứ 8 ở vùng pericentromeric. Các tác giả kết luận rằng "những phát hiện của chúng tôi, được thực hiện trong bối cảnh của nghiên cứu trước đây, cho thấy rằng sự biến dị di truyền ở từng vùng này góp phần vào quá trình phát triển các đặc điểm tâm lý quan trọng của xu hướng tính dục ở nam giới.” Đây là nghiên cứu lớn nhất về cơ sở di truyền của đồng tính luyến ái cho đến này và được công bố trực tiếp vào tháng 11 năm 2014.

Hormone

Thuyết hormone tính dục cho rằng cũng giống như việc tiếp xúc với một số hormone nhất định đóng vai trò trong việc phân biệt giới tính của thai nhi, thì việc tiếp xúc với hormone cũng ảnh hưởng đến xu hướng tính dục hình thành về sau ở người trưởng thành. Hormone bào thai có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng chính đến xu hướng tính dục của người trưởng thành hoặc coi như một yếu tố đồng tác động với gen hoặc điều kiện ngoại cảnh và xã hội.

Đối với con người, thông thường nữ giới sở hữu hai nhiễm sắc thể giới tính X, trong khi nam giới có một X và một Y. Con đường phát triển mặc định của một bào thai là nữ giới, nhiễm sắc thể Y là thứ gây nên những thay đổi cần thiết để chuyển sang con đường phát triển của nam giới. Quá trình biệt hóa này được thúc đẩy bởi nội tiết tố androgen, chủ yếu là testosterone và dihydrotestosterone (DHT). Tinh hoàn mới hình thành ở thai nhi chịu trách nhiệm tiết ra nội tiết tố androgen mà về sau hợp tác trong việc thúc đẩy sự phân hóa giới tính của thai nhi đang phát triển, bao gồm cả não của nó. Điều này dẫn đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ.  Thực tế này đã khiến một số nhà khoa học thử nghiệm kết quả của việc điều chỉnh mức độ tiếp xúc androgen ở động vật có vú trong thời kỳ bào thai và đầu đời theo nhiều cách khác nhau.

Thứ tự sinh con

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chứng minh rằng xác suất một người đàn ông lớn lên trở thành người đồng tính nam tăng lên với mỗi người anh trai mà anh ta có từ cùng một mẹ. Đây được gọi là hiệu ứng thứ tự sinh anh em (FBO), các nhà khoa học

cho rằng đây là một cơ chế sinh học tiền sinh sản - cụ thể là phản ứng miễn dịch của người mẹ đối với bào thai nam - vì hiệu ứng này chỉ xuất hiện ở những người đàn ông có anh trai ruột và không có ở những người đàn ông có anh trai kế và anh em trai nuôi. Quá trình này, được gọi là giả thuyết miễn dịch ở người mẹ (MIH), sẽ bắt đầu khi các tế bào từ bào thai nam xâm nhập vào hệ tuần hoàn của người mẹ trong thai kỳ. Các tế bào này mang protein Y, được cho là có vai trò trong quá trình nam tính hóa não (phân biệt giới tính) trong quá trình phát triển của thai nhi. Hệ thống miễn dịch của người mẹ hình thành các kháng thể đối với các protein Y này. Những kháng thể này sau đó được giải phóng lên bào thai nam tương lai và can thiệp vào vai trò nam tính hóa của protein Y, để lại các vùng não chịu trách nhiệm về xu hướng tính dục vẫn giữ cách sắp xếp 'mặc định' dành cho nữ giới điển hình, khiến người con bị tiếp xúc với kháng thể này có thu hút với nam giới nhiều hơn nữ giới. Bằng chứng sinh hóa cho giả thuyết này được xác định vào năm 2017, phát hiện ra rằng những bà mẹ có con trai đồng tính, đặc biệt là những người có anh trai, có mức độ phản đối cơ thể với NLGN4Y Y-protein cao hơn đáng kể so với những bà mẹ có con trai dị tính.

Hiệu ứng này trở nên mạnh mẽ hơn với mỗi lần mang thai con trai kế tiếp, có nghĩa là tỷ lệ con trai tiếp theo là đồng tính nam tăng 38-48%. Điều này không có nghĩa rằng tất cả hoặc hầu hết các con trai sẽ đồng tính sau một vài lần mang thai con trai, mà đúng hơn là tỷ lệ sinh con trai đồng tính tăng từ khoảng 2% đối với con trai đầu lòng, lên 4% đối với con thứ hai, 6% đối với con thứ ba và tiếp tục. Các nhà khoa học đã ước tính từ 15% đến 29% nam giới đồng tính nam có thể đã thừa hưởng xu hướng tính dục của họ qua hiệu ứng này, nhưng con số có thể cao hơn, vì những lần sảy thai trước đó và phá thai ở bào thai nam có thể khiến mẹ họ tiếp xúc với kháng nguyên liên kết với Y. Hiệu ứng thứ tự sinh anh em có thể sẽ không được áp dụng cho những đứa con trai đầu lòng đồng tính; thay vào đó, các nhà khoa học cho biết họ có thể đã thừa hưởng xu hướng tính dục của mình bởi gen, hormone tiền sinh sản và các phản ứng miễn dịch khác của người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Hiệu ứng này bị vô hiệu nếu người đàn ông thuận tay trái. Ray Blanchard và Anthony Bogaert được cho là đã phát hiện ra hiệu ứng này vào những năm 1990, và Blanchard mô tả nó là "một trong những biến số dịch tễ học đáng tin cậy nhất từng được xác định trong lĩnh vực nghiên cứu về xu hướng tính dục". J. Michael Bailey và Jacques Balthazart nói rằng hiệu ứng FBO chứng tỏ rằng xu hướng tính dục chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cơ chế sinh học tiền sinh sản hơn là các yếu tố không xác định trong quá trình xã hội hóa.

Yếu tố ngoại cảnh

Trong lĩnh vực di truyền, bất kỳ yếu tố nào không phải là yếu tố di truyền đều được coi là ảnh hưởng của ngoại cảnh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của ngoại cảnh không có nghĩa là môi trường xã hội ảnh hưởng hoặc góp phần vào sự phát triển của xu hướng tính dục. Có một môi trường phi xã hội rộng lớn không mang tính di truyền nhưng vẫn mang tính sinh học, chẳng hạn như quá trình phát triển tiền sinh sản, có thể một phần giúp hình thành nên xu hướng tính dục. Không có bằng chứng xác thực nào chứng minh cho giả thuyết rằng trải nghiệm thời thơ ấu, phương pháp nuôi dạy con cái, lạm dụng tình dục hoặc các sự kiện bất lợi khác trong cuộc sống ảnh hưởng đến xu hướng tính dục. Các giả thuyết về tác động của môi trường xã hội sau sinh lên khuynh hướng tình dục còn thiếu tính xác thực, đặc biệt là đối với nam giới. Thái độ của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến việc trẻ có công khai xu hướng tính dục của mình hay không.

