Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 479: Dòng 479:


== Dư luận ==
== Dư luận ==
Một cuộc thăm dò được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao nhất trên thế giới. 98% số người được khảo sát trả lời rằng họ chắc chắn hoặc có thể sẽ tiêm phòng khi có vắc xin COVID-19.
Một cuộc thăm dò được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao nhất trên thế giới. 98% số người được khảo sát trả lời rằng họ chắc chắn hoặc có thể sẽ tiêm phòng khi có vắc xin COVID-19.<ref>{{Cite journal|last1=Wouters|first1=Olivier J|last2=Shadlen|first2=Kenneth C|last3=Salcher-Konrad|first3=Maximilian|last4=Pollard|first4=Andrew J|last5=Larson|first5=Heidi J|last6=Teerawattananon|first6=Yot|last7=Jit|first7=Mark|date=12 February 2021|title=Challenges in ensuring global access to COVID-19 vaccines: production, affordability, allocation, and deployment|url= |journal=[[Health Policy]]|volume=397|issue=10278|pages=1023–1034|doi=10.1016/S0140-6736(21)00306-8|pmid=33587887|pmc=7906643|doi-access=free}}</ref>


== Chú thích ==
== Chú thích ==

Phiên bản lúc 10:57, ngày 3 tháng 7 năm 2021

Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam
Bản đồ thể hiển tổng số liều vắc-xin được phân bổ theo địa phương (đến 22-05-2021):
  <10.000
  10.000-100.000
  100.001-500.000
  500.001-1 triệu
  >1 triệu
Thời điểm8 tháng 3 năm 2021 (2021-03-08)-nay
Địa điểmViệt Nam
Nguyên nhânĐại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Mục đíchTạo miễn dịch ngừa COVID-19
Chỉ đạoBộ Y Tế Việt Nam
Nhân tố liên quan1.034.867 người được tiêm[1]
Hệ quả>1,0% dân số Việt Nam nhận ít nhất một liều vắc-xin
Số người tử vong2

Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam là chiến dịch tạo miễn dịch đang diễn ra ngừa virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2), loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), để kiểm soát đại dịch đang diễn ra tại đây. Để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên[2] và việc tiêm vaccine Covid-19 được bắt đầu từ ngày 8 tháng 3.[3]

Lịch sử

Số người nhận ít nhất một liều vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam
Lễ trao vắc-xin COVID-19 cho Việt Nam từ COVAX năm 2021
Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca cho một nhà báo ở Viện Pasteur TPHCM.

Việc tiêm vaccine Covid-19 được bắt đầu từ ngày 8 tháng 3. Ngày 1-4-2021, lô vaccine AstraZeneca đầu tiên do Chương trình COVAX Facility thông qua UNICEF cho Việt Nam cùng với 92 quốc gia trên toàn thế giới đã về đến Việt Nam.[4] Do số lượng vaccine đợt đầu còn quá ít, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Y tế phân phối số vaccine này cho 11 dối tượng được ưu tiên tiêm chủng.[5] Bao gồm:

  • Nhân viên y tế;
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
  • Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
  • Lực lượng quân đội;
  • Lực lượng công an;
  • Giáo viên;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…;
  • Người mắc các bệnh mãn tính;
  • Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
  • Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Đến ngày 13-5-2021, giai đoạn tiêm chủng đầu tiên đã hoàn tất với 959.182 liều (có 147.982 liều mua từ tháng 2-2021) đã hoàn tất. Ngày 16-5-2021, Việt Nam đã tiếp nhân lo vaccine COVID-19 thứ hai cũng do COVAX tài trợ với 1.682.400 liều ASTRAZENECA, sẽ được triển khai trong tháng 5-2021.[6]

Vắc-xin theo thứ tự

Chính phủ đã tìm kiếm các liều vắc-xin COVID-19 từ nhiều nguồn khác nhau:[7]

Vắc-xin Nguồn gốc Tiến trình Liều đã đặt Chấp thuận Triển khai Ghi chú
Oxford–AstraZeneca UK/Thụy Điển Pha lâm sàng II/III[8] 60 triệu 30.1.2021[9] 8.3.2021[10] Bao gồm 30 triệu do COVAX quyên góp.[11] Do SK Bioscience (Hàn Quốc) sản xuất.[12]
Sputnik V Nga Pha III lâm sàng 50-60 triệu (giả định) 23.3.2021[13] Chưa công bố 1.000 liều do Nga quyên góp. Trong cuộc nói chuyện với nhà sản xuất để nhận quyền sản xuất tại Việt Nam.[14]
Pfizer–BioNTech Mỹ/Đức Pha II/III lâm sàng 31 triệu Chưa công bố Chưa công bố Đợt đầu tiên dự kiến được phân phối vào cuối năm 2021.[15][16]
Nanocovax Việt Nam Pha II lâm sàng[8] Có khả năng sản xuất 60 triệu liều mỗi năm[17] Chưa công bố Chưa công bố
COVIVAC Việt Nam Pha I lâm sàng[18] Có khả năng sản xuất 6-30 triệu liều mỗi năm[19] Chưa công bố Chưa công bố
Vabiotech Việt Nam Pha I lâm sàng[20] Chưa công bố Chưa công bố

Vắc-xin trong giai đoạn thử nghiệm

Vắc-xin Loại (công nghệ) Pha I Pha II Pha III
Nanocovax Tiểu đơn vị Hoàn thành Hoàn thành Đang tiến hành
COVIVAC Vector virus Đang tiến hành Chưa tiến hành Chưa tiến hành
Vabiotech Tiểu đơn vị Đang tiến hành Chưa tiến hành Chưa tiến hành

Kế hoạch

Kế hoạch tiêm chủng Việt Nam 2021[21][22]
Nhóm Số người dự kiến Tỉ lệ tiêm chủng (%) Số người được tiêm
Quý 1
Nhân viên y tế 500.000 95% 475.000
Nhân viên tham gia phòng chống dịch 116.000 110.200
Tổng 616.000 585.200
Quý 2
Cán bộ hải quan 9.200 95% 8.740
Cán bộ ngoại giao 4.080 3.876
Lực lượng quân đội 1.027.000 975.650
Lực lượng công an 304.000 288.800
Giáo viên 550.000 522.500
Tổng 1.894.280 1.799.566
Quý 3 và 4
Giáo viên 750.000 95% 712.500
Trên 65 tuổi 7.600.000 7.220.000
Nhân viên cung cấp dịch vụ thiết yếu
(hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp điện, nước..., v.v.)
1.930.000 1.833.500
Người mắc các bệnh mãn tính 7.000.000 6.650.000
Tổng 17.280.000 16.416.000

Tiến trình hiện tại

Tiêm chủng (tính đến 07 tháng 10 năm 2021)
Số liều đã tiêm[1] 59.003.239
Tổng dân số [23] 97.580.000
Ít nhất 1 liều Trên 100 người Tiêm đủ
41.811.429 42.848

   

17.191.810

  Liều đầu   Liều thứ hai

Biều đồ đường

Biều đồ cột


Tiêm chủng theo địa phương

Kế hoạch phân bổ vắc-xin theo tỉnh thành ở Việt Nam [24][25][26]

Báo cáo tác dụng phụ

Tối 7 tháng 5, 2021, Bộ Y tế công bố một nữ nhân viên y tế 35 tuổi công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, An Giang, đã tử vong sau tiêm vaccine Covid-19, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm).[27][28][29]

Chiều ngày 22 tháng 6 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) thông tin Hà Nội vừa ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, là (nam, sinh năm 1995), ở Đông Anh, Hà Nội, nghề nghiệp giáo viên. [30][31][32]

Dư luận

Một cuộc thăm dò được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao nhất trên thế giới. 98% số người được khảo sát trả lời rằng họ chắc chắn hoặc có thể sẽ tiêm phòng khi có vắc xin COVID-19.[33]