Ảnh hưởng: tuyên bố của các tổ chức nghề nghiệp

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ vào năm 2004 đã tuyên bố:

Cơ chế của quá trình hình thành một xu hướng tính dục cụ thể vẫn chưa được xác định nhưng các tài liệu hiện tại và hầu hết các học giả trong lĩnh vực này cho rằng xu hướng tính dục của một người không phải là một sự lựa chọn;  nghĩa là các cá nhân không chọn là đồng tính luyến ái hoặc dị tính luyến ái.  Nhiều giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tính dục đã được đưa ra. Xu hướng tính dục có lẽ không do bất kỳ một yếu tố nhất định nào mà sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, hormone, tác động của ngoại cảnh. Trong những thập kỷ gần đây, các giả thuyết dựa vào sinh học được các chuyên gia chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi và sự thiếu chắc chắn về nguồn gốc của đa dạng xu hướng tính dục loài người, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng phương pháp nuôi dạy khác thường, lạm dụng tình dục hoặc các sự kiện bất lợi khác trong cuộc sống ảnh hưởng tới xu hướng tính dục. Kiến thức hiện tại cho thấy rằng xu hướng tính dục thường hình thành khi còn nhỏ.

Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, và Hiệp hội Quốc gia về Công tác Xã hội vào năm 2006 đã tuyên bố:

Hiện tại, không có sự đồng thuận khoa học về các yếu tố cụ thể khiến một cá nhân trở thành người dị tính, đồng tính luyến ái hoặc song tính - bao gồm các hiệu ứng sinh học, tâm lý hoặc xã hội có thể có từ xu hướng tính dục của cha mẹ. Tuy nhiên, bằng chứng có sẵn cho thấy phần lớn những người trưởng thành đồng tính nữ và đồng tính nam được nuôi dưỡng bởi cha mẹ dị tính và phần lớn trẻ em được nuôi dưỡng bởi các phụ huynh đồng tính nữ và đồng tính nam cuối cùng lớn lên là người dị tính.

Trường Cao đẳng Tâm lý Hoàng gia vào năm 2007 tuyên bố:

Mặc dù dành gần một thế kỷ phân tích và nghiên cứu tâm lý, không có bằng chứng thiết thực nào để hỗ trợ đề xuất rằng bản chất của việc nuôi dạy con cái hoặc trải nghiệm thời thơ ấu đóng bất kỳ vai trò nào trong việc hình thành xu hướng dị tính hoặc đồng tính của một người. Ta có thể thấy rằng xu hướng tính dục là yếu tố sinh học trong tự nhiên, được xác định bởi một sự tương tác phức tạp của các yếu tố di truyền và môi trường trong tử cung vào giai đoạn phát triển sớm của phôi thai. Do đó, xu hướng tình dục không phải là một sự lựa chọn, tuy nhiên hành vi tính dục thì ngược lại.

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ tuyên bố:

Không ai biết nguyên nhân dẫn tới dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái hay song tính luyến ái. Đồng tính luyến ái từng được cho rằng là kết quả của động lực từ mối quan hệ gia đình phức tạp hoặc quá trình phát triển tâm lý sai lệch. Những nhận định này giờ đây được nhìn nhận là dựa trên thông tin sai lệch và định kiến.

Một bản tóm tắt pháp lý ngày 26 tháng 9 năm 2007, và được trình bày thay mặt cho Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm lý California, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, Hiệp hội Quốc gia về Công nhân Xã hội và Hiệp hội Quốc gia về Công nhân Xã hội, Chương California, nêu rõ:

Tuy rằng nhiều nghiên cứu đã xem xét những ảnh hưởng có thể có của gen, hormone, quá trình phát triển, tác động của xã hội và văn hóa tới xu hướng tính dục, nhưng chưa một kết quả nào mang đủ tính xác thực để các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng xu hướng tính dục – dị tính, đồng tính hoặc song tính - được quyết định bởi một yếu tố cụ thể hoặc tập hợp nhiều yếu tố. Việc đánh giá của Amici là, mặc dù một số nghiên cứu này có thể hứa hẹn trong việc tạo điều kiện mở rộng vốn hiểu biết về sự phát triển của xu hướng tính dục, nó không cho phép đưa ra kết luận dựa trên những thông tin khoa học được truyền miệng tại thời điểm hiện tại về nguyên nhân hình thành nên xu hướng tính dục, dù là đồng tính, song tính hay dị tính.

Nỗ lực thay đổi xu hướng tính dục

Nỗ lực thay đổi xu hướng tính dục là những phương pháp nhằm thay đổi xu hướng tính dục đồng giới. Chúng có thể bao gồm các kỹ thuật trị liệu hành vi, liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp điều chỉnh, kỹ thuật phân tích tâm lý, phương pháp can thiệp y tế, phương pháp can thiệp tôn giáo và tâm linh.

Không có tổ chức chuyên môn sức khỏe tâm thần nào phê chuẩn các hành động nỗ lực thay đổi xu hướng tình dục và hầu như tất cả họ đều áp dụng các tuyên bố chính sách nhằm cảnh báo giới chuyên môn và công chúng về các phương pháp điều trị nhằm mục đích thay đổi xu hướng tính dục. Các tổ chức này bao gồm Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Hiệp hội Tư vấn Hoa Kỳ, Hiệp hội Quốc gia về Nhân viên Xã hội tại Hoa Kỳ, Trường Cao đẳng Tâm lý Hoàng gia, và Hiệp hội Tâm lý Úc.

Năm 2009, Lực lượng đặc nhiệm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ về các phản ứng trị liệu thích hợp đối với xu hướng tính dục đã tiến hành đánh giá có hệ thống các tài liệu tạp chí được bình duyệt về các hành vi nỗ lực thay đổi xu hướng tình dục (SOCE) và kết luận:

Những nỗ lực nhằm thay đổi khuynh hướng tình dục khó có thể thành công và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại, trái ngược với tuyên bố của người thi hành và người ủng hộ SOCE. Mặc dù các nghiên cứu và tài liệu lâm sàng chứng minh rằng những hấp dẫn, cảm giác và hành vi tình dục và lãng mạn đồng giới là những biến thể bình thường và tích cực của tính dục loài người, bất kể có bản dạng  xu hướng tính dục như thế nào, nhóm đặc nhiệm kết luận rằng dân số trải qua SOCE có xu hướng đi theo quan điểm tôn giáo bảo thủ khiến họ tìm cách thay đổi xu hướng tính dục của mình. Do đó, việc áp dụng thích hợp các can thiệp trị liệu được chấp nhận cho những người tìm kiếm SOCE bao gồm việc nhà trị liệu chấp nhận, hỗ trợ và thấu hiểu khách hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tích cực đối phó, hỗ trợ xã hội và khám phá và phát triển bản sắc, mà không áp đặt một bản dạng tính dục cụ thể .

Vào năm 2012, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (chi nhánh Bắc và Nam Mỹ của Tổ chức Y tế Thế giới) đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo đối với các dịch vụ có mục đích "chữa bệnh" cho những người có xu hướng tính dục không phải dị tính vì họ thiếu sự lý giải về mặt y tế và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của những người bị ảnh hưởng, và lưu ý rằng có sự đồng thuận khoa học và chuyên nghiệp toàn cầu trong việc thừa nhận đồng tính luyến ái là một biến thể bình thường và tự nhiên của tính dục loài người và không thể được coi là một tình trạng bệnh lý. Tổ chức Y tế Liên Mỹ cũng kêu gọi chính phủ, tổ chức học thuật, hiệp hội nghề nghiệp và giới truyền thông phơi bày những hành vi này và thúc đẩy sự tôn trọng đối với đa dạng giới. Cơ quan liên kết của Tổ chức Y tế Thế giới lưu ý thêm rằng trẻ vị thành niên đồng tính đôi khi bị buộc phải tham gia các "liệu pháp" này một cách không tự nguyện, bị tước quyền tự do và đôi khi bị cô lập trong vài tháng, và những phát hiện này đã được một số cơ quan của Liên Hợp Quốc báo cáo. Ngoài ra, Tổ chức Y tế Liên Mỹ khuyến nghị rằng những hành vi sai trái này phải bị tố cáo và phải chịu các biện pháp trừng phạt và hình phạt theo luật pháp quốc gia, vì chúng cấu thành vi phạm các nguyên tắc đạo đức về chăm sóc sức khỏe và vi phạm quyền con người được bảo vệ bởi các hiệp định quốc tế và khu vực.

Hiệp hội Quốc gia về Nghiên cứu & Trị ​​liệu Đồng tính luyến ái (NARTH), tự miêu tả mình là một "tổ chức khoa học, chuyên nghiệp mang lại hy vọng cho những ai đang đấu tranh với đồng tính luyến ái ngoài ý muốn,” bất đồng quan điểm với cộng đồng sức khỏe tâm lý chính thống về trị liệu chuyển đổi cả về tính hiệu quả của nó lẫn việc miêu tả rằng xu hướng tính dục không phải là một tính chất bất biến nhị nguyên hoặc một căn bệnh mà là một phổ mức độ hấp dẫn tình dục và tình cảm. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và Trường Cao đẳng Tâm lý Hoàng gia bày tỏ lo ngại rằng lập trường của NARTH không được khoa học ủng hộ và tạo ra một môi trường mà thành kiến ​​và phân biệt đối xử có thể phát triển.

Đánh giá và định lượng

Các định nghĩa đa dạng và các chuẩn mực xã hội nặng nề về tính dục có thể khiến cho xu hướng tính dục khó để định lượng.

Những sơ đồ phân loại đầu tiên

Một trong những bản phân loại xu hướng tính dục đầu tiên được đề xuất bởi Karl Heinrich Ulrichs trong một loạt sách nhỏ phát hành nội bộ vào những năm 1860. Bản phân loại này chỉ được dùng để miêu tả nam giới, chia họ thành 3 nhóm cơ bản: dionings, urnings, và uranodionings. Urning còn có thể được phân loại thêm dựa trên mức độ yểu điệu. Những phân loại trên có liên hệ trực tiếp tới những xu hướng tính dục được sử dụng hiện nay: dị tính, đồng tính và song tính. Trong loạt sách nhỏ trên, Ulrichs đã nêu ra một bộ câu hỏi để xác định xem một người nam có phải là urning hay không. Các định nghĩa cho từng danh mục trong bảng phân loại của Ulrichs như sau:

Dioning – Tương đương với thuật ngữ “dị tính” ngày nay

Urning – Tương đương với thuật ngữ “đồng tính” ngày nay

        Mannling – Một người urning nam tính

        Weibling – Một người urning nữ tính

        Zwischen – Một người urning vừa nam tính vừa nữ tính

        Virilised – Một người urning có hành vi tình dục giống như một người dioning

Urano-Dioning – Tương đương với thuật ngữ “song tính” ngày nay

Ít nhất là cho đến cuối thế kỉ 19 ở châu Âu, vẫn có những suy đoán cho rằng phạm vi phản ứng tình dục của con người giống như là một thể liên tục hơn là hai hoặc ba phân loại riêng biệt. Năm 1896, Magnus Hirschfeld - nhà tình dục học người Berlin đã công bố một sơ đồ đo mức độ ham muốn tình dục của một cá nhân trên hai thang điểm 10 độc lập, A (đồng tính) và B (dị tính). Một cá nhân dị tính có thể là A0, B5; một cá nhân đồng tính có thể là A5, B0; một người vô tính sẽ là A0, B0; và những người hấp dẫn với hai giới tính sẽ là A9, B9.

Thang Kinsey

Thang Kinsey, hay còn được gọi là Thang Xếp Hạng Dị Tính - Đồng Tính được công bố lần đầu trong cuốn Sexual Behavior in the Human Male (Hành Vi Tình Dục Ở Nam Giới) (1948) của Alfred Kinsey, Wardell PomeroyClyde Martin, đồng thời cũng xuất hiện trong cuốn Sexual Behavior in the Human Female (Hành Vi Tình Dục Ở Nữ Giới) (1953).[43] Thang này được phát triển để chống lại một giả thiết vào thời điểm đó rằng một người chỉ có thể là dị tính hoặc đồng tính và hai loại trên đại diện cho sự đối lập trong thế giới tình dục.[44] Nhận ra rằng một phần đáng kể dân số không hoàn toàn dị tính hay đồng tính và những người như vậy có thể trải nghiệm cả hành vi và phản ứng tâm lý dị tính và đồng tính, Kinsey và cộng sự phát biểu:

Nam giới không đại diện cho hai phần dân số riêng biệt: đồng tính và dị tính. Thế giới cũng không được chia thành cừu và dê. Không phải tất cả mọi thứ đều chỉ có thể trắng hoặc đen...Thế giới sống là một thể liên tục trong mỗi một khía cạnh của nó. Chúng ta càng sớm học được điều này khi nói đến hành vi tình dục của con người, thì ta càng sớm có được sự hiểu biết sâu sắc về thực tế của tình dục.

— Kinsey và cộng sự. (1948) tr.639.

Thang Kinsey cung cấp bản phân loại xu hướng tính dục dựa trên số lượng tương đối những trải nghiệm hoặc phản ứng tâm lý dị tính và đồng tính của một người tại thời điểm nhất định.[45] Bản phân loại hoạt động sao cho các cá nhân trong cùng một mục thể hiện sự cân bằng giống nhau giữa các yếu tố dị tính và đồng tính trong quá khứ của họ. Các mức trên thang đo được dựa trên quan hệ giữa đồng tính và dị tính trong quá khứ của một người chứ không phải dựa trên số liệu thực tế của trải nghiệm công khai hay phản ứng tâm lý của họ. Một cá nhân có thể được xếp vào một vị trí trên thang tùy theo các định nghĩa sau đây về điểm của thang[46]:

Xếp hạng Mô tả
0 Hoàn toàn dị tính. Các cá nhân không tiếp xúc cơ thể dẫn đến hưng phấn về tình dục hoặc cực khoái và cũng không có phản ứng tâm lý đối với các cá nhân cùng giới tính với họ.
1 Chủ yếu dị tính/tình cờ đồng tính. Các cá nhân chỉ có những tiếp xúc đồng tính ngẫu nhiên bao gồm phản ứng về mặt vật lý hay tâm lý hoặc tình cờ có phản ứng tâm lý mà không có tiếp xúc vật lý.
2 Đa phần dị tính/một phần đồng tính. Cá nhân có những trải nghiệm đồng tính trên mức ngẫu nhiên hoặc có phản ứng rõ ràng với kích thích đồng tính.
3 Dị tính/ đồng tính cân bằng. Cá nhân có những trải nghiệm hoặc phản ứng tâm lý cân bằng giữa dị tính và đồng tính.
4 Đa phần đồng tính, một phần dị tính.Cá nhân có nhiều hơn những hoạt động hoặc phản ứng tâm lý với đồng tính trong khi vẫn duy trì một số lượng hợp lý các hoạt động dị tính hoặc có phản ứng rõ ràng khi tiếp xúc dị tính.
5 Chủ yếu đồng tính/ chỉ tình cờ dị tính. Cá nhân gần như hoàn toàn đồng tính trong các hành vi cũng như phản ứng.
6 Hoàn toàn đồng tính. Cá nhân hoàn toàn đồng tính, được ghi nhận trong cả các trải nghiệm công khai cũng như các phản ứng tâm lý của họ.

Thang Kinsey được ca ngợi vì đã bác bỏ phân loại nhị phân của xu hướng tính dục và mở ra cái nhìn mới đối với tính dục của con người. Mặc dù bảy mục phân loại đã cung cấp một mô tả chính xác hơn về xu hướng tính dục so với thang nhị phân, vẫn còn tồn tại khó khăn trong việc xác định các cá nhân nên thuộc danh mục nào. Trong một nghiên cứu lớn so sánh phản ứng tình dục giữa người đồng tính nam và đồng tính nữ, Masters và Johnson thảo luận về khó khăn khi xếp những người tham gia vào thang Kinsey. Đặc biệt, họ phát hiện ra những khó khăn trong việc xác định số lượng tương đối các trải nghiệm và phản ứng dị tính và đồng tính trong quá khứ của một người khi sử dụng thang. Họ báo cáo rằng rất khó để ấn định xếp hạng 2-4 cho các cá nhân có nhiều trải nghiệm dị tính và đồng tính. Khi một người có quá khứ gồm một số lượng đáng kể trải nghiệm dị tính và đồng tính, sẽ rất khó để cá nhân đó có thể hoàn toàn khách quan trong việc đánh giá số lượng tương đối của mỗi phần.

Weinrich cùng cộng sự (1993) và Weinberg cùng cộng sự (1994) đã chỉ trích thang đo vì gộp những cá nhân khác nhau dựa trên các khía cạnh khác nhau của tính dục vào chung một phân loại. Khi thực hiện thang đo, Kinsey xem xét hai khía cạnh của xu hướng tính dục: trải nghiệm tình dục công khai và phản ứng tâm lý tính dục. Những thông tin có giá trị bị mất khi thu gọn hai giá trị vào trong một điểm cuối cùng. Người chỉ có chủ yếu phản ứng đồng giới khác với người tương đối ít phản ứng nhưng lại có nhiều trải nghiệm đồng giới. Sẽ khá đơn giản nếu Kinsey xét hai khía cạnh một cách riêng biệt và báo cáo điểm một cách độc lập để tránh mất thông tin. Hơn thế nữa, có nhiều hơn hai khía cạnh của tính dục để đánh giá. Ngoài hành vi và phản ứng, người ta cũng có thể đánh giá sự thu hút, bản dạng, lối sống,.. Điều này được giải quyết bởi Lưới Xu Hướng Tính Dục Klein.

Vấn đề thứ ba của thang Kinsey là nó đo lường một cách không phù hợp dị tính và đồng tính trên cùng một thang đo, khiến cho đồng tính trở thành sự đánh đổi của dị tính và ngược lại. Nghiên cứu năm 1970 về tính nam và tính nữ cho thấy các khái niệm về nam tính và nữ tính được đo lường một cách thích hợp hơn bằng các khái niệm độc lập trên thang đo riêng biệt hơn là một thể liên tục, với mỗi đầu đại diện cho các thái cực đối lập. Khi so sánh trên cùng một thang đo, chúng như một thể cân bằng đối lập, theo đó để trở nên nữ tính hơn thì người ta phải ít nam tính hơn và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chúng được coi là khía cạnh riêng biệt, một người có thể đồng thời rất nam tính và rất nữ tính. Tương tự, đánh giá dị tính và đồng tính trên thang đo riêng biệt cho phép một người có thể vừa rất đồng tính và vừa rất dị tính hoặc không cái nào quá nhiều. Khi chúng được đo độc lập, độ đồng tính và dị tính có thể được xác định độc lập hơn là sự cân bằng giữa dị tính và đồng tính như khi xác định bằng Thang Kinsey.

Lưới Xu Hướng Tính Dục Klein

Để đáp lại những lời chỉ trích về việc thang Kinsey chỉ đo hai khía cạnh của xu hướng tính dục, Fritz Klein đã phát triển lưới xu hướng tính dục Klein (KSOG), một thang đo đa chiều để mô tả xu hướng tính dục. Được giới thiệu trong cuốn sách The Bisexual Option (1978) của Klein, KSOG sử dụng thang điểm 7 để đánh giá bảy khía cạnh khác nhau của tính dục tại ba thời điểm khác nhau trong cuộc đời của một cá nhân: quá khứ (từ đầu tuổi vị thành niên đến một năm trước), hiện tại (trong 12 tháng qua), và lý tưởng (bạn sẽ chọn gì nếu đó hoàn toàn là lựa chọn của bạn).

Hệ thống đánh giá Xu hướng Tính dục Sell

Hệ Thống Đánh Giá Xu Hướng Tính Dục SellS (SASO) được phát triển để giải quyết các vấn đề quan trọng đối với Thang đo Kinsey và Lưới Xu Hướng Tính Dục Klein. Từ đó đo xu hướng tính dục trên một thang số liên tục, xem xét các khía cạnh khác nhau của xu hướng tính dục và đánh giá mức độ đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái riêng biệt cho mỗi cá nhân. Thay vì đưa ra giải pháp cuối cùng cho câu hỏi làm thế nào để đo xu hướng tính dục một cách tốt nhất, SASO có mục đích khuyến khích thảo luận và tranh luận về các phép đo xu hướng tính dục.

SASO bao gồm 12 câu hỏi. Sáu trong số đó đánh giá sự hấp dẫn về mặt tình dục, bốn câu đánh giá hành vi tình dục và hai câu đánh giá bản dạng xu hướng tính dục. Đối với mỗi câu hỏi trong thang đo mức độ đồng tính thì sẽ có một câu hỏi tương ứng đo mức độ dị tính hình thành sáu cặp câu hỏi. Tổng hợp tất cả lại với nhau, sáu cặp câu hỏi và các câu trả lời cung cấp sơ lược về xu hướng tính dục của một cá nhân. Tuy nhiên, các kết quả có thể được đơn giản hóa thành bốn bản tóm tắt chỉ dựa trên các câu trả lời tương ứng với đồng tính luyến ái, dị tính luyến ái, song tính luyến ái hoặc vô tính luyến ái.