Chú thích

  1. ^ a b “Ngày 15/10: Có 3.797 ca mắc COVID-19 tại TP HCM, Sóc Trăng và 45 địa phương khác”. Sức khỏe & Đời sống/Ministry of Health. 15 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Bộ Y tế đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên
  3. ^ Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam
  4. ^ 811.200 liều vắc xin phòng COVID-19 của COVAX đã về đến Việt Nam
  5. ^ Đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 gồm những ai?
  6. ^ Thêm gần 1,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của COVAX về Việt Nam
  7. ^ “Bộ trưởng Y tế: 'Việt Nam không thiếu vaccine Covid-19'. VnExpress. ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ a b “Coronavirus Vaccine Tracker”. New York Times. ngày 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ “Vietnam approves AstraZeneca COVID-19 vaccine, cuts short Communist Party congress”. Channel News Asia (CNA). ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ “Coronavirus Vaccine Tracker”. Nikkei Asia. ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ “10h sáng nay, lô vaccine COVID-19 đầu tiên về tới Việt Nam”. Vietnam MOH. ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ “Vaccines made in Korea arrive in Vietnam”. ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ “Vietnam says approves Russia's Sputnik V vaccine for use”. Reuters. ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ Thục Linh; Lê Nga (ngày 16 tháng 3 năm 2021). “Nga tặng vaccine Sputnik V cho Việt Nam”. VnExpress.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  15. ^ “Vietnam approves AstraZeneca COVID-19 vaccine, cuts short Communist Party congress”. ChannelNewsAsia (CNA). ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  16. ^ “Lộ trình nhập khẩu vaccine COVID-19 từ nước ngoài được Việt Nam tiến hành thế nào?”. Vietnam MOH. ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ “Vietnam begins human trials of its Covid-19 vaccine”. The Straits Times. ngày 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  18. ^ “Vietnam kicks off trials for second homegrown vaccine candidate”. Nikkei Asia. ngày 19 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ “Human trials of second homegrown COVID-19 vaccine begin”. Vietnam News. ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  20. ^ “Dự kiến cuối quý 3-2021, Việt Nam sẽ có vaccine phòng Covid-19 đầu tiên”. Nhân Dân. ngày 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ “Vietnam details priorities for first phase of COVID-19 vaccinations”. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021 – qua Channel News Asia.
  22. ^ “Lịch trình tiêm vaccine COVID-19 cho 18 triệu người Việt Nam đầu tiên”. Vietnam Television. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ “Dân số và tổng điều tra dân số Việt Nam 2020”. VTV.
  24. ^ Quyết định 1896/QĐ-BYT 2021 phân bổ vắc xin phòng COVID19 đợt 2
  25. ^ Quyết định 1821/QĐ-BYT 2021 thực hiện phân bổ vắc xin phòng COVID 19 đợt 2
  26. ^ Cấp thêm 20.000 liều vaccine COVID-19 đợt 2 cho Hà Nội và 13 đơn vị thuộc Bộ Y tế - Bộ Y tế - Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19
  27. ^ “Một nhân viên y tế tử vong sau tiêm vaccine Covid-19”. vnexpress.net.
  28. ^ “Bộ Y tế: Nữ nhân viên y tế ở An Giang tử vong sau tiêm vắc xin COVID-19 do sốc phản vệ”. tuoitre.vn.
  29. ^ “Bộ Y tế thông tin về ca tử vong sau tiêm vaccine COVID-19 ở An Giang”. laodong.vn.
  30. ^ “Thầy giáo trẻ 26 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 39 giờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19”. tuoitre.vn.
  31. ^ “Hà Nội: Nam giáo viên 26 tuổi tử vong sau 39 giờ tiêm vắc xin Covid-19”. thanhnien.vn.
  32. ^ “Thanh niên ở Hà Nội tử vong chưa rõ nguyên nhân sau tiêm vắc xin Covid-19”. vietnamnet.vn.
  33. ^ Wouters, Olivier J; Shadlen, Kenneth C; Salcher-Konrad, Maximilian; Pollard, Andrew J; Larson, Heidi J; Teerawattananon, Yot; Jit, Mark (12 tháng 2 năm 2021). “Challenges in ensuring global access to COVID-19 vaccines: production, affordability, allocation, and deployment”. Health Policy. 397 (10278): 1023–1034. doi:10.1016/S0140-6736(21)00306-8. PMC 7906643. PMID 33587887.