Trong số tất cả các câu hỏi trên thang điểm, Sell coi những câu hỏi đánh giá sự hấp dẫn tình dục là quan trọng nhất vì hấp dẫn tình dục phản ánh rõ khái niệm xu hướng tính dục hơn so với bản dạng tính dục hoặc hành vi tình dục. Sell định nghĩa xu hướng tính dục là "mức độ bị hấp dẫn về mặt tình dục đối với những người khác giới tính, đồng giới, cả hai giới hoặc không giới nào”. Bản dạng và hành vi được đo lường như những thông tin bổ sung vì chúng đều gắn chặt với sự hấp dẫn tình dục và xu hướng tính dục. Chưa có chỉ trích nghiêm trọng nào đối với hệ thống đánh giá này, nhưng độ tin cậy và hiệu lực của nó phần lớn vẫn chưa được kiểm chứng.

Khó khăn khi đánh giá

Nghiên cứu tập trung vào xu hướng tính dục sử dụng các thang đánh giá để xác định một người thuộc nhóm tính dục nào. Người ta cho rằng những thang đo này có thể xác định và phân loại mọi người một cách đáng tin cậy dựa theo xu hướng tính dục của họ. Tuy nhiên, rất khó để xác định xu hướng tính dục của một cá nhân thông qua các thang đánh giá do sự mơ hồ về định nghĩa xu hướng tính dục. Nói chung, có ba yếu tố của xu hướng tính dục được sử dụng trong khi đánh giá. Các ví dụ bao gồm các định nghĩa mà họ sử dụng như sau:

Xu hướng tính dục và ý thức giới tính

Những tác giả đầu tiên thường hiểu rằng xu hướng tính dục liên quan đến giới tính của cá nhân. Chẳng hạn, người ta nghĩ rằng một người có cơ thể là nữ mà lại thích người có cơ thể là nữ thì có tính đàn ông và ngược lại. Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, hầu hết những nhà lý luận nổi bật và chính những người đồng tính cũng đồng ý như vậy. Tuy nhiên, vấn đề này được đưa ra tranh cãi và đến nửa sau của thể kỷ 20, ý thức giới tính (gender identity) ngày càng được xem là độc lập với xu hướng tính dục. Những người có ý thức giới tính trùng với giới tính sinh học của mình (cisgender) và những người có ý thức giới tính không trùng với giới tính sinh học của mình (transgender) đều có thể có ham thích đối với nam hoặc nữ hoặc cả hai mặc dù xu hướng tính dục của hai nhóm này khá khác nhau. Một người đồng tính, dị tính hoặc song tính đều có thể là người nam tính, nữ tính hoặc ái nam ái nữ.[47]

Nhân khẩu học

Phương pháp nghiên cứu nhân khẩu học của xu hướng tính dục có nhiều thử thách vì xu hướng tính dục có nhiều khía cạnh khác nhau và ranh giới khác nhau. Việc xác định tỉ lệ các xu hướng tính dục khác nhau trên thực tế là khó khăn và gây nhiều tranh cãi. Trong Thể hiện tình dục ở nam giới (1948) và Thể hiện tình dục ở phụ nữ (1953), của Alfred Kinsey, người ta được yêu cầu tự đánh giá mình theo thang Kinsey. Khi phân tích sự thể hiện giới tính và ý thức giới tính của từng cá nhân, ông rút ra rằng thiên hướng song tính luyến ái, ham thích tình dục với cả người cùng và khác phái, chiếm đa số. Theo ông, dị tính và đồng tính luyến ái chiếm một tỉ lệ nhỏ (5-10%). Tuy nhiên, hoàn toàn song tính luyến ái (ham thích tình dục với người cùng phái và khác phái là bằng nhau) một tỉ lệ nhỏ hơn nữa.

Phương pháp của Kinsey bị chỉ trích là có lỗ hổng, đặc biệt là về độ ngẫu nhiên của nhóm người được kiểm tra. Phần lớn họ là tù nhân. Tuy nhiên, Paul Gebhard, giám đốc kế nhiệm của Viện Nghiên cứu Tình dục Kinsey đã xem xét lại dữ liệu và kết luận rằng điều đó không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Hầu hết các thống kê khoa học hiện nay cho thấy phần lớn con người là dị tính luyến ái. Tuy nhiên, tỉ lệ đồng tính luyến ái thay đổi tùy theo phương pháp thống kê và tiêu chuẩn chọn lựa. Đa số kết quả cho thấy ở Mỹ tỉ lệ đồng tính nam là từ 2.8 đến 9% và đồng tính nữ là 1 đến 5%.[48] Tỉ lệ này có thể lên đến 12% đối với các thành phố lớn và chỉ 1% đối với vùng nông thôn. Những làng đồng tính như The Castro ở San Francisco, California, tỉ lệ này lên đến 40%.

Tỉ lệ song tính luyến ái được xác định thay đổi tùy cách định nghĩa ít nhất là khi thống kê trong cùng một vùng. Vài nghiên cứu coi một người là song tính luyến ái chỉ khi người đó ham thích tình dục với cả người cùng và khác phái một cách bằng nhau. Các nghiên cứu khác coi một người là song tính khi người đó không phải là hoàn toàn đồng tính hoặc không phải là hoàn toàn dị tính. Một tỉ lệ nhỏ là những người không ham thích tình dục với bất kỳ ai (vô tính).

Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tính dục

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pedeatrics) khẳng định rằng "Xu hướng tính dục chỉ được quyết định bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hoocmon và ảnh hưởng môi trường".[49] Nhiều tranh cãi tiếp tục dựa trên các yếu tố sinh học và/hoặc tâm lý như kiểu gen và sự hoạt động của một số hoocmon ở bào thai. Sigmund Freud và các nhà tâm lý khác xác nhận rằng sự hình thành xu hướng tính dục do nhiều nhân tố trong đó có những điều trải qua khi còn nhỏ.

Nhân tố môi trường

Hoocmon tác động lên bào thai

Giả thuyết về hoocmon cho rằng sự hoạt động của những hoocmon tác động lên sự khác biệt giới tính và cũng tác động lên xu hướng tính dục, xu hướng tính dục này sẽ thể hiện khi trưởng thành. Hoocmon giai đoạn bào thai có thể là một nhân tố chính cũng như kết hợp với kiểu gen và/hoặc điều kiện môi trường và xã hội.[50]

Thứ tự trong gia đình

Những nghiên cứu gần đây cho rằng những người nam có nhiều anh trai có khả năng là đồng tính cao hơn. Tuy nhiên điều này vô hiệu khi người đó thuận tay trái.[51]

Nhân tố kiểu gen

Các nghiên cứu phát hiện rằng nhiều nhân tố sinh học liên quan tới hình thành xu hướng tính dục bao gồm kiểu gen, hoocmon giai đoạn bào thai và cấu trúc não. Không có yếu tố nào là duy nhất và nghiên cứu đang tiếp tục. Những nghiên cứu trên người sinh đôi cho thấy nhân tố kiểu gen là chủ yếu nhưng cách lập luận trong những nghiên cứu đó cũng gặp khó khăn. Một nghiên cứu gần đây đã nêu lên rằng kiểu gen không phải là nhân tố chủ yếu.[52]

Song tính luyến ái bẩm sinh

Sigmund Freud giới thiệu khái niệm song tính luyến ái bẩm sinh dựa trên công trình của Wilhelm Fliess, một cộng tác của ông. Theo giả thuyết này, tất cả mọi người đều sinh ra là song tính luyến ái nhưng trải qua quá trình tâm lý, bao gồm các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài trở nên đơn tính luyến ái (monosexual, đồng tính hoặc dị tính) nhưng thiên hướng song tính vẫn còn tiềm ẩn.

Khả năng lựa chọn

Theo bác sĩ Angela Pattatucci, một nhà sinh học lâm sàng, "Thật sai lầm khi cho rằng xu hướng tính dục là do lối sống – có ai muốn mình là người thuận tay trái như một cách lựa chọn lối sống? Nhưng sự sai lầm này đã được nói trên thông tin đại chúng và ngày càng phổ biến. Khi những phóng viên dùng từ lối sống, đó là sự lười suy nghĩ. Nhiều người tôn sùng từ này vì trong nhiều trường hợp, người ta cho rằng xu hướng tính dục là sự lựa chọn của mỗi người, là phù phiếm và bất bình thường, là những gì bạn làm đi ngược với thiên hướng bên trong của bạn. Tôi rất tiếc, điều này là không đúng." [53]

Trong vụ kiện 1993 chống lại Bổ sung Colorado 2 (Colorado Amendment 2) đã vi phạm luật chống phân biệt đối xử người đồng tính, Dean Hamer nêu lên "Vì con người không thể lựa chọn giới tính, họ không thể lựa chọn cũng như thay đổi xu hướng tính dục. Con người không thể thay đổi giới tính. Xu hướng tính dục là bẩm sinh và không thể thay đổi". Simon LeVay bác bỏ "…áp lực của vụ kiện đã làm cho các nhân chứng trở nên cực đoan hoặc đơn giản hóa vấn đề hơn. Lập luận của Hamer đã đi xa hơn dữ kiện ở hai điểm. Thứ nhất, nó đã bác bỏ mọi khả năng lựa chọn xu hướng tính dục nếu như kiểu gen chỉ là một trong nhiều nhân tố. Có thể xây dựng một giả thuyết rằng xu hướng tính dục bao gồm một "kiểu gen đồng tính" và một sự mong muốn đồng tính. Thứ hai, nó đã đánh đồng kiểu gen và tính cố định, điều này phát sinh nhiều vấn đề." [54]

Yếu tố xã hội

Bởi vì vấn đề xu hướng tính dục là phức tạp và đa chiều, nhiều học viện và nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong Nghiên cứu Đồng tính luyến ái (Queer studies), đã nói đây là vấn đề mang tính lịch sử và xã hội. Năm 1976, nhà sử học Michel Foucault chỉ ra rằng đồng tính luyến ái đã không tồn tại ở thế kỷ 18; sự kê gian (sodomy, tình dục giữa hai người nam) chỉ là một hành vi tình dục. Kê gian là một tội thường được bỏ qua nhưng đôi khi bị xử phạt rất nặng.

Vài nhà sử học và nhà nghiên cứu nói khía cạnh tình cảm liên quan đến xu hướng tính dục thay đổi đáng kể theo thời gian và tùy từng nền văn hóa. Chẳng hạn, ở các nước nói tiếng Anh, việc hôn người cùng phái, đặc biệt là hai người đàn ông là một dấu hiệu của đồng tính trong khi đó việc này là sự thể hiện tình bạn một cách bình thường ở các nước khác. Ngoài ra, ở nhiều nền văn hóa, mặc dù đồng tính luyến ái là điều cấm kỵ, hiện nay và trong quá khứ có những lễ cưới chính thức dành cho những cặp cùng phái.[55]

Một số dạng khác

Allosexual (tạm dịch: hữu tính) chỉ những người có hấp dẫn tình dục. Đây có thể được coi là xu hướng tình dục trái ngược với vô tính. Những xu hướng khác như đồng tính, dị tính, song tính, toàn tính, đa tính,... đều nằm trong thuật ngữ chung là hữu tính.

Monosexual (tạm dịch: đơn tính luyến ái) chỉ những người chỉ bị hấp dẫn tình dục bởi một giới tính (nam hoặc nữ). Đơn tính luyến ái có thể là đồng tính luyến ái hoặc dị tính luyến ái.

Polysexual (tạm dịch: đa tính luyến ái) chỉ những người bị hấp dẫn tình dục bởi hơn một giới tính nhưng không xác định mình là song tính luyến ái bởi vì họ cho rằng giới tính không phải là dạng nhị phân. Khái niệm này khác với khái niệm pansexual.

Pansexual (tạm dịch: toàn tính luyến ái) chỉ sự hấp dẫn bởi cái đẹp, tình yêu lãng mạn hoặc ham muốn tình dục đối với ai đó mà không cần biết bản dạng giới, thể hiện giới hay giới tính của họ. Vài người pansexual cho rằng họ là người mù giới tính. Giới/giới tính là không quan trọng và không thích hợp khi xác định việc họ bị hấp dẫn tình dục bởi ai đó.

Omnisexual: chỉ những người bị hấp dẫn với tất cả giới và giới tính, tuy nhiên, khác với Pansexual, giới và giới tính vẫn là một nhân tố quan trọng trong sự hấp dẫn của họ.

Pomosexual là từ mới chỉ những người không xác định xu hướng tính dục của mình (chẳng hạn như đồng tính hay dị tính) và không gán mình vào một loại xu hướng tính dục nào. Khái niệm này khác với vô tính chỉ những người không bị hấp dẫn tình dục bởi bất kỳ ai.

Greysexual (tạm dịch: bán vô tính luyến ái) là xu hướng tính dục chỉ những người chỉ thi thoảng mới cảm nhận được sự hấp dẫn tình dục. Ngoài ra, đây cũng có thể được coi là một phổ nằm giữa Vô TínhHữu Tính

Androsexual: chỉ những người bị hấp dẫn với tính nam và/hoặc nam giới.

Gynesexual: chỉ những người bị hấp dẫn với tính nữ và/hoặc nữ giới.

Ceterosexual: chỉ những người bị hấp dẫn với những người không nhìn nhận bản thân là nam hay nữ (ví dụ như những người phi nhị nguyên giới, vô giới, song giới, linh hoạt giới,...)

Abrosexual: chỉ những người có xu hướng tính dục linh hoạt và luân chuyển theo thời gian. Một người Abrosexual có lúc nhận dạng bản thân là người đồng tính, khi thì nhìn nhận mình là người dị tính, lúc lại thấy bản thân là người vô tính,...

Aceflux (tạm dịch: linh hoạt vô tính): là một dạng của Abrosexual, chỉ những người có xu hướng tính dục linh hoạt và luân chuyển theo thời gian nhưng chỉ di chuyển trên phổ vô tính.

Demisexual (tạm dịch: á tính luyến ái): chỉ những người không có hấp dẫn tình dục với một ai trừ người họ có cảm tình và sự tin tưởng.

Fraysexual: chỉ những người chỉ có hấp dẫn tình dục đối với những ai chưa có được cảm tình của họ, khi họ đã có được cảm tình thì sự hấp dẫn tình dục đó sẽ mất đi. Đây được coi là thiên hướng trái ngược với Demisexual

Autochorisexual: chỉ người không hoặc ít có hấp dẫn tình dục, tuy nhiên khi thủ dâm vẫn tưởng tượng ra bạn tình hoặc vào vai người xem, họ có suy nghĩ về tình dục và cư xử giống một người Hữu tính.

Autosexual: chỉ người bị hấp dẫn tình dục với chính bản thân mình.

Cupiosexual: chỉ người mong muốn được tham gia vào hoạt động tình dục nhưng lại không có hấp dẫn về mặt tình dục

Reciprosexual: chỉ những người không có hấp dẫn tình dục với ai trừ khi họ biết người kia bị hấp dẫn với mình trước

Questioning (tạm dịch: thắc mắc) chỉ người muốn xác định giới tính thật sự hoặc xu hướng tính dục của mình. Những người này không chắc chắn về xu hướng tính dục của mình hoặc đang khám phá cảm giác của mình.

Bi-curious (tạm dịch: tò mò song tính) chỉ người không xác định mình là song tính hoặc đồng tính luyến ái nhưng cảm thấy tò mò về mối quan hệ hoặc hành vi tình dục với người cùng giới. Khái niệm này cũng chỉ người xác định mình là đồng tính nhưng cảm thấy quan tâm về mối quan hệ hoặc hành vi tình dục với người khác phái.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g “Sexual Orientation & Homosexuality”. American Psychological Association. 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ “Sexual Orientation”. American Psychiatric Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ a b c “Definitions Related to Sexual Orientation and Gender Diversity in APA Documents” (PDF). American Psychological Association. 2015. tr. 6. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020. Sexual orientation refers to the sex of those to whom one is sexually and romantically attracted. [...] [It is] one's enduring sexual attraction to male partners, female partners, or both. Sexual orientation may be heterosexual, samesex (gay or lesbian), or bisexual. [...] A person may be attracted to men, women, both, neither, or to people who are genderqueer, androgynous, or have other gender identities. Individuals may identify as lesbian, gay, heterosexual, bisexual, queer, pansexual, or asexual, among others. [...] Categories of sexual orientation typically have included attraction to members of one's own sex (gay men or lesbians), attraction to members of the other sex (heterosexuals), and attraction to members of both sexes (bisexuals). While these categories continue to be widely used, research has suggested that sexual orientation does not always appear in such definable categories and instead occurs on a continuum [...]. Some people identify as pansexual or queer in terms of their sexual orientation, which means they define their sexual orientation outside of the gender binary of 'male' and 'female' only.
  4. ^ a b c Marshall Cavendish Corporation biên tập (2009). “Asexuality”. Sex and Society. 2. Marshall Cavendish. tr. 82–83. ISBN 978-0-7614-7905-5. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ a b c Bogaert, AF (tháng 4 năm 2015). “Asexuality: What It Is and Why It Matters”. The Journal of Sex Research. 52 (4): 362–379. doi:10.1080/00224499.2015.1015713. PMID 25897566.
  6. ^ a b c Firestein, Beth A. (2007). Becoming Visible: Counseling Bisexuals Across the Lifespan. Columbia University Press. tr. 9. ISBN 978-0-231-13724-9. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ “Case No. S147999 in the Supreme Court of the State of California, In re Marriage Cases Judicial Council Coordination Proceeding No. 4365(...) – APA California Amicus Brief — As Filed” (PDF). p. 33 n. 60 (p. 55 per Adobe Acrobat Reader);citation per id., Brief, p. 6 n. 4 (p. 28 per Adobe Acrobat Reader). tr. 30. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  8. ^ Schmidt J (2010). Migrating Genders: Westernisation, Migration, and Samoan Fa'afafine, p. 45 Ashgate Publishing, Ltd., ISBN 978-1-4094-0273-2
  9. ^ a b “Avoiding Heterosexual Bias in Language” (PDF). American Psychological Association. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ Rosario, M.; Schrimshaw, E.; Hunter, J.; Braun, L. (2006). “Sexual identity development among lesbian, gay, and bisexual youths: Consistency and change over time”. Journal of Sex Research. 43 (1): 46–58. doi:10.1080/00224490609552298. PMC 3215279. PMID 16817067.
  11. ^ Friedman, Lawrence Meir (1990). The republic of choice: law, authority, and culture. Harvard University Press. tr. 92. ISBN 978-0-674-76260-2. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.
  12. ^ Heuer, Gottfried (2011). Sexual revolutions: psychoanalysis, history and the father. Taylor & Francis. tr. 49. ISBN 978-0-415-57043-5. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011.
  13. ^ a b c Frankowski BL; American Academy of Pediatrics Committee on Adolescence (tháng 6 năm 2004). “Sexual orientation and adolescents”. Pediatrics. 113 (6): 1827–32. doi:10.1542/peds.113.6.1827. PMID 15173519.
  14. ^ Gloria Kersey-Matusiak (2012). Delivering Culturally Competent Nursing Care. Springer Publishing Company. tr. 169. ISBN 978-0-8261-9381-0. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016. Most health and mental health organizations do not view sexual orientation as a 'choice.'
  15. ^ a b Lamanna, Mary Ann; Riedmann, Agnes; Stewart, Susan D (2014). Marriages, Families, and Relationships: Making Choices in a Diverse Society. Cengage Learning. tr. 82. ISBN 978-1-305-17689-8. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016. The reason some individuals develop a gay sexual identity has not been definitively established  – nor do we yet understand the development of heterosexuality. The American Psychological Association (APA) takes the position that a variety of factors impact a person's sexuality. The most recent literature from the APA says that sexual orientation is not a choice that can be changed at will, and that sexual orientation is most likely the result of a complex interaction of environmental, cognitive and biological factors...is shaped at an early age...[and evidence suggests] biological, including genetic or inborn hormonal factors, play a significant role in a person's sexuality (American Psychological Association 2010).
  16. ^ Gail Wiscarz Stuart (2014). Principles and Practice of Psychiatric Nursing. Elsevier Health Sciences. tr. 502. ISBN 978-0-323-29412-6. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016. No conclusive evidence supports any one specific cause of homosexuality; however, most researchers agree that biological and social factors influence the development of sexual orientation.
  17. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Bailey
  18. ^ a b LeVay, Simon (2017). Gay, Straight, and the Reason Why: The Science of Sexual Orientation. Oxford University Press. ISBN 9780199752966.
  19. ^ a b Balthazart, Jacques (2012). The Biology of Homosexuality. Oxford University Press. ISBN 9780199838820.
  20. ^ “Submission to the Church of England's Listening Exercise on Human Sexuality”. The Royal College of Psychiatrists. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  21. ^ Cruz, David B. (1999). “Controlling Desires: Sexual Orientation Conversion and the Limits of Knowledge and Law” (PDF). Southern California Law Review. 72 (5): 1297–400. PMID 12731502. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  22. ^ Bogaert, Anthony F (2004). “Asexuality: prevalence and associated factors in a national probability sample”. Journal of Sex Research. 41 (3): 279–87. doi:10.1080/00224490409552235. PMID 15497056. S2CID 41057104.
  23. ^ Reiter L. (1989). “Sexual orientation, sexual identity, and the question of choice”. Clinical Social Work Journal. 17 (2): 138–50. doi:10.1007/bf00756141. S2CID 144530462.
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Concordance/discordance in SO
  25. ^ Rice, Kim (2009). “Pansexuality”. Trong Marshall Cavendish Corporation (biên tập). Sex and Society. 2. Marshall Cavendish. tr. 593. ISBN 978-0-7614-7905-5. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  26. ^ Aggrawal, Anil (2008). Forensic and medico-legal aspects of sexual crimes and unusual sexual practices. CRC Press, ISBN 978-1-4200-4308-2
  27. ^ Diamond M (2010). Sexual orientation and gender identity. In Weiner IB, Craighead EW eds. The Corsini Encyclopedia of Psychology, Volume 4. p. 1578. John Wiley and Sons, ISBN 978-0-470-17023-6
  28. ^ Schmidt J (2001). Redefining fa’afafine: Western discourses and the construction of transgenderism in Samoa. Intersections: Gender, history and culture in the Asian context
  29. ^ “Communities of African Descent Media Resource Kit”. Gay & Lesbian Alliance Against Defamation. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2007.
  30. ^ Bagemihl B. Surrogate phonology and transsexual faggotry: A linguistic analogy for uncoupling sexual orientation from gender identity. In Queerly Phrased: Language, Gender, and Sexuality. Anna Livia, Kira Hall (eds.) pp. 380 ff. Oxford University Press ISBN 0-19-510471-4
  31. ^ Minton HL (1986). “Femininity in men and masculinity in women: American psychiatry and psychology portray homosexuality in the 1930s”. Journal of Homosexuality. 13 (1): 1–21. doi:10.1300/J082v13n01_01. PMID 3534080.
    Terry, J. (1999). An American obsession: Science, medicine, and homosexuality in modern society. Chicago: University of Chicago Press
  32. ^ Bailey JM, Zucker KJ (1995). “Childhood sex-typed behavior and sexual orientation: a conceptual analysis and quantitative review”. Developmental Psychology. 31 (1): 43–55. doi:10.1037/0012-1649.31.1.43. S2CID 28174284.
  33. ^ Rodriguez Rust, Paula C. Bisexuality: A contemporary paradox for women, Journal of Social Issues, vol. 56(2), Summer 2000, pp. 205–21. Special Issue: Women's sexualities: New perspectives on sexual orientation and gender. Article online. Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine
    Also published in: Rodriguez Rust, Paula C. Bisexuality in the United States: A Social Science Reader. Columbia University Press, 2000. ISBN 0-231-10227-5.
  34. ^ Butler, Katy (7 tháng 3 năm 2006). “Many Couples Must Negotiate Terms of 'Brokeback' Marriages”. New York Times.
  35. ^ Hentges, Rochelle (4 tháng 10 năm 2006). “How to tell if your husband is gay”. Pittsburgh Tribune-Review. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2006.
  36. ^ Higgins, Daryl J. (30 tháng 6 năm 2012). “Taylor & Francis Online : Gay Men from Heterosexual Marriages”. Journal of Homosexuality. 42 (4): 15–34. doi:10.1300/J082v42n04_02. PMID 12243483. S2CID 32047519.
  37. ^ Stack, Peggy Fletcher (5 tháng 8 năm 2006), “Gay, Mormon, married”, The Salt Lake Tribune, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013
  38. ^ “Gay No More”. psychologytoday.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2007.
  39. ^ Hays D; Samuels A (1989). “Heterosexual women's perceptions of their marriages to bisexual or homosexual men”. J Homosex. 18 (1–2): 81–100. doi:10.1300/J082v18n01_04. PMID 2794500.
  40. ^ Coleman E (1981). “Bisexual and gay men in heterosexual marriage: conflicts and resolutions in therapy”. J Homosex. 7 (2–3): 93–103. doi:10.1300/J082v07n02_11. PMID 7346553.
  41. ^ Matteson DR (1985). “Bisexual men in marriage: is a positive homosexual identity and stable marriage possible?”. J Homosex. 11 (1–2): 149–71. doi:10.1300/J082v11n01_12. PMID 4056386.
  42. ^ Nascimento, Geysa Cristina Marcelino; Scorsolini-Comin, Fabio; Nascimento, Geysa Cristina Marcelino; Scorsolini-Comin, Fabio (tháng 9 năm 2018). “Revealing one's Homosexuality to the Family: An Integrative Review of the Scientific Literature”. Trends in Psychology (bằng tiếng Anh). 26 (3): 1527–1541. doi:10.9788/tp2018.3-14pt. ISSN 2358-1883.
  43. ^ Kinsey; và đồng nghiệp (1953). Sexual Behavior in the Human Female. Indiana University Press. tr. 499. ISBN 978-4-87187-704-6.
  44. ^ Kinsey; và đồng nghiệp (1948). Sexual Behavior in the Human Male. Indiana University Press. ISBN 978-0-253-33412-1.
  45. ^ Kinsey; và đồng nghiệp (1948). Sexual Behavior in the Human Male. tr. 639.
  46. ^ Kinsey; và đồng nghiệp (1948). Sexual Behavior in the Human Male. tr. 639–41.
  47. ^ Bailey, J.M., Zucker, K.J. (1995), Childhood sex-typed behavior and sexual orientation: a conceptual analysis and quantitative review. Developmental Psychology 31(1):43
  48. ^ James Alm, M. V. Lee Badgett, Leslie A. Whittington, Wedding Bell Blues: The Income Tax Consequences of Legalizing Same-Sex Marriage, page 24. (1998) PDF link
  49. ^ Sexual Orientation and Adolescents, American Academy of Pediatrics Clinical Report. Truy cập 2007-02-23.
  50. ^ G.Wilson & Q.Rahman Born Gay: The Psychobiology of Human Sex Orientation, London: Peter Owen 2005
  51. ^ Blanchard, R., Cantor, J. M., Bogaert, A. F., Breedlove, S. M., & Ellis, L. (2006). "Interaction of fraternal birth order and handedness in the development of male homosexuality." Hormones and Behavior, 49, 405–414.
  52. ^ This work was published in the American Journal of Sociology (Bearman, P. S. & Bruckner, H. (2002) Opposite-sex twins and adolescent same-sex attraction. American Journal of Sociology 107, 1179–1205.) and is available only to subscribers. However, a final draft of the paper is available here - there are no significant differences on the points cited between the final draft and the published version.
  53. ^ Burr, Chandler. A Separate Creation: The Search for the Biological Origins of Sexual Orientation. Hyperion 1997.
  54. ^ LeVay, Simon (1996). Queer Science: The Use and Abuse of Research into Homosexuality. Cambridge: The MIT Press ISBN 0-262-12199-9
  55. ^ Robert Brain. Friends and Lovers. Granada Publishing Ltd. 1976. Chapters 3, 4